Những người mang đèn bão
Tôi ví những nhân vật mình gặp trong 2 tuần qua, hay cả những bạn mà tôi gặp hôm nay như những người mang đèn bão. Những người này mang đến hy vọng cho những ai đang đi lạc trong ngành nghề họ chọn và rằng làm việc với họ, bạn sẽ có được những định hướng đúng đắn từ chuyên môn giỏi và tinh thần làm việc đầy tâm huyết. Họ cũng là những người đang hứng chịu những cơn bão trong ngành của mình, mà bản thân họ nếu không vững thì khó mà giúp được những người khác, và tạo ra những thay đổi tích cực, rộng rãi cho xã hội.
Tôi gặp anh Uy, sáng lập viên của We Link với tầm nhìn đầy tham vọng và niềm tin to lớn về sứ mệnh của tổ chức mình với sự phát triển của ngành tâm lý Việt Nam. Đi đường ít người đi và cũng là một trong những người tiên phong, không ít khó khăn gặp phải, nhưng không vì thế mà dừng bước, mà bỏ cuộc trước những thách thức đó. Chính anh và We Link cũng đang giúp người ngoài ngành hiểu hơn về ngành tâm lý với ứng dụng của nó, còn trong ngành thì nắm rõ hơn thế nào mới là chuyên gia tâm lý, và góp phần vào xây dựng những chuẩn mực của ngành, để theo đó, người ta thực sự thực hành đạo đức nghề nghiệp.
Tôi gặp anh Thông, giám đốc của Cờ Quốc Tế Stone - STONE Education, người giúp tôi tiếp cận CSR theo 1 góc nhìn khác hơn, luôn có mong muốn mang cờ vua đến cho toàn trẻ em Việt Nam. Cờ vua không phải là trò chơi chỉ dành cho kẻ lắm tiền, nó cũng không là của bất kì cá nhân nào. Cờ vua, là trò chơi của gia đình, của cộng đồng và bất kì ai cũng có thể học và chơi trò chơi tuyệt duyệt này. Tôi cũng thấy, có những nơi họ vẫn định hướng đào tạo, tập huấn, luyện học viên để thi giải này, giải nọ chứ không chú ý vào việc hình thành, phát triển nhân cách và tư duy cho người học. 2 việc trên đều cần thiết, nhưng một bên là đánh vào cái tham của con người, và ước muốn của cha mẹ, học viên trẻ em không có quyền lựa chọn. Cách tiếp cận còn lại là hướng vào sự phát triển của trẻ em, ở đó, trẻ em là trung tâm và được quyền tự quyết học cờ vua để làm gì. Một cách tiếp cận thiếu tính nhân văn sẽ làm sai lệch đi bản chất của môn cờ này, và cũng sẽ ảnh hưởng đến người sẽ tiếp cận nó. Là người tiên phong để thay đổi, chưa bao giờ là dễ dàng.
Hôm nay, lại gặp thêm được 1 người bạn khác. Từng sở hữu hệ thống trường mầm non, nhưng sau đó bán hết cổ phần vì không thấy được nhiều ý nghĩa thực sự của những việc mình làm. Hiện giờ, chị đã đi theo hướng khác. Cũng về giáo dục cho trẻ em nhưng khuyến khích trẻ tham gia vào những hoạt động gần gũi với tự nhiên, cho trẻ học kỹ năng nhiều hơn, cho trẻ chơi nhiều hơn với đất cát, còn hơn là cứ nhốt trẻ trong trường và quá ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Hơn 1.5 năm, chị chưa tìm được người cùng đồng hành. Chuyện tài chính cũng hiển nhiên sẽ không dư dả nhiều nhưng chị thấy thoải mái, không phải nặng nề vì chuyện tiền nong và chị thấy ý nghĩa thực sự của việc chị sẽ làm hơn.
Sự đam mê, và những mơ ước, khát khao cháy bỏng vì xã hội tốt đẹp hơn là những điều làm những con người này trở nên đặc biêt. Như chiếc đèn bão, heo hắt, lắc lư đong đưa theo gió, có thể bị rớt xuống đất cát đấy, nhưng lửa vẫn cứ cháy để có thể dẫn đường, làm tín hiệu cho những niềm hy vọng, hy vọng cho những điều tuyệt vời sẽ xảy ra.
12.4.2015
(Facebook Mỗi tuần một công việc)
Tôi ví những nhân vật mình gặp trong 2 tuần qua, hay cả những bạn mà tôi gặp hôm nay như những người mang đèn bão. Những người này mang đến hy vọng cho những ai đang đi lạc trong ngành nghề họ chọn và rằng làm việc với họ, bạn sẽ có được những định hướng đúng đắn từ chuyên môn giỏi và tinh thần làm việc đầy tâm huyết. Họ cũng là những người đang hứng chịu những cơn bão trong ngành của mình, mà bản thân họ nếu không vững thì khó mà giúp được những người khác, và tạo ra những thay đổi tích cực, rộng rãi cho xã hội.
Tôi gặp anh Uy, sáng lập viên của We Link với tầm nhìn đầy tham vọng và niềm tin to lớn về sứ mệnh của tổ chức mình với sự phát triển của ngành tâm lý Việt Nam. Đi đường ít người đi và cũng là một trong những người tiên phong, không ít khó khăn gặp phải, nhưng không vì thế mà dừng bước, mà bỏ cuộc trước những thách thức đó. Chính anh và We Link cũng đang giúp người ngoài ngành hiểu hơn về ngành tâm lý với ứng dụng của nó, còn trong ngành thì nắm rõ hơn thế nào mới là chuyên gia tâm lý, và góp phần vào xây dựng những chuẩn mực của ngành, để theo đó, người ta thực sự thực hành đạo đức nghề nghiệp.
Tôi gặp anh Thông, giám đốc của Cờ Quốc Tế Stone - STONE Education, người giúp tôi tiếp cận CSR theo 1 góc nhìn khác hơn, luôn có mong muốn mang cờ vua đến cho toàn trẻ em Việt Nam. Cờ vua không phải là trò chơi chỉ dành cho kẻ lắm tiền, nó cũng không là của bất kì cá nhân nào. Cờ vua, là trò chơi của gia đình, của cộng đồng và bất kì ai cũng có thể học và chơi trò chơi tuyệt duyệt này. Tôi cũng thấy, có những nơi họ vẫn định hướng đào tạo, tập huấn, luyện học viên để thi giải này, giải nọ chứ không chú ý vào việc hình thành, phát triển nhân cách và tư duy cho người học. 2 việc trên đều cần thiết, nhưng một bên là đánh vào cái tham của con người, và ước muốn của cha mẹ, học viên trẻ em không có quyền lựa chọn. Cách tiếp cận còn lại là hướng vào sự phát triển của trẻ em, ở đó, trẻ em là trung tâm và được quyền tự quyết học cờ vua để làm gì. Một cách tiếp cận thiếu tính nhân văn sẽ làm sai lệch đi bản chất của môn cờ này, và cũng sẽ ảnh hưởng đến người sẽ tiếp cận nó. Là người tiên phong để thay đổi, chưa bao giờ là dễ dàng.
Hôm nay, lại gặp thêm được 1 người bạn khác. Từng sở hữu hệ thống trường mầm non, nhưng sau đó bán hết cổ phần vì không thấy được nhiều ý nghĩa thực sự của những việc mình làm. Hiện giờ, chị đã đi theo hướng khác. Cũng về giáo dục cho trẻ em nhưng khuyến khích trẻ tham gia vào những hoạt động gần gũi với tự nhiên, cho trẻ học kỹ năng nhiều hơn, cho trẻ chơi nhiều hơn với đất cát, còn hơn là cứ nhốt trẻ trong trường và quá ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Hơn 1.5 năm, chị chưa tìm được người cùng đồng hành. Chuyện tài chính cũng hiển nhiên sẽ không dư dả nhiều nhưng chị thấy thoải mái, không phải nặng nề vì chuyện tiền nong và chị thấy ý nghĩa thực sự của việc chị sẽ làm hơn.
Sự đam mê, và những mơ ước, khát khao cháy bỏng vì xã hội tốt đẹp hơn là những điều làm những con người này trở nên đặc biêt. Như chiếc đèn bão, heo hắt, lắc lư đong đưa theo gió, có thể bị rớt xuống đất cát đấy, nhưng lửa vẫn cứ cháy để có thể dẫn đường, làm tín hiệu cho những niềm hy vọng, hy vọng cho những điều tuyệt vời sẽ xảy ra.
12.4.2015
(Facebook Mỗi tuần một công việc)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét