My photos

My photos

Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014

Nhặt nhạnh lời khuyên

Hôm nay có cơ hội được gặp nhiều bạn, nhiều em, ngồi nói chuyện mới thấy được góc nhìn của các bạn, các em còn thiếu thực tế và bay bổng quá, dù là trong số đó có một bạn cũng đi làm 1-2 năm rồi. Mình cũng không lớn gì chỉ là đi làm được 1 năm và gặp cũng kha khá người nên rút ra được chút bài học và mình nghĩ ít nhiều sẽ giúp ích được các bạn, nhất là các bạn mới ra trường (có 1 vài góc nhìn từ nhà tuyển dụng). Hi vọng là các bạn sẽ thấy có ích. Mấy cái ở dưới mình cũng đang cố gằng hoàn thiện và rèn giũa từng ngày. Đây là 20 điều mà mình tích góp được trong quá trình đi làm 1 năm qua:
1. Mỗi người đếu có điểm mạnh điểm yếu nhưng cái mà mỗi chúng ta có giống nhau là thời gian. Xuất phát điểm như nhau nhưng nếu biết sử dụng thời gian để xây dựng và khai thác các nguồn lực hiệu quả (tiền, quan hệ, kĩ năng…) bạn sẽ làm chủ cuộc chơi.
2. Phải nhận dạng đc cơ hội sắp tới và nắm lấy nó, đừng để bị vuột. Hơn nhau đôi khi là ở việc nhận ra và chớp lấy cơ hội khi nó đến.
3. Nâng cao kĩ năng, kiến thức và trải nghiệm của mình từng ngày từng ngày, và đừng cố gắng nâng cao không, phải có kế hoạch, chiến lược và tốc độ hấp thụ lượng thông tin đó phải hơn hoặc ít nhất bằng tốc độ hấp thụ của mình!
4. Góc nhìn đừng bó buộc vào 1 phòng ban, hãy nhìn từ góc nhìn của ng thuê mình, từ người CEO, từ người nuôi sống công ty, góc nhìn phải bao quát cả công ty để thấy đc mình phải làm gì để giúp đỡ cty mình hàng ngày, để trưởng thành, để nghĩ lớn, để thấy được áp lực khủng khiếp, không ngưng nghỉ của sếp: tiền để giữ hoạt động công ty, tiền để phát triển, tiền để ngừa rủi ro, tiền lương cho nhân viên, tiền bôi trơn…Đến tết thì nhân viên chỉ trông ngóng đc thưởng, đc nghỉ ngơi, đc cái gì đó để cho gia đình thì sếp là người phải đắn đo và suy nghĩ nhiều, làm sao để cho nhân viên vì họ còn có gia đình, có khi phải bóp phần của mình cho nhân viên rồi về nhà đối mặt vợ, con, họ hàng chẳng biết nói sao. Chỉ mới nghĩ thôi bạn đã thấy áp lực chưa?
5. Thực dụng, thực dụng và thực dụng. Làm ăn là phải thực dụng.
6. Thu nhập bao gồm 3 thứ: kiến thức, trải nghiệm và tiền. Nhưng đừng đánh giá thấp giá trị của tiền. Không có tiền thì đừng mơ làm gì. Mục tiêu về tiền phải lượng hóa được và có lộ trình đạt đc cụ thể. Thằng nào nói tiền không quan trọng thì hoặc là nó nhiều tiền quá (bạn gái nào như vậy thì cho mình hỏi có bạn trai chưa rồi cho mình xin sđt nha =]]) hoặc là chân chưa chạm đất.
7. Mối quan hệ là một trong những yếu tố sống còn trong kinh doanh. Nếu ko trở thành người kết nối thì hãy quen 6 người kết nối. Định nghĩa: người kết nối là người quen biết rộng trong lĩnh vực của họ. Quen họ thì sẽ quen đc những người còn lại. Kinh doanh là ít nhiều gắn với lobby đặc biệt là làm ăn vừa + lớn, cái này ko thoát được.
8. Tiết kiệm cho tương lai là tốt nhưng đừng qua chăm vào tiết kiệm, hãy chăm vào KIÊM và LÀM CÁCH NÀO để kiếm tiền, PHẢI CÓ NHỮNG GÌ (mối quan hệ, kiến thức, kĩ năng…) để kiếm được, và nguồn lực của mình có LÀM ĐƯỢC KHÔNG (vị trí hiện tại + thực lực)
9. Hiểu biết: biết người muốn gì, biết ta ở đâu, thực lực thế nào, muốn gì, biết điều, biết đối nhân, biết thực dụng khi cần và biết bay bổng khi muốn, biết kiếm tiền và tiết kiệm tiền…Nói chung là BIẾT.
10. Không quan trọng là chiến thắng ở giai đoạn nào trong cuộc đua mà là sống sót đến cuối chặng đường.
11. Sale là kĩ năng cực kì quan trọng. Công ty nào cũng phải có người sale. Người ghét sale thì không bao giờ mở cty được.
12. Những kĩ năng tưởng nhỏ mà không phải nhỏ như viết mail, làm powerpoint, excel…đủ khả năng để đánh chiếm hết thời gian của bạn khi làm việc. Cần phải nắm hết mấy cái nhỏ nhỏ này để dành thời gian trau dồi cho việc quan trọng khác: những kĩ năng, kiến thức tiên quyết trong công việc của bạn.
13. Hãy thực tế, đừng bắt nhân viên phải có 100% nỗ lực như anh vì họ có được lợi nhuận như anh đâu (cũng đừng hoạt ngôn sẽ cho họ đãi ngộ tốt khi cty có nhiều lợi nhuận, họ thấy mơ hồ lắm). Họ còn phải lo cơm gáo áo tiền, lo cho gia đình và sự nghiệp. Trừ phi anh cũng chia cho họ phần lợi nhuận đó thì may ra họ mới nỗ lực vì công ty hết sức mình. Đừng vẽ bức tranh mơ hồ, hãy vẽ bức tranh thực tế và có lộ trình đạt được, rồi cho họ chế độ lương bổng và đại ngộ khác đủ hấp dẫn, họ sẽ thấy liên quan mật thiết với họ hơn.
Khi họ ra đi tìm con đường của mình, hãy chấp nhận vì anh cũng đã sử dụng đc OPT (other people time) của người ta, người ta cũng cần đi tìm con đường tốt hơn cho mình.
14. Người ta làm được thì làm ơn đừng nghĩ mình cũng làm được. 2 cái này khác nhau. Hay còn gọi Tôi tài giỏi nhưng bạn không thế đâu. Nhìn thực tế và chân chạm đất thì mới biết có làm được hay không, nhìn không thì đừng mơ xa xôi.
15. Tập trung, thu thập kiến thức, trài nghiệm và kĩ năng, đi hỏi xem các chuyên gia đã thành công trong ngành đó (ngành mình đam mê) họ trải qua những gì và sẽ cần những gì để đạt đc như họ => bắt chước nhưng tìm đặc thù để làm mình khác biệt. (luôn tự hào bắt chước là chuyện rất bình phường, tiết kiệm thời gian và tốc độ sẽ nhanh hơn rất nhiều).
16. Nhìn ra vấn đế, đặt câu hỏi, tìm hướng giải quyết. Đừng chỉ thấy vấn đề rồi ngồi ì chờ người ta chỉ lối, ít người rảnh lắm. Người ta nấu cơm cho rồi thì phải dọn ra ăn, đâu có chuyện nấu xong rồi, dâng cơm lên rồi còn đút cơm cho ăn. Trừ phi bạn có gì để ngta lợi dụng đc, chẳng hạn nhan sắc :)))
17. Lúc phỏng vấn nhớ đừng nói quá nhiều về việc phát triển sự nghiệp của bản thân, người tuyển bạn đâu có muốn nghe. Người tuyển dụng chỉ muốn nghe về kế hoạch bạn sẽ đóng góp cho công ty như thế nào, bạn giải quyết vấn đề gì của công ty và làm sao để phát triển con đường nghề nghiệp của bạn để phát triển công ty.
18. Kiến thức và kinh nghiệm rất rất quan trọng, giai đoạn kinh tế khó khăn một cty cần người có thể vào là đóng góp ngay chứ không chờ đến khi phải huấn luyện, chỉ dạy vì tốn rất nhiều thời gian, mà chẳng biết có làm được không hay tốn công sức chỉ xong thì cuốn gói đi mất. Hãy tích lũy kinh nghiệm đi!
Trường hợp không kinh nghiệm chỉ có big corp vì đơn giản là tuyển giấy trắng cho dễ tô vẽ, hướng đi theo cái quy trình sẵn có bao đời nay. Kinh nghiệm với dạng này chính là [thành tích + hoạt động sôi nổi].
19. Hãy trăn trở và suy nghĩ về tương lai bản thân, gia đình để tìm còn đường cho mình. Trường thành đi, đừng mãi ở trong trứng chưa chịu nở, đừng mãi nghĩ “còn nhiều thời gian, từ từ lo”. Ngoài kia người ta lăn lưng ra kiếm từng đồng, để rèn giũa bản thân, để trải nghiệm, bạn còn chờ gì nữa mà chưa đập trứng bò ra ngoài..
20. Lời nhắn nhủ cuối cùng: tất cả ở trên chỉ là chém gió, không phải cái gì ở trên cũng phù hợp với bạn và đừng quá tin lời người ta nói vì lời khuyên thì dễ cho, người ta đâu có chịu trách nhiệm cuộc đời bạn. Túm cái quần lại là đừng quá tin một ai, nghe nhưng có chọn lọc và phải biết hoài nghi với cả chính mình.
(FB: Tran Hai)

Kinh nghiệm của anh thì chỉ những bài học rút ra từ thất bại hoặc quan sát trực tiếp trong công việc mới có thể thấm lâu. Bởi vậy với các bạn nhân viên của mình anh chỉ khuyên ráng ra đường làm việc, môi trường nào càng tàn nhẫn, càng bầm dập thì đó là nơi rút được kinh nghiệm sống nhiều nhất. Bài của em rất hay cho mấy ông chủ nhỏ như anh 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét