Mình uống tách trà bà vợ Ramakanta đã pha sẵn ( trà tiếng Nepal gọi là Shi-a), nhấm nháp miếng bánh mì ( tieng Nepal goi la ro-ti) rất khó ăn nhưng vẫn cố nuốt và quay ta giơ ngón tay cái nói với bà "mi-to" (mito trong tiếng Nepal nghĩa là "ngon"). Mình không biết đã học cách nói dối tự bao giờ, nhưng nếu nói dối làm người khác vui thì nên, nói dối làm ng khác đau lòng thì là điều cấm kị.
Mình lại ra đống rơm ngồi sưởi nắng. Đống rơm có gốc cây Paiyu nở, từ phía này mình có thể nhìn cả cánh đồng, nơi thuộc về mình và là của riêng mình.
Mình nghĩ về ngày
hôm qua, khi mình cùng cô Chinu dẫn các em đi thi học sinh giỏi English.
Mình chỉ leo núi và sống sót mà các bạn ngưỡng mộ mình. Các em học sinh
ở đây, phải vượt qua 3 quả đồi dài và cao đằng đẵng, đi thi để cõng con
chữ về trường. Chẳng một ai ngưỡng mộ các em cả, thật buồn cười.
Mình nghĩ về cái anh chàng ngày trước mình từng thích. Lúc ấy anh ta nhìn mình và hỉ mũi cười, mày chỉ là 1 con bé sinh viên, nghèo & xấu còn anh có cả đội người mẫu chân dài theo anh. Giờ thì ảnh nhắn tin cho mình, bảo, e đang ở đâu, anh đọc báo về e, anh tự hào về em quá. Mình lại thấy buồn cười, mình đâu làm điều gì vì anh mà anh tự hào, mình vẫn nghèo và xấu như xưa thôi. Nhưng anh quên mất, mình đã rời bỏ anh rất lâu rồi, ngay cái ngày mình nhìn thẳng vào mặt anh và bảo: "e sẽ không ăn lại những thứ gì em đã vứt xuống đất". Mình hy vọng anh ghi nhớ câu nói đó suốt đời, anh ạ.
Mình khoe với anh bạn thương binh của mình uầy, e nổi tiếng rồi anh ạ, vì e bán được quảng cáo. Bài quảng cáo chỉ 3 triệu thôi, mình chả thích, nhưng mình vẫn phải bán. Vì đó là lúc mình chua chát nhận ra, có tiền thì mới đi tiếp đc.
Mình nghĩ về ngày mai và ngày kia nữa, cả cái ngày mình quay lại VN. Mọi thứ ở VN vẫn thế, riêng mình đã đổi thay nhiều, ba lô thì đã rách, dép thì sắp đứt, giày bata đã lạc mất trên xe bus, áo quần thì đã cũ mèm và làn da thì đã đen sạm. Nhưng chả hề gì, mình lại xây tiếp 1 cuộc đời thứ 3, vẽ và tô màu hồng cho nó, bằng cây cọ màu lem nhem của chính mình...
Have a nice day
15.11.2014
(Va Li Facebook)
***************
Mình nghĩ về cái anh chàng ngày trước mình từng thích. Lúc ấy anh ta nhìn mình và hỉ mũi cười, mày chỉ là 1 con bé sinh viên, nghèo & xấu còn anh có cả đội người mẫu chân dài theo anh. Giờ thì ảnh nhắn tin cho mình, bảo, e đang ở đâu, anh đọc báo về e, anh tự hào về em quá. Mình lại thấy buồn cười, mình đâu làm điều gì vì anh mà anh tự hào, mình vẫn nghèo và xấu như xưa thôi. Nhưng anh quên mất, mình đã rời bỏ anh rất lâu rồi, ngay cái ngày mình nhìn thẳng vào mặt anh và bảo: "e sẽ không ăn lại những thứ gì em đã vứt xuống đất". Mình hy vọng anh ghi nhớ câu nói đó suốt đời, anh ạ.
Mình khoe với anh bạn thương binh của mình uầy, e nổi tiếng rồi anh ạ, vì e bán được quảng cáo. Bài quảng cáo chỉ 3 triệu thôi, mình chả thích, nhưng mình vẫn phải bán. Vì đó là lúc mình chua chát nhận ra, có tiền thì mới đi tiếp đc.
Mình nghĩ về ngày mai và ngày kia nữa, cả cái ngày mình quay lại VN. Mọi thứ ở VN vẫn thế, riêng mình đã đổi thay nhiều, ba lô thì đã rách, dép thì sắp đứt, giày bata đã lạc mất trên xe bus, áo quần thì đã cũ mèm và làn da thì đã đen sạm. Nhưng chả hề gì, mình lại xây tiếp 1 cuộc đời thứ 3, vẽ và tô màu hồng cho nó, bằng cây cọ màu lem nhem của chính mình...
Have a nice day
15.11.2014
(Va Li Facebook)
***************
WHERE'RE YOU GOING?
Lại đi!
Hành lý của mình vẫn thế, chiếc ba lô với quyển nhật ký và vài bộ áo quần. Áo quần thì đã mất hết 1 nửa kể từ sau đợt leo núi, nhưng rồi cái thì xin của chị, cái thì xin của bạn, nên rút cuộc mặc cũng xong. Cuốn nhật ký thì mình mang theo để làm màu vậy thôi, chứ mình viết note lưu lại mỗi ngày trên IP.
Hôm qua chạy xuống quầy tiếp tân bảo, mai tao đi, mặt Babu bỗng dưng méo xệch. Mình biết Babu giả bộ buồn vậy thôi, chứ ổng cũng vui bỏ mẹ vì thực ra mình đi thì trống cái phòng cho ổng kinh doanh. Ổng lấy ng ta 1000rs/ ngày còn lấy mình có 500rs ngày thì sao lời cho đc.
Mình mang theo mấy bịch hạt giống anh Bô Trai gửi và cả mấy gói mì VN anh bạn thương binh của mình vừa gửi sang. Chiếc ví của mình chưa bao giờ nhiều tiền như hôm nay, vì toàn tiền lẻ ko hà. Nó cũng chưa bao giờ ít tiền như hôm nay, vì cũng chỉ còn toàn tiền lẻ.
Mình đi đâu?
À, lên núi cắt cỏ, chăn dê, làm ruộng với nông dân, dạy trẻ em học chữ. Chữ mình thì cũng chẳng nhiều đâu, nhưng biết chữ nào mình share chữ đấy, gọi là san sẻ con chữ.
Mình nhớ hôm phỏng vấn mình, ông thầy ở trường volunteer hỏi, vì sao mày lại muốn làm tình nguyện viên?
Mình kể chuyện, hồi đi làm phóng viên ấy, mình quen một anh doanh nhân giàu rất giàu. Ảnh kể chuyện hồi nhỏ ảnh nghèo lắm, thường ko có bánh trung thu để ăn. Ảnh thèm nên mỗi lần như thế thường chạy ra tiệm bánh gần nhà ngắm cái bánh mê mẩn và nghĩ là đang ăn. Sau này lớn lên, ảnh quyết tâm học và kiếm thật nhiều tiền. Ảnh bỏ ra cả triệu bạc mua chiếc bánh ngon nhất ăn cho đã thèm. Nhưng lúc này chiếc bánh ko còn mùi vị như trước nữa. Vì ảnh phát hiện ra ảnh đã già rồi. Và ảnh ước giá mà lúc bé có ai cho anh một cái bánh để ăn thì hay biết mấy.
Ông thầy nghe mình kể chuyện xong thì bảo, mày lên đây, tao muốn nghe mày kể nhiều chuyện hơn về cái thằng cha doanh nhân ấy nữa. Thực ra ổng ko biết, cái thằng cha doanh nhân ấy là mình bịa ra, nhân vật chính trong câu chuyện là mình nhưng chỉ khác là mình chả giàu thôi.
Giờ vì vài lý do sức khoẻ nên mình ko thể lên vùng núi Dolakha gặp ổng được. Mình chọn một trường khác gần hơn để đi ở Pokhara.
Lúc ở VN mình hay thắc mắc, vì sao các bạn trẻ VN đi tình nguyện lại cứ phải ra nước ngoài. Các bạn bảo đi như thế để apply học bổng xin du học. Mình lại nghĩ, tại sao không mở 1 cái lớp để các bạn sinh viên quốc tế sang xoá mù English cho trẻ em nghèo VN. Mình cũng thấy trẻ em Nepal nghèo nhưng nói tiếng Anh rất giỏi. Vì họ có rất nhiều căn nhà volunteer. Thậm chí người Tây đến đó ở còn chủ động đập đá xây trường, đi kêu gọi khách du lịch quyên góp tiền cho trẻ em nghèo có cơm ăn. Mình mong lúc về Việt Nam, mình sẽ mở được những căn nhà Volunteer như ở Nepal vậy.
Nên một điều mình gửi đến các bạn đã đi. Rằng các bạn đi rồi, đừng quay lưng lại mà bảo rằng, đi đi, đi hết đi, Việt Nam chả có gì mà ở. Thế có khác nào bạn mặc cái quần rách và có cái quần mới rồi thì quay lại bảo cái quần rách ấy xấu đâu. Mình mong các bạn đi, mua được cái quần mới rồi thì biết đem cái kim sợi chỉ về khâu lại cái quần rách ấy đưa cho những người khác mặc. Vì bạn đã từng cần cái quần rách ấy để sống thì nhiều người khác cũng vậy.
Mình cũng bảo các bạn chưa đi thì hãy đi. Nhưng đi thì phải biết đi để làm gì. Vì đi chỉ để ngắm cái cây, ngọn cỏ, chụp vào ba tấm hình tự sướng thì phí tuổi trẻ của bạn lắm.
Chị của mình kể câu chuyện thế này, người Tây Tạng lúc bị Trung Cộng đánh chiếm, chùa chiền bị phá hoại cả. Họ lưu vong nhưng không quên lượm từng mảnh đổ nát của ngôi chùa sang Ấn Độ mượn đất xây lại chùa.
Mình biết, vì bất mãn, đã có nhiều người Việt bỏ căn nhà đổ nát đi đi mãi không về. Nhưng mình mong cái thế hệ trẻ chúng ta cũng như người Tây Tạng ấy, nhặt từng mảnh vỡ từ cái nền đổ nát mà tu sửa lại căn nhà.
PS: Dự án thành lập những căn nhà Volunteer ở Việt Nam sẽ khởi động vào tháng 12 khi mình về nước. Chuyện cũng đơn giản thôi, mình sẽ làm việc với các trường hoặc người dân ở địa phương cung cấp một chỗ ở miễn phí cho các du khách nước ngoài. Họ ở đấy và dạy English miễn phí cho trẻ em kể cả học sinh cấp 3 hay sinh viên đại học muốn phổ cập English.
Những bạn nào muốn hỗ trợ hoặc có niềm đam mê và muốn chung tay thực hiện vui lòng email vào địa chỉ vomylinh89@gmail.com.
Mình sẽ có plan cụ thể sau khi hoàn thành công việc tình nguyện ở đây ạ!
Các bạn cũng có thể share dự án này để nhiều ng biết và ủng hộ ạ!
(FB: Va Li)
Lại đi!
Hành lý của mình vẫn thế, chiếc ba lô với quyển nhật ký và vài bộ áo quần. Áo quần thì đã mất hết 1 nửa kể từ sau đợt leo núi, nhưng rồi cái thì xin của chị, cái thì xin của bạn, nên rút cuộc mặc cũng xong. Cuốn nhật ký thì mình mang theo để làm màu vậy thôi, chứ mình viết note lưu lại mỗi ngày trên IP.
Hôm qua chạy xuống quầy tiếp tân bảo, mai tao đi, mặt Babu bỗng dưng méo xệch. Mình biết Babu giả bộ buồn vậy thôi, chứ ổng cũng vui bỏ mẹ vì thực ra mình đi thì trống cái phòng cho ổng kinh doanh. Ổng lấy ng ta 1000rs/ ngày còn lấy mình có 500rs ngày thì sao lời cho đc.
Mình mang theo mấy bịch hạt giống anh Bô Trai gửi và cả mấy gói mì VN anh bạn thương binh của mình vừa gửi sang. Chiếc ví của mình chưa bao giờ nhiều tiền như hôm nay, vì toàn tiền lẻ ko hà. Nó cũng chưa bao giờ ít tiền như hôm nay, vì cũng chỉ còn toàn tiền lẻ.
Mình đi đâu?
À, lên núi cắt cỏ, chăn dê, làm ruộng với nông dân, dạy trẻ em học chữ. Chữ mình thì cũng chẳng nhiều đâu, nhưng biết chữ nào mình share chữ đấy, gọi là san sẻ con chữ.
Mình nhớ hôm phỏng vấn mình, ông thầy ở trường volunteer hỏi, vì sao mày lại muốn làm tình nguyện viên?
Mình kể chuyện, hồi đi làm phóng viên ấy, mình quen một anh doanh nhân giàu rất giàu. Ảnh kể chuyện hồi nhỏ ảnh nghèo lắm, thường ko có bánh trung thu để ăn. Ảnh thèm nên mỗi lần như thế thường chạy ra tiệm bánh gần nhà ngắm cái bánh mê mẩn và nghĩ là đang ăn. Sau này lớn lên, ảnh quyết tâm học và kiếm thật nhiều tiền. Ảnh bỏ ra cả triệu bạc mua chiếc bánh ngon nhất ăn cho đã thèm. Nhưng lúc này chiếc bánh ko còn mùi vị như trước nữa. Vì ảnh phát hiện ra ảnh đã già rồi. Và ảnh ước giá mà lúc bé có ai cho anh một cái bánh để ăn thì hay biết mấy.
Ông thầy nghe mình kể chuyện xong thì bảo, mày lên đây, tao muốn nghe mày kể nhiều chuyện hơn về cái thằng cha doanh nhân ấy nữa. Thực ra ổng ko biết, cái thằng cha doanh nhân ấy là mình bịa ra, nhân vật chính trong câu chuyện là mình nhưng chỉ khác là mình chả giàu thôi.
Giờ vì vài lý do sức khoẻ nên mình ko thể lên vùng núi Dolakha gặp ổng được. Mình chọn một trường khác gần hơn để đi ở Pokhara.
Lúc ở VN mình hay thắc mắc, vì sao các bạn trẻ VN đi tình nguyện lại cứ phải ra nước ngoài. Các bạn bảo đi như thế để apply học bổng xin du học. Mình lại nghĩ, tại sao không mở 1 cái lớp để các bạn sinh viên quốc tế sang xoá mù English cho trẻ em nghèo VN. Mình cũng thấy trẻ em Nepal nghèo nhưng nói tiếng Anh rất giỏi. Vì họ có rất nhiều căn nhà volunteer. Thậm chí người Tây đến đó ở còn chủ động đập đá xây trường, đi kêu gọi khách du lịch quyên góp tiền cho trẻ em nghèo có cơm ăn. Mình mong lúc về Việt Nam, mình sẽ mở được những căn nhà Volunteer như ở Nepal vậy.
Nên một điều mình gửi đến các bạn đã đi. Rằng các bạn đi rồi, đừng quay lưng lại mà bảo rằng, đi đi, đi hết đi, Việt Nam chả có gì mà ở. Thế có khác nào bạn mặc cái quần rách và có cái quần mới rồi thì quay lại bảo cái quần rách ấy xấu đâu. Mình mong các bạn đi, mua được cái quần mới rồi thì biết đem cái kim sợi chỉ về khâu lại cái quần rách ấy đưa cho những người khác mặc. Vì bạn đã từng cần cái quần rách ấy để sống thì nhiều người khác cũng vậy.
Mình cũng bảo các bạn chưa đi thì hãy đi. Nhưng đi thì phải biết đi để làm gì. Vì đi chỉ để ngắm cái cây, ngọn cỏ, chụp vào ba tấm hình tự sướng thì phí tuổi trẻ của bạn lắm.
Chị của mình kể câu chuyện thế này, người Tây Tạng lúc bị Trung Cộng đánh chiếm, chùa chiền bị phá hoại cả. Họ lưu vong nhưng không quên lượm từng mảnh đổ nát của ngôi chùa sang Ấn Độ mượn đất xây lại chùa.
Mình biết, vì bất mãn, đã có nhiều người Việt bỏ căn nhà đổ nát đi đi mãi không về. Nhưng mình mong cái thế hệ trẻ chúng ta cũng như người Tây Tạng ấy, nhặt từng mảnh vỡ từ cái nền đổ nát mà tu sửa lại căn nhà.
PS: Dự án thành lập những căn nhà Volunteer ở Việt Nam sẽ khởi động vào tháng 12 khi mình về nước. Chuyện cũng đơn giản thôi, mình sẽ làm việc với các trường hoặc người dân ở địa phương cung cấp một chỗ ở miễn phí cho các du khách nước ngoài. Họ ở đấy và dạy English miễn phí cho trẻ em kể cả học sinh cấp 3 hay sinh viên đại học muốn phổ cập English.
Những bạn nào muốn hỗ trợ hoặc có niềm đam mê và muốn chung tay thực hiện vui lòng email vào địa chỉ vomylinh89@gmail.com.
Mình sẽ có plan cụ thể sau khi hoàn thành công việc tình nguyện ở đây ạ!
Các bạn cũng có thể share dự án này để nhiều ng biết và ủng hộ ạ!
(FB: Va Li)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét