My photos
Tổng số lượt xem trang
Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015
Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015
Để yêu một người cần rất nhiều cố gắng
để yêu một người cần rất nhiều cố gắng…
Từ những năm tháng tuổi trẻ cuồng nhiệt
và tha thiết, tôi trôi qua trái tim mình ngày một cứng cỏi hơn. Nhưng có
một điều không chút nào thay đổi là sự hồn nhiên ngày càng trở nên cứng
đầu. Tôi hồn nhiên yêu bằng niềm say mê tin tưởng rằng ở đời phải cho
mới dám nhận, phải thương mới dám yêu. Tôi cũng dần nhận ra rằng, để yêu
một người cần rất nhiều cố gắng…
Để yêu một người quả thật cần rất nhiều
cố gắng, quan trọng nhất là cố gắng dẹp bỏ bản thân mình. Yêu một ai đó
là sẻ chia khoảng không gian cá nhân vốn hẹp giữa đời bon chen để thấy
thênh thang một trái tim mở rộng. Giữa những chiều ngược xuôi của tiền
cơm gạo áo, của xã hội ảo mối quan hệ thật, của những cái bắt tay xã
giao nhiều hơn cái nắm tay chia sẻ, người ta hay băn khoăn lắm. Có nên
vì yêu một ai đó mà rời bỏ vài điều vốn dĩ thói quen, nhất là thói quen
cưng chiều bản thân lão luyện.
Yêu một ai đó là dẹp bỏ nhỏ nhen để có
thể lắng nghe nhiều hơn bằng câu chuyện của chính người. Yêu một ai đó
là biết cãi nhau vì một tương lai chung đẹp hơn chứ không vì cái Tôi để
chiến thắng. Yêu một ai đó cần rất nhiều cố gắng để quân bình “anh anh”
với “tôi tôi”. Yêu một ai đó cần nhiều cố gắng để “tranh nhau nghe” chứ
không còn “tranh nhau kể lể”. Yêu một ai đó, phải cố gắng rất nhiều. Mà
bản ngã tự trong mình đâu phải một hai ngày là nhường nhịn nên thế nào
cũng có tranh chấp cãi vã, thế nào cũng có giận hờn “anh không hiểu
tôi?” rồi suy bậy hỏi bừa “anh có yêu tôi không?”. Phụ nữ khờ nhất là
hỏi đàn ông cạnh mình câu đó. Có lẽ suốt đời họ luôn cần một sự khẳng
định để ủi an trái tim yếu đuối mau quên của họ, nhưng đừng dựa vào câu
trả lời (thường buộc phải thế) của đàn ông làm bàn tựa vững cho tình yêu
của mình. Lời nói vốn gió bay, người nói thường không chủ ý làm đau
lòng bằng sự tổn thương ngôn ngữ, nhưng chút gợn lừa dối nào trong mắt
cũng được đàn bà lấp liếm đi bằng âm thanh câu chữ quen thuộc đó. Và họ
sẽ rơi vào bẫy ngôn từ. Họ sẽ sa lưới vào mê hồn trận, đến tận khi đổ vỡ
vẫn bứt tóc nước mắt lưng tròng, sao người từng nói yêu em… Ừ thì, yêu
một người cần rất nhiều cố gắng. Một sự cố gắng tỉnh táo trong những lúc
cần tỉnh táo nhất.
Yêu một ai đó là biết tôn trọng hai tiếng
“chia tay”. Đây là một sự cố gắng nữa về mặt bản ngã. Khi đã quá quen
thuộc cùng nhau nhịp đập sớm chiều, quá hiểu tiếng chuông điện thoại lúc
11 giờ khuya người sẽ nói ngủ ngon, quá quen hồi chuông báo thức sáng
từ một số điện thoại thuộc từng vị trí con số, quá quen kiểu ăn uống
cười nói, quá hiểu những câu chuyện và nhân vật trong chuyện hằng ngày,
người ta bắt đầu nghĩ rằng người kia đang phụ thuộc mình. Để yêu một
người cần cố gắng kềm chế những cơn cuồng nộ mà không dùng hai chữ “chia
tay” để nói cho đã miệng. Tôi từng biết một cặp đôi chia tay nhau gần
năm mươi lần trong năm, mà kiểu chia tay nào cũng có. Từ dữ dội, một cái
tát, một câu chửi thề, một cú sập cửa, một cái dập máy điện thoại, một
câu nhẹ như hơi thở… họ chia tay nhau vài hôm thì lại như cũ. Tôi tự hỏi
đằng sau câu chuyện này chắc có nhiều vết sẹo. Những vết sẹo kéo ánh
sáng yêu thương về phía ích kỷ, kéo tình yêu vào tay thử thách nỗi buồn
và sự buộc ràng, kéo cả những điều đẹp đẽ cuối cùng thành vết dao găm.
Họ có thể nghiện cảm giác mọi thứ tiêu cực bàng hoàng rồi lại về với
nhau mãnh liệt. Nhưng tất cả đều có giới hạn của nó. Lâu dần những cảm
xúc trơn tuột đi, hai tiếng “chia tay” được coi như vũ khí đấu tranh
bỗng trở thành một sự chán nản. Đổ vỡ nếu không là chia lìa, có lẽ cũng
sẽ là ngọn roi quất rát vào trái tim cảm xúc, có lẽ cũng sẽ là những mòn
mỏi của cái gọi là tình yêu. Nếu không tôn trọng hai tiếng “chia tay”,
người ta rơi tõm vào sầu bi tự tạo. “Chia tay” là một động từ đau đớn
không nên lạm dụng, và khi đã nói xin đừng hoa cỏ trời mây non nước lý
do, tất cả đằng sau hai chữ này đều khô héo cả. Tình yêu khi đó sẽ được
xếp vào ngăn kỷ niệm. Anh, và em sẽ vẫn còn tôn trọng nhau vì chút tình
sót lại…
Tôi biết rằng mỗi người là một thực thể
riêng biệt, nên tôi coi việc hai cá thể khác văn hóa, khác lối sống,
khác cách cư xử, khác hành động… sống cùng nhau dưới một mái nhà ở cuộc
đời này là điều vô cùng kỳ diệu. Họ không phải thay đổi hoàn toàn những
gốc rễ đã có nhưng lại hòa vào nhau ngọt đắng mặn cay để thương yêu bền
bỉ. Họ phải hòa hợp nhau ở những khoảng lớn hơn cái tôi. Họ phải có
nhiều tiếng cười hơn nước mắt. Họ phải chú tâm nhẫn nại tìm hiểu và
tương kính đối phương tới cuối cuộc tình. Đời dài đâu mấy bữa cơm họp
mặt, có được một người thương yêu đi cùng mình trên đoạn đường tạm này
quả là hạnh phúc lớn lao. Nên nếu tìm ra một người mình cảm thấy rung
động và mong ước sống cùng, tôi thiết tha ước mơ bạn có đủ nghị lực và
nồng nhiệt, để học cách cố gắng trân trọng yêu thương, để học cách hiểu
được tình yêu không là tay lồng vào tay xác thịt, đó còn là một dặm
trường thử thách, mà hoa nở trong tim thơm ngát đủ để nuôi sống nụ cười
bạn luôn như thời tuổi trẻ rực rỡ, không bao giờ tàn lụi nếu còn có tình
yêu…
Xin nhớ dùm cho, để yêu một người cần rất nhiều cố gắng…
[phiên nghiên. tháng chín hai ngàn mười hai. gửi những người đang yêu nhau]
Ngồi nhìn lại
Lúc này, chợt giật mình nhận ra, thời điểm của hơn 1 năm về trước lại lặp lại 1 lần nữa. Thời điểm mà làm cái gì cũng hỏng, nghĩ cái gì cũng sai, không có cái gì là đúng cả. Thời điểm đó, hạn chế đừng nên làm gì ảnh hưởng đến những người xung quanh mình...Vậy mà bữa giờ....ăn hại tùm lum...Thấy nản những vòng tròn xô đẩy, những cuộc trò chuyện khiên cưỡng, những sự đốc thúc theo lề lói. Bất lực hay bất cần cũng chả rõ.
Đêm qua nằm nghe mưa rơi, lật lại những tin nhắn cũ mình ưu ái lưu vào mục "Thư mục riêng", mới nhận ra mình đã bỏ sót những gì. Có những tin nhắn, ngày đó, chỉ dám đọc đúng 3s rồi đóng. Giờ ngồi đọc lại, nghe xót ruột xót gan cho bạn mình vì bị cái tính cà tưng của mình làm đau mấy bận.....Xin lỗi hoài cũng không hết cho hành động của một đứa quá phức tạp, khó hiểu, cà tưng như mình....Thế nên tạm lùi xa lại, cho bạn được thở bầu không khí trong lành hơn khi không có mình...Hi vọng bạn đỡ mệt mỏi hơn khi bớt được cục gánh nặng như mình...
Dành riêng cho bạn Đờ Mờ Tờ...
Đêm qua nằm nghe mưa rơi, lật lại những tin nhắn cũ mình ưu ái lưu vào mục "Thư mục riêng", mới nhận ra mình đã bỏ sót những gì. Có những tin nhắn, ngày đó, chỉ dám đọc đúng 3s rồi đóng. Giờ ngồi đọc lại, nghe xót ruột xót gan cho bạn mình vì bị cái tính cà tưng của mình làm đau mấy bận.....Xin lỗi hoài cũng không hết cho hành động của một đứa quá phức tạp, khó hiểu, cà tưng như mình....Thế nên tạm lùi xa lại, cho bạn được thở bầu không khí trong lành hơn khi không có mình...Hi vọng bạn đỡ mệt mỏi hơn khi bớt được cục gánh nặng như mình...
Dành riêng cho bạn Đờ Mờ Tờ...
Viết trong đêm
Đêm không ngủ được, ngồi dậy viết:
1. Ước mơ mang "Youth empowerment" và "Personal development" đến những tỉnh thành khác của Việt Nam:
Nghe có vẻ mơ lớn, nhưng đó có lẽ là lần đầu tiên trong đời, tôi mơ một điều gì đó to lớn cho cái đất nước hình chữ S này. Nói trắng ra, đến thời điểm này, nó vẫn chỉ là một pop-up idea trong đầu tôi, hoàn toàn chưa vạch rõ con đường, cách thức hoạt động ra sao. Tôi chỉ mới nghĩ.....
Chuyện là, những tháng ngày làm ở S to S, tôi được thẩm thấu nhiều hơn về văn hóa Service Learning, về Youth Empowerment, về Education và how Education can change one person's life.
Tôi được hấp thụ những tinh hoa đó, rồi dịp lễ 30/4, 1/5 này, được về quê ở Tây Ninh nghỉ lễ hẳn 1 tuần, tôi chợt giật mình nhận ra, mình chưa làm gì cho chính mảnh đất nơi mình sinh ra.
Đồng ý rằng ngày tôi rời nơi này ra đi, trong lòng tôi chỉ biết ơn vài người thầy, người cô tôi thực sự nể phục, vì họ đã mang đến ánh sáng thay đổi cuộc đời tôi trong nhận thức và trong lối suy nghĩ. Ngoài ra, tôi chán ghét Tây Ninh vì những kỉ niệm không vui ở đây.
Rồi hôm nay, đợt lễ này, tôi giật mình nhìn lại, ngày đó, chắc có lẽ nhờ sự thiếu thốn khi ở quê, nhờ những kỉ niệm không vui đó, mà tôi mới nỗ lực hết sức để chạy như vậy, để tìm và thậm chí là tự tạo ra cơ hội cho mình. Rồi tôi tự hỏi, những đứa trẻ ở quê tôi bây giờ ra sao? Chúng có đang giống tôi ngày xưa không? Cũng chật vật thì thiếu nguồn thông tin, thiếu phương pháp, thiếu người truyền lửa, định hướng đến thế nào.
Thế là tôi quyết đinh quay về, và tìm thử xem mình có thể làm gì cho người trẻ trên chính mảnh đất của mình. Tôi nhận được nhiều, giờ nên trao đi.
Tinh thần "Pay it forward" tôi được dạy, đã đến lúc áp dụng.
Khi nhìn vào thị trường, có thể thấy, mảng phát triển kĩ năng mềm, và phát triển bản thân vẫn còn chưa nhiều người khai thác ở các tỉnh, tại sao không có một chương trình giảng dạy nào đó, giống như "portable education" để có thể duplicate ra nhiều tỉnh ở Việt Nam hơn nữa. Internet giờ đã phủ sóng rất nhiều nơi, nhưng việc có Internet không đồng nghĩa với việc anh có thể biết cách tìm những thông tin đúng và đủ cho sự phát triển của bản thân mình.
Nếu được ở lại Việt Nam lâu hơn, tôi hi vọng mình sẽ làm được điều gì đó như thế....
***Chuyện bên lề:
Hôm nay về gặp lại chị Diễm, chị họ của tôi, có lẽ do tuổi tác chúng tôi cách nhau không khá xa, nên dễ dàng tâm sự với nhau hơn. Chị hỏi về những băn khoăn chọn ngành nghề của tôi, chị nói về xu thế bây giờ, bọn trẻ con nó sớm biết điều mình thích vì cha mẹ không áp đặt nữa, thay vì chọn cho con, thì cha mẹ phải hỏi là: "Con thích gì?". Những câu hỏi như thế góp phần giúp trẻ hiểu bản thân mình hơn, đồng thời có định hướng rõ ràng hơn cho tương lai.
Tôi nghĩ ừ đúng thật, cách giáo dục mỗi thế hệ mỗi khác, có những luồng tư tưởng bị chi phối bởi yếu tố khách quan ngày xưa, nhưng nếu đem vào thời này, thì không còn đúng nữa. Lỗi đó, không phải do cha mẹ mình, mà là do bối cảnh ngày xưa nó thế.
Trò chuyện với chị, tôi hỏi thêm nay chuỗi cửa hàng bán accessories cho teen của chị mở rộng đến đâu rồi. Chị bảo đã có 10 chi nhánh ở mấy tỉnh rồi. Tôi mừng vì thành công của chị. Chị là một entrepreneur, cũng có những va vấp trong lần đầu lập nghiệp, nhưng giờ chuỗi cửa hàng của chị đã phát triển mạnh, minh chứng cho tinh thần entrepreneur đó....Con đường chông gai nhưng cũng đầy quả ngọt.
Tôi kể chị nghe về những gì mình đã làm tại S to S, cảm giác CREATIVITY và FREEDOM ra sao khi được tự tay tạo ra những sản phẩm và chuyển đến cho độc giả. Chị cũng gật gù bảo uh phân khúc thị trường về phát triển kĩ năng mềm và phát triển bản thân ở các tỉnh còn thiếu lắm, chưa có ai làm hết. Với cả, nếu là giáo dục, thì người ta sẽ sẵn sàng bỏ tiền ra để đầu tư với ít sự ngần ngại hơn. Vì họ muốn lo cho tương lai con họ, nên vì tình thương họ sẽ không suy tính nhiều như những thứ khác. Đó là lập luận dưới góc độ một nhà kinh tế
Còn dưới góc độ là một nhà hoạt động cộng đồng, thì giáo dục chính là chìa khóa của sự thay đổi. Tôi ấn tượng với câu nói trong Be Change Agent năm nay (2015): "........."
Và đầu tư vào giáo dục, nhất là giáo dục con người thì không bao giờ là lãng phí cả. Đó cũng là một cách ươm mầm, từ đó góp phần lan tỏa ra trong tương lai.
2. Về ngoại:
Hôm nay về ngủ với ngoại 2 đêm. Ngoại già rồi, đêm nào cũng phải có người ngủ chung canh chừng. Ngoại thấy mình về thì mừng lắm, mắt lấp lánh vui. Ngoại còn bảo ngoại thay ga giường cho mình nằm rồi, cái ga giường này hồi đó con thích nằm nè, ngoại nhớ nên thay cho con nằm. Mình cảm động không biết nói gì. Hồi mình còn học lớp 7, lớp 8 ở trường MĐC dưới Hòa Thành, trưa nào cũng chạy về nhà ngoại ngủ ké, trưa lại được chị Linh (cậu 6) đèo vào trường học tiếp, tối lại đi học thêm. Những năm tháng cấp 2 đó, mình toàn ở ngoại là chủ yếu. Cũng 8 năm trôi qua rồi, vậy mà ngoại vẫn nhớ đứa cháu này thích gì....dù mình chẳng mấy khi có dịp về thăm ngoại kể từ lúc lên SG học đến giờ.
Về quê, lúc nào cũng bộn bề suy nghĩ, lòng cảm động nhiều khi đến phát khóc, mà không khóc được, vẫn phải giăng nụ cười lên cho những người yêu thương mình thấy an lòng.
Về quê, như là cởi bỏ hết giáp sắt gồng mình chiến đấu trên thành phố, để được là đứa con đúng nghĩa trong một gia đình nề nếp đạo đức của ông bà ngoại.
Về quê, lúc nào cũng cảm động không nói nên lời....
Thôi, viết thế thỏa rồi....Gấp laptop đi ngủ vậy......
1. Ước mơ mang "Youth empowerment" và "Personal development" đến những tỉnh thành khác của Việt Nam:
Nghe có vẻ mơ lớn, nhưng đó có lẽ là lần đầu tiên trong đời, tôi mơ một điều gì đó to lớn cho cái đất nước hình chữ S này. Nói trắng ra, đến thời điểm này, nó vẫn chỉ là một pop-up idea trong đầu tôi, hoàn toàn chưa vạch rõ con đường, cách thức hoạt động ra sao. Tôi chỉ mới nghĩ.....
Chuyện là, những tháng ngày làm ở S to S, tôi được thẩm thấu nhiều hơn về văn hóa Service Learning, về Youth Empowerment, về Education và how Education can change one person's life.
Tôi được hấp thụ những tinh hoa đó, rồi dịp lễ 30/4, 1/5 này, được về quê ở Tây Ninh nghỉ lễ hẳn 1 tuần, tôi chợt giật mình nhận ra, mình chưa làm gì cho chính mảnh đất nơi mình sinh ra.
Đồng ý rằng ngày tôi rời nơi này ra đi, trong lòng tôi chỉ biết ơn vài người thầy, người cô tôi thực sự nể phục, vì họ đã mang đến ánh sáng thay đổi cuộc đời tôi trong nhận thức và trong lối suy nghĩ. Ngoài ra, tôi chán ghét Tây Ninh vì những kỉ niệm không vui ở đây.
Rồi hôm nay, đợt lễ này, tôi giật mình nhìn lại, ngày đó, chắc có lẽ nhờ sự thiếu thốn khi ở quê, nhờ những kỉ niệm không vui đó, mà tôi mới nỗ lực hết sức để chạy như vậy, để tìm và thậm chí là tự tạo ra cơ hội cho mình. Rồi tôi tự hỏi, những đứa trẻ ở quê tôi bây giờ ra sao? Chúng có đang giống tôi ngày xưa không? Cũng chật vật thì thiếu nguồn thông tin, thiếu phương pháp, thiếu người truyền lửa, định hướng đến thế nào.
Thế là tôi quyết đinh quay về, và tìm thử xem mình có thể làm gì cho người trẻ trên chính mảnh đất của mình. Tôi nhận được nhiều, giờ nên trao đi.
Tinh thần "Pay it forward" tôi được dạy, đã đến lúc áp dụng.
Khi nhìn vào thị trường, có thể thấy, mảng phát triển kĩ năng mềm, và phát triển bản thân vẫn còn chưa nhiều người khai thác ở các tỉnh, tại sao không có một chương trình giảng dạy nào đó, giống như "portable education" để có thể duplicate ra nhiều tỉnh ở Việt Nam hơn nữa. Internet giờ đã phủ sóng rất nhiều nơi, nhưng việc có Internet không đồng nghĩa với việc anh có thể biết cách tìm những thông tin đúng và đủ cho sự phát triển của bản thân mình.
Nếu được ở lại Việt Nam lâu hơn, tôi hi vọng mình sẽ làm được điều gì đó như thế....
***Chuyện bên lề:
Hôm nay về gặp lại chị Diễm, chị họ của tôi, có lẽ do tuổi tác chúng tôi cách nhau không khá xa, nên dễ dàng tâm sự với nhau hơn. Chị hỏi về những băn khoăn chọn ngành nghề của tôi, chị nói về xu thế bây giờ, bọn trẻ con nó sớm biết điều mình thích vì cha mẹ không áp đặt nữa, thay vì chọn cho con, thì cha mẹ phải hỏi là: "Con thích gì?". Những câu hỏi như thế góp phần giúp trẻ hiểu bản thân mình hơn, đồng thời có định hướng rõ ràng hơn cho tương lai.
Tôi nghĩ ừ đúng thật, cách giáo dục mỗi thế hệ mỗi khác, có những luồng tư tưởng bị chi phối bởi yếu tố khách quan ngày xưa, nhưng nếu đem vào thời này, thì không còn đúng nữa. Lỗi đó, không phải do cha mẹ mình, mà là do bối cảnh ngày xưa nó thế.
Trò chuyện với chị, tôi hỏi thêm nay chuỗi cửa hàng bán accessories cho teen của chị mở rộng đến đâu rồi. Chị bảo đã có 10 chi nhánh ở mấy tỉnh rồi. Tôi mừng vì thành công của chị. Chị là một entrepreneur, cũng có những va vấp trong lần đầu lập nghiệp, nhưng giờ chuỗi cửa hàng của chị đã phát triển mạnh, minh chứng cho tinh thần entrepreneur đó....Con đường chông gai nhưng cũng đầy quả ngọt.
Tôi kể chị nghe về những gì mình đã làm tại S to S, cảm giác CREATIVITY và FREEDOM ra sao khi được tự tay tạo ra những sản phẩm và chuyển đến cho độc giả. Chị cũng gật gù bảo uh phân khúc thị trường về phát triển kĩ năng mềm và phát triển bản thân ở các tỉnh còn thiếu lắm, chưa có ai làm hết. Với cả, nếu là giáo dục, thì người ta sẽ sẵn sàng bỏ tiền ra để đầu tư với ít sự ngần ngại hơn. Vì họ muốn lo cho tương lai con họ, nên vì tình thương họ sẽ không suy tính nhiều như những thứ khác. Đó là lập luận dưới góc độ một nhà kinh tế
Còn dưới góc độ là một nhà hoạt động cộng đồng, thì giáo dục chính là chìa khóa của sự thay đổi. Tôi ấn tượng với câu nói trong Be Change Agent năm nay (2015): "........."
Và đầu tư vào giáo dục, nhất là giáo dục con người thì không bao giờ là lãng phí cả. Đó cũng là một cách ươm mầm, từ đó góp phần lan tỏa ra trong tương lai.
2. Về ngoại:
Hôm nay về ngủ với ngoại 2 đêm. Ngoại già rồi, đêm nào cũng phải có người ngủ chung canh chừng. Ngoại thấy mình về thì mừng lắm, mắt lấp lánh vui. Ngoại còn bảo ngoại thay ga giường cho mình nằm rồi, cái ga giường này hồi đó con thích nằm nè, ngoại nhớ nên thay cho con nằm. Mình cảm động không biết nói gì. Hồi mình còn học lớp 7, lớp 8 ở trường MĐC dưới Hòa Thành, trưa nào cũng chạy về nhà ngoại ngủ ké, trưa lại được chị Linh (cậu 6) đèo vào trường học tiếp, tối lại đi học thêm. Những năm tháng cấp 2 đó, mình toàn ở ngoại là chủ yếu. Cũng 8 năm trôi qua rồi, vậy mà ngoại vẫn nhớ đứa cháu này thích gì....dù mình chẳng mấy khi có dịp về thăm ngoại kể từ lúc lên SG học đến giờ.
Về quê, lúc nào cũng bộn bề suy nghĩ, lòng cảm động nhiều khi đến phát khóc, mà không khóc được, vẫn phải giăng nụ cười lên cho những người yêu thương mình thấy an lòng.
Về quê, như là cởi bỏ hết giáp sắt gồng mình chiến đấu trên thành phố, để được là đứa con đúng nghĩa trong một gia đình nề nếp đạo đức của ông bà ngoại.
Về quê, lúc nào cũng cảm động không nói nên lời....
Thôi, viết thế thỏa rồi....Gấp laptop đi ngủ vậy......
Thứ Ba, 28 tháng 4, 2015
Are you Emotional intelligent? (Entrepreneur article)
Are You Emotionally Intelligent? Here's How to Know for Sure.
Today's Most Read
4 Entrepreneurs Behind Billion-Dollar Companies Share Their Secrets to Success
The Best and Worst Cities to Launch a Business
How Successful People Overcome Toxic Bosses
4 Smart Money Habits to Help You Earn Your First Million Dollars
Why You Should Never Take Your Smartphone to Bed
Image credit:
jeffsmallwood| Flickr
LinkedIn Influencer, Dr. Travis Bradberry, published this post originally on LinkedIn.
When emotional intelligence (EQ) first appeared to the masses, it served as the missing link in a peculiar finding: people with average IQs outperform those with the highest IQs 70% of the time. This anomaly threw a massive wrench into the broadly held assumption that IQ was the sole source of success.
Decades of research now point to emotional intelligence as being the critical factor that sets star performers apart from the rest of the pack. The connection is so strong that 90% of top performers have high emotional intelligence.
Emotional intelligence is the “something” in each of us that is a bit intangible. It affects how we manage behavior, navigate social complexities, and make personal decisions to achieve positive results.
Despite the significance of EQ, its intangible nature makes it very difficult to know how much you have and what you can do to improve if you’re lacking. You can always take a scientifically validated test, such as the one that comes with theEmotional Intelligence 2.0 book.
Unfortunately, quality (scientifically valid) EQ tests aren’t free. So, I’ve analyzed the data from the million-plus people TalentSmart has tested in order to identify the behaviors that are the hallmarks of a high EQ. What follows are sure signs that you have a high EQ.
People with high EQs master their emotions because they understand them, and they use an extensive vocabulary of feelings to do so. While many people might describe themselves as simply feeling “bad,” emotionally intelligent people can pinpoint whether they feel “irritable,” “frustrated,” “downtrodden,” or “anxious.” The more specific your word choice, the better insight you have into exactly how you are feeling, what caused it, and what you should do about it.
Related: The 6 Secrets of Self-Control (LinkedIn)
Related: Caffeine: The Silent Killer of Success (LinkedIn)
When emotional intelligence (EQ) first appeared to the masses, it served as the missing link in a peculiar finding: people with average IQs outperform those with the highest IQs 70% of the time. This anomaly threw a massive wrench into the broadly held assumption that IQ was the sole source of success.
Decades of research now point to emotional intelligence as being the critical factor that sets star performers apart from the rest of the pack. The connection is so strong that 90% of top performers have high emotional intelligence.
Emotional intelligence is the “something” in each of us that is a bit intangible. It affects how we manage behavior, navigate social complexities, and make personal decisions to achieve positive results.
Despite the significance of EQ, its intangible nature makes it very difficult to know how much you have and what you can do to improve if you’re lacking. You can always take a scientifically validated test, such as the one that comes with theEmotional Intelligence 2.0 book.
Unfortunately, quality (scientifically valid) EQ tests aren’t free. So, I’ve analyzed the data from the million-plus people TalentSmart has tested in order to identify the behaviors that are the hallmarks of a high EQ. What follows are sure signs that you have a high EQ.
You Have a Robust Emotional Vocabulary
All people experience emotions, but it is a select few who can accurately identify them as they occur. Our research shows that only 36% of people can do this, which is problematic because unlabeled emotions often go misunderstood, which leads to irrational choices and counterproductive actions.People with high EQs master their emotions because they understand them, and they use an extensive vocabulary of feelings to do so. While many people might describe themselves as simply feeling “bad,” emotionally intelligent people can pinpoint whether they feel “irritable,” “frustrated,” “downtrodden,” or “anxious.” The more specific your word choice, the better insight you have into exactly how you are feeling, what caused it, and what you should do about it.
You’re Curious about People
It doesn’t matter if they’re introverted or extroverted, emotionally intelligent people are curious about everyone around them. This curiosity is the product of empathy, one of the most significant gateways to a high EQ. The more you care about other people and what they’re going through, the more curiosity you’re going to have about them.You Embrace Change
Emotionally intelligent people are flexible and are constantly adapting. They know that fear of change is paralyzing and a major threat to their success and happiness. They look for change that is lurking just around the corner, and they form a plan of action should these changes occur.Related: The 6 Secrets of Self-Control (LinkedIn)
You Know Your Strengths and Weaknesses
Emotionally intelligent people don’t just understand emotions; they know what they’re good at and what they’re terrible at. They also know who pushes their buttons and the environments (both situations and people) that enable them to succeed. Having a high EQ means you know your strengths and you know how to lean into them and use them to your full advantage while keeping your weaknesses from holding you back.You’re a Good Judge of Character
Much of emotional intelligence comes down to social awareness; the ability to read other people, know what they’re about, and understand what they're going through. Over time, this skill makes you an exceptional judge of character. People are no mystery to you. You know what they’re all about and understand their motivations, even those that lie hidden beneath the surface.You Are Difficult to Offend
If you have a firm grasp of whom you are, it’s difficult for someone to say or do something that gets your goat. Emotionally intelligent people are self-confident and open-minded, which creates a pretty thick skin. You may even poke fun at yourself or let other people make jokes about you because you are able to mentally draw the line between humor and degradation.You Know How to Say No (to Yourself and Others)
Emotional intelligence means knowing how to exert self-control. You delay gratification, and you avoid impulsive action. Research conducted at the University of California, San Francisco, shows that the more difficulty that you have saying no, the more likely you are to experience stress, burnout, and even depression. Saying no is indeed a major self-control challenge for many people. “No” is a powerful word that you should not be afraid to wield. When it’s time to say no, emotionally intelligent people avoid phrases such as “I don’t think I can” or “I’m not certain.” Saying no to a new commitment honors your existing commitments and gives you the opportunity to successfully fulfill them.You Let Go of Mistakes
Emotionally intelligent people distance themselves from their mistakes, but do so without forgetting them. By keeping their mistakes at a safe distance, yet still handy enough to refer to, they are able to adapt and adjust for future success. It takes refined self-awareness to walk this tightrope between dwelling and remembering. Dwelling too long on your mistakes makes you anxious and gun shy, while forgetting about them completely makes you bound to repeat them. The key to balance lies in your ability to transform failures into nuggets of improvement. This creates the tendency to get right back up every time you fall down.You Give and Expect Nothing in Return
When someone gives you something spontaneously, without expecting anything in return, this leaves a powerful impression. For example, you might have an interesting conversation with someone about a book, and when you see them again a month later, you show up with the book in hand. Emotionally intelligent people build strong relationships because they are constantly thinking about others.You Don’t Hold Grudges
The negative emotions that come with holding onto a grudge are actually a stress response. Just thinking about the event sends your body into fight-or-flight mode, a survival mechanism that forces you to stand up and fight or run for the hills when faced with a threat. When the threat is imminent, this reaction is essential to your survival, but when the threat is ancient history, holding onto that stress wreaks havoc on your body and can have devastating health consequences over time. In fact, researchers at Emory University have shown that holding onto stress contributes to high blood pressure and heart disease. Holding onto a grudge means you’re holding onto stress, and emotionally intelligent people know to avoid this at all costs. Letting go of a grudge not only makes you feel better now but can also improve your health.You Neutralize Toxic People
Dealing with difficult people is frustrating and exhausting for most. High EQ individuals control their interactions with toxic people by keeping their feelings in check. When they need to confront a toxic person, they approach the situation rationally. They identify their own emotions and don’t allow anger or frustration to fuel the chaos. They also consider the difficult person’s standpoint and are able to find solutions and common ground. Even when things completely derail, emotionally intelligent people are able to take the toxic person with a grain of salt to avoid letting him or her bring them down.You Don’t Seek Perfection
Emotionally intelligent people won’t set perfection as their target because they know that it doesn’t exist. Human beings, by our very nature, are fallible. When perfection is your goal, you’re always left with a nagging sense of failure that makes you want to give up or reduce your effort. You end up spending your time lamenting what you failed to accomplish and what you should have done differently instead of moving forward, excited about what you've achieved and what you will accomplish in the future.You Appreciate What You Have
Taking time to contemplate what you’re grateful for isn’t merely the right thing to do; it also improves your mood because it reduces the stress hormone cortisol by 23%. Research conducted at the University of California, Davis, found that people who worked daily to cultivate an attitude of gratitude experienced improved mood, energy, and physical well-being. It’s likely that lower levels of cortisol played a major role in this.You Disconnect
Taking regular time off the grid is a sign of a high EQ because it helps you to keep your stress under control and to live in the moment. When you make yourself available to your work 24/7, you expose yourself to a constant barrage of stressors. Forcing yourself offline and even—gulp!—turning off your phone gives your body and mind a break. Studies have shown that something as simple as an e-mail break can lower stress levels. Technology enables constant communication and the expectation that you should be available 24/7. It is extremely difficult to enjoy a stress-free moment outside of work when an e-mail that will change your train of thought and get you thinking (read: stressing) about work can drop onto your phone at any moment.Related: Caffeine: The Silent Killer of Success (LinkedIn)
You Limit Your Caffeine Intake
Drinking excessive amounts of caffeine triggers the release of adrenaline, and adrenaline is the source of the fight-or-flight response. The fight-or-flight mechanism sidesteps rational thinking in favor of a faster response to ensure survival. This is great when a bear is chasing you, but not so great when you’re responding to a curt e-mail. When caffeine puts your brain and body into this hyper-aroused state of stress, your emotions overrun your behavior. Caffeine’s long half-life ensures you stay this way as it takes its sweet time working its way out of your body. High-EQ individuals know that caffeine is trouble, and they don’t let it get the better of them.You Get Enough Sleep
It’s difficult to overstate the importance of sleep to increasing your emotional intelligence and managing your stress levels. When you sleep, your brain literally recharges, shuffling through the day’s memories and storing or discarding them (which causes dreams) so that you wake up alert and clearheaded. High-EQ individuals know that their self-control, attention, and memory are all reduced when they don’t get enough—or the right kind—of sleep. So, they make sleep a top priority.You Stop Negative Self-Talk in Its Tracks
The more you ruminate on negative thoughts, the more power you give them. Most of our negative thoughts are just that—thoughts, not facts. When it feels like something always or never happens, this is just your brain’s natural tendency to perceive threats (inflating the frequency or severity of an event). Emotionally intelligent people separate their thoughts from the facts in order to escape the cycle of negativity and move toward a positive, new outlook.You Won’t Let Anyone Limit Your Joy
When your sense of pleasure and satisfaction are derived from the opinions of other people, you are no longer the master of your own happiness. When emotionally intelligent people feel good about something that they’ve done, they won’t let anyone’s opinions or snide remarks take that away from them. While it’s impossible to turn off your reactions to what others think of you, you don’t have to compare yourself to others, and you can always take people’s opinions with a grain of salt. That way, no matter what other people are thinking or doing, your self-worth comes from within.Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015
How you feel about yourself »
The Hermit
You may be feeling lonely at this time or going through a period of introspection. If you are struggling to find answers to your questions give it time, they will come. This is a time for prudence and patience.If you have been unwell this is a time for rest and recuperation.
Detachment from the everyday world to regain balance.
Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2015
To-do list
Viết ra đây kẻo quên....
1. Ôn bài Intro programming
2. Làm action plan E Vờ Gờ
3. Tìm NPO cho ES
4. Chuẩn bị recruitment plan và phân người phỏng vấn cho Rờ Bờ Xờ
1. Ôn bài Intro programming
2. Làm action plan E Vờ Gờ
3. Tìm NPO cho ES
4. Chuẩn bị recruitment plan và phân người phỏng vấn cho Rờ Bờ Xờ
Nomad Nguyễn Thiên Ngân - chị viết đúng và hay quá
Hôm nay, trên News Feed của tôi hiện ra dòng status của M. “Kathmandu vừa động đất kinh khủng. Tôi vẫn ổn”
M. là người bạn tôi gặp trong một hostel ở Beijing. Lúc đó tôi ở phòng mixed dorm, M. nằm ngay giường bên cạnh. Anh chàng người Anh gầy nhom, râu tóc rã rượi đó rất dễ thương. Anh ta nói chuyện với tất cả mọi người trong phòng, từ người cởi mở nhất đến người khó chịu nhất. Có anh ta, cái phòng dorm mù mịt sôi động hẳn lên.
M. nói tiếng Trung rất siêu. Anh học tiếng Trung có đến 6 năm. Mấy ngày tụi tôi đi chơi chung, lên tàu xe hay hàng quán, ai cũng hướng vào con nhỏ tóc đen da vàng bắn một tràng nghe như hát. Thế rồi, họ sững người khi nghe anh tóc vàng mắt xanh bắn lại một tràng lưu loát không kém, trong khi con nhỏ kia đực mặt ra như bò đội nón. Hồi xưa M. làm PR ở London. Sau đó anh hay đi đi về về Trung Quốc, làm nghề đi họp thuê. Mấy cuộc họp ở Beijing thời đấy vẫn chuộng có Tây ngồi vô. M. chỉ cần sắm bộ vest là vô tư hành nghề. Anh được gán cho các thể loại chức danh cao cấp “từ global” về, ngồi họp giả bộ nhíu mày, gật, bắt tay, xong. Họp xong có tiền thì lượn đi du lịch lòng vòng Trung Á. Có bữa tụi tôi đi ăn lẩu Tứ Xuyên về, ngang qua ô cửa kính cửa hàng nọ, thấy có con mèo lông vằn vện như con hổ, tôi gào lên thích thú. Mark nhún vai nói với tôi “Mày nên tỉnh táo. Ở cái xứ này, thứ gì gây ngưỡng mộ thì có thể là hàng giả. Ví dụ như cái cách tao hay ngồi trong hội nghị. Con mèo đó chắc bị xịt sơn” Thái độ M. không bao giờ tỏ ra bài xích gì cả. Anh chỉ nhắc tôi một sự thật.
M. rời Beijing sớm hơn tôi vài ngày. Trước khi đi, anh đưa cho tôi một cái chìa khoá. “Nomad ơi, mai không cần thuê xe đạp nữa đâu. Cho nè.”
Cái xe đạp M. để lại cho tôi là loại xe đạp gấp nhỏ nhỏ rất ngầu, màu đỏ, mới toanh. Lần nọ máy bị virus, tôi mất hết hình chụp ở Beijing, điều tiếc nhất là không còn giữ một tấm nào của chiếc xe đạp đáng yêu đó. Tôi lê lết các hutong ở Bắc Kinh trên chiếc xe đạp nhỏ, và yêu nó đến nỗi muốn xả ra mang về. Nhưng cuối cùng, vì lích kích lách cách, tôi tặng lại nó cho David. Sau đó David rời Bắc Kinh, để chiếc xe cho một người bạn.
Từ đó, mỗi lần nghe Bài “9 Million Bicycles in Beijing” là lòng tôi rộn lên một cái. Bởi tôi biết, giữa chín triệu cái xe đó, có một chiếc của mình. Theo Hoàng Tử Bé, thì tôi đã bị chiếc xe đạp đó cảm hoá. Tôi không còn nhìn những chiếc xe đạp ở Bắc Kinh như cách tôi từng nhìn nữa.
Chúng tôi là những đốm nhỏ trong hàng triệu triệu đốm nhỏ đang cần mẫn lang thang trên hành tinh này, gặp nhau một chuyến, vậy rồi đi. Tôi không biết những nhân duyên mình đã gặp rồi đi đâu, về đâu, họ có hạnh phúc không, họ còn mơ mộng chứ? Nhưng họ là mối dây vô hình để tôi thấy thân thuộc với từng góc của hành tinh này, để đau lòng khi nghe tin về một thảm hoạ, để hạnh phúc lây khi biết ở đâu đó tuyết vừa tan, mùa xuân lại đến…
Và để biết cầu nguyện, hy vọng những gì tốt đẹp nhất cho từng mét vuông mặt đất, từng tấc thước bầu trời. Vì tất cả những người tôi quý trọng hay thương mến đều đang ở đâu đó ngoài kia.
Cầu nguyện cho Nepal.
(Nomad Nguyễn Thiên Ngân)
M. là người bạn tôi gặp trong một hostel ở Beijing. Lúc đó tôi ở phòng mixed dorm, M. nằm ngay giường bên cạnh. Anh chàng người Anh gầy nhom, râu tóc rã rượi đó rất dễ thương. Anh ta nói chuyện với tất cả mọi người trong phòng, từ người cởi mở nhất đến người khó chịu nhất. Có anh ta, cái phòng dorm mù mịt sôi động hẳn lên.
M. nói tiếng Trung rất siêu. Anh học tiếng Trung có đến 6 năm. Mấy ngày tụi tôi đi chơi chung, lên tàu xe hay hàng quán, ai cũng hướng vào con nhỏ tóc đen da vàng bắn một tràng nghe như hát. Thế rồi, họ sững người khi nghe anh tóc vàng mắt xanh bắn lại một tràng lưu loát không kém, trong khi con nhỏ kia đực mặt ra như bò đội nón. Hồi xưa M. làm PR ở London. Sau đó anh hay đi đi về về Trung Quốc, làm nghề đi họp thuê. Mấy cuộc họp ở Beijing thời đấy vẫn chuộng có Tây ngồi vô. M. chỉ cần sắm bộ vest là vô tư hành nghề. Anh được gán cho các thể loại chức danh cao cấp “từ global” về, ngồi họp giả bộ nhíu mày, gật, bắt tay, xong. Họp xong có tiền thì lượn đi du lịch lòng vòng Trung Á. Có bữa tụi tôi đi ăn lẩu Tứ Xuyên về, ngang qua ô cửa kính cửa hàng nọ, thấy có con mèo lông vằn vện như con hổ, tôi gào lên thích thú. Mark nhún vai nói với tôi “Mày nên tỉnh táo. Ở cái xứ này, thứ gì gây ngưỡng mộ thì có thể là hàng giả. Ví dụ như cái cách tao hay ngồi trong hội nghị. Con mèo đó chắc bị xịt sơn” Thái độ M. không bao giờ tỏ ra bài xích gì cả. Anh chỉ nhắc tôi một sự thật.
M. rời Beijing sớm hơn tôi vài ngày. Trước khi đi, anh đưa cho tôi một cái chìa khoá. “Nomad ơi, mai không cần thuê xe đạp nữa đâu. Cho nè.”
Cái xe đạp M. để lại cho tôi là loại xe đạp gấp nhỏ nhỏ rất ngầu, màu đỏ, mới toanh. Lần nọ máy bị virus, tôi mất hết hình chụp ở Beijing, điều tiếc nhất là không còn giữ một tấm nào của chiếc xe đạp đáng yêu đó. Tôi lê lết các hutong ở Bắc Kinh trên chiếc xe đạp nhỏ, và yêu nó đến nỗi muốn xả ra mang về. Nhưng cuối cùng, vì lích kích lách cách, tôi tặng lại nó cho David. Sau đó David rời Bắc Kinh, để chiếc xe cho một người bạn.
Từ đó, mỗi lần nghe Bài “9 Million Bicycles in Beijing” là lòng tôi rộn lên một cái. Bởi tôi biết, giữa chín triệu cái xe đó, có một chiếc của mình. Theo Hoàng Tử Bé, thì tôi đã bị chiếc xe đạp đó cảm hoá. Tôi không còn nhìn những chiếc xe đạp ở Bắc Kinh như cách tôi từng nhìn nữa.
Chúng tôi là những đốm nhỏ trong hàng triệu triệu đốm nhỏ đang cần mẫn lang thang trên hành tinh này, gặp nhau một chuyến, vậy rồi đi. Tôi không biết những nhân duyên mình đã gặp rồi đi đâu, về đâu, họ có hạnh phúc không, họ còn mơ mộng chứ? Nhưng họ là mối dây vô hình để tôi thấy thân thuộc với từng góc của hành tinh này, để đau lòng khi nghe tin về một thảm hoạ, để hạnh phúc lây khi biết ở đâu đó tuyết vừa tan, mùa xuân lại đến…
Và để biết cầu nguyện, hy vọng những gì tốt đẹp nhất cho từng mét vuông mặt đất, từng tấc thước bầu trời. Vì tất cả những người tôi quý trọng hay thương mến đều đang ở đâu đó ngoài kia.
Cầu nguyện cho Nepal.
(Nomad Nguyễn Thiên Ngân)
Bài học đầu tiên: Bài học làm người
#1: Bài Học Đầu Tiên: Bài Học Làm Người
Tôi cảm thấy mình trẻ lại khi trở lại với môi trường học tập đầy hào hứng, mới mẻ, nhưng cũng vô vàn thử thách. Bài học đầu tiên của chúng tôi mà ai cũng phải trải qua trong chương trình của chúng tôi để trở thành những lãnh đạo quản lý có thể làm việc ở bất cứ đâu trên thế giới (Global Management Leader) tại các tập đoàn tại Nhật Bản, đó là: học làm người. Nghe có vẻ kỳ lạ vì chẳng ai đi dạy lại những điều tưởng chừng như ai cũng biết này, và chính xác là như dạy cho những đứa trẻ. Tôi đang học trong một môi trường giáo dục của đất nước mặt trời mọc, tôi không biết ở đó bọn trẻ học gì, nhưng tôi rất hào hứng. Tôi tóm tắt một số điều để những ai không có cơ hội được học như tôi có thể học cùng nếu thích.
Bác chủ tịch người Nhật bảo tôi rằng Việt Nam giống như Nhật Bản, đất nước trải dài, nhỏ hẹp, tài nguyên không quá nhiều, nên để hùng mạnh phải dựa vào nguồn vốn con người (human capital). Bác có một tình yêu đặc biệt với đất nước và con người Việt Nam, bác muốn chúng tôi trưởng thành để xây dựng đất nước mình sau này.
Học phần đầu tiên yêu cầu chúng tôi phải đạt được các tiêu chí sau:
(1) Nhân bản (Humanity) nghĩa là trở thành một người tốt
(2) Có được 3 khả năng: lắng nghe, quan sát, ghi chép (bắt được ý chính)
(3) Trở thành một người cuốn hút (linh hoạt, chân thành, dám dấn thân không sợ thất bại)
Sau đây là 8 bài học cụ thể chúng tôi cần ghi tâm và thực hành hàng ngày nếu muốn trở thành người lãnh đạo
#1: THỜI GIAN – sử dụng hiệu quả
Mỗi chúng ta chỉ có 24h mỗi ngày, tưởng là nhiều nhưng đa số chúng ta đang lãng phí nó vào những suy tư vô ích hoặc trò tiêu khiển vô nghĩa. Đây là bài học đầu tiên và quan trọng nhất chúng tôi phải học, phải nghiêm khắc với chính mình, phải tự giáo dục mình thực hiện hàng ngày.
Cụ thể:
- Luôn đúng giờ: đến sớm 5 phút với người thường, đến sớm 15 phút với người lãnh đạo. Ở lớp chúng tôi tự giác đến sớm 30 phút trước buổi họp để dọn dẹp phòng và chuẩn bị cho ngày mới. Trời mùa đông, tuy hơi lạnh nhưng tôi cũng cố gắng rèn cho mình thói quen dậy đúng giờ, mọi người đều cố gắng đến sớm, tôi không thể đến muộn hơn được.
- Làm một việc mỗi 30 phút: nghe có vẻ khó hiểu? Thực ra bạn có thể hiểu rằng cứ mỗi 30 phút chúng ta nhìn lại xem mình đã làm được kết quả gì. Nếu ngày làm 8h, một ngày bạn sẽ có 16 kết quả. Đơn giản chỉ là vậy, nhưng khó thực hiện phết nhỉ.
#2: Giữ LỜI HỨA – Nguyên tắc tối thiểu
- Hãy nghiêm khắc với bản thân mình và người khác
- Chỉ khi giữ lời hứa, bạn mới có được lòng tin của người khác, lòng tin là quý giá
Chẳng ai muốn làm việc với một người luôn không giữ lời, chỉ nói mà không thực hiện cả. Trong kinh doanh, chữ tín là vô cùng quan trọng, nếu làm tốt thì bạn sẽ tiếp tục có những đơn hàng mới từ khách hàng, thậm chí họ còn giới thiệu cho những người bạn của mình mua hàng của bạn.
#3: GỌN GÀNG, SẠCH SẼ
- Luôn đặt ưu tiên: làm việc quan trọng trước, việc ít quan trọng làm sau
- Gọn gàng sạch sẽ trong: Đầu óc, bàn ghế, nơi làm việc, phương tiện đi lại
- Hoàn thành công việc ngay trong ngày hôm đó, đó cũng là cách để bạn dọn dẹp mớ công việc đang chất đống của mình. Người Nhật thường làm hết việc của ngày hôm đó mới về nhà.
- Rũ bỏ các thứ thừa thãi không cần thiết đi
Hãy tưởng tượng trong đầu bạn có rất nhiều thứ khác nhau, hãy xếp chúng vào các ngăn kéo, có thể là 30, 100, 1000… ngăn kéo. Nếu bạn không sắp xếp một cách ngăn nắp và phân loại chúng, bạn sẽ không tìm thấy chúng dễ dàng khi cần.
# 4: GIAO TIẾP
Trao đổi thông tin vốn là nhu cầu cần thiết của sự sống, bạn tưởng tượng các tế bào khác nhau cũng luôn có sự trao đổi chất chẳng hạn.
- Báo cáo, Liên Lạc, Tham Vấn: trong công việc đây là 3 yêu cầu quan trọng, bạn cần tạo ra một bản báo cáo sau một ngày làm việc để người quản lý nắm được bạn đã làm gì, học gì trong ngày; thường xuyên giao tiếp và trao đổi để phát hiện khó khăn và cùng xử lý kịp thời; luôn tham vấn ý kiến của đồng nghiệp hoặc cấp trên để hoàn thiện bản thân
- Hãy giao tiếp một cách cởi mở và thân thiện để tạo sự cuốn hút với mọi người
- Luôn chào, cảm ơn, xin lỗi,… mọi người với nụ cười và khuôn mặt rạng rỡ
#5: TỐC ĐỘ (Thời gian là Tiền bạc)
- Quyết định làm ngay, Lên kế hoạch thực hiện, Hoàn thành công việc
- Cơ hội không chờ đợi, hãy nắm lấy nó!
Mỗi người có 24h một ngày như nhau, nếu có cơ hội ngang nhau thì ai có tốc độ nhanh hơn sẽ chớp được cơ hội và thành công hơn người khác. Tốc độ tạo nên sự khác biệt! Ở nơi làm việc, chúng tôi chỉ có 3 khái niệm: Làm ngay lập tức, làm trong vòng 24h, muộn nhất là sáng hôm sau. Thường thì hết việc ngày đó mới ra về. Không trì hoãn công việc là vô cùng quan trọng, khi phát sinh công việc, hãy bắt tay vạch kế hoạch hoặc tiến hành luôn.
#6: LUÔN SUY NGHĨ VÀ HÀNH ĐỘNG VÌ NGƯỜI KHÁC
- Không ích kỷ, cá nhân từ việc nhỏ đến việc lớn
- Luôn nghĩ và hành động vì người xung quanh
- Chuẩn bị trước để quan tâm đến người khác
Quan tâm và vì mọi người nghe có vẻ đơn giản mà không dễ. Bài học ở đây chính là sự thay đổi căn bản trong tư tưởng và suy nghĩ của bạn. Bạn phải thực tâm muốn thay đổi, và quan tâm đến đồng nghiệp, bạn bè từ trong trái tim mình, và phải biến suy nghĩ thành hành động. Muốn suy nghĩ được, phải chú ý quan sát xung quanh xem có ai đang cần gì giúp đỡ, hoặc tinh tế khéo léo chuẩn bị để quan tâm hơn.
Ví dụ: một bạn trong lớp tôi để ý văn phòng không có khay để tiếp khách đến thăm nên đã chuẩn bị mang khay ở nhà mình đến văn phòng dùng, bác chủ tịch thấy một bạn hay lấy điện thoại ra xem giờ liền mua tặng một chiếc đồng hồ để bạn xem cho tiện,… Hay như tôi đang ngồi làm việc, cốc nước uống hết, một số bạn khi rót nước cho mình đã rót nước cho tôi. Và tôi cám ơn mọi người về những điều nhỏ và quan tâm đó.
#7: CHỦ ĐỘNG ĐỀ XUẤT
Không bao giờ được chỉ trích hoặc phàn nàn, hãy tự suy nghĩ và hành động, đó là cách tốt nhất để tự tạo cơ hội cho bản thân. Tôi có để ý một số người bạn chủ động đề xuất với quản lý nhận trách nhiệm thực hiện một số công việc mới, đó là một điều rất hay để bạn thể hiện bản thân, và sử dụng thời gian hiệu quả. Hết việc, không bao giờ được ngồi chơi hoặc làm việc riêng, hãy tự nghĩ việc cho mình.
#8: KẾT QUẢ VÀ CON SỐ
Hãy đừng chỉ làm việc chăm chỉ, hãy nhớ mục tiêu của bạn là gì. Mọi công việc bạn làm đều phản ánh qua kết quả và con số có thể đo lường được. Phải cố gắng hết sức để tạo ra được kết quả! Thực tế chính tôi đã từng quá quan tâm tới quá trình thực hiện và làm cho công việc trở nên rất tốn thời gian và mang tính thủ tục, quy trình. Tuy nhiên người khác sẽ đánh giá bạn dựa vào việc bạn đã đạt mục tiêu hay chưa chứ không phải bạn làm gì.
Một bài học thú vị nữa “5 Điều Ai Cũng Có Thể Làm” mà chúng tôi tự nhắc bản thân mình mỗi ngày (được dán lên một chiếc tủ đặt tại phòng học / làm việc của chúng tôi )
1. CHÀO HỎI với khuôn mặt RẠNG RỠ
Với một vẻ mặt vui vẻ và thân thiện khi gặp gỡ, bạn có thể đem đến cho người xung quanh một ấn tượng tốt và khởi đầu công việc một ngày mới suôn sẻ. Đừng đem những lo lắng, phiền muộn hay không bằng lòng trên khuôn mặt đến nơi làm việc, đặc biệt một người lãnh đạo thành công là người biết kiểm soát cảm xúc của mình và thể hiện nó ra ngoài bằng một sắc thái đầy sức sống.
2. GIÚP ĐỠ người khác khi họ bận rộn
Dù bạn là ai, hãy cố gắng để ý đến những người xung quanh mình đang làm gì. Ban đầu tôi cứ nghĩ khi mình làm việc tập trung cao độ thì kết quả công việc mới tốt, chính mình cũng bận rộn thì làm sao giúp ai được, và viện vào cớ đó để thanh minh cho mình không thực hiện điều này. Nhưng nếu cứ cắm đầu vào việc của mình mà chẳng biết đến ai xung quanh, thì không thể trở thành người tốt được. Ở đây, chúng tôi được dạy trở thành người lãnh đạo quản lý coi việc giúp đỡ mọi người khi cần là việc CẦN PHẢI LÀM.
3. Luôn GỌN GÀNG & SẠCH SẼ
Giữ cho chỗ làm việc của bạn gọn gàng sạch sẽ, không quên tắt điện khi ra về, rửa chén sau khi dùng xong, … những việc rất nhỏ và cụ thể sẽ giúp cho bạn luôn có phong thái của một người chuẩn mực, người lãnh đạo.
Đừng quên như tôi đã nói ở trên, gọn gàng sạch sẽ chính trong đầu óc của mình – Hãy sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên trước sau; Hãy giải quyết dứt điểm và nhanh gọn các công việc tồn đọng, để bộ nhớ của bạn hoạt động nhanh và hiệu quả hơn.
4. Có trái tim BIẾT ƠN
Hãy tập cho mình thói quen nói lời cảm ơn khi ai đó làm một việc tốt cho mình. Đó là điều đơn giản nhất mà bạn có thể làm, đừng ngại! Quan trọng hơn, nếu chỉ nói mà trong lòng không thực sự cảm thấy trân trọng sự giúp đỡ của người khác thì người khác sẽ nhận ra ngay. Người khác có thể nhận ra sự chân thành của bạn thông qua ánh mắt, từ trái tim đến ánh mắt bạn không thể nói dối được.
Bạn sẽ phản ứng sao khi nhận được một lời góp ý không phải là “củ cà rốt”, mà lại là “cái gậy”? Không phải ai cũng sẽ nói cho mình những lời dễ nghe, nhưng thực tâm là muốn tốt cho mình. Hãy tập cho mình khả năng lắng nghe và cám ơn bất kể lời góp ý nào dù bạn nghĩ là sai hay đúng. Hãy thể hiện sự trân trọng với những góp ý của người khác, là điều cần có ở một lãnh đạo có tầm.
5. Làm những gì mình NHẬN RA
Luôn quan sát & Luyện tập thói quen để ý. Đây có lẽ là điều khó nhất đối với tôi trong khóa học này. Bác Chủ tịch của chúng tôi thậm chí đã viết hẳn một cuốn sách về nó, đủ để nói lên tầm quan trọng của việc này nếu bạn muốn trở thành một lãnh đạo thực sự.
Tôi từng chứng kiến rất nhiều nhân viên, thậm chí là quản lý hết việc vào facebook hoặc làm việc riêng tại các công ty, những người như vậy khó mà thành công được. Không phải ai cũng có thói quen tự nghĩ ra việc cho mình làm và chủ động đề xuất với cấp trên, chủ động đề nghị giúp đỡ khi người xung quanh cần, đề xuất một sáng kiến chưa ai từng nghĩ đến làm người khác ngạc nhiên, tặng người thân của mình một món quà ý nghĩa, … Hãy tập để ý từ việc nhỏ nhất để biết được bạn cần làm gì cho mình và người khác, và hãy hành động từ trái tim của mình.
Nếu bạn nhận ra điều gì từ bài viết này, hãy bắt đầu thay đổi từ ngày hôm nay nhé! Những điều tôi viết trên đây là trải nghiệm 1 tuần đầu tiên tại Global Management College (GMC), nơi đào tạo các lãnh đạo trẻ ở độ tuổi 20 trở thành quản lý trong các tập đoàn đa quốc gia Nhật Bản làm việc tại khắp Châu Á (Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Philippines,...).
Xem thêm về GMC và thông tin về các đợt tuyển thường xuyên dành cho sinh viên năm cuối và đã tốt nghiệp tại https://www.facebook.com/globalmanagementcollege
5/2/2015
Thái Đặng
Founder, Ybox.vn
Học viên, GMC Việt Nam 2015
Tâm sự dài - Reflection sau 4 tháng đầu năm 2015
Một vài điều rút ra sau khi mình tham gia một số NPO và làm việc tại công ty ES của Sing:
1. Tại Rờ Bờ Xờ:
* Làm Finance leader:
-> Thích buôn bán mấy thứ sáng tạo hay ho này kia, không phải buôn bán theo dạng đi năn nỉ, chèo kéo
-> Thích lên plan tổng thể, nhìn người phân việc, nhưng không thể tập trung quá nhiều vào chi tiết
-> Có thể theo sát tiến độ công việc, supervise ổn
-> Kĩ năng take note, viết meeting minutes ổn
-> Sợ mấy chuyện tiền bạc, dù là nỗi sợ tiền bạc đã giảm nhiều, nhưng chưa kết thúc hoàn toàn
* Làm Operation leader:
Sau 1 năm rưỡi cắm chốt ở Finance và ở Rờ Bờ Xờ, khi lên làm Operation leader mình có nhiều kinh nghiệm hơn, và cũng bắt đầu tự tin hơn 1 chút ở vị trí leader, dù vẫn còn rất nhiều va vấp...
-> Thích lên plan, tạo ra những hoạt động cho sem sau, nhìn người phân việc
-> Thích tổ chức, sắp xếp công việc
-> Thích có tầm nhìn xa về một sự việc (dù hiện tại biết rằng mức tầm nhìn của mình chỉ ở mức trung bình, chưa gọi là xa được)
-> Thích tìm những ý tưởng sáng tạo để thu hút người khác lại booth
-> Thích cách tập mài giữa interpersonal skills để có thể vận động quyên góp charity cho Rờ Bờ Xờ. Muốn xem khả năng thuyết phục và đàm phán của mình đến đâu, nên muốn ở lại Rờ Bờ Xờ.
-> Sợ các vấn đề liên quan tới tiền, dù ít hay nhiều
2. Tại S to S:
* Làm Manager of editorial team:
-> Được tận hưởng cái cảm giác lần đầu tiên thực sự làm THUYỀN TRƯỞNG của 1 con thuyền với những em nhỏ tuổi hơn, cần sự hỗ trợ của mình cả về mặt kinh nghiệm lẫn kiến thức.
Khi vào vị trí này rồi mới hiểu cái cảm giác, suy nghĩ và những trăn trở của Đờ Mờ Tờ khi làm president ở Rờ Bờ Xờ. Hiểu và thông cảm hơn, để từ đó, không trách nó nữa.
-> Câu hỏi thường trực nhất Vân founder hay hỏi mình là:
Hạnh nghĩ S2S trong thời gian 1 năm tới sẽ như thế nào, 5 năm tới sẽ như thế nào?
=> Câu hỏi đó không ít lần làm mình phải im lặng, suy nghĩ cho kĩ, để trả lời về tầm nhìn của mình cho chính đứa con này. Câu chuyện về tầm nhìn rất quan trọng - là vậy.
-> Vân còn nói một câu là: "Bây giờ sản phẩm của S to S giống như 1 cái product vậy. Và Hạnh đang làm trong một vị trí gần như là Product Manager, và mình phải sensitive to change, và modify product to meet customers' needs. Nếu Vân là Hạnh, Vân sẽ trải nghiệm nhiều hơn, quan sát nhiều hơn và làm market research nhiều hơn"
Cái này Vân nói rất đúng, mình còn ngại va chạm, ngại thử. Nên những sản phẩm mình đưa ra không thực sự sát với cái độc giả cần.
Và mình tự hỏi - mình có thể làm Product Manager được sao?
-> S to S là nơi cho mình cảm giác CREATIVITY và FREEDOM rõ nhất:
- CREATIVITY: là nơi mình có thể tự do làm những điều mình muốn, tạo ra một tạp chí với những bài viết theo nội dung mà mình khát khao truyền tải đến bạn đọc. Nó cũng hiện thực hóa một phần giấc mơ hồi nhỏ của mình là sau này đi làm nhà báo, xông pha khắp các chiến trường, gặp nhiều người, học nhiều điều mới từ họ v.v
Rất may mắn cho mình là mình được làm việc cùng Vân và Sơn, 2 bạn trẻ rất giàu nhiệt huyết, leadership skills cực kì tốt, và họ đã cho mình khoảng không gian để phát triển hết những cái mình có. Thích cái cụm từ "Hands-on leadership" - Vân và Sơn đã truyền lại leadership cho mình và trao quyền quyết định tất cả mọi thứ của S to S cho mình.
Vào 1 thời điểm mà con người ta bắt buộc phải mạnh mẽ, và đưa ra lựa chọn cũng như quyết định mang tính quan trọng, thì đó là lúc con người ta hiểu rõ mình nhất, và trưởng thành lên nhiều.
Và S to S là một nơi tuyệt vời như vậy, để có thể phát triển.
My utmost gratitude to Vân and Sơn for applying hands-on leadership and give me the room to grow.
- FREEDOM: là một NPO và là một soon-to-be start-up, S to S tất nhiên còn rất non trẻ và ko hề có bất cứ rules hoặc regulation nào. Tất cả đều làm theo phương pháp "Trial and Error".
Ở S to S, tất nhiên với những bạn members chủ yếu là cấp 3 - còn thiếu kinh nghiệm, nhưng thừa nhiệt huyết thì việc đặt result-oriented culture vào sẽ là bất khả thi.
Ở S to S, cái quan trọng nhất là TRẢI NGHIỆM của các members. Nói theo 1 cách khác, là SERVICE LEARNING - tức là giúp các bạn members học hỏi điều mới và khám phá bản thân mình thông qua các hoạt động ngoại khóa phục vụ cộng đồng.
Vì là SERVICE LEARNING, nên mình được tự do áp dụng những gì mình đã học được ở E Vờ Gờ vào trong editorial team ở S to S. Từ cách phân cặp writer-editor đến việc xáo trộn ra sao để các bạn có teamwork, và cuối cùng là áp dụng văn hóa Reflection vào trong team
Mình không khẳng định mình đã tạo ra một điều gì đó thay đổi lớn lao cho các em, nhưng mình hi vọng đã giúp các em ở thì hiện tại tốt hơn các em trong quá khứ một chút.
Đó là một phần kết quả mà bất cứ SERVICE LEARNING nào cũng mong có được
=> Như đã nói ở trên, S to S giúp mình nhận ra cái mình cần nhất cho công việc tương lai là:
- Creativity
- Freedom
- Independence
- Can be a good supervisor, keep track of all things
- Not so much attention to details
3. Tại E Vờ Gờ:
E Vờ Gờ thì khỏi nói, vì nó có tính chi phối mạnh đến mình, thời tuổi trẻ của mình, nhờ E Vờ Gờ mà cũng có thêm màu sắc.
E Vờ Gờ là tổ chức tiên phong đầu tiên ở Việt Nam mang tư tưởng SERVICE LEARNING về cho người trẻ.
5/2013 - tôi ngây ngô lần đầu tham gia Green Clinic project với tụi sinh viên Singapore (NUS Medical school đàng hoàng). Trải qua rất nhiều problems xảy đến trong chuyến đi, bài học tôi nhớ được lâu nhất là:
- Văn hóa reflection sau mỗi thứ mình làm
- Kĩ năng quan sát và nhìn bao quát toàn bộ vấn đề -> để có thể lường trước những tình huống có thể xảy ra
Sau rất nhiều lần hợp rồi tan với E Vờ Gờ qua các mùa dự án, hè này tôi trở lại để đi với E Vờ Gờ thêm 1 project nữa. Không biết sẽ có bài học mới nào được rút ra, những kinh nghiệm đau thương nào sẽ làm tôi bầm dập, nhưng trong suốt quá trình lên plan cho dự án, tôi lại học được thêm một vài điều mới về bản thân mình:
Được phân công làm Action plan cho dự án, tức là liệt kê tỉ mỉ ra những việc cần làm, ai làm, thời gian ra sao. Công việc lên plan này tất nhiên đòi hỏi tính tỉ mỉ đến cao độ và khả năng lường trước tình huống thông qua tưởng tượng
Và tất nhiên, nó giúp tôi nhận ra mình:
- Không thích hợp với các thứ cần sự tỉ mỉ cao độ. Tôi có thể bám sát, be attentive to details ở mức trung bình thôi, còn mà tỉ mỉ như bên accountancy hoặc là làm project's action plan kiểu này thì chịu. Kiểu gì cũng có sai sót.
Mà đối với loại tính cách INFJ (The protector) như tôi thì đúng là nếu càng quá sa đà vào chi tiết, tôi sẽ đánh mất khả năng nhìn nhận bức tranh toàn cảnh.
4. Tại ES:
Tôi sẽ ko viết tên cụ thể vì nhỡ may ông sếp quý hóa rất giỏi IT của tôi mà một ngày đẹp trời buồn buồn ngồi gõ tên công ty in Vietnam, mà ra cái trang blog này thì thật là một vấn đề.
Thế nên tôi tạm gọi tắt nó là ES vậy.
Tôi vào làm thực tập cho Lờ A Tê - một cty IT mà ES đang mượn núp đỡ trước khi chính thức đổ bộ vào thị trường Việt Nam. Một cty về IT, tất nhiên nam nhân sẽ chiếm số đông, và nữ giới trong cty nếu tính luôn tôi sẽ là 3 người.
Và trong một môi trường IT cùng với bối cảnh là 1 cty mới thành lập được 2 tháng, thì chức vụ HR intern của tôi không có gì để làm nhiều ngoài chạy việc vặt. Ban đầu có cay cú, có tức tối, có bực bội, nhưng từ từ cũng học được cách thích nghi và chắt lọc những điều hay ho để học.
Thực ra, lúc ban đầu chọn apply vào cty IT này, tôi có 2 mục đích chính:
1. Tìm hiểu xem 1 start-up company sẽ như thế nào, và HR phải làm những gì cho start-up đó
2. Tò mò về câu giới thiệu "Anh sếp người Singapore rất thân thiện" - và muốn làm việc với anh sếp đó xem cách người Singapore làm việc ra sao, mình học hỏi được gì từ họ.
Và 2 mục đích ấy của mình phần nào đã đạt được sau khi kết thúc kì internship 3 tháng tại Lờ A Tê:
1. Start-up company là phải làm rất nhiều việc, nhất là khi expand sang một thị trường nước ngoài, mà ở đây là Việt Nam.
Khi ngồi nói chuyện với ông sếp, mình nhận ra mình có thể áp dụng mớ kiến thức Internationalization strategy học được trong International Business (cái môn thần thánh hành mình chết lên chết xuống bởi ông thầy khó tính). Nhờ vậy, mình có cái nhìn toàn diện hơn về ES khi mở rộng sang Việt Nam.
Là một cty chuyên về mobile app trong mảng education, tất nhiên, mối quan tâm hàng đầu của ES phải là về giáo dục, và học sinh Việt Nam cần gì, muốn gì.
Mình thích nói chuyện với ông sếp là vậy, vì mình thích ngồi phân tích thị trường giáo dục VN, học sinh VN như thế nào với ổng. Rồi đôi khi hứng chí ngồi nói về 6 hats thinking được học từ hồi xa xửa xa xửa mà ông Nhân dạy trong môn BCom
-> Nói túm lại: nó cho mình thấy tuyệt vời thế nào khi có thể ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế, và áp dụng nó trong môi trường quốc tế
Còn về HR trong một cty start-up thì trước khi đi làm mình cũng có ngồi đọc về topic này trong blog nhân sự rồi, nhưng không ngờ khi vào thực tế mới thấy tùm lum chuyện. Nguyên nhân chính ở đây vẫn là do khâu giấy tờ khá phức tạp và nhùng nhằng ở Việt Nam.
-> Nói túm lại: Mình cực kì ngán mấy khâu giấy tờ. Sau này có làm HR cũng sẽ né lĩnh vực này ra, vì vào đó là mình biết mình mù tịt rồi.
-> Điểm cộng là: Nhờ nó mà mình có chút kinh nghiệm đi làm giấy tờ ở các cơ quan nhà nước, biết được chút ít điều căn bản (dù bây giờ không biết mình còn nhớ j hay ko)
Làm ở Lờ A Tê giúp mình nhận ra vài điều sau:
- Hiểu được quy trình căn bản của nhân sự
- Mình không thích hợp với office job, ngày làm 8 tiếng, và office gossip.
- Hiểu được môi trường làm việc thích hợp ra sao, làm thế nào để sống sót, tránh bị ghen tị, bị dòm ngó, cư xử sao cho khéo. Đó là cả 1 nghệ thuật. Và trình của mình vẫn còn lè tè dưới đất lắm...
- Cho mình tiếp xúc với các nam nhân nhiều hơn, qua đó học cách đánh giá các nam nhân.
- Học cách tìm niềm vui trong những thứ buồn chán. Hay nói khác hơn là kĩ năng "tự mua vui cho bản thân" mà Tủn dạy, mình đã phần nào áp dụng được để có thể sống sót trong 3 tháng ở Lờ A Tê. Thực lòng cảm ơn Tủn.
2. Tò mò về "Anh sếp người Singapore thân thiện" và học cách người Sing họ làm việc thế nào
Mình bắt đầu thân hơn với Ander (ông sếp - gọi tắt là A) sau vài lần ổng nhờ mình test mấy cái app cộng trừ nhân chia gì đó của ổng. Rồi sau đó thành assistant cho ổng trong mấy sự vụ như tuyển tutor teaching hoặc tìm mẫu ảnh cho ES, rồi đi tìm kiếm NPO để mở rộng hợp tác và làm partnership. Nói chung là học được nhiều từ A:
- Người Sing có tính cạnh tranh rất cao, và phân tầng xã hội dựa trên tri thức rất nhiều. Nếu bạn không cố gắng, bạn sẽ bị bỏ lại. Cuộc đua khốc liệt...
- Mọi thứ ở Sing đều rất minh bạch, có luật pháp hẳn hoi, và ai làm gì sai thì sẽ bị phạt.
- Tương tự, người Sing cũng khá thẳng thắn. Như cách A nói là nếu làm tốt thì sẽ khen, và làm sai thì sẽ chê, tuyệt đối không lie. Cách làm việc và cách giao tiếp straightforward đó giúp mình thấy nhẹ lòng hơn khi làm việc, ko phải đoán già đoán non xem ý người đối diện thế nào.
Nhưng như chị Duyên từng nói: Ông này là dạng người mà mình sẽ không biết ổng đang nghĩ gì.
Mình vẫn đề phòng...
- Học được cách set KPI (Key performance indicator) cho mỗi task. Tức là đặt target result cho mỗi task, để qua đó xem mình làm việc hiệu quả đến đâu
- Học được cách sắp xếp công việc và be professional. A là một ví dụ điển hình về sự professional in business communication. Còn cách quản lý công việc này kia thì mình không bàn tới, vì mình chưa quan sát đủ nhiều để có thể đưa ra nhận xét.
- Và dù cho sếp có sai thì bạn cũng đừng nên cau mày này nọ, tỏ thái độ với sếp, chỉ tổ thiệt bạn thôi. Đó là bài học rút ra sau khi bà HR supervisor của mình cãi nhau với A và A quá bực mình đã bỏ về bàn làm việc kèm theo lời nhắn nhủ qua skype với mình lúc đó là:
"Mày rút kinh nghiệm từ nó á, sau này đi làm, có vấn đề gì thì cũng phải từ từ nói, không được bộc ra liền cái emotion ra kiểu vậy. Như vậy rất là unprofessional"
- A bảo mình: "Mày đừng đi làm HR, không có cơ hội thăng tiến đâu". Bữa đó, nhớ ngồi nói chuyện với A, ổng cứ vò đầu bứt tóc không thể hiểu nổi tại sao mình lại chọn đi con đường HR, mà theo ổng là ko nhiều cơ hội thăng tiến và nhàm chán. Mình lúc đó (và có lẽ cho đến bây giờ) - cũng chưa thể khẳng định mình không hợp với HR. Trải nghiệm của mình chưa đủ để trả lời. Nhưng mình biết, mình rất sợ giấy tờ - 1 phần trong công việc HR
- Kết thúc kì thực tập, A offer cho mình vị trí Business Development Managers và hạn mình phải trả lời trong vòng 4 ngày.
4 ngày đó là 4 ngày quay cuồng, với bao nhiêu câu hỏi, bao nhiêu đáp án. Mình tìm đến rất nhiều người để hỏi lời khuyên, và ngồi vạch ra điểm trừ và điểm cộng của vị trí này. Rồi rốt cuộc mình từ chối lời offer đó của A. Lúc đó A okay rất nhanh sau khi mình nói, làm mình có chút bất ngờ
Ai dè đến hôm sau gặp S, co-leader của ES thì mới hóa ra là A rất tiếc khi ko giữ mình lại làm việc được.
Ngày làm việc cuối cùng của mình, A gửi mình chút tiền cảm ơn những nỗ lực và công sức mình bỏ qua trong thời gian qua giúp A - gọi là bonus. Và tha thiết hỏi chúng ta ko còn cơ hội hợp tác chung với nhau nữa ah ? Rồi cố gắng vò đầu bứt tay tùm lum options, để tìm cách nào giữ mình lại.
Rồi rốt cuộc mình làm coordinator cho A, chuyên chịu trách nhiệm set up các cuộc meeting cho A với các NPO để xác lập mối quan hệ partnership. Tất cả mình làm việc online, nên cũng linh hoạt thời gian và đỡ bị gò bó hơn khi ko phải đến văn phòng ngồi làm 8 tiếng/ ngày.
Mình không biết với cái task này, mình sẽ có thể làm đến đâu, và nếu fail thì A sẽ cư xử thế nào. Trước mắt, luôn thấy A tạo điều kiện tốt nhất để giữ mình lại làm việc. Và mình trân trọng điều đó.
Lời đề nghị của A còn làm mình băn khoăn hơn cả về chính bản thân mình. Mình có yếu tố j mà A dám giao vị trí Business Development cho mình, và đi ra ngoài ngoại giao....Và mình phải đi tìm câu trả lời đằng sau câu hỏi : "Bản thân mình có những khả năng gì? "
Khi trả lời được câu hỏi đó rồi, mình sẽ tìm được nghề nghiệp phù hợp hơn....
Và chặng hành trình vẫn còn rất rất dài......
Nhớ câu nói của bé Duy bên project của Rờ Bờ Xờ khi mình cùng nó đi khuân vác gạo làm charity cho Rờ Bờ Xờ:
"Người ta hay có câu "Kẻ mạnh thì thắng, kẻ yếu thì chết". Đó là quy luật của tự nhiên rồi. Nhưng sau này em mới nghiệm ra một câu khác đúng hơn nhiều "Thằng nào thích nghi thì thằng đó sống" "
Câu này rất đúng....Nó làm tôi giật mình...
Trong một môi trường đang có khá nhiều sự thay đổi, và việc nhảy việc là bình thường, cũng như nhanh chóng linh hoạt thay đổi bản thân để thích nghi với sự thay đổi là yếu tố CẦN để có thể sống sót, kiếm chút tiền nuôi sống bản thân.
Tôi không thể mang mãi cái tư tưởng "Compassion" trong thế giới NPO để buộc mình hay 1 ai đó gắn kết lâu dài với 1 công ty trong thế giới Business.
Và tôi cũng càng không thể bắt ép bản thân mình phải tìm một công việc nào đó để gắn bó 30 mấy năm như ba tôi từng làm ngày xưa.
Thời thế thay đổi rồi...Những câu chuyện về các công ty nhà nước, những sở ngành, những mối tình thân, rồi cũng phai nhạt đi theo thời gian. Có chăng là mình cố giữ những người bạn tri kỉ bên cạnh mình, quan tâm họ nhiều nhất có thể. Vì có duyên lắm mới gặp được nhau và đi cùng với nhau trong những mốc quan trọng của cuộc đời.
Viết đến đây, tôi chợt nhớ, chợt thương những Tủn, Đờ Mờ Tờ, Linh, Linh nhà, chị Mai, chị Thi, chị Ngân FStone và vô vàn những người bạn khác nữa. Họ đã có mặt lúc tôi cần họ nhất, đã kiên nhẫn cùng tôi đi qua khó khăn. Và tôi chỉ muốn gom họ lại trong một vòng tròn duy nhất - vòng tròn "Tri kỉ" - Tôi trân trọng họ.
2015 - có lẽ là một năm đầy biến động và nhiều thách thức đối với tôi - vừa căng thẳng, nhưng cũng vừa thú vị. Tôi loay hoay giữa rất nhiều ngã rẽ, giữa rất nhiều sự lựa chọn và buộc phải đưa ra quyết định sẽ ảnh hưởng đến cuộc đời mình. Đồng thời tôi khám phá ra nhiều khía cạnh của chính bản thân hơn. Tôi ngạc nhiên, à ố với những phát hiện ấy. Tôi ngửa mặt lên trời mà cười vì trong chặng hành trình tuổi trẻ, điều thú vị nhất là được khám phá ra bản thân mình là ai.
Vẫn còn 8 tháng nữa mới kết thúc 2015, và tất cả bây giờ chỉ mới bắt đầu. Tôi không dám trông mong bất cứ điều gì xa xôi, chỉ mong mình đủ bản lĩnh, nghị lực và sự sáng suốt để có thể đưa ra quyết định cuối cùng.
Mong những người tôi thương yêu sẽ hạnh phúc và sống khỏe trong năm nay.
Đó là lời cầu chúc an lành nhất từ đáy lòng tôi gửi cho họ :)
1. Tại Rờ Bờ Xờ:
* Làm Finance leader:
-> Thích buôn bán mấy thứ sáng tạo hay ho này kia, không phải buôn bán theo dạng đi năn nỉ, chèo kéo
-> Thích lên plan tổng thể, nhìn người phân việc, nhưng không thể tập trung quá nhiều vào chi tiết
-> Có thể theo sát tiến độ công việc, supervise ổn
-> Kĩ năng take note, viết meeting minutes ổn
-> Sợ mấy chuyện tiền bạc, dù là nỗi sợ tiền bạc đã giảm nhiều, nhưng chưa kết thúc hoàn toàn
* Làm Operation leader:
Sau 1 năm rưỡi cắm chốt ở Finance và ở Rờ Bờ Xờ, khi lên làm Operation leader mình có nhiều kinh nghiệm hơn, và cũng bắt đầu tự tin hơn 1 chút ở vị trí leader, dù vẫn còn rất nhiều va vấp...
-> Thích lên plan, tạo ra những hoạt động cho sem sau, nhìn người phân việc
-> Thích tổ chức, sắp xếp công việc
-> Thích có tầm nhìn xa về một sự việc (dù hiện tại biết rằng mức tầm nhìn của mình chỉ ở mức trung bình, chưa gọi là xa được)
-> Thích tìm những ý tưởng sáng tạo để thu hút người khác lại booth
-> Thích cách tập mài giữa interpersonal skills để có thể vận động quyên góp charity cho Rờ Bờ Xờ. Muốn xem khả năng thuyết phục và đàm phán của mình đến đâu, nên muốn ở lại Rờ Bờ Xờ.
-> Sợ các vấn đề liên quan tới tiền, dù ít hay nhiều
2. Tại S to S:
* Làm Manager of editorial team:
-> Được tận hưởng cái cảm giác lần đầu tiên thực sự làm THUYỀN TRƯỞNG của 1 con thuyền với những em nhỏ tuổi hơn, cần sự hỗ trợ của mình cả về mặt kinh nghiệm lẫn kiến thức.
Khi vào vị trí này rồi mới hiểu cái cảm giác, suy nghĩ và những trăn trở của Đờ Mờ Tờ khi làm president ở Rờ Bờ Xờ. Hiểu và thông cảm hơn, để từ đó, không trách nó nữa.
-> Câu hỏi thường trực nhất Vân founder hay hỏi mình là:
Hạnh nghĩ S2S trong thời gian 1 năm tới sẽ như thế nào, 5 năm tới sẽ như thế nào?
=> Câu hỏi đó không ít lần làm mình phải im lặng, suy nghĩ cho kĩ, để trả lời về tầm nhìn của mình cho chính đứa con này. Câu chuyện về tầm nhìn rất quan trọng - là vậy.
-> Vân còn nói một câu là: "Bây giờ sản phẩm của S to S giống như 1 cái product vậy. Và Hạnh đang làm trong một vị trí gần như là Product Manager, và mình phải sensitive to change, và modify product to meet customers' needs. Nếu Vân là Hạnh, Vân sẽ trải nghiệm nhiều hơn, quan sát nhiều hơn và làm market research nhiều hơn"
Cái này Vân nói rất đúng, mình còn ngại va chạm, ngại thử. Nên những sản phẩm mình đưa ra không thực sự sát với cái độc giả cần.
Và mình tự hỏi - mình có thể làm Product Manager được sao?
-> S to S là nơi cho mình cảm giác CREATIVITY và FREEDOM rõ nhất:
- CREATIVITY: là nơi mình có thể tự do làm những điều mình muốn, tạo ra một tạp chí với những bài viết theo nội dung mà mình khát khao truyền tải đến bạn đọc. Nó cũng hiện thực hóa một phần giấc mơ hồi nhỏ của mình là sau này đi làm nhà báo, xông pha khắp các chiến trường, gặp nhiều người, học nhiều điều mới từ họ v.v
Rất may mắn cho mình là mình được làm việc cùng Vân và Sơn, 2 bạn trẻ rất giàu nhiệt huyết, leadership skills cực kì tốt, và họ đã cho mình khoảng không gian để phát triển hết những cái mình có. Thích cái cụm từ "Hands-on leadership" - Vân và Sơn đã truyền lại leadership cho mình và trao quyền quyết định tất cả mọi thứ của S to S cho mình.
Vào 1 thời điểm mà con người ta bắt buộc phải mạnh mẽ, và đưa ra lựa chọn cũng như quyết định mang tính quan trọng, thì đó là lúc con người ta hiểu rõ mình nhất, và trưởng thành lên nhiều.
Và S to S là một nơi tuyệt vời như vậy, để có thể phát triển.
My utmost gratitude to Vân and Sơn for applying hands-on leadership and give me the room to grow.
- FREEDOM: là một NPO và là một soon-to-be start-up, S to S tất nhiên còn rất non trẻ và ko hề có bất cứ rules hoặc regulation nào. Tất cả đều làm theo phương pháp "Trial and Error".
Ở S to S, tất nhiên với những bạn members chủ yếu là cấp 3 - còn thiếu kinh nghiệm, nhưng thừa nhiệt huyết thì việc đặt result-oriented culture vào sẽ là bất khả thi.
Ở S to S, cái quan trọng nhất là TRẢI NGHIỆM của các members. Nói theo 1 cách khác, là SERVICE LEARNING - tức là giúp các bạn members học hỏi điều mới và khám phá bản thân mình thông qua các hoạt động ngoại khóa phục vụ cộng đồng.
Vì là SERVICE LEARNING, nên mình được tự do áp dụng những gì mình đã học được ở E Vờ Gờ vào trong editorial team ở S to S. Từ cách phân cặp writer-editor đến việc xáo trộn ra sao để các bạn có teamwork, và cuối cùng là áp dụng văn hóa Reflection vào trong team
Mình không khẳng định mình đã tạo ra một điều gì đó thay đổi lớn lao cho các em, nhưng mình hi vọng đã giúp các em ở thì hiện tại tốt hơn các em trong quá khứ một chút.
Đó là một phần kết quả mà bất cứ SERVICE LEARNING nào cũng mong có được
=> Như đã nói ở trên, S to S giúp mình nhận ra cái mình cần nhất cho công việc tương lai là:
- Creativity
- Freedom
- Independence
- Can be a good supervisor, keep track of all things
- Not so much attention to details
3. Tại E Vờ Gờ:
E Vờ Gờ thì khỏi nói, vì nó có tính chi phối mạnh đến mình, thời tuổi trẻ của mình, nhờ E Vờ Gờ mà cũng có thêm màu sắc.
E Vờ Gờ là tổ chức tiên phong đầu tiên ở Việt Nam mang tư tưởng SERVICE LEARNING về cho người trẻ.
5/2013 - tôi ngây ngô lần đầu tham gia Green Clinic project với tụi sinh viên Singapore (NUS Medical school đàng hoàng). Trải qua rất nhiều problems xảy đến trong chuyến đi, bài học tôi nhớ được lâu nhất là:
- Văn hóa reflection sau mỗi thứ mình làm
- Kĩ năng quan sát và nhìn bao quát toàn bộ vấn đề -> để có thể lường trước những tình huống có thể xảy ra
Sau rất nhiều lần hợp rồi tan với E Vờ Gờ qua các mùa dự án, hè này tôi trở lại để đi với E Vờ Gờ thêm 1 project nữa. Không biết sẽ có bài học mới nào được rút ra, những kinh nghiệm đau thương nào sẽ làm tôi bầm dập, nhưng trong suốt quá trình lên plan cho dự án, tôi lại học được thêm một vài điều mới về bản thân mình:
Được phân công làm Action plan cho dự án, tức là liệt kê tỉ mỉ ra những việc cần làm, ai làm, thời gian ra sao. Công việc lên plan này tất nhiên đòi hỏi tính tỉ mỉ đến cao độ và khả năng lường trước tình huống thông qua tưởng tượng
Và tất nhiên, nó giúp tôi nhận ra mình:
- Không thích hợp với các thứ cần sự tỉ mỉ cao độ. Tôi có thể bám sát, be attentive to details ở mức trung bình thôi, còn mà tỉ mỉ như bên accountancy hoặc là làm project's action plan kiểu này thì chịu. Kiểu gì cũng có sai sót.
Mà đối với loại tính cách INFJ (The protector) như tôi thì đúng là nếu càng quá sa đà vào chi tiết, tôi sẽ đánh mất khả năng nhìn nhận bức tranh toàn cảnh.
4. Tại ES:
Tôi sẽ ko viết tên cụ thể vì nhỡ may ông sếp quý hóa rất giỏi IT của tôi mà một ngày đẹp trời buồn buồn ngồi gõ tên công ty in Vietnam, mà ra cái trang blog này thì thật là một vấn đề.
Thế nên tôi tạm gọi tắt nó là ES vậy.
Tôi vào làm thực tập cho Lờ A Tê - một cty IT mà ES đang mượn núp đỡ trước khi chính thức đổ bộ vào thị trường Việt Nam. Một cty về IT, tất nhiên nam nhân sẽ chiếm số đông, và nữ giới trong cty nếu tính luôn tôi sẽ là 3 người.
Và trong một môi trường IT cùng với bối cảnh là 1 cty mới thành lập được 2 tháng, thì chức vụ HR intern của tôi không có gì để làm nhiều ngoài chạy việc vặt. Ban đầu có cay cú, có tức tối, có bực bội, nhưng từ từ cũng học được cách thích nghi và chắt lọc những điều hay ho để học.
Thực ra, lúc ban đầu chọn apply vào cty IT này, tôi có 2 mục đích chính:
1. Tìm hiểu xem 1 start-up company sẽ như thế nào, và HR phải làm những gì cho start-up đó
2. Tò mò về câu giới thiệu "Anh sếp người Singapore rất thân thiện" - và muốn làm việc với anh sếp đó xem cách người Singapore làm việc ra sao, mình học hỏi được gì từ họ.
Và 2 mục đích ấy của mình phần nào đã đạt được sau khi kết thúc kì internship 3 tháng tại Lờ A Tê:
1. Start-up company là phải làm rất nhiều việc, nhất là khi expand sang một thị trường nước ngoài, mà ở đây là Việt Nam.
Khi ngồi nói chuyện với ông sếp, mình nhận ra mình có thể áp dụng mớ kiến thức Internationalization strategy học được trong International Business (cái môn thần thánh hành mình chết lên chết xuống bởi ông thầy khó tính). Nhờ vậy, mình có cái nhìn toàn diện hơn về ES khi mở rộng sang Việt Nam.
Là một cty chuyên về mobile app trong mảng education, tất nhiên, mối quan tâm hàng đầu của ES phải là về giáo dục, và học sinh Việt Nam cần gì, muốn gì.
Mình thích nói chuyện với ông sếp là vậy, vì mình thích ngồi phân tích thị trường giáo dục VN, học sinh VN như thế nào với ổng. Rồi đôi khi hứng chí ngồi nói về 6 hats thinking được học từ hồi xa xửa xa xửa mà ông Nhân dạy trong môn BCom
-> Nói túm lại: nó cho mình thấy tuyệt vời thế nào khi có thể ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế, và áp dụng nó trong môi trường quốc tế
Còn về HR trong một cty start-up thì trước khi đi làm mình cũng có ngồi đọc về topic này trong blog nhân sự rồi, nhưng không ngờ khi vào thực tế mới thấy tùm lum chuyện. Nguyên nhân chính ở đây vẫn là do khâu giấy tờ khá phức tạp và nhùng nhằng ở Việt Nam.
-> Nói túm lại: Mình cực kì ngán mấy khâu giấy tờ. Sau này có làm HR cũng sẽ né lĩnh vực này ra, vì vào đó là mình biết mình mù tịt rồi.
-> Điểm cộng là: Nhờ nó mà mình có chút kinh nghiệm đi làm giấy tờ ở các cơ quan nhà nước, biết được chút ít điều căn bản (dù bây giờ không biết mình còn nhớ j hay ko)
Làm ở Lờ A Tê giúp mình nhận ra vài điều sau:
- Hiểu được quy trình căn bản của nhân sự
- Mình không thích hợp với office job, ngày làm 8 tiếng, và office gossip.
- Hiểu được môi trường làm việc thích hợp ra sao, làm thế nào để sống sót, tránh bị ghen tị, bị dòm ngó, cư xử sao cho khéo. Đó là cả 1 nghệ thuật. Và trình của mình vẫn còn lè tè dưới đất lắm...
- Cho mình tiếp xúc với các nam nhân nhiều hơn, qua đó học cách đánh giá các nam nhân.
- Học cách tìm niềm vui trong những thứ buồn chán. Hay nói khác hơn là kĩ năng "tự mua vui cho bản thân" mà Tủn dạy, mình đã phần nào áp dụng được để có thể sống sót trong 3 tháng ở Lờ A Tê. Thực lòng cảm ơn Tủn.
2. Tò mò về "Anh sếp người Singapore thân thiện" và học cách người Sing họ làm việc thế nào
Mình bắt đầu thân hơn với Ander (ông sếp - gọi tắt là A) sau vài lần ổng nhờ mình test mấy cái app cộng trừ nhân chia gì đó của ổng. Rồi sau đó thành assistant cho ổng trong mấy sự vụ như tuyển tutor teaching hoặc tìm mẫu ảnh cho ES, rồi đi tìm kiếm NPO để mở rộng hợp tác và làm partnership. Nói chung là học được nhiều từ A:
- Người Sing có tính cạnh tranh rất cao, và phân tầng xã hội dựa trên tri thức rất nhiều. Nếu bạn không cố gắng, bạn sẽ bị bỏ lại. Cuộc đua khốc liệt...
- Mọi thứ ở Sing đều rất minh bạch, có luật pháp hẳn hoi, và ai làm gì sai thì sẽ bị phạt.
- Tương tự, người Sing cũng khá thẳng thắn. Như cách A nói là nếu làm tốt thì sẽ khen, và làm sai thì sẽ chê, tuyệt đối không lie. Cách làm việc và cách giao tiếp straightforward đó giúp mình thấy nhẹ lòng hơn khi làm việc, ko phải đoán già đoán non xem ý người đối diện thế nào.
Nhưng như chị Duyên từng nói: Ông này là dạng người mà mình sẽ không biết ổng đang nghĩ gì.
Mình vẫn đề phòng...
- Học được cách set KPI (Key performance indicator) cho mỗi task. Tức là đặt target result cho mỗi task, để qua đó xem mình làm việc hiệu quả đến đâu
- Học được cách sắp xếp công việc và be professional. A là một ví dụ điển hình về sự professional in business communication. Còn cách quản lý công việc này kia thì mình không bàn tới, vì mình chưa quan sát đủ nhiều để có thể đưa ra nhận xét.
- Và dù cho sếp có sai thì bạn cũng đừng nên cau mày này nọ, tỏ thái độ với sếp, chỉ tổ thiệt bạn thôi. Đó là bài học rút ra sau khi bà HR supervisor của mình cãi nhau với A và A quá bực mình đã bỏ về bàn làm việc kèm theo lời nhắn nhủ qua skype với mình lúc đó là:
"Mày rút kinh nghiệm từ nó á, sau này đi làm, có vấn đề gì thì cũng phải từ từ nói, không được bộc ra liền cái emotion ra kiểu vậy. Như vậy rất là unprofessional"
- A bảo mình: "Mày đừng đi làm HR, không có cơ hội thăng tiến đâu". Bữa đó, nhớ ngồi nói chuyện với A, ổng cứ vò đầu bứt tóc không thể hiểu nổi tại sao mình lại chọn đi con đường HR, mà theo ổng là ko nhiều cơ hội thăng tiến và nhàm chán. Mình lúc đó (và có lẽ cho đến bây giờ) - cũng chưa thể khẳng định mình không hợp với HR. Trải nghiệm của mình chưa đủ để trả lời. Nhưng mình biết, mình rất sợ giấy tờ - 1 phần trong công việc HR
- Kết thúc kì thực tập, A offer cho mình vị trí Business Development Managers và hạn mình phải trả lời trong vòng 4 ngày.
4 ngày đó là 4 ngày quay cuồng, với bao nhiêu câu hỏi, bao nhiêu đáp án. Mình tìm đến rất nhiều người để hỏi lời khuyên, và ngồi vạch ra điểm trừ và điểm cộng của vị trí này. Rồi rốt cuộc mình từ chối lời offer đó của A. Lúc đó A okay rất nhanh sau khi mình nói, làm mình có chút bất ngờ
Ai dè đến hôm sau gặp S, co-leader của ES thì mới hóa ra là A rất tiếc khi ko giữ mình lại làm việc được.
Ngày làm việc cuối cùng của mình, A gửi mình chút tiền cảm ơn những nỗ lực và công sức mình bỏ qua trong thời gian qua giúp A - gọi là bonus. Và tha thiết hỏi chúng ta ko còn cơ hội hợp tác chung với nhau nữa ah ? Rồi cố gắng vò đầu bứt tay tùm lum options, để tìm cách nào giữ mình lại.
Rồi rốt cuộc mình làm coordinator cho A, chuyên chịu trách nhiệm set up các cuộc meeting cho A với các NPO để xác lập mối quan hệ partnership. Tất cả mình làm việc online, nên cũng linh hoạt thời gian và đỡ bị gò bó hơn khi ko phải đến văn phòng ngồi làm 8 tiếng/ ngày.
Mình không biết với cái task này, mình sẽ có thể làm đến đâu, và nếu fail thì A sẽ cư xử thế nào. Trước mắt, luôn thấy A tạo điều kiện tốt nhất để giữ mình lại làm việc. Và mình trân trọng điều đó.
Lời đề nghị của A còn làm mình băn khoăn hơn cả về chính bản thân mình. Mình có yếu tố j mà A dám giao vị trí Business Development cho mình, và đi ra ngoài ngoại giao....Và mình phải đi tìm câu trả lời đằng sau câu hỏi : "Bản thân mình có những khả năng gì? "
Khi trả lời được câu hỏi đó rồi, mình sẽ tìm được nghề nghiệp phù hợp hơn....
Và chặng hành trình vẫn còn rất rất dài......
Nhớ câu nói của bé Duy bên project của Rờ Bờ Xờ khi mình cùng nó đi khuân vác gạo làm charity cho Rờ Bờ Xờ:
"Người ta hay có câu "Kẻ mạnh thì thắng, kẻ yếu thì chết". Đó là quy luật của tự nhiên rồi. Nhưng sau này em mới nghiệm ra một câu khác đúng hơn nhiều "Thằng nào thích nghi thì thằng đó sống" "
Câu này rất đúng....Nó làm tôi giật mình...
Trong một môi trường đang có khá nhiều sự thay đổi, và việc nhảy việc là bình thường, cũng như nhanh chóng linh hoạt thay đổi bản thân để thích nghi với sự thay đổi là yếu tố CẦN để có thể sống sót, kiếm chút tiền nuôi sống bản thân.
Tôi không thể mang mãi cái tư tưởng "Compassion" trong thế giới NPO để buộc mình hay 1 ai đó gắn kết lâu dài với 1 công ty trong thế giới Business.
Và tôi cũng càng không thể bắt ép bản thân mình phải tìm một công việc nào đó để gắn bó 30 mấy năm như ba tôi từng làm ngày xưa.
Thời thế thay đổi rồi...Những câu chuyện về các công ty nhà nước, những sở ngành, những mối tình thân, rồi cũng phai nhạt đi theo thời gian. Có chăng là mình cố giữ những người bạn tri kỉ bên cạnh mình, quan tâm họ nhiều nhất có thể. Vì có duyên lắm mới gặp được nhau và đi cùng với nhau trong những mốc quan trọng của cuộc đời.
Viết đến đây, tôi chợt nhớ, chợt thương những Tủn, Đờ Mờ Tờ, Linh, Linh nhà, chị Mai, chị Thi, chị Ngân FStone và vô vàn những người bạn khác nữa. Họ đã có mặt lúc tôi cần họ nhất, đã kiên nhẫn cùng tôi đi qua khó khăn. Và tôi chỉ muốn gom họ lại trong một vòng tròn duy nhất - vòng tròn "Tri kỉ" - Tôi trân trọng họ.
2015 - có lẽ là một năm đầy biến động và nhiều thách thức đối với tôi - vừa căng thẳng, nhưng cũng vừa thú vị. Tôi loay hoay giữa rất nhiều ngã rẽ, giữa rất nhiều sự lựa chọn và buộc phải đưa ra quyết định sẽ ảnh hưởng đến cuộc đời mình. Đồng thời tôi khám phá ra nhiều khía cạnh của chính bản thân hơn. Tôi ngạc nhiên, à ố với những phát hiện ấy. Tôi ngửa mặt lên trời mà cười vì trong chặng hành trình tuổi trẻ, điều thú vị nhất là được khám phá ra bản thân mình là ai.
Vẫn còn 8 tháng nữa mới kết thúc 2015, và tất cả bây giờ chỉ mới bắt đầu. Tôi không dám trông mong bất cứ điều gì xa xôi, chỉ mong mình đủ bản lĩnh, nghị lực và sự sáng suốt để có thể đưa ra quyết định cuối cùng.
Mong những người tôi thương yêu sẽ hạnh phúc và sống khỏe trong năm nay.
Đó là lời cầu chúc an lành nhất từ đáy lòng tôi gửi cho họ :)
Come back to the place where she have been - bring Youth Empowerment
Ironically, she hasn't come back to the original place. The place that needs the most inspiration. The place that gave her the courage to try out of the impoverishment She is just wandering around, isn't she?
Youth empowerment....a long long story to tell......
Youth empowerment....should go to the place that in utmost needs...in provinces...in villages....in suburb area, where they lack of information, lack of tools to make changes
Youth empowerment....should not limit itself in the cities, but to go viral to other provinces and spread the inspiration for the young people here to become the change-maker to the society they are living in.
The story of coming back to Tay Ninh.....
Youth empowerment....a long long story to tell......
Youth empowerment....should go to the place that in utmost needs...in provinces...in villages....in suburb area, where they lack of information, lack of tools to make changes
Youth empowerment....should not limit itself in the cities, but to go viral to other provinces and spread the inspiration for the young people here to become the change-maker to the society they are living in.
The story of coming back to Tay Ninh.....
Rosie Nguyễn - Những cuốn sách nên đọc
Sách cho em tuổi hai mươi
Mình
vẫn thường nói rằng cuộc đời mình thay đổi là nhờ sách. Tính trong một
năm trở lại đây từ một đứa bơ vơ lạc lõng không biết làm gì với đời
mình, giờ mình đã trở nên tự tin và vững vàng hơn, biết rõ mình muốn gì
và cần làm gì. Phần lớn những thay đổi đó là nhờ sách.
Một số bạn sinh viên vẫn hay hỏi mình các tựa sách nên đọc để tham khảo. Vì vậy mình có ý định làm một danh sách gợi ý các sách cho tuổi hai mươi, khoảng 50 tựa sách. Các bạn trẻ muốn phát triển bản thân thì đọc những quyển này, đều đặn mỗi tuần một quyển. Một năm sau nhìn lại, sẽ thấy mình đi được bao xa. Thực ra cái này này là bắt chước một dự án của các trường đại học Mỹ từ thập niên 50 - 60 của thế kỷ trước, được thực hiện bởi nhà sử học Jacques Barzun và một số giáo sư khác. Họ đưa cho các sinh viên 50 đầu sách cần đọc, mỗi tuần sinh viên sẽ đọc một quyển và viết bài tiểu luận về những gì quyển sách đề cập, và cảm nghĩ của họ về quyển sách đó. Các giáo sư sẽ theo dõi quá trình đó và thảo luận với sinh viên những đề tài xung quanh các quyển sách để làm rõ thêm những vấn đề còn vướng mắc. Sau một năm họ sẽ tổng kết lại những thành quả mà sinh viên thu nhặt được từ quá trình đó. Hiện tại thiếu cả nhân lực vật lực, không làm kỹ càng vậy được. Nên mình chỉ đưa ra những tựa sách gợi ý. Chúng đã giúp mình rất nhiều trong quá trình tự học, rèn luyện và phát triển bản thân. Hy vọng những quyển này cũng sẽ giúp phần nào cho ai đó.
Notes:
- Sách sắp xếp theo trình tự ngẫu nhiên và mang tính chủ quan.
- Danh sách trộn lẫn cả sách hư cấu và phi hư cấu, vì quan điểm của mình là hễ đọc vài cuốn phi hư cấu thì đọc lại một quyển sách hư cấu cho nó cân bằng lại, để tâm hồn không bị quá khô khan lý trí.
- Mình bị bệnh ghét yêu đương nên không đưa vào các đầu sách ngôn tình, chỉ đơn thuần về tình cảm nam nữ.
- Có nhiều sách hay khác mình đã đọc, nhưng ở đây mình chỉ tập trung vào những sách hướng về giới trẻ và hữu dụng cho người trẻ trong quá trình đi lên.
- Sách mình đã đọc dù bao nhiêu thì vẫn là hữu hạn. Nếu bạn thấy sách nào cực kỳ phù hợp cho người trẻ mà còn thiếu thì nhờ bạn comment vào giúp mình.
Sau đây là danh sách:
1/ Tôi tự học - Nguyễn Duy Cần. Sách này để đầu tiên. Vì sách của tác giả Việt Nam, viết cực kỳ đơn giản dễ hiểu, và có nhiều lời khuyên bổ ích trong hành trình tự học. Bạn trẻ muốn phát triển bản thân mà không biết bắt đầu từ đâu thì nên đọc quyển này. Nếu sau khi đọc quyển này thấy hứng thú thì có thể đọc tiếp các tác phẩm khác của cùng tác giả như Óc sáng suốt, Thuật tư tưởng.
2/ Rèn nghị lực để lập thân - Nguyễn Hiến Lê. Sách này cũng tương tự, dễ đọc, tạo động lực để người trẻ phát triển bản thân. Mình ít đọc sách của các tác giả người Việt, nhưng đọc xong các tác phẩm này rồi mới thấy khâm phục các học giả Việt Nam thời trước. Họ thông làu điển tích Nho giáo Đạo giáo phương Đông, mà văn hóa và tinh hoa phương Tây cũng tường tận. Ngẫm lại mình bây giờ mới thấy phải cúi đầu hổ thẹn vì có bao nhiêu điều kiện để tự học mà vẫn còn quá yếu kém.
3/ Chiến binh cầu vồng - Andrea Hirata. Sách viết hay và thơ mộng, như một quyển tự truyện của tác giả. Đọc sách này để thấy cuộc sống rồi sẽ vùi dập quăng quật con người khi họ trưởng thành như thế nào, và tự học, tri thức là một cách để thoát khỏi kết cục buồn thảm. Gấp quyển sách lại, điều còn đọng lại hình ảnh cậu bé Lintang gầy gò đạp xe đạp suốt quãng đường mấy chục cây số lúc trời mờ sáng, băng qua rừng rậm ma quỷ, băng qua những đầm lầy đầy cá sấu, vượt lên cái đói, cái nghèo để đi học.
4/ Khuyến học - Fukuzawa Yukichi. Kinh điển của kinh điển. Sách nên có trong tủ sách của bất kỳ người tự học nào. Đọc để biết vì sao nước Nhật lại giàu mạnh như hiện nay. Đọc để biết học tập là trách nhiệm của mỗi người, đối với bản thân, cộng đồng, và đất nước. Đọc để biết được những sai lầm, ấu trĩ mình sẽ có thể vô tình mắc phải khi trưởng thành, làm việc và sinh sống.
5/ 40 Alternatives to college - James Altucher. Đưa ra rất nhiều ý tưởng thú vị để vào đời của người trẻ mà không phải đi học đại học, ông tác giả này cực kỳ thú vị.
6/ Don't go back to school - Kio Stark. Tương tự quyển trên, sách này sẽ cho mình biết được thực tế rằng giáo dục chính thống từ trường học không phải là con đường duy nhất để phát triển bản thân. Người nào muốn giỏi phải có năng lực tự học và cần chủ động, tích cực, sáng tạo trong việc tích lũy kiến thức.
Hai quyển này chưa có bản dịch tiếng Việt, nhưng cách viết dễ hiểu dễ đọc, phù hợp cho bạn trẻ bước đầu tập đọc sách tiếng Anh. Có rất nhiều sách tiếng Anh hay nhưng chưa được dịch qua tiếng Việt. Người tự học muốn tiếp thu nhiều thông tin, kiến thức mới từ thế giới cần có vốn tiếng Anh vững vàng và làm quen với việc đọc sách tiếng Anh và ebook.
7/ Cuộc đời của Pi - Yann Martel. Quá nổi tiếng. Quyển này định hình quan điểm tôn giáo của mình. Rất thích hợp cho những người trẻ tò mò về tôn giáo.
8/ Nếu tôi biết được lúc còn hai mươi - Tina Seelig. Có nhiều lời khuyên cho người trẻ trong việc định hướng nghề nghiệp, tìm con đường cho mình để đi lên trong cuộc sống. Nhưng quyển này phải có một tí trải nghiệm rồi thì đọc mới thấy thấm, vì lúc đó mình sẽ biết những gì được nói trong sách là đúng. Còn lúc chưa biết gì đọc sẽ thấy hơi lờ mờ.
9/ Suối nguồn - Ayn Rand. Cũng thuộc hàng kinh điển. Nói về những lựa chọn cuộc sống mà người trẻ thường băn khoăn, đam mê hay tiền bạc, tiếng nói của riêng mình và định kiến xã hội.
10/ Đối thoại với Thượng đế - Neale Donald Walsch. Sách này giúp mình rất nhiều trong việc bồi đắp đời sống tinh thần.
11/ Tôi nói gì khi nói về chạy bộ - Murakami Haruki. Cá nhân mình không thích các tác phẩm hư cấu của ông này, quá nhiều về cái chết, tình dục và bất ổn tâm lý. Đặc biệt là Rừng Na Uy, cực kỳ không phù hợp cho tuổi trẻ, mình đọc quyển đó năm 21 tuổi, lúc còn rất ngây thơ, và nó phá hỏng mọi thứ. Nhưng cực kỳ kết Tôi nói gì khi nói về chạy bộ, sâu sắc, triết lý, đượm buồn, rất hay. Quyển này cần đọc để có động lực luyện tập sức khỏe thể chất. Phát triển cả thể chất lẫn tinh thần thì mới toàn diện. (Mà thực ra có thể nếu bây giờ đọc lại Rừng Na Uy biết đâu mình lại thấy hay).
12/ Sáu người đi khắp thế gian - James Albert Michener. Cực kỳ thấu hiểu người trẻ. Cực kỳ phù hợp cho những người thích phiêu lưu.
13/ Bảy thói quen cho người thành đạt - Stephen R. Covey. Sách phát triển bản thân nổi tiếng, đưa ra cái nhìn toàn cảnh về cuộc sống để hoạch định hướng đi của mỗi người.
14/ 10 days to faster reading - Abby Marks Beale. Too many books, to little time. Lúc nào cũng thấy quá trời sách không làm sao mà đọc cho hết. Đọc quyển này thì tốc độ đọc nhanh hơn một tí, tiết kiệm thời gian và thu lượm được nhiều hơn. Rất tiếc chưa có bản dịch tiếng Việt.
15/ Đường xưa mây trắng - Thích Nhất Hạnh. Thích hợp để đọc lúc thất tình, lúc nghĩ về cái chết, sẽ thấy được an ủi nhiều sau những đau khổ.
16/ Bàn về tự do - John Stuart Mill. Sách này cực kỳ khó đọc. Nhưng người trẻ nào mà thẩm thấu được quyển này thì dự đoán là sẽ tiến triển rất nhiều trong con đường cuộc sống vì những tư tưởng đột phá trong sách này.
17/ Nhà giả kim - Paulo Coelho. Một số bạn bè mình không thích sách này, có lẽ vì nó mơ mộng quá, không phù hợp với những người đầu óc lý trí. Nhưng mà mình thích, và quyển này nằm trong danh sách những quyển sách bán chạy nhất mọi thời đại, nên đa số thắng thiểu số, hehe. Nó cổ vũ con người theo đuổi ước mơ, mà mơ mộng là một đặc quyền của người trẻ.
Viết đến đây tự nhiên thấy ôi má ơi mình còn nhiều sách chưa đọc quá. Thôi tạm thời thế đã. Giờ mình đi đọc sách.
(Rosie Nguyễn)
Một số bạn sinh viên vẫn hay hỏi mình các tựa sách nên đọc để tham khảo. Vì vậy mình có ý định làm một danh sách gợi ý các sách cho tuổi hai mươi, khoảng 50 tựa sách. Các bạn trẻ muốn phát triển bản thân thì đọc những quyển này, đều đặn mỗi tuần một quyển. Một năm sau nhìn lại, sẽ thấy mình đi được bao xa. Thực ra cái này này là bắt chước một dự án của các trường đại học Mỹ từ thập niên 50 - 60 của thế kỷ trước, được thực hiện bởi nhà sử học Jacques Barzun và một số giáo sư khác. Họ đưa cho các sinh viên 50 đầu sách cần đọc, mỗi tuần sinh viên sẽ đọc một quyển và viết bài tiểu luận về những gì quyển sách đề cập, và cảm nghĩ của họ về quyển sách đó. Các giáo sư sẽ theo dõi quá trình đó và thảo luận với sinh viên những đề tài xung quanh các quyển sách để làm rõ thêm những vấn đề còn vướng mắc. Sau một năm họ sẽ tổng kết lại những thành quả mà sinh viên thu nhặt được từ quá trình đó. Hiện tại thiếu cả nhân lực vật lực, không làm kỹ càng vậy được. Nên mình chỉ đưa ra những tựa sách gợi ý. Chúng đã giúp mình rất nhiều trong quá trình tự học, rèn luyện và phát triển bản thân. Hy vọng những quyển này cũng sẽ giúp phần nào cho ai đó.
Notes:
- Sách sắp xếp theo trình tự ngẫu nhiên và mang tính chủ quan.
- Danh sách trộn lẫn cả sách hư cấu và phi hư cấu, vì quan điểm của mình là hễ đọc vài cuốn phi hư cấu thì đọc lại một quyển sách hư cấu cho nó cân bằng lại, để tâm hồn không bị quá khô khan lý trí.
- Mình bị bệnh ghét yêu đương nên không đưa vào các đầu sách ngôn tình, chỉ đơn thuần về tình cảm nam nữ.
- Có nhiều sách hay khác mình đã đọc, nhưng ở đây mình chỉ tập trung vào những sách hướng về giới trẻ và hữu dụng cho người trẻ trong quá trình đi lên.
- Sách mình đã đọc dù bao nhiêu thì vẫn là hữu hạn. Nếu bạn thấy sách nào cực kỳ phù hợp cho người trẻ mà còn thiếu thì nhờ bạn comment vào giúp mình.
Sau đây là danh sách:
1/ Tôi tự học - Nguyễn Duy Cần. Sách này để đầu tiên. Vì sách của tác giả Việt Nam, viết cực kỳ đơn giản dễ hiểu, và có nhiều lời khuyên bổ ích trong hành trình tự học. Bạn trẻ muốn phát triển bản thân mà không biết bắt đầu từ đâu thì nên đọc quyển này. Nếu sau khi đọc quyển này thấy hứng thú thì có thể đọc tiếp các tác phẩm khác của cùng tác giả như Óc sáng suốt, Thuật tư tưởng.
2/ Rèn nghị lực để lập thân - Nguyễn Hiến Lê. Sách này cũng tương tự, dễ đọc, tạo động lực để người trẻ phát triển bản thân. Mình ít đọc sách của các tác giả người Việt, nhưng đọc xong các tác phẩm này rồi mới thấy khâm phục các học giả Việt Nam thời trước. Họ thông làu điển tích Nho giáo Đạo giáo phương Đông, mà văn hóa và tinh hoa phương Tây cũng tường tận. Ngẫm lại mình bây giờ mới thấy phải cúi đầu hổ thẹn vì có bao nhiêu điều kiện để tự học mà vẫn còn quá yếu kém.
3/ Chiến binh cầu vồng - Andrea Hirata. Sách viết hay và thơ mộng, như một quyển tự truyện của tác giả. Đọc sách này để thấy cuộc sống rồi sẽ vùi dập quăng quật con người khi họ trưởng thành như thế nào, và tự học, tri thức là một cách để thoát khỏi kết cục buồn thảm. Gấp quyển sách lại, điều còn đọng lại hình ảnh cậu bé Lintang gầy gò đạp xe đạp suốt quãng đường mấy chục cây số lúc trời mờ sáng, băng qua rừng rậm ma quỷ, băng qua những đầm lầy đầy cá sấu, vượt lên cái đói, cái nghèo để đi học.
4/ Khuyến học - Fukuzawa Yukichi. Kinh điển của kinh điển. Sách nên có trong tủ sách của bất kỳ người tự học nào. Đọc để biết vì sao nước Nhật lại giàu mạnh như hiện nay. Đọc để biết học tập là trách nhiệm của mỗi người, đối với bản thân, cộng đồng, và đất nước. Đọc để biết được những sai lầm, ấu trĩ mình sẽ có thể vô tình mắc phải khi trưởng thành, làm việc và sinh sống.
5/ 40 Alternatives to college - James Altucher. Đưa ra rất nhiều ý tưởng thú vị để vào đời của người trẻ mà không phải đi học đại học, ông tác giả này cực kỳ thú vị.
6/ Don't go back to school - Kio Stark. Tương tự quyển trên, sách này sẽ cho mình biết được thực tế rằng giáo dục chính thống từ trường học không phải là con đường duy nhất để phát triển bản thân. Người nào muốn giỏi phải có năng lực tự học và cần chủ động, tích cực, sáng tạo trong việc tích lũy kiến thức.
Hai quyển này chưa có bản dịch tiếng Việt, nhưng cách viết dễ hiểu dễ đọc, phù hợp cho bạn trẻ bước đầu tập đọc sách tiếng Anh. Có rất nhiều sách tiếng Anh hay nhưng chưa được dịch qua tiếng Việt. Người tự học muốn tiếp thu nhiều thông tin, kiến thức mới từ thế giới cần có vốn tiếng Anh vững vàng và làm quen với việc đọc sách tiếng Anh và ebook.
7/ Cuộc đời của Pi - Yann Martel. Quá nổi tiếng. Quyển này định hình quan điểm tôn giáo của mình. Rất thích hợp cho những người trẻ tò mò về tôn giáo.
8/ Nếu tôi biết được lúc còn hai mươi - Tina Seelig. Có nhiều lời khuyên cho người trẻ trong việc định hướng nghề nghiệp, tìm con đường cho mình để đi lên trong cuộc sống. Nhưng quyển này phải có một tí trải nghiệm rồi thì đọc mới thấy thấm, vì lúc đó mình sẽ biết những gì được nói trong sách là đúng. Còn lúc chưa biết gì đọc sẽ thấy hơi lờ mờ.
9/ Suối nguồn - Ayn Rand. Cũng thuộc hàng kinh điển. Nói về những lựa chọn cuộc sống mà người trẻ thường băn khoăn, đam mê hay tiền bạc, tiếng nói của riêng mình và định kiến xã hội.
10/ Đối thoại với Thượng đế - Neale Donald Walsch. Sách này giúp mình rất nhiều trong việc bồi đắp đời sống tinh thần.
11/ Tôi nói gì khi nói về chạy bộ - Murakami Haruki. Cá nhân mình không thích các tác phẩm hư cấu của ông này, quá nhiều về cái chết, tình dục và bất ổn tâm lý. Đặc biệt là Rừng Na Uy, cực kỳ không phù hợp cho tuổi trẻ, mình đọc quyển đó năm 21 tuổi, lúc còn rất ngây thơ, và nó phá hỏng mọi thứ. Nhưng cực kỳ kết Tôi nói gì khi nói về chạy bộ, sâu sắc, triết lý, đượm buồn, rất hay. Quyển này cần đọc để có động lực luyện tập sức khỏe thể chất. Phát triển cả thể chất lẫn tinh thần thì mới toàn diện. (Mà thực ra có thể nếu bây giờ đọc lại Rừng Na Uy biết đâu mình lại thấy hay).
12/ Sáu người đi khắp thế gian - James Albert Michener. Cực kỳ thấu hiểu người trẻ. Cực kỳ phù hợp cho những người thích phiêu lưu.
13/ Bảy thói quen cho người thành đạt - Stephen R. Covey. Sách phát triển bản thân nổi tiếng, đưa ra cái nhìn toàn cảnh về cuộc sống để hoạch định hướng đi của mỗi người.
14/ 10 days to faster reading - Abby Marks Beale. Too many books, to little time. Lúc nào cũng thấy quá trời sách không làm sao mà đọc cho hết. Đọc quyển này thì tốc độ đọc nhanh hơn một tí, tiết kiệm thời gian và thu lượm được nhiều hơn. Rất tiếc chưa có bản dịch tiếng Việt.
15/ Đường xưa mây trắng - Thích Nhất Hạnh. Thích hợp để đọc lúc thất tình, lúc nghĩ về cái chết, sẽ thấy được an ủi nhiều sau những đau khổ.
16/ Bàn về tự do - John Stuart Mill. Sách này cực kỳ khó đọc. Nhưng người trẻ nào mà thẩm thấu được quyển này thì dự đoán là sẽ tiến triển rất nhiều trong con đường cuộc sống vì những tư tưởng đột phá trong sách này.
17/ Nhà giả kim - Paulo Coelho. Một số bạn bè mình không thích sách này, có lẽ vì nó mơ mộng quá, không phù hợp với những người đầu óc lý trí. Nhưng mà mình thích, và quyển này nằm trong danh sách những quyển sách bán chạy nhất mọi thời đại, nên đa số thắng thiểu số, hehe. Nó cổ vũ con người theo đuổi ước mơ, mà mơ mộng là một đặc quyền của người trẻ.
Viết đến đây tự nhiên thấy ôi má ơi mình còn nhiều sách chưa đọc quá. Thôi tạm thời thế đã. Giờ mình đi đọc sách.
(Rosie Nguyễn)
Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2015
Chia sẻ của anh Minh Delta Việt - rất hay
CÂU CHUYỆN VỀ "TẦM NHÌN LỆCH" và "ẢO TƯỞNG SỨC MẠNH"
Trong cuộc sống, mỗi người có một Tầm Nhìn xa và rộng khác nhau, có nghĩa là khả năng dự đoán trước những việc sắp xảy ra, cái đó nó phụ thuộc nhiều vào kiến thức, kinh nghiệm sống!
Ví dụ như bạn nhìn con bạn chạy giỡn trong sân ướt nước thì sẽ dự báo là nó sẽ bị trợt té, và bạn bảo nó phải cẩn thận! Nhưng đứa trẻ chưa có được Tầm Nhìn đó nên sẽ có thể không nghe lời, và trợt té cái ầm, khóc lu loa lên và bạn phải dỗ dành, xử lý vất vả...
Trong cuộc sống, mỗi người có một Tầm Nhìn xa và rộng khác nhau, có nghĩa là khả năng dự đoán trước những việc sắp xảy ra, cái đó nó phụ thuộc nhiều vào kiến thức, kinh nghiệm sống!
Ví dụ như bạn nhìn con bạn chạy giỡn trong sân ướt nước thì sẽ dự báo là nó sẽ bị trợt té, và bạn bảo nó phải cẩn thận! Nhưng đứa trẻ chưa có được Tầm Nhìn đó nên sẽ có thể không nghe lời, và trợt té cái ầm, khóc lu loa lên và bạn phải dỗ dành, xử lý vất vả...
Và trong những người lớn hơn với nhau cũng vậy, khi những người có tầm
nhìn quá khác nhau nhưng sống và làm việc chung, có ảnh hưởng lẫn nhau
thì sẽ rất khó chịu:
Như trên chiếc thuyền, người Hoa Tiêu kinh nghiệm có cái ống dòm, nhìn xa hơn nên luôn báo có đá ngầm, bão tố, cướp biển...,
Thủy thủ đoàn đương nhiên không thấy nhưng phải biết lắng nghe, bởi vì nếu bạn không thấy trước bạn có thể đâm vào đá chết tươi chả sao, nhưng một người đã thấy trước mà bắt họ cùng đâm vào đá với bạn thì họ sẽ bỏ thuyền mà đi ngay khi có thể!
Tất nhiên, không phải lúc nào Hoa Tiêu cũng đúng 100%, nhưng nếu đã phân cho anh ta làm việc đó có nghĩa là ảnh giỏi nhất, nên phải tin anh ấy! Và bạn cũng đang được phân việc nấu bếp, việc mà bạn giỏi nhất!
Nhưng người Việt Nam thì Hoa Tiêu cứ xuống bếp ý kiến ý cò, còn Đầu Bếp thì cứ leo cột buồm la lối nhặng xị lên! Vậy hỏi chiếc thuyền sẽ đi đâu về đâu?
Nguồn: Anh Tư Sang.
**********************
MỌI CHUYỆN CHỈ ĐÚNG KHI ĐẶT Ở ĐÚNG THỜI ĐIỂM (RIGHT TIMING)
Theo tôi, thời điểm là một yếu tố vô cùng quan trọng. Một giải pháp, lựa chọn dù hay ho đến đâu nhưng nếu đặt sai thời điểm thì cũng thất bại.
Trong quá trình phát triển của một doanh nghiệp (cũng như của bản thân) sẽ có rất nhiều lỗ hổng, nhiều điểm cần cải thiện thêm, nhiều điểm cần có thể làm tốt hơn được. Nhìn vào bất cứ doanh nghiệp nào, một người bình thường cũng có thể chỉ ra hàng loạt những điểm cần cải thiện, hàng tá giải pháp, dự án, kế hoạch có thể làm.
Đứng ở góc độ riêng lẻ thì giải pháp nào cũng nên làm. Nhưng khi đặt ở một bối cảnh rộng hơn, thì liệu rằng thực hiện giải pháp đó bây giờ đã là “đúng thời điểm” hay chưa?
Trong kinh doanh, thương hiệu công ty, chính sách đãi ngộ tốt, văn hóa công ty mạnh đều là những điều vô cùng quan trọng và nên làm. Nhưng liệu rằng việc đầu tư ngân sách, nhân lực để thực hiện những điều trên đối với một công ty còn non trẻ, chưa biết chính xác đối tượng khách hàng mình là ai, đội ngũ nhân sự còn hạn chế, và còn vật vã lo bán hàng để kiếm đủ nguồn tiền vật vã “vượt qua con trăng này” thì liệu rằng đã là một sự đầu tư “đúng thời điểm” hay chưa?
Trong tình yêu, sau một bữa tối lãng mạn, chàng trai và cô gái cùng đi dạo phố, cả hai người “tình trong như đã, mặt ngoài còn e” nhưng chàng trai lại muốn “chốt” việc tỏ tình bằng một nụ hôn thắm thiết với cô gái ngay lúc cô ấy vừa ăn mắm tôm xong thì khả năng thất bại rất cao, không phải vì cô gái không yêu chàng trai mà vì chàng trai chọn sai thời điểm.
Những tình huống mang tính cao trào như thế thì thường dễ nhận ra. Nhưng khổ nổi là trong cuộc sống không có cái gì hoàn toàn trắng, hoàn toàn đen, mà mọi thứ cứ mờ mờ ảo ảo.
Sẽ có nhiều lúc chúng ta đưa ra những góp ý nghe có vẻ rất logic cho người khác mà không nghĩ rằng đã “đúng thời điểm” hay chưa. Hoặc là chúng ta thực hiện nhiều việc mà chúng ta tưởng rằng rất hợp lý nhưng chưa nghĩ đến việc đã “đúng thời điểm” hay chưa.
Lựa chọn nào cũng có nét hấp dẫn riêng, và mỗi lựa chọn sẽ có một sự đánh đổi nhất định: được cái này sẽ mất cái kia.
Như trên chiếc thuyền, người Hoa Tiêu kinh nghiệm có cái ống dòm, nhìn xa hơn nên luôn báo có đá ngầm, bão tố, cướp biển...,
Thủy thủ đoàn đương nhiên không thấy nhưng phải biết lắng nghe, bởi vì nếu bạn không thấy trước bạn có thể đâm vào đá chết tươi chả sao, nhưng một người đã thấy trước mà bắt họ cùng đâm vào đá với bạn thì họ sẽ bỏ thuyền mà đi ngay khi có thể!
Tất nhiên, không phải lúc nào Hoa Tiêu cũng đúng 100%, nhưng nếu đã phân cho anh ta làm việc đó có nghĩa là ảnh giỏi nhất, nên phải tin anh ấy! Và bạn cũng đang được phân việc nấu bếp, việc mà bạn giỏi nhất!
Nhưng người Việt Nam thì Hoa Tiêu cứ xuống bếp ý kiến ý cò, còn Đầu Bếp thì cứ leo cột buồm la lối nhặng xị lên! Vậy hỏi chiếc thuyền sẽ đi đâu về đâu?
Nguồn: Anh Tư Sang.
**********************
MỌI CHUYỆN CHỈ ĐÚNG KHI ĐẶT Ở ĐÚNG THỜI ĐIỂM (RIGHT TIMING)
Theo tôi, thời điểm là một yếu tố vô cùng quan trọng. Một giải pháp, lựa chọn dù hay ho đến đâu nhưng nếu đặt sai thời điểm thì cũng thất bại.
Trong quá trình phát triển của một doanh nghiệp (cũng như của bản thân) sẽ có rất nhiều lỗ hổng, nhiều điểm cần cải thiện thêm, nhiều điểm cần có thể làm tốt hơn được. Nhìn vào bất cứ doanh nghiệp nào, một người bình thường cũng có thể chỉ ra hàng loạt những điểm cần cải thiện, hàng tá giải pháp, dự án, kế hoạch có thể làm.
Đứng ở góc độ riêng lẻ thì giải pháp nào cũng nên làm. Nhưng khi đặt ở một bối cảnh rộng hơn, thì liệu rằng thực hiện giải pháp đó bây giờ đã là “đúng thời điểm” hay chưa?
Trong kinh doanh, thương hiệu công ty, chính sách đãi ngộ tốt, văn hóa công ty mạnh đều là những điều vô cùng quan trọng và nên làm. Nhưng liệu rằng việc đầu tư ngân sách, nhân lực để thực hiện những điều trên đối với một công ty còn non trẻ, chưa biết chính xác đối tượng khách hàng mình là ai, đội ngũ nhân sự còn hạn chế, và còn vật vã lo bán hàng để kiếm đủ nguồn tiền vật vã “vượt qua con trăng này” thì liệu rằng đã là một sự đầu tư “đúng thời điểm” hay chưa?
Trong tình yêu, sau một bữa tối lãng mạn, chàng trai và cô gái cùng đi dạo phố, cả hai người “tình trong như đã, mặt ngoài còn e” nhưng chàng trai lại muốn “chốt” việc tỏ tình bằng một nụ hôn thắm thiết với cô gái ngay lúc cô ấy vừa ăn mắm tôm xong thì khả năng thất bại rất cao, không phải vì cô gái không yêu chàng trai mà vì chàng trai chọn sai thời điểm.
Những tình huống mang tính cao trào như thế thì thường dễ nhận ra. Nhưng khổ nổi là trong cuộc sống không có cái gì hoàn toàn trắng, hoàn toàn đen, mà mọi thứ cứ mờ mờ ảo ảo.
Sẽ có nhiều lúc chúng ta đưa ra những góp ý nghe có vẻ rất logic cho người khác mà không nghĩ rằng đã “đúng thời điểm” hay chưa. Hoặc là chúng ta thực hiện nhiều việc mà chúng ta tưởng rằng rất hợp lý nhưng chưa nghĩ đến việc đã “đúng thời điểm” hay chưa.
Lựa chọn nào cũng có nét hấp dẫn riêng, và mỗi lựa chọn sẽ có một sự đánh đổi nhất định: được cái này sẽ mất cái kia.
Thường khi đứng trước một chuỗi lựa chọn trong cuộc sống cũng như trong
công việc, tôi thường đặt cho mình câu hỏi “Liệu đã đúng thời điểm?
********************
Hôm nay, trong lớp Content Thinking của anh Huỳnh Vĩnh Sơn, chữ “hồn nhiên” ấy lại khơi lại cho tôi nhiều cảm xúc.
Anh Sơn chia sẻ là một người tạo được tầm ảnh hưởng lớn với người khác (nói chung là thế, còn nói riêng là chuyện viết hay) thường là do
(1) họ sống hay (trải nghiệm nhiều, đa dạng, suy nghĩ sâu sắc)
hoặc
(2) họ “hồn nhiên”: rất thẳng, rất thật, rất tự nhiên.
*********************
********************
Hôm nay, trong lớp Content Thinking của anh Huỳnh Vĩnh Sơn, chữ “hồn nhiên” ấy lại khơi lại cho tôi nhiều cảm xúc.
Anh Sơn chia sẻ là một người tạo được tầm ảnh hưởng lớn với người khác (nói chung là thế, còn nói riêng là chuyện viết hay) thường là do
(1) họ sống hay (trải nghiệm nhiều, đa dạng, suy nghĩ sâu sắc)
hoặc
(2) họ “hồn nhiên”: rất thẳng, rất thật, rất tự nhiên.
*********************
NHIỀU KHI CHÚNG TA KHÔNG BIẾT MÌNH THÍCH GÌ … CHO ĐẾN LÚC CHÚNG TA THỬ
Hôm nay được mời về trường cũ (Đại học Quốc Tế TPHCM) để chia sẻ một số kinh nghiệm với các em sinh viên lớp Quản Trị. Sau đây là một số quan điểm mình thấy cũng thú vị nên muốn chia sẻ lại với mọi người:
1. Có yêu một vài người rồi mới biết người nào phù hợp với mình, người nào không. Có ăn một vài (nhiều) món rồi mới biết món nào ngon, món nào hợp với mình, món nào không. Có làm thử một vài công việc rồi mới biết công việc nào hợp với mình, công việc nào không.
2. Ở khía cạnh một nhà tuyển dụng, làm gì có ai đảm bảo chắc chắn 100% mình sẽ tuyển được ứng viên phù hợp. Các công ty lớn phải cho ứng viên trải qua 4 -5 vòng thi (IQ, EQ test, thảo luận nhóm, phỏng vấn với bộ phận nhân sự, phỏng vấn với bộ phận chuyên môn, dự án làm thử …) rồi mới ra quyết định tuyển dụng. Rồi còn thử việc 2 tháng nữa để đảm bảo sự phù hợp với công ty. Ở vị trí nhân viên thì ít nhất phải thêm 3 – 6 tháng nữa mới chắc chắn được người nhân viên đó thật phù hợp với công ty. Còn ở vị trí quản lý thì cũng phải 6 tháng – 24 tháng mới biết được người quản lý đó hợp với công ty hay không.
Càng thử sớm, càng biết kết quả sớm để điều chỉnh cho phù hợp.
Nhìn chung kết luận lại thì tuổi trẻ nên cần hai thứ:
(1) là THỬ NHIỀU để biết mình hợp với cái gì; và
(2) là CHỊU TRÁCH NHIỆM 100% với những điều mình làm (chứ không Choi Xong Zdon, ăn xong rồi bỏ chạy à nha)
Về buổi chia sẻ ngày hôm nay thì nhìn chung là diễn ra cũng tàm tạm, không quá dở mà cũng không quá tốt. Từ khi DeltaViet là một nền tảng học trực tuyến thì mình quen với những bài giảng online cụ thể, vào thẳng vấn đề rồi, giờ giảng offline thì phải bày trò gì đó vui vui, khuấy động không khí thì mình lại không giỏi.
Một số người sẽ thắc mắc không biết rốt cuộc thì mình làm khởi nghiệp công nghệ (Tech Start-up) hay là làm giảng viên. Mình cũng nói luôn là mình muốn tập trung vào khởi nghiệp công nghệ, vào việc đem đến một nền tảng e-learning học kỹ năng hữu ích, giúp cho học viên tiết kiệm 3 – 5 lần chi phí so với học offline mà chất lượng vẫn đảm bảo; đồng thời cũng giúp cho giảng viên, chuyên gia có thêm thu nhập để họ có thể ổn định hơn về tài chính để chuyên tâm vào giảng dạy.
Mình không có ý định trở thành giảng viên bởi vì năng lực trình bày của mình có hạn. Mình lâu lâu có đi giảng, đi chia sẻ về một số chủ đề (thường là liên quan đến khởi nghiệp, lập kế hoạch tài chính, nhân sự, huy động vốn và cả ... ờ... chủ đề chinh phục bạn gái nữa) chỉ đơn giản là muốn hiểu hơn về cuộc sống, trải nghiệm của các giảng viên, chuyên gia để từ đó hỗ trợ họ chuyển đổi khóa học offline của họ thành khóa học online trên hanhtrinhdelta.edu.vn một cách dễ dàng hơn và tốt hơn.
Thiết nghĩ, ở doanh nghiệp nào cũng vậy, việc đi sâu, đi sát vào trong quần chúng để thấu hiểu tâm lý đối tượng khách hàng, đối tác sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều giá trị thực tế hơn, lớn hơn.
Mong chờ một sự phát triển mạnh mẽ của DeltaViet nói riêng và ngành e-learning về mảng kỹ năng của Việt Nam nói chung!
Hôm nay được mời về trường cũ (Đại học Quốc Tế TPHCM) để chia sẻ một số kinh nghiệm với các em sinh viên lớp Quản Trị. Sau đây là một số quan điểm mình thấy cũng thú vị nên muốn chia sẻ lại với mọi người:
1. Có yêu một vài người rồi mới biết người nào phù hợp với mình, người nào không. Có ăn một vài (nhiều) món rồi mới biết món nào ngon, món nào hợp với mình, món nào không. Có làm thử một vài công việc rồi mới biết công việc nào hợp với mình, công việc nào không.
2. Ở khía cạnh một nhà tuyển dụng, làm gì có ai đảm bảo chắc chắn 100% mình sẽ tuyển được ứng viên phù hợp. Các công ty lớn phải cho ứng viên trải qua 4 -5 vòng thi (IQ, EQ test, thảo luận nhóm, phỏng vấn với bộ phận nhân sự, phỏng vấn với bộ phận chuyên môn, dự án làm thử …) rồi mới ra quyết định tuyển dụng. Rồi còn thử việc 2 tháng nữa để đảm bảo sự phù hợp với công ty. Ở vị trí nhân viên thì ít nhất phải thêm 3 – 6 tháng nữa mới chắc chắn được người nhân viên đó thật phù hợp với công ty. Còn ở vị trí quản lý thì cũng phải 6 tháng – 24 tháng mới biết được người quản lý đó hợp với công ty hay không.
Càng thử sớm, càng biết kết quả sớm để điều chỉnh cho phù hợp.
Nhìn chung kết luận lại thì tuổi trẻ nên cần hai thứ:
(1) là THỬ NHIỀU để biết mình hợp với cái gì; và
(2) là CHỊU TRÁCH NHIỆM 100% với những điều mình làm (chứ không Choi Xong Zdon, ăn xong rồi bỏ chạy à nha)
Về buổi chia sẻ ngày hôm nay thì nhìn chung là diễn ra cũng tàm tạm, không quá dở mà cũng không quá tốt. Từ khi DeltaViet là một nền tảng học trực tuyến thì mình quen với những bài giảng online cụ thể, vào thẳng vấn đề rồi, giờ giảng offline thì phải bày trò gì đó vui vui, khuấy động không khí thì mình lại không giỏi.
Một số người sẽ thắc mắc không biết rốt cuộc thì mình làm khởi nghiệp công nghệ (Tech Start-up) hay là làm giảng viên. Mình cũng nói luôn là mình muốn tập trung vào khởi nghiệp công nghệ, vào việc đem đến một nền tảng e-learning học kỹ năng hữu ích, giúp cho học viên tiết kiệm 3 – 5 lần chi phí so với học offline mà chất lượng vẫn đảm bảo; đồng thời cũng giúp cho giảng viên, chuyên gia có thêm thu nhập để họ có thể ổn định hơn về tài chính để chuyên tâm vào giảng dạy.
Mình không có ý định trở thành giảng viên bởi vì năng lực trình bày của mình có hạn. Mình lâu lâu có đi giảng, đi chia sẻ về một số chủ đề (thường là liên quan đến khởi nghiệp, lập kế hoạch tài chính, nhân sự, huy động vốn và cả ... ờ... chủ đề chinh phục bạn gái nữa) chỉ đơn giản là muốn hiểu hơn về cuộc sống, trải nghiệm của các giảng viên, chuyên gia để từ đó hỗ trợ họ chuyển đổi khóa học offline của họ thành khóa học online trên hanhtrinhdelta.edu.vn một cách dễ dàng hơn và tốt hơn.
Thiết nghĩ, ở doanh nghiệp nào cũng vậy, việc đi sâu, đi sát vào trong quần chúng để thấu hiểu tâm lý đối tượng khách hàng, đối tác sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều giá trị thực tế hơn, lớn hơn.
Mong chờ một sự phát triển mạnh mẽ của DeltaViet nói riêng và ngành e-learning về mảng kỹ năng của Việt Nam nói chung!
Trắc nghiệm
Gil Ra Im ( Khu vườn bí mật )
Gil Ra Im là cô gái sử dụng võ thuật nhiều hơn võ mồm. Cô
không hay đọc sách , không thường đến xem triển lãm hội họa nhưng lại có
thể bắt cướp bằng xe đạp. Tương tự như vậy, bạn không phải là người quá
xuất sắc trong lĩnh vực học tập, nhưng ngược lại bạn biết khá nhiều
điều trong cuộc sống. Bạn thích chạy nhảy ở thế giới bên ngoài hơn là
ngồi một chỗ. Tuy nhiên Ra Im lại rất thẳng thắng, hay bộc lộ những suy
nghĩ của mình, cô cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác.Giống như Ra Im,
bạn cũng có nhiều bạn bè tốt vì sự chân thật và tốt bụng của mình. Bạn
có những quy tắc đạo đức trong cuộc sống của mình và sẽ không phá vỡ nó
dù có chuyện gì. Cuộc sống của Ra Im khá đơn độc và cô đã tự lập từ nhỏ,
làm việc trong môi trường mạnh bạo chỉ dành cho đàn ông, nhưng cô luôn
tìm được niềm vui đơn giản cho mình. Cô chọn cuộc sống đó vì thấy thân
thuộc gắn bó với những người sẵn sàng hy sinh tính mạng cho nhau. Ở bạn
cũng có những nét tương tự, vui vẻ và hết lòng vì bạn bè, sẵn sàng đặt
quyền lợi của họ lên trên bản thân, bạn hay cười và có thể mang lại
nhiều niềm vui cho người khác
Người tình khó tính
Là một người với cá tính mạnh mẽ, phong cách sống khá thực tế,
bạn luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho “gấu” của mình. Trong các
cuộc cãi vả bạn luôn biết dừng lại đúng lúc để giữ cho mối quan hệ của
cả hai không chuyển biến xấu.
Tuy vậy bạn cũng là người thường hay ghen tuông, nghi ngờ,
điều đó thể hiện thông qua sự quản thúc khá là chặt của bạn đối với
người yêu. Dẫu biết là bạn chỉ muốn tốt cho cả hai, không muốn có chuyện
ngoài ý muốn xảy đến với tình yêu của mình, nhưng đôi lúc “chặt” quá
cũng không tốt. Cần phải biết mềm mỏng đúng lúc thì sẽ tốt hơn cho cả
hai, cũng giúp cho nửa kia cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn trong tình
cảm.
Lời khen của bạn bè
Những lúc mệt mỏi, thường nhìn lại lời khen để có động lực đi tiếp...
1. Sơn - bạn già làm chung S to S sau khi gặp gỡ với Ander - ông boss của mình bên ES:
1. Sơn - bạn già làm chung S to S sau khi gặp gỡ với Ander - ông boss của mình bên ES:
- ừacòn nói xâu Hannah là cả 2 cùng đống ýHannah phá giá đàn ông quá=))))
- Nicholas Nguyen
She's so good so that we all have to rethink whether men are doing better than women
2. Tường Vân:
- Hannah Ho
uh hỏi xíu nhe, từ lúc làm manager chính thức tới giờ, Vân feedback cách H lead đi - Tuongvan Le
haha van thay hanh co ve lam kieu style giong Sonti mi va detailed orientedmuon think about things carefullywhich is a good thinig tai vi phai nhu vay moi balance voi Van duocve cach interact voi team members thi hanh lam kha totvan rat thich mot cai la hanh that su rat passionate va interested ve education va youthsva lam viec committed va responsible - Tuongvan Le
haha Van thay la Hanh can flexible mot chut trong cach adjust product. Hanh that su dang lam trong mot vi tri gan giong nhu la product manager vay, va neu lam product manager theo Van nghi thi nen sensitive to changes va constantly think about getting feedback and modify a product. That ra Van thay Hanh rat creative noi chung la kha tot ve ways of thinking, co deu Van nghi la neu duoc thi nen innovate mot chut nua va become more active in reaching out to people, get feedback, and moidfy product a bit more. Van nghi la S2S giong nhu mot cai startup vay, product la magazine, va minh dang struggle de modify no de fit voi others' needs That ra cai nay van cung ko biet giai quyet ntn nua ma neu Van la Hanh van se experiment nhieu hon
- Hannah Ho
uhm đúng, đặc tính của CS đa phần là vậyeh Vân, Vân nghĩ H làm bên consultant được ko haha, just pop-up questionhoac là về psychology ?nói thì buồn cười, H thì thích làm cho education và empower youth, mà rốt cuộc cuộc đời H còn chưa lo xong haha - Hannah Ho
cảm giác ở VN H chưa tìm ra cái H muốncứ thấy thiếu thiếu cái j đó ko rõ, rất khó chịu :)))H đang tìm hiểu organization psy, kết hợp 2 cái đóở VN ko có :)))) - Tuongvan Le
cai do thi phai thu moi biet hanh oiits okay to try out a job neu hanh ko thich thi chuyen nghe hahavan thay bua nay chuyen nghe cang ngay cang de - Hannah Ho
uh phải thử thôi :))) tại H chưa flexible nên scared thôi hahanói chiện với Sơn riết bị nhớ cái cụm "trial and error" - Tuongvan Le
haha hanh cu thu diko that nghiep dau ma lo haha:)))noi chung everything will be finese ko co gi serious lam dau :))
Tủn: có ai nói e là một qả bom nổ chậm chưa
[18/04/2015 10:44:57 PM] Hanh Ho: je
[18/04/2015 10:45:05 PM] Hanh Ho: sao có thể gọi Tủn ko
[18/04/2015 10:45:22 PM] Tui Tên Tủn: E có rất nhìu khả năng nhưng vì nhìu lý do mà những khả năng đó ko thể tự bộc lộ mà cần phải có người khơi nguồn hoặc châm ngòi j đó
[18/04/2015 10:45:33 PM] Tui Tên Tủn: Thì lúc đoa e mới bùng nổ
[18/04/2015 10:46:03 PM] Tui Tên Tủn: Và nổ thực sự lớn, với nhiều ý tưởng và khả năng suy nghĩ vô cùng hay ho
[18/04/2015 10:46:25 PM] Tui Tên Tủn: Dạng kiểu như tiềm ẩn
[18/04/2015 10:47:17 PM] Tui Tên Tủn: Bản chất là ngọc nhưng do mẹ ém từ nhỏ kỹ qá lâu ngày nên e cứ tưởng và nghĩ mình là đá rồi trở nên tự ti về bản thân
[18/04/2015 10:47:51 PM] Tui Tên Tủn: Hy vọng cơ hội đi Úc lần này sẽ giúp e lật mình sang trang mới
[18/04/2015 10:48:19 PM] Tui Tên Tủn: Cố lên, cô gái trẻ với cái đầu bự ;)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)