Một vài điều rút ra sau khi mình tham gia một số NPO và làm việc tại công ty ES của Sing:
1. Tại Rờ Bờ Xờ:
* Làm Finance leader:
-> Thích buôn bán mấy thứ sáng tạo hay ho này kia, không phải buôn bán theo dạng đi năn nỉ, chèo kéo
-> Thích lên plan tổng thể, nhìn người phân việc, nhưng không thể tập trung quá nhiều vào chi tiết
-> Có thể theo sát tiến độ công việc, supervise ổn
-> Kĩ năng take note, viết meeting minutes ổn
-> Sợ mấy chuyện tiền bạc, dù là nỗi sợ tiền bạc đã giảm nhiều, nhưng chưa kết thúc hoàn toàn
* Làm Operation leader:
Sau 1 năm rưỡi cắm chốt ở Finance và ở Rờ Bờ Xờ, khi lên làm Operation leader mình có nhiều kinh nghiệm hơn, và cũng bắt đầu tự tin hơn 1 chút ở vị trí leader, dù vẫn còn rất nhiều va vấp...
-> Thích lên plan, tạo ra những hoạt động cho sem sau, nhìn người phân việc
-> Thích tổ chức, sắp xếp công việc
-> Thích có tầm nhìn xa về một sự việc (dù hiện tại biết rằng mức tầm nhìn của mình chỉ ở mức trung bình, chưa gọi là xa được)
-> Thích tìm những ý tưởng sáng tạo để thu hút người khác lại booth
-> Thích cách tập mài giữa interpersonal skills để có thể vận động quyên góp charity cho Rờ Bờ Xờ. Muốn xem khả năng thuyết phục và đàm phán của mình đến đâu, nên muốn ở lại Rờ Bờ Xờ.
-> Sợ các vấn đề liên quan tới tiền, dù ít hay nhiều
2. Tại S to S:
* Làm Manager of editorial team:
-> Được tận hưởng cái cảm giác lần đầu tiên thực sự làm THUYỀN TRƯỞNG của 1 con thuyền với những em nhỏ tuổi hơn, cần sự hỗ trợ của mình cả về mặt kinh nghiệm lẫn kiến thức.
Khi vào vị trí này rồi mới hiểu cái cảm giác, suy nghĩ và những trăn trở của Đờ Mờ Tờ khi làm president ở Rờ Bờ Xờ. Hiểu và thông cảm hơn, để từ đó, không trách nó nữa.
-> Câu hỏi thường trực nhất Vân founder hay hỏi mình là:
Hạnh nghĩ S2S trong thời gian 1 năm tới sẽ như thế nào, 5 năm tới sẽ như thế nào?
=> Câu hỏi đó không ít lần làm mình phải im lặng, suy nghĩ cho kĩ, để trả lời về tầm nhìn của mình cho chính đứa con này. Câu chuyện về tầm nhìn rất quan trọng - là vậy.
-> Vân còn nói một câu là: "Bây giờ sản phẩm của S to S giống như 1 cái product vậy. Và Hạnh đang làm trong một vị trí gần như là Product Manager, và mình phải sensitive to change, và modify product to meet customers' needs. Nếu Vân là Hạnh, Vân sẽ trải nghiệm nhiều hơn, quan sát nhiều hơn và làm market research nhiều hơn"
Cái này Vân nói rất đúng, mình còn ngại va chạm, ngại thử. Nên những sản phẩm mình đưa ra không thực sự sát với cái độc giả cần.
Và mình tự hỏi - mình có thể làm Product Manager được sao?
-> S to S là nơi cho mình cảm giác CREATIVITY và FREEDOM rõ nhất:
- CREATIVITY: là nơi mình có thể tự do làm những điều mình muốn, tạo ra một tạp chí với những bài viết theo nội dung mà mình khát khao truyền tải đến bạn đọc. Nó cũng hiện thực hóa một phần giấc mơ hồi nhỏ của mình là sau này đi làm nhà báo, xông pha khắp các chiến trường, gặp nhiều người, học nhiều điều mới từ họ v.v
Rất may mắn cho mình là mình được làm việc cùng Vân và Sơn, 2 bạn trẻ rất giàu nhiệt huyết, leadership skills cực kì tốt, và họ đã cho mình khoảng không gian để phát triển hết những cái mình có. Thích cái cụm từ "Hands-on leadership" - Vân và Sơn đã truyền lại leadership cho mình và trao quyền quyết định tất cả mọi thứ của S to S cho mình.
Vào 1 thời điểm mà con người ta bắt buộc phải mạnh mẽ, và đưa ra lựa chọn cũng như quyết định mang tính quan trọng, thì đó là lúc con người ta hiểu rõ mình nhất, và trưởng thành lên nhiều.
Và S to S là một nơi tuyệt vời như vậy, để có thể phát triển.
My utmost gratitude to Vân and Sơn for applying hands-on leadership and give me the room to grow.
- FREEDOM: là một NPO và là một soon-to-be start-up, S to S tất nhiên còn rất non trẻ và ko hề có bất cứ rules hoặc regulation nào. Tất cả đều làm theo phương pháp "Trial and Error".
Ở S to S, tất nhiên với những bạn members chủ yếu là cấp 3 - còn thiếu kinh nghiệm, nhưng thừa nhiệt huyết thì việc đặt result-oriented culture vào sẽ là bất khả thi.
Ở S to S, cái quan trọng nhất là TRẢI NGHIỆM của các members. Nói theo 1 cách khác, là SERVICE LEARNING - tức là giúp các bạn members học hỏi điều mới và khám phá bản thân mình thông qua các hoạt động ngoại khóa phục vụ cộng đồng.
Vì là SERVICE LEARNING, nên mình được tự do áp dụng những gì mình đã học được ở E Vờ Gờ vào trong editorial team ở S to S. Từ cách phân cặp writer-editor đến việc xáo trộn ra sao để các bạn có teamwork, và cuối cùng là áp dụng văn hóa Reflection vào trong team
Mình không khẳng định mình đã tạo ra một điều gì đó thay đổi lớn lao cho các em, nhưng mình hi vọng đã giúp các em ở thì hiện tại tốt hơn các em trong quá khứ một chút.
Đó là một phần kết quả mà bất cứ SERVICE LEARNING nào cũng mong có được
=> Như đã nói ở trên, S to S giúp mình nhận ra cái mình cần nhất cho công việc tương lai là:
- Creativity
- Freedom
- Independence
- Can be a good supervisor, keep track of all things
- Not so much attention to details
3. Tại E Vờ Gờ:
E Vờ Gờ thì khỏi nói, vì nó có tính chi phối mạnh đến mình, thời tuổi trẻ của mình, nhờ E Vờ Gờ mà cũng có thêm màu sắc.
E Vờ Gờ là tổ chức tiên phong đầu tiên ở Việt Nam mang tư tưởng SERVICE LEARNING về cho người trẻ.
5/2013 - tôi ngây ngô lần đầu tham gia Green Clinic project với tụi sinh viên Singapore (NUS Medical school đàng hoàng). Trải qua rất nhiều problems xảy đến trong chuyến đi, bài học tôi nhớ được lâu nhất là:
- Văn hóa reflection sau mỗi thứ mình làm
- Kĩ năng quan sát và nhìn bao quát toàn bộ vấn đề -> để có thể lường trước những tình huống có thể xảy ra
Sau rất nhiều lần hợp rồi tan với E Vờ Gờ qua các mùa dự án, hè này tôi trở lại để đi với E Vờ Gờ thêm 1 project nữa. Không biết sẽ có bài học mới nào được rút ra, những kinh nghiệm đau thương nào sẽ làm tôi bầm dập, nhưng trong suốt quá trình lên plan cho dự án, tôi lại học được thêm một vài điều mới về bản thân mình:
Được phân công làm Action plan cho dự án, tức là liệt kê tỉ mỉ ra những việc cần làm, ai làm, thời gian ra sao. Công việc lên plan này tất nhiên đòi hỏi tính tỉ mỉ đến cao độ và khả năng lường trước tình huống thông qua tưởng tượng
Và tất nhiên, nó giúp tôi nhận ra mình:
- Không thích hợp với các thứ cần sự tỉ mỉ cao độ. Tôi có thể bám sát, be attentive to details ở mức trung bình thôi, còn mà tỉ mỉ như bên accountancy hoặc là làm project's action plan kiểu này thì chịu. Kiểu gì cũng có sai sót.
Mà đối với loại tính cách INFJ (The protector) như tôi thì đúng là nếu càng quá sa đà vào chi tiết, tôi sẽ đánh mất khả năng nhìn nhận bức tranh toàn cảnh.
4. Tại ES:
Tôi sẽ ko viết tên cụ thể vì nhỡ may ông sếp quý hóa rất giỏi IT của tôi mà một ngày đẹp trời buồn buồn ngồi gõ tên công ty in Vietnam, mà ra cái trang blog này thì thật là một vấn đề.
Thế nên tôi tạm gọi tắt nó là ES vậy.
Tôi vào làm thực tập cho Lờ A Tê - một cty IT mà ES đang mượn núp đỡ trước khi chính thức đổ bộ vào thị trường Việt Nam. Một cty về IT, tất nhiên nam nhân sẽ chiếm số đông, và nữ giới trong cty nếu tính luôn tôi sẽ là 3 người.
Và trong một môi trường IT cùng với bối cảnh là 1 cty mới thành lập được 2 tháng, thì chức vụ HR intern của tôi không có gì để làm nhiều ngoài chạy việc vặt. Ban đầu có cay cú, có tức tối, có bực bội, nhưng từ từ cũng học được cách thích nghi và chắt lọc những điều hay ho để học.
Thực ra, lúc ban đầu chọn apply vào cty IT này, tôi có 2 mục đích chính:
1. Tìm hiểu xem 1 start-up company sẽ như thế nào, và HR phải làm những gì cho start-up đó
2. Tò mò về câu giới thiệu "Anh sếp người Singapore rất thân thiện" - và muốn làm việc với anh sếp đó xem cách người Singapore làm việc ra sao, mình học hỏi được gì từ họ.
Và 2 mục đích ấy của mình phần nào đã đạt được sau khi kết thúc kì internship 3 tháng tại Lờ A Tê:
1. Start-up company là phải làm rất nhiều việc, nhất là khi expand sang một thị trường nước ngoài, mà ở đây là Việt Nam.
Khi ngồi nói chuyện với ông sếp, mình nhận ra mình có thể áp dụng mớ kiến thức Internationalization strategy học được trong International Business (cái môn thần thánh hành mình chết lên chết xuống bởi ông thầy khó tính). Nhờ vậy, mình có cái nhìn toàn diện hơn về ES khi mở rộng sang Việt Nam.
Là một cty chuyên về mobile app trong mảng education, tất nhiên, mối quan tâm hàng đầu của ES phải là về giáo dục, và học sinh Việt Nam cần gì, muốn gì.
Mình thích nói chuyện với ông sếp là vậy, vì mình thích ngồi phân tích thị trường giáo dục VN, học sinh VN như thế nào với ổng. Rồi đôi khi hứng chí ngồi nói về 6 hats thinking được học từ hồi xa xửa xa xửa mà ông Nhân dạy trong môn BCom
-> Nói túm lại: nó cho mình thấy tuyệt vời thế nào khi có thể ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế, và áp dụng nó trong môi trường quốc tế
Còn về HR trong một cty start-up thì trước khi đi làm mình cũng có ngồi đọc về topic này trong blog nhân sự rồi, nhưng không ngờ khi vào thực tế mới thấy tùm lum chuyện. Nguyên nhân chính ở đây vẫn là do khâu giấy tờ khá phức tạp và nhùng nhằng ở Việt Nam.
-> Nói túm lại: Mình cực kì ngán mấy khâu giấy tờ. Sau này có làm HR cũng sẽ né lĩnh vực này ra, vì vào đó là mình biết mình mù tịt rồi.
-> Điểm cộng là: Nhờ nó mà mình có chút kinh nghiệm đi làm giấy tờ ở các cơ quan nhà nước, biết được chút ít điều căn bản (dù bây giờ không biết mình còn nhớ j hay ko)
Làm ở Lờ A Tê giúp mình nhận ra vài điều sau:
- Hiểu được quy trình căn bản của nhân sự
- Mình không thích hợp với office job, ngày làm 8 tiếng, và office gossip.
- Hiểu được môi trường làm việc thích hợp ra sao, làm thế nào để sống sót, tránh bị ghen tị, bị dòm ngó, cư xử sao cho khéo. Đó là cả 1 nghệ thuật. Và trình của mình vẫn còn lè tè dưới đất lắm...
- Cho mình tiếp xúc với các nam nhân nhiều hơn, qua đó học cách đánh giá các nam nhân.
- Học cách tìm niềm vui trong những thứ buồn chán. Hay nói khác hơn là kĩ năng "tự mua vui cho bản thân" mà Tủn dạy, mình đã phần nào áp dụng được để có thể sống sót trong 3 tháng ở Lờ A Tê. Thực lòng cảm ơn Tủn.
2. Tò mò về "Anh sếp người Singapore thân thiện" và học cách người Sing họ làm việc thế nào
Mình bắt đầu thân hơn với Ander (ông sếp - gọi tắt là A) sau vài lần ổng nhờ mình test mấy cái app cộng trừ nhân chia gì đó của ổng. Rồi sau đó thành assistant cho ổng trong mấy sự vụ như tuyển tutor teaching hoặc tìm mẫu ảnh cho ES, rồi đi tìm kiếm NPO để mở rộng hợp tác và làm partnership. Nói chung là học được nhiều từ A:
- Người Sing có tính cạnh tranh rất cao, và phân tầng xã hội dựa trên tri thức rất nhiều. Nếu bạn không cố gắng, bạn sẽ bị bỏ lại. Cuộc đua khốc liệt...
- Mọi thứ ở Sing đều rất minh bạch, có luật pháp hẳn hoi, và ai làm gì sai thì sẽ bị phạt.
- Tương tự, người Sing cũng khá thẳng thắn. Như cách A nói là nếu làm tốt thì sẽ khen, và làm sai thì sẽ chê, tuyệt đối không lie. Cách làm việc và cách giao tiếp straightforward đó giúp mình thấy nhẹ lòng hơn khi làm việc, ko phải đoán già đoán non xem ý người đối diện thế nào.
Nhưng như chị Duyên từng nói: Ông này là dạng người mà mình sẽ không biết ổng đang nghĩ gì.
Mình vẫn đề phòng...
- Học được cách set KPI (Key performance indicator) cho mỗi task. Tức là đặt target result cho mỗi task, để qua đó xem mình làm việc hiệu quả đến đâu
- Học được cách sắp xếp công việc và be professional. A là một ví dụ điển hình về sự professional in business communication. Còn cách quản lý công việc này kia thì mình không bàn tới, vì mình chưa quan sát đủ nhiều để có thể đưa ra nhận xét.
- Và dù cho sếp có sai thì bạn cũng đừng nên cau mày này nọ, tỏ thái độ với sếp, chỉ tổ thiệt bạn thôi. Đó là bài học rút ra sau khi bà HR supervisor của mình cãi nhau với A và A quá bực mình đã bỏ về bàn làm việc kèm theo lời nhắn nhủ qua skype với mình lúc đó là:
"Mày rút kinh nghiệm từ nó á, sau này đi làm, có vấn đề gì thì cũng phải từ từ nói, không được bộc ra liền cái emotion ra kiểu vậy. Như vậy rất là unprofessional"
- A bảo mình: "Mày đừng đi làm HR, không có cơ hội thăng tiến đâu". Bữa đó, nhớ ngồi nói chuyện với A, ổng cứ vò đầu bứt tóc không thể hiểu nổi tại sao mình lại chọn đi con đường HR, mà theo ổng là ko nhiều cơ hội thăng tiến và nhàm chán. Mình lúc đó (và có lẽ cho đến bây giờ) - cũng chưa thể khẳng định mình không hợp với HR. Trải nghiệm của mình chưa đủ để trả lời. Nhưng mình biết, mình rất sợ giấy tờ - 1 phần trong công việc HR
- Kết thúc kì thực tập, A offer cho mình vị trí Business Development Managers và hạn mình phải trả lời trong vòng 4 ngày.
4 ngày đó là 4 ngày quay cuồng, với bao nhiêu câu hỏi, bao nhiêu đáp án. Mình tìm đến rất nhiều người để hỏi lời khuyên, và ngồi vạch ra điểm trừ và điểm cộng của vị trí này. Rồi rốt cuộc mình từ chối lời offer đó của A. Lúc đó A okay rất nhanh sau khi mình nói, làm mình có chút bất ngờ
Ai dè đến hôm sau gặp S, co-leader của ES thì mới hóa ra là A rất tiếc khi ko giữ mình lại làm việc được.
Ngày làm việc cuối cùng của mình, A gửi mình chút tiền cảm ơn những nỗ lực và công sức mình bỏ qua trong thời gian qua giúp A - gọi là bonus. Và tha thiết hỏi chúng ta ko còn cơ hội hợp tác chung với nhau nữa ah ? Rồi cố gắng vò đầu bứt tay tùm lum options, để tìm cách nào giữ mình lại.
Rồi rốt cuộc mình làm coordinator cho A, chuyên chịu trách nhiệm set up các cuộc meeting cho A với các NPO để xác lập mối quan hệ partnership. Tất cả mình làm việc online, nên cũng linh hoạt thời gian và đỡ bị gò bó hơn khi ko phải đến văn phòng ngồi làm 8 tiếng/ ngày.
Mình không biết với cái task này, mình sẽ có thể làm đến đâu, và nếu fail thì A sẽ cư xử thế nào. Trước mắt, luôn thấy A tạo điều kiện tốt nhất để giữ mình lại làm việc. Và mình trân trọng điều đó.
Lời đề nghị của A còn làm mình băn khoăn hơn cả về chính bản thân mình. Mình có yếu tố j mà A dám giao vị trí Business Development cho mình, và đi ra ngoài ngoại giao....Và mình phải đi tìm câu trả lời đằng sau câu hỏi : "Bản thân mình có những khả năng gì? "
Khi trả lời được câu hỏi đó rồi, mình sẽ tìm được nghề nghiệp phù hợp hơn....
Và chặng hành trình vẫn còn rất rất dài......
Nhớ câu nói của bé Duy bên project của Rờ Bờ Xờ khi mình cùng nó đi khuân vác gạo làm charity cho Rờ Bờ Xờ:
"Người ta hay có câu "Kẻ mạnh thì thắng, kẻ yếu thì chết". Đó là quy luật của tự nhiên rồi. Nhưng sau này em mới nghiệm ra một câu khác đúng hơn nhiều "Thằng nào thích nghi thì thằng đó sống" "
Câu này rất đúng....Nó làm tôi giật mình...
Trong một môi trường đang có khá nhiều sự thay đổi, và việc nhảy việc là bình thường, cũng như nhanh chóng linh hoạt thay đổi bản thân để thích nghi với sự thay đổi là yếu tố CẦN để có thể sống sót, kiếm chút tiền nuôi sống bản thân.
Tôi không thể mang mãi cái tư tưởng "Compassion" trong thế giới NPO để buộc mình hay 1 ai đó gắn kết lâu dài với 1 công ty trong thế giới Business.
Và tôi cũng càng không thể bắt ép bản thân mình phải tìm một công việc nào đó để gắn bó 30 mấy năm như ba tôi từng làm ngày xưa.
Thời thế thay đổi rồi...Những câu chuyện về các công ty nhà nước, những sở ngành, những mối tình thân, rồi cũng phai nhạt đi theo thời gian. Có chăng là mình cố giữ những người bạn tri kỉ bên cạnh mình, quan tâm họ nhiều nhất có thể. Vì có duyên lắm mới gặp được nhau và đi cùng với nhau trong những mốc quan trọng của cuộc đời.
Viết đến đây, tôi chợt nhớ, chợt thương những Tủn, Đờ Mờ Tờ, Linh, Linh nhà, chị Mai, chị Thi, chị Ngân FStone và vô vàn những người bạn khác nữa. Họ đã có mặt lúc tôi cần họ nhất, đã kiên nhẫn cùng tôi đi qua khó khăn. Và tôi chỉ muốn gom họ lại trong một vòng tròn duy nhất - vòng tròn "Tri kỉ" - Tôi trân trọng họ.
2015 - có lẽ là một năm đầy biến động và nhiều thách thức đối với tôi - vừa căng thẳng, nhưng cũng vừa thú vị. Tôi loay hoay giữa rất nhiều ngã rẽ, giữa rất nhiều sự lựa chọn và buộc phải đưa ra quyết định sẽ ảnh hưởng đến cuộc đời mình. Đồng thời tôi khám phá ra nhiều khía cạnh của chính bản thân hơn. Tôi ngạc nhiên, à ố với những phát hiện ấy. Tôi ngửa mặt lên trời mà cười vì trong chặng hành trình tuổi trẻ, điều thú vị nhất là được khám phá ra bản thân mình là ai.
Vẫn còn 8 tháng nữa mới kết thúc 2015, và tất cả bây giờ chỉ mới bắt đầu. Tôi không dám trông mong bất cứ điều gì xa xôi, chỉ mong mình đủ bản lĩnh, nghị lực và sự sáng suốt để có thể đưa ra quyết định cuối cùng.
Mong những người tôi thương yêu sẽ hạnh phúc và sống khỏe trong năm nay.
Đó là lời cầu chúc an lành nhất từ đáy lòng tôi gửi cho họ :)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét