My photos

My photos

Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 1 tháng 9, 2014

Thu nhặt góp ý

Một vài thứ linh tinh góp nhặt:

1. Nhặt từ FB chị Lan Trần bên Vietpsychology:
"Trong chuyến bay đến Sydney, mình ngồi cạnh một bác tầm 50 tuổi, thấy bác đọc sách tiếng Nhật thế là mình quay qua bắt chuyện, thế rồi cũng nói được suốt chuyến bay. Chủ đề cũng đơn giản, chủ yếu quay quanh du lịch, ăn uống, gia đình, công việc, lúc ấy sơ sơ biết bác đi "meeting", rồi làm "medical" mình cứ nghĩ chắc salary man đi bán thuốc :))))) lúc cuối hỏi kỹ hơn mới biết là giáo sư đại học đi academic conference :| Nghe xong hốt hoảng, không biết nãy giờ có nói vớ vẩn gì bất kính không. Mà bác ấy hay lắm, làm bác sĩ 8 năm rồi phát hiện thích nghiên cứu nên ba chục tuổi bắt đầu PhD, bây giờ làm giáo sư, vừa nghiên cứu, vừa dạy, vừa làm ở bệnh viện trường. Nghe xong cảm thấy rất phục, đây là một tấm gương dám chấp nhận thử thách và bắt đầu lại từ đầu khi cảm thấy mình muốn theo đuổi một điều gì đó. Bây giờ tuổi gần đầu năm mà assistant prof, tính ra là khá trễ so với những người đồng tuổi nhưng bác ấy lại rất hạnh phúc với những gì đang làm. Tự ngẫm là mình không nên đặt bản thân trong hệ quy chiếu của người khác, dù có trễ, có muộn, miễn sao mình hiểu được bản thân đang ở đâu, muốn gì, làm sao đến được nơi cần đến là ổn. Cứ thế mà đi thôi."

"- Nó thích bạn X.
- Thích X mà lại ném đồ vào X à.
- Ờ, ... trai không bao giờ lớn.

Không, tôi không miêu tả về một cậu bé 3,4 tuổi hay nắm tóc, trêu đùa một bé gái khác để gây sự chú ý trong nhà trẻ, tôi đang nói về một người sắp cầm tấm bằng tốt nghiệp, 24 tuổi, - một người mà lẽ ra, ở tuổi đời và kinh nghiệm sống đó, lẽ ra đã biết lễ độ trong cách ứng xử khi giao tiếp, hay ít nhất là không có những hành động lỗ mãng với người khác như vậy.

"Trai không bao giờ lớn", một cụm từ miêu tả để lại nhiều suy nghĩ.

Sigmund Freud (1856-1939), một trong những nhà tâm lý học nổi tiếng nhất, cha đẻ của dòng phân tâm học (psychoanalysis), cũng đã từng đề cập đến hiện tượng này. Theo Freud, quá trình phát triển của con người trải qua bốn giai đoạn: giai đoạn bằng miệng (khi sinh đến 18 tháng), giai đoạn qua đường hậu môn (18 tháng đến 3 tuổi), giai đoạn qua dương vật (3 đến 6 tuổi), giai đoạn bắt đầu phát triển tính cách (6 tuổi đến vị thành niên) và giai đoạn sinh dục (từ khi có nhu cầu giới tính).

Điều kiên quyết để đứa trẻ có thể phát triển hoàn chỉnh là phải đi qua từng giai đoạn, nếu chỉ cần một giai đoạn nào đó gặp khó khăn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ. Ví dụ, một đứa trẻ rời xa mẹ trong giai đoạn phát triển bằng miệng, thiếu đi các hoạt động gần gũi với mẹ, không được nớm sữa từ mẹ, thì sau này đứa trẻ đó sẽ gặp vấn đề trong các hoạt động cần nhiều đến sự hoạt động của miệng, ví dụ thói quen ăn uống xấu, uống rượu vô độ, cắn móng tay, nhu cầu rất cao trong oral sex - các hoạt động này được xem như một cách bù đắp cho những thiếu hụt trước đây.

Thuyết phát triển của Freud đã từng một thời làm mưa gọi gió trong giới tâm lý học, nhưng về sau những khiếm khuyết của nó được phát hiện và đối mặt với nhiều chỉ trích. Điều thứ nhất, học thuyết này quá phân biệt giới tính, các giai đoạn được miêu tả dựa vào sự phát triển nam giới để giải thích cho cả nữ giới. Lý do thứ hai, quan trọng hơn, là vì không một ai có thể đưa ra bằng chứng khoa học nào chứng minh. Làm thế nào có thể chứng minh chuyện "không được bú sữa mẹ thì dẫn đến nhu cầu oral sex cao" như ví dụ mà Freud đưa ra ở trên? Lập ra một danh sách những người ham muốn oral sex và điều tra hồi nhỏ họ có được nớm sữa từ mẹ? Chẳng ai lại có thể nhớ về thưở bé tí và chẳng nhiều người muốn chia sẽ chi tiết về một hoạt động rất cá nhân như thế.

Tuy học thuyết của Freud được xem là không thực tế và hiện nay, nó được đưa vào các sách lịch sử tâm lý hơn là được đề cập trong các giáo trình hiện đại, nó cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến các thuyết phát triển về sau, tiêu biểu nhất là Học thuyết phát triển tính cách của Erik Erikson. Nếu trong các giai đoạn phát triển, Freud đặt ra những "thử thách", ví dụ trong giai đoạn phát triển qua đường hậu môn, việc một đứa trẻ có đi vệ sinh được không sẽ là tiền đề cho sự độc lập, hoạt động hiệu quả và sáng tạo; thì Erikson cũng đặt ra những thử thách tương tự cho các giai đoạn phát triển của mình, bao gồm:

1. Tin tưởng vs. Nghi ngờ: Nếu một đứa bé chưa có khả năng chăm sóc bản thân thường xuyên bị bỏ rơi thì sau này trẻ sẽ không thể tin tưởng vào ai khác.

2. Độc lập vs. Xấu hổ và ngờ vực: Trẻ sẽ dễ trở thành người nghi kỵ, đối xử phân biệt với người khác, thường xấu hổ với các bạn khác nếu không được bố mẹ luyện cho tính độc lập.

3. Chủ động vs. Hối hận: Trẻ thiếu hiếu động và thiếu sự tập trung, nhưng cũng vì thế, đây là giai đoạn trẻ tích cực khám phá các hoạt động và đam mê mới, tạo nền tảng cho việc phát triển con đường cuộc sống sau này.

4. Chăm chỉ vs. Tự ti: Trẻ bắt đầu hiểu được "luật" và "những điềm cấm" và học cách để biết ứng xử theo các quy tắc phù hợp trong xã hội.

5. Sự nhận diện bản thân: Tuổi thành niên, tìm cách trả lời câu hỏi "Tôi là ai?", bắt đầu tách xa cha mẹ, và chịu nhiều sự ảnh hưởng từ bạn bè, phim ảnh, các mốt "thời thượng" được nhiều người lăng xê.

6. Thân mật vs. Cách ly: Tuổi 16 trở lên, bắt đầu học cách phát triển các mối quan hệ tình cảm.

7. Sáng tạo vs. Đình trệ: Tuổi 40~, không già nhưng cũng không trẻ, cảm thấy không thể tạo nên sự thay đổi lớn trong cuộc đời, loay hoay không biết con đường mình chọn có đúng không hay quá muộn để làm lại từ đầu

8. Chính trực vs. Tuyệt vọng: Tuổi 60~ cảm thấy cuộc sống không còn gì mới mẻ và đáng để chờ đợi.

Điều khác biệt mang tính phát triển của Học thuyết Tính cách là việc Erikson cho rằng một người không nhất thiết phải trải qua các giai đoạn lần lượt các bước theo thứ tự thời gian. Erikson tin rằng nếu một người không thể phát triển hoàn chỉnh ở một giai đoạn nào đó, họ hoàn toàn có thể quay lại, tự lực, hay nhờ sự phát triển của các chuyên gia để khắc phục suy nghĩ và hành vi.

Và đây là câu chuyện của "những chàng trai không bao giờ lớn".

Thực tế cho thấy, "những chàng trai không bao giờ lớn" có thể mãi mãi chẳng bao giờ lớn. Ví dụ như chuyện về một bác lãnh đạo cấp cao mình mình được nghe kể. Đây là một người cực kỳ thành công, rất được nể trọng, có rất nhiều đóng góp cho xã hội, thế mà không bao giờ tự tin về bản thân. Vì quá trình phát triển gặp nhiều khó khăn, người này luôn dùng những cảm xúc và phản ứng tiêu cực và khắc nghiệt với những người khác như một hình thức bảo vệ sự tự tôn. Có những lúc cảm xúc đạt cực điểm, rất vui vẻ, rất hoạt bát, nhưng chỉ trong một giây tiếp theo, cảm xúc tụt đến mức âm, bắt đầu quát nạt và lỗ mãng với người khác - có lẽ là vì người này thiếu mất kỹ năng tự điều chỉnh cảm xúc của bản thân (emotion regulation). Bipolar đây chăng?

Và đây đồng thời là câu chuyện mình về một ngày chủ nhật trời mưa ảm đạm nhưng mình tuyệt đối không cho phép những hành động và cảm xúc tiêu cực của người khác ảnh hưởng đến bản thân. Đối với những người như thế này, mình sẽ học cách không cảm thấy bực tức với họ nữa, mà chỉ đơn giản xem họ là những người cần sự trợ giúp của người khác (không phải là mình) và dùng những năng lượng tiêu cực trong bản thân để làm việc gì có ích hơn, ví dụ viết cái này chẳng hạn :")

Tuần mới vui vẻ mọi người Hình mới chụp sáng nay ở ban công

Tham khảo: http://www.haverford.edu/psych/ddavis/p109g/erikson.stages.html"


2. Thủy:
don jan la thit nghi
nen bot kho tinh mot chut
nhiu khi nhin doi fai lo lo chut
thi no moi mau hong
cung dung xetnet qua hay suy nghi nhiu thi se thay no toan mau den thoi
ai cung vay
chua mot duong lui cho minh
nhung cung dung soi ngta wa
thi se cha thay j tot dep
nhiu khi ngta ko ac i
ma do minh nghi negative wa
moi ng moi khac thoi
nho la
ko ai hoan hao
ke ca chinh minh
nen don jan la minh cung ko co win cet net ng khac
cuoi cuoi roi lam ban
thoai mai noi chuyen
du ko than
con hon lam ke thu
vay thoi
uh
co the
chac vay
tinh ra H con kho chiu hon ca T
ko, H ko phải người xấu
chi kho chiu thoi
ma ngay cang wa thi khó chấp nhan dc
thi fai tap di
chu bit sao"

4. Bé Khang:
"c bực mình
nhưng đối tác hay đồng nghiệp k làm tốt nhiệm vụ
thì c bực mình có cơ sở
c có biết k
e làm groupwork với bạn ở lớp
h bạn e tâm sự thật
là e như mấy lecturer
đòi hỏi nhiều này nọ
nhưng h cũng chính tụi nó nói, e trách nhiệm và support m,n rất nhiều
mình cứ tin là mình làm đúng
có tự trọng, trách nhiệm và ko ích kỷ
là đủ :)


khi công việc k thành công đc như ý
mà c cảm thấy mình có lỗi vì gì gì đó
như hôm bữa e nói
dù phần c, c làm đã ok
mà c vẫn thấy áy náy
là c có trách nhiệm và bỏ công sức thực sự
ừ thì buồn..nhưng k đc buông "





 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét