Krishnamurti – Điều gì xảy ra khi bạn so sánh? [Zen Pencils]
Cảm nhận từ Zen Pencils
Jiddu Krishnamurti (1895-1986) là một triết gia, một tác giả và là 1 giảng viên. Khi còn là một cậu bé ở Ấn Độ, Jiddu Krishnamurti đã được săn sóc bởi Hội Thông Thiên Học suốt 20 năm để trở thành ‘Vị Thầy Trần Gian’, người cứu rỗi tâm linh mà họ tin rằng xuất hiện trên trái đất theo chu kỳ nhất định để thúc đẩy loài người lên một giai đoạn tiến hóa cao hơn. Một tổ chức đặc biệt, ‘Hội Trật Tự Tinh Tú’ (Order of the Star) , đã được thành lập để báo trước sự xuất hiện của Krishnamurti như một Vị Thầy Trần Gian.Người ta không biết rằng Krishnamurti không có ý định trở thành một đấng cứu thế, và trong một bài phát biểu nổi tiếng vào năm 1929, Krishnamurti nói với mọi người “cảm ơn, nhưng mà thôi” và giải tán Hội Trật Tự Tinh Tú, cắt đứt mọi phe cánh với Hội Thông Thiên và dành 50 tiếp theo cho việc đi vòng quanh thế giới, viết và giảng dạy.
Tôi bắt đầu để ý tới Krishnamurti trong suốt những năm tôi bị “ám ảnh” với Lý Tiểu Long. Anh Long là một fan hâm mộ lớn của Krishnamurti; anh ấy đã vay mượn nhiều giáo lý của Krishnamurti và áp dụng chúng trực tiếp vào triết lý võ thuật của mình. Khi tôi phát hiện ra điều này, tôi đã mua một vài cuốn sách của Krishnamurti để đọc và tôi phải thừa nhận, không dễ để hấp thụ được chúng và rất nhiều điều trong đó đã ra khỏi đầu tôi. Mặc dù hầu hết những cuốn sách làm cho tôi hoang mang, lời dạy cốt lõi của Krishnamurti có thể được hiểu trong câu nói nổi tiếng của ông ấy năm 1929 “Chân lý là một mảnh đất không lối vào.” (Được phát biểu khi ông giải thể Hội Trật Tự Tinh Tú), và cũng trong lời trích từ cuốn sách ‘Tự do từ Cái Biết‘ của ông:
“Đó là điều đầu tiên để tìm hiểu – không phải để tìm kiếm. Khi bạn tìm kiếm bạn thật sự chỉ cưỡi ngựa xem hoa. Câu hỏi có hay không có Thượng Đế, hay về chân lý, hay về thực tại, hay bất kỳ cái tên nào bạn thích gọi – không bao giờ có thể được trả lời bằng những quyển sách, bởi các vị linh mục, các triết gia hay các vị cứu tinh. Không ai và không gì có thể trả lời được câu hỏi đó ngoài chính bạn và đó là lý do tại sao bạn phải hiểu được bản thân mình. Thiếu trưởng thành chỉ nằm trong sự thiếu hiểu biết về bản thân. Hiểu được bản thân là khởi nguồn của trí tuệ.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét