Ngày 1: Tuổi 20 và bạn không biết phải làm gì?
Chiều hôm qua cô bạn tôi hẹn ra ngoài để kể chuyện đời, hóa ra cũng là câu hỏi quen thuộc "Bà có bị hỏi là sau này muốn làm gì không?"
Tôi cũng đọc nhiều note trên các facebook về những nỗi bất lực, về những hoang mang của các bạn trẻ vừa bước qua đầu 20. Tốt nghiệp rồi làm gì? Tôi chả biết mình muốn làm gì? Công việc cũng tốt nhưng tôi không hình dung được mình sẽ làm công việc này suốt đời. Nói tóm lại, tuổi 20 của chúng tôi gói gọn trong hai chữ "chênh vênh".
Nhưng khác với nhiều người, tôi chưa bao giờ cảm thấy việc bất ổn định của tuổi 20 là một điều xấu, là một điều không nên xảy ra. Ngược lại, những lúc loay hoay đặt câu hỏi cho bản thân, những lúc không biết nên làm gì, đối với tôi chính là dấu hiệu của tuổi trẻ. Nó cho thấy chúng ta vẫn chưa thỏa hiệp với bản thân, chúng ta vẫn còn muốn thay đổi, chúng ta vẫn còn muốn sống một cuộc đời vui vẻ và ý nghĩa nhất cho bản thân.
Chính vì thế điều đầu tiên cần làm, là dẹp bỏ ý nghĩ "Tôi chẳng biết mình muốn làm gì" đi. Nghĩ rằng bạn vẫn còn trẻ, còn nhiệt huyết để làm thứ bạn muốn.
Tôi nhớ có đọc đâu đó câu nói như thế này "Đi tìm việc phù hợp với mình không phải là cứ nhìn qua nhìn lại rồi tự nhiên cảm hứng nó đến. Đi tìm việc phù hợp là khi mình có thể loại dần dần những thứ mình không thích."
Hôm bữa một đồng nghiệp có bảo tôi cô ấy đọc nhiều resume, và điểm chung cô ấy nhận ra là từ độ tuổi 20 đến 30, mọi người nhảy việc rất nhiều; đến độ khoảng 30 mới dần ổn định và có con đường rõ ràng. Hình minh họa cho bài này về những người thành đạt cũng vậy, tuổi 20 đến 30 là những con đường ngoằn nghèo chồng chéo. Đến tầm 30 mới là thời điểm họ xác định điều gì có thể đi theo bản thân suốt đời.
Thế đấy, bạn chỉ mới 20, bạn còn trẻ, bạn sợ gì. Thay vì hoang mang, thay vì cảm thấy bất lực, hãy dùng những nguồn năng lượng đó để làm cái gì đi, để học cái gì đi. Tôi biết nhiều bạn bè của mình sau thời gian đi làm vẫn dành thời gian học trên Coursera, vừa mở rộng kiến thức, vừa có thể chuẩn bị một số kỹ năng nhất định khi cơ hội đến. Hay một cô bạn khác của tôi lúc nào cũng nung nấu ý tưởng muốn làm nhà văn, thế là cô ấy vẫn viết đều đặn, truyện ngắn, tản văn, và cô ấy thỉnh thoảng up bài biết lên facebook để chia sẽ và cho mọi người nhận xét. Mọi hành trình đều bắt đầu từ bước nhỏ đầu tiên.
Một cách nữa, đừng học, hãy làm đi, lấy kinh nghiệm thực tế thay cho những giờ lên lớp. Một cách học khá nhanh là bắt chước. Ngày xưa tôi từng học dựng videoclip chỉ bằng cách xem rất nhiều video cùng thể loại, nghiên cứu, phân tích cách họ chọn góc quay, cảnh quay, rồi sau này bắt chước lại lên kịch bản, quay, và dựng phim. Sản phẩm thì dĩ nhiên không tốt (mới làm mà) nhưng ít nhất nó cho tôi hình dung được tất tần tật các giai đoạn của một quá trình, cho tôi biết khả năng của mình đến đâu, và liệu mình có đủ đam mê để theo cái này không.
Bạn không nhất thiết phải nghỉ học/nghỉ làm để "thử". Bạn hoàn toàn có thể "thử" nhiều việc như một hình thức side project bên cạnh công việc chính hoặc học những lớp ngắn hạn, những lớp ngoài giờ. Hiện nay những lớp thế này ở SG khá nhiều, bạn có thể Google để biết thêm chi tiết. Lớp tập viết, lớp dựng phim, lớp marketing, v.v. đủ hết.
Vì sao tôi nói các bạn nên thử nhiều thứ như "side project" bên cạnh việc vẫn duy trì công việc hiện tại? Cái này thì tôi nghe lời khuyên của một người quen thôi. Đại loại tôi có quen một bác theo đuổi một project to, làm liên tục ròng rã hơn 10 năm trời mới có kết quả (đến lúc xong thì đầu bạc hơn phân nữa). Hỏi bác này có khi nào muốn bỏ cuộc không, bác bảo có chứ. Xong hỏi vòng vòng một lúc nữa mới biết là trong 10 năm, bác này vẫn làm mấy cái "side project" khác. "Mấy cái nhỏ nhỏ ra kết quả nên cảm thấy vui nên làm tiếp cái kia"
Nhiều khi chúng ta không thể lấy động lực từ chính nguồn đam mê mà là từ sự bảo đảm, sự an toàn, sự hãnh diện về bản thân khi thành công trong một lĩnh vực khác. Trừ trường hợp bạn biết chắc chắn mình sẽ theo đuổi đến cùng một thứ gì đó, có chết cũng không bỏ; hay ít nhất bạn biết mình quá giỏi ở lĩnh vực mới; còn không đừng bỏ tất cả chỉ để "thử" một thứ gì mới. Đừng bao giờ bỏ đi điểm tựa cuối cùng của bản thân.
20 tuổi, ai mà chả "clueless", đừng sợ, cứ đi đi.
#LT100Days
Chiều hôm qua cô bạn tôi hẹn ra ngoài để kể chuyện đời, hóa ra cũng là câu hỏi quen thuộc "Bà có bị hỏi là sau này muốn làm gì không?"
Tôi cũng đọc nhiều note trên các facebook về những nỗi bất lực, về những hoang mang của các bạn trẻ vừa bước qua đầu 20. Tốt nghiệp rồi làm gì? Tôi chả biết mình muốn làm gì? Công việc cũng tốt nhưng tôi không hình dung được mình sẽ làm công việc này suốt đời. Nói tóm lại, tuổi 20 của chúng tôi gói gọn trong hai chữ "chênh vênh".
Nhưng khác với nhiều người, tôi chưa bao giờ cảm thấy việc bất ổn định của tuổi 20 là một điều xấu, là một điều không nên xảy ra. Ngược lại, những lúc loay hoay đặt câu hỏi cho bản thân, những lúc không biết nên làm gì, đối với tôi chính là dấu hiệu của tuổi trẻ. Nó cho thấy chúng ta vẫn chưa thỏa hiệp với bản thân, chúng ta vẫn còn muốn thay đổi, chúng ta vẫn còn muốn sống một cuộc đời vui vẻ và ý nghĩa nhất cho bản thân.
Chính vì thế điều đầu tiên cần làm, là dẹp bỏ ý nghĩ "Tôi chẳng biết mình muốn làm gì" đi. Nghĩ rằng bạn vẫn còn trẻ, còn nhiệt huyết để làm thứ bạn muốn.
Tôi nhớ có đọc đâu đó câu nói như thế này "Đi tìm việc phù hợp với mình không phải là cứ nhìn qua nhìn lại rồi tự nhiên cảm hứng nó đến. Đi tìm việc phù hợp là khi mình có thể loại dần dần những thứ mình không thích."
Hôm bữa một đồng nghiệp có bảo tôi cô ấy đọc nhiều resume, và điểm chung cô ấy nhận ra là từ độ tuổi 20 đến 30, mọi người nhảy việc rất nhiều; đến độ khoảng 30 mới dần ổn định và có con đường rõ ràng. Hình minh họa cho bài này về những người thành đạt cũng vậy, tuổi 20 đến 30 là những con đường ngoằn nghèo chồng chéo. Đến tầm 30 mới là thời điểm họ xác định điều gì có thể đi theo bản thân suốt đời.
Thế đấy, bạn chỉ mới 20, bạn còn trẻ, bạn sợ gì. Thay vì hoang mang, thay vì cảm thấy bất lực, hãy dùng những nguồn năng lượng đó để làm cái gì đi, để học cái gì đi. Tôi biết nhiều bạn bè của mình sau thời gian đi làm vẫn dành thời gian học trên Coursera, vừa mở rộng kiến thức, vừa có thể chuẩn bị một số kỹ năng nhất định khi cơ hội đến. Hay một cô bạn khác của tôi lúc nào cũng nung nấu ý tưởng muốn làm nhà văn, thế là cô ấy vẫn viết đều đặn, truyện ngắn, tản văn, và cô ấy thỉnh thoảng up bài biết lên facebook để chia sẽ và cho mọi người nhận xét. Mọi hành trình đều bắt đầu từ bước nhỏ đầu tiên.
Một cách nữa, đừng học, hãy làm đi, lấy kinh nghiệm thực tế thay cho những giờ lên lớp. Một cách học khá nhanh là bắt chước. Ngày xưa tôi từng học dựng videoclip chỉ bằng cách xem rất nhiều video cùng thể loại, nghiên cứu, phân tích cách họ chọn góc quay, cảnh quay, rồi sau này bắt chước lại lên kịch bản, quay, và dựng phim. Sản phẩm thì dĩ nhiên không tốt (mới làm mà) nhưng ít nhất nó cho tôi hình dung được tất tần tật các giai đoạn của một quá trình, cho tôi biết khả năng của mình đến đâu, và liệu mình có đủ đam mê để theo cái này không.
Bạn không nhất thiết phải nghỉ học/nghỉ làm để "thử". Bạn hoàn toàn có thể "thử" nhiều việc như một hình thức side project bên cạnh công việc chính hoặc học những lớp ngắn hạn, những lớp ngoài giờ. Hiện nay những lớp thế này ở SG khá nhiều, bạn có thể Google để biết thêm chi tiết. Lớp tập viết, lớp dựng phim, lớp marketing, v.v. đủ hết.
Vì sao tôi nói các bạn nên thử nhiều thứ như "side project" bên cạnh việc vẫn duy trì công việc hiện tại? Cái này thì tôi nghe lời khuyên của một người quen thôi. Đại loại tôi có quen một bác theo đuổi một project to, làm liên tục ròng rã hơn 10 năm trời mới có kết quả (đến lúc xong thì đầu bạc hơn phân nữa). Hỏi bác này có khi nào muốn bỏ cuộc không, bác bảo có chứ. Xong hỏi vòng vòng một lúc nữa mới biết là trong 10 năm, bác này vẫn làm mấy cái "side project" khác. "Mấy cái nhỏ nhỏ ra kết quả nên cảm thấy vui nên làm tiếp cái kia"
Nhiều khi chúng ta không thể lấy động lực từ chính nguồn đam mê mà là từ sự bảo đảm, sự an toàn, sự hãnh diện về bản thân khi thành công trong một lĩnh vực khác. Trừ trường hợp bạn biết chắc chắn mình sẽ theo đuổi đến cùng một thứ gì đó, có chết cũng không bỏ; hay ít nhất bạn biết mình quá giỏi ở lĩnh vực mới; còn không đừng bỏ tất cả chỉ để "thử" một thứ gì mới. Đừng bao giờ bỏ đi điểm tựa cuối cùng của bản thân.
20 tuổi, ai mà chả "clueless", đừng sợ, cứ đi đi.
#LT100Days
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét