Nhà tôi ngộ, hầu như các thành viên không bao giờ khoe và khen ngợi nhau
trên báo chí, nó như thành cái nếp nên có thể nói mỗi thành viên trong
gia đình dù có thành công riêng thì bên cạnh đó sẽ là một nỗi cô đơn
riêng...
Tôi vẫn còn nhớ gặp các thầy chùa tập võ Thiếu lâm ở viện
Hóa Đạo (nhà hát Hòa Bình bây giờ), tôi cứ thắc mắc: “Kỳ vậy ba, tại sao
thầy chùa mà lại học võ đánh người?”. Ba cười ngất giải thích: “Người
hiền cũng cần phải biết tự vệ đó con”.
Những lần cha con tranh luận đối kháng nhau, có lúc tôi sợ
mình bị hỗn với ba nên dần dần tôi né, riết thành thói quen không bộc lộ
cảm xúc, nghĩ gì làm gì thì cứ âm thầm. Ra trường, trở thành diễn viên
của Đoàn kịch Trẻ, cũng không báo với gia đình. Tới lúc thấy tôi đi đêm
đi hôm, ba mới nói ủa, nó ra trường rồi hả? Tôi chỉ dạ.
Vậy đó, im lặng đôi khi lại là khả năng tự vệ của mình. Ngồi
chung mâm cơm, những gì có thể cùng vui với gia đình thì tôi chia sẻ,
những gì không cùng suy nghĩ với mọi người thì tôi giữ cho riêng mình.
Tuổi lớn sức yếu, ba tôi không có sức xem tôi ngoài sân
khấu, chỉ xem tôi diễn trên tivi, trong lòng ông cũng vui khi thấy con
thành công nhưng ít khi nào khen, sợ con bị lừng. Tôi không phải là
trường hợp đầu tiên. Ba dạy chị em chúng tôi đúng như ông bà xưa thôi:
thắng không kiêu bại không nản, và thêm câu của ông: hoạn nạn không
than. Nó thành cái nếp nhà của chúng tôi luôn từ đó.
Ba tôi rất ghét nghệ sĩ thường hay nói câu “nghề này bạc
bẽo”, ba nói không có nghề nào bạc hết chỉ có con người sống với nhau mà
thôi. Làm nghề hát mà cứ lên án nghề thì nghề có phụ cũng đáng. Tôi
chịu ảnh hưởng quan điểm này của ba nhiều.
(st)
---> Đọc những dòng về cuộc đời của chú Thành Lộc mà cảm động rơi nước mắt...Cuộc đời qua bao nhiêu thác ghềnh, vẫn giữ vững chữ ĐẠO ĐỨC trong lối sống và cách làm nghề...
Con nể phục chú, nhưng thiết nghĩ...nếp nhà "thắng ko kiểu, bại ko nản, hoạn nạn ko than" ấy, lại như con dao 2 lưỡi, nó khiến con người ta can trường hơn trong cuộc sống, nhưng cũng khiến bản thân phải chịu quá nhiều đè nén, và chưa bao giờ được tự thưởng bản thân cho những nỗ lực đã trải qua....Người Việt Nam mình hay ít khen con cái, sợ nó tự mãn rồi đâm ngạo nghễ. Nhưng con nghĩ...khen là một chuyện, chỉ ra những cái sai để nó cần hoàn thiện thêm là chuyện khác..Con người ta, cố gắng đều để đạt được mục đích gì đó, lời khen tặng - không mang tính sáo rỗng, mà còn là liều thuốc, tiếp thêm năng lượng để họ tiếp tục xông pha chinh chiến......
Nhà con - cũng giống như nhà chú - rất kiệm lời khen đối với con cái...Nhưng con, sẽ ko dạy con con theo cách ấy....con sẽ khen ra khen, phạt ra phạt. Và hơn hết, là cố gắng để đứa bé đó can trường nhất có thể, nhưng vẫn có thể mở lòng sẻ chia cảm xúc bên trong.....
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét