Oh...as always...Everytime we start a new chapter, gradually getting seperated...We always have something to mark, either a fight or a sharing. Luckily, we are still friends - special friends
Thank God for letting you stepping into my life, Dao Minh Thuy
My photos
Tổng số lượt xem trang
Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015
Thứ Hai, 26 tháng 1, 2015
Nguyễn Thiên Ngân - câu chuyện rất hay !
Bắt đầu viết lách từ năm 15 tuổi với những truyện ngắn
trên báo Mực Tím, Nguyễn Thiên Ngân đã trở thành cái tên quen thuộc với
những bạn trẻ yêu văn thơ. Giờ đây, gia tài văn chương của chị đã bao
gồm mười quyển sách với đầy đủ các thể loại truyện ngắn, truyện dài và
thơ. Thiên Ngân là chủ nhân của những giải thưởng văn học uy tín như
Chân dung Tuổi mới lớn, Văn học tuổi 20… Thơ chị được yêu thích và trích
dẫn khắp nơi trên các trang mạng xã hội.
Hiện tại, chị đang làm Senior Copywriter toàn thời gian ở một công ty quảng cáo.
Tuổi thơ sống trong trang sách và viết nên trang sách
Chị kể về thời đi học, chị được ở nhà bác – một nhà thơ. Hằng ngày chị đắm trong căn nhà không có gì ngoài sách. Suốt ngày chị ở nhà đọc sách, không đi chơi, đọc đến lúc chị cảm giác chính mình cần phải viết ra cái gì đó. Chị tin chị đã may mắn được dòng đời đưa đẩy đến một công việc mình thích và làm tốt.
15 tuổi, cái tên Nguyễn Thiên Ngân bắt đầu đến với độc giả qua những truyện ngắn đầu tiên đăng trên báo Mực Tím. Ước mơ được tạo ra một thế giới riêng mà ở đó, mọi thứ được diễn ra theo ý mình muốn, nhân vật này làm gì, nhân vật kia làm gì, chị bắt đầu viết như chơi búp bê. Những nhân vật như bước ra từ môi trường sống của chị, lớn theo trải nghiệm, từ thời sinh viên đến khi mới ra trường. Đó cũng là môi trường thân thuộc với bao bạn trẻ.
Những cuốn sách sau đó lần lượt ra đời, là tập hợp những truyện ngắn từng được lên báo. Đến cuốn thứ 3, thứ 4, chị bắt đầu viết truyện dài “Đường còn dài, còn dài” vì cảm thấy trong khuôn khổ những truyện ngắn đã không còn đủ sức chứa những suy nghĩ của mình nữa.
Khi vừa được giải Nhất Chân dung Tuổi mới lớn, Thiên Ngân nhận được những lời khen ngợi quả quyết: mầm văn nơi phố núi, tương lai văn chương rất xán lạn…
Chị bảo, đó là thử thách lớn nhất mà chị từng phải trải qua: việc học cách nghe những lời bình luận như một nguồn ý kiến để cân nhắc và học hỏi, thay vì xem chúng là nguồn vui hoặc nỗi buồn. Rồi con đường của mình, vẫn chỉ có một mình mình phải đi. Mình không thể mang vác theo những bình luận trên vai và chọn đường dựa theo sức nặng của hai bồ khen chê đó. Bản thân chị đã phải một mình đi trên con đường đó suốt 10 năm, trải vài lần va vấp, giờ mới tạm tin lời đám đông thuở trước. Ừ, có thể viết lách đúng là con đường của mình, vì ngoài nó, mình đâu giỏi gì hơn.
Khi được hỏi chị viết cho độc giả, hay viết cho bản thân mình, Thiên Ngân cười bảo: Nhiều độc giả lắm, chiều lòng sao hết được. Thôi thì mình cứ viết cái mình thích, mình tin, rồi độc giả tìm được gì liên quan hay có ích trong tác phẩm, cũng gọi là viết cho độc giả rồi.
Tuổi trẻ yếu mềm lắm, vinh quang được một chút thì té lúc nào không biết. Còn mới sai một chút, người ta nói vài câu đã muốn bỏ về quê trồng cà phê sống hết đời trên núi. Thiên Ngân may mắn vì có nhiều anh chị, bạn bè lớn hơn, kinh nghiệm hơn để học hỏi. Khi chị chới với trong vòng xoáy thì họ lôi chị ra, neo chị lại. Đó là những mỏ neo mà chị may mắn có được. “Nhưng nếu không may mắn có được, thì hãy ráng trở thành mỏ neo của chính mình. Ráng đừng mềm yếu như rong rêu để nước tạt mình đi.”
“Nếu yêu cái gì, bạn sẽ làm mọi cách để nuôi sống nó”
Thiên Ngân hiện đang làm Copywriter trong ngành quảng cáo. Cùng là viết, nhưng bản chất thì rất khác. Ta không thể nói với khách hàng và từng người xem ti vi mỗi tối rằng tôi viết câu headline như thế vì tôi thích thế; hay tôi không dùng từ kia vì từ này có nhạc điệu hơn… Chả ai quan tâm. Trong báo cáo doanh số không có nhạc điệu, và trong những kết quả khảo sát nhóm không hề có sự đăng đối. Thích viết theo ý mình thì về nhà mà viết văn làm thơ, đừng đi làm quảng cáo nữa.
Chúng tôi hỏi chị có bao giờ thấy bản chất công việc hiện tại và đam mê văn chương xung đột lẫn nhau không? Chị có phải chọn một không?
Thiên Ngân bảo nói xung đột thì không hẳn, vì chị có thể dùng kinh nghiệm của cái này để hỗ trợ rất tốt cho cái kia, và ngược lại. Viết văn và làm quảng cáo thoạt trông thì có thể dùng chung một bộ đồ nghề. Miễn đừng quên lúc đó mình đang ở cương vị nào, bắc ống nước hay sửa điện.
Chị có sợ công việc bận rộn sẽ cuốn trôi mất đam mê không? Chị nghĩ nuôi dưỡng đam mê cũng như nuôi mèo. Nếu bạn yêu nó thì bạn sẽ làm mọi cách để chăm sóc nó, dù bạn có nghèo đi nữa. Nhưng nếu không yêu, thì bạn sẽ tìm mọi cách để cho nó đi, rồi để người ta chăm sóc con mèo của mình ngày càng phổng phao, đẹp đẽ lên. Còn mình thì ngồi đó tiếc vì ngày xưa mình đã bỏ rơi con mèo đó. Sống bằng nghề viết cũng vậy. Nhưng nếu bạn đủ yêu, bạn sẽ làm mọi cách để nuôi nó.
“Hồi tháng 3, mình có dịp đi công tác ở Paris. Ở đó có một hiệu sách tên Shakespeare & Company, trong cuốn Hội hè miên man của Ernest Hemingway có nhắc đến. Hiệu sách đó vẫn tồn tại đến bây giờ. Các nhà văn trẻ, chưa nổi tiếng trên khắp thế giới đổ về đó nương náu trong những ngày ở Paris. Ban ngày họ sắp xếp sách, giới thiệu sách cho độc giả, bán buôn tất bật. Rảnh ra một tí, chắc là họ viết lách, mình đoán thế.
Có một đêm lạnh kia, mình đi ngang, thấy một anh chàng đang đứng ôm guitar chơi nhạc trên vỉa hè, trước mặt là cái mũ có vài đồng euro lẻ. Anh người Mỹ này ban ngày làm việc ở tiệm sách. Mình từng đứng nói chuyện với anh ta rất lâu, lại một chàng trai trẻ mộng trở thành Hemingway khác. Giờ anh đứng đó dưới bóng đèn trắng trước hiệu sách, ôm đàn hát hò tranh thủ kiếm thêm.
Cảm giác của mình lúc đó phải gọi là đau đớn. Rõ ràng lúc đó mình no ấm hơn anh ta, mình có tiền công tác phí trong túi, mình có thể ghé vào bất cứ đâu uống café, thậm chí thảy vào cái nón của anh ta một khoản kha khá. Nhưng mình chẳng thể làm gì hơn ngoài việc đứng bất động bên lề đường, nhìn kẻ khác sống ngấu nghiến giấc mơ của đời mình. Như nhìn con mèo đã-từng-là-của-mình giờ xinh đẹp nằm trong tay kẻ khác. Có những thứ can đảm mình đã không có được.”
Mọi trải nghiệm đều cần một sợi dây bảo hộ vô hình
Người trẻ bây giờ, họ muốn làm cả ngàn thứ, nhưng chỉ có thể làm được một số thứ hoặc chọn cách không làm. Nhưng Thiên Ngân nghĩ, tiếc thì tiếc vậy thôi, chứ trong giây phút đó, bảo mình bỏ việc thực hiện ước mơ như anh chàng kia thì chị tất nhiên không dám. Vì có những lựa chọn nó phải đến khi thiên thời, địa lợi, nhân hòa, chứ không phải mình thấy người ta vậy thì mình cũng vậy.
Chị kể về một người bạn thân của mình, cô ấy đã nghỉ làm đi vòng quanh thế giới cả năm, rồi lại tiếp tục nghỉ và đi tiếp. Nhưng chuyện đó chỉ xảy ra đúng một thời điểm nhất định, người ta chuẩn bị được về cả vật chất, tinh thần, thu xếp được cả công việc nhà, tiền bạc thế nào, sức khỏe ra sao. Còn cứ muốn là làm thì nó như một cú nhảy bungee mà không mang bảo hộ. Nếu bạn muốn nhảy, bạn phải có đồ bảo hộ, phải đúng thời điểm nào đó trong đời. Dây bảo hộ vô hình đó nhiều người đã không thấy, và nghĩ mình không can đảm bằng người khác. Nhưng chỉ chính bản thân mình mới biết, đây không phải là câu chuyện về lòng can đảm. Đây là câu chuyện về kế hoạch và trách nhiệm.
Viết văn là nghề cần kỷ luật hơn cả.
Đối với Thiên Ngân, viết lách là chuyện cần có kỷ luật hơn cả, vì người viết nói chung rất giỏi tự bào chữa cho bản thân nếu họ sai hẹn. Có rất nhiều thứ để đổ thừa, nhưng thứ bị đổ thừa nhiều nhất là “cảm hứng chưa đến”. Chờ cảm hứng đến cứ như chờ hoàng tử bạch mã vậy đó. Bạn có chờ cả đời, nếu hoàng tử không đến, thì tức là không đến.
Chính nghề quảng cáo rèn luyện cho chị về tính kỷ luật. Chị ứng dụng lại quy trình làm quảng cáo vào quy trình viết lách của mình. Chị đưa ra cho bản thân một khoảng thời gian nhất định để hoàn thành công việc đó. Rồi cho dù sản phẩm có hay dở gì thì cũng phải hoàn thành đúng hạn. Sau khi hoàn thành, chỉ ngồi đánh giá lại kết quả, nếu cần sửa thì sửa, nhưng cũng phải có thời hạn chặt chẽ.
“Việc của mình là chờ mình lớn lên”
Chị kể lại hôm đọc mail của tôi gửi, chị mới có dịp xem lại những email ngày trước. Đó là những email rất tuyệt vọng ứng tuyển vào chỗ này chỗ kia; những email bị từ chối về cả bản thảo lẫn công việc, những email than thở với bạn bè, bảo rằng mình không muốn tiếp tục viết nữa… Chị tự hỏi, ồ, đã có những lúc mình bối rối đến thế sao? Nhưng bằng cách nào đó, mọi chuyện đều qua đi. Thật thần kỳ.
Tôi hỏi chị có lời khuyên nào gửi đến bạn trẻ, Thiên Ngân trả lời chị không có lời khuyên, bởi chính chị cũng đang trên con đường tuổi trẻ của mình, đầy những thử nghiệm và sai lầm. Có chăng, chị muốn chia sẻ điều chị thường hay nói với bản thân mình mỗi ngày.
Phải nghiêm túc tự hỏi bản thân, thực ra ta đến trái đất này để làm gì? Làm cái cây, ngọn gió, hay làm ổ khoá cửa? Rồi can đảm lựa chọn, và theo đuổi đến tận cùng. Làm cây thì phải xanh, làm ngọn gió thì phải đi muôn phương, làm khoá cửa thì phải chắc chắn, chống được trộm. Tất nhiên lựa chọn nào cũng rủ theo một bầy thách thức khó khăn, nhưng mọi việc sẽ tự thu xếp. Cứ bình tĩnh cho bản thân thời gian. Việc của mình là chờ mình lớn lên, chờ mình giỏi hơn, chờ cho những ngày hoang mang ấy qua đi.
(Nguyễn Thiên Ngân)
Hiện tại, chị đang làm Senior Copywriter toàn thời gian ở một công ty quảng cáo.
Tuổi thơ sống trong trang sách và viết nên trang sách
Chị kể về thời đi học, chị được ở nhà bác – một nhà thơ. Hằng ngày chị đắm trong căn nhà không có gì ngoài sách. Suốt ngày chị ở nhà đọc sách, không đi chơi, đọc đến lúc chị cảm giác chính mình cần phải viết ra cái gì đó. Chị tin chị đã may mắn được dòng đời đưa đẩy đến một công việc mình thích và làm tốt.
15 tuổi, cái tên Nguyễn Thiên Ngân bắt đầu đến với độc giả qua những truyện ngắn đầu tiên đăng trên báo Mực Tím. Ước mơ được tạo ra một thế giới riêng mà ở đó, mọi thứ được diễn ra theo ý mình muốn, nhân vật này làm gì, nhân vật kia làm gì, chị bắt đầu viết như chơi búp bê. Những nhân vật như bước ra từ môi trường sống của chị, lớn theo trải nghiệm, từ thời sinh viên đến khi mới ra trường. Đó cũng là môi trường thân thuộc với bao bạn trẻ.
Những cuốn sách sau đó lần lượt ra đời, là tập hợp những truyện ngắn từng được lên báo. Đến cuốn thứ 3, thứ 4, chị bắt đầu viết truyện dài “Đường còn dài, còn dài” vì cảm thấy trong khuôn khổ những truyện ngắn đã không còn đủ sức chứa những suy nghĩ của mình nữa.
“Cuốn đó bây giờ đọc lại thấy nhiều chỗ còn ngây ngô lắm. Nhưng nếu có cơ hội được sửa, mình cũng không muốn sửa. Mỗi quãng đời có phận sự của nó. Và mình tôn trọng cái thời sinh viên loay hoay, nhiều băn khoăn sợ hãi ấy.”Bản thân mình là một cái mỏ neo.
Khi vừa được giải Nhất Chân dung Tuổi mới lớn, Thiên Ngân nhận được những lời khen ngợi quả quyết: mầm văn nơi phố núi, tương lai văn chương rất xán lạn…
Chị bảo, đó là thử thách lớn nhất mà chị từng phải trải qua: việc học cách nghe những lời bình luận như một nguồn ý kiến để cân nhắc và học hỏi, thay vì xem chúng là nguồn vui hoặc nỗi buồn. Rồi con đường của mình, vẫn chỉ có một mình mình phải đi. Mình không thể mang vác theo những bình luận trên vai và chọn đường dựa theo sức nặng của hai bồ khen chê đó. Bản thân chị đã phải một mình đi trên con đường đó suốt 10 năm, trải vài lần va vấp, giờ mới tạm tin lời đám đông thuở trước. Ừ, có thể viết lách đúng là con đường của mình, vì ngoài nó, mình đâu giỏi gì hơn.
Khi được hỏi chị viết cho độc giả, hay viết cho bản thân mình, Thiên Ngân cười bảo: Nhiều độc giả lắm, chiều lòng sao hết được. Thôi thì mình cứ viết cái mình thích, mình tin, rồi độc giả tìm được gì liên quan hay có ích trong tác phẩm, cũng gọi là viết cho độc giả rồi.
Tuổi trẻ yếu mềm lắm, vinh quang được một chút thì té lúc nào không biết. Còn mới sai một chút, người ta nói vài câu đã muốn bỏ về quê trồng cà phê sống hết đời trên núi. Thiên Ngân may mắn vì có nhiều anh chị, bạn bè lớn hơn, kinh nghiệm hơn để học hỏi. Khi chị chới với trong vòng xoáy thì họ lôi chị ra, neo chị lại. Đó là những mỏ neo mà chị may mắn có được. “Nhưng nếu không may mắn có được, thì hãy ráng trở thành mỏ neo của chính mình. Ráng đừng mềm yếu như rong rêu để nước tạt mình đi.”
“Nếu yêu cái gì, bạn sẽ làm mọi cách để nuôi sống nó”
Thiên Ngân hiện đang làm Copywriter trong ngành quảng cáo. Cùng là viết, nhưng bản chất thì rất khác. Ta không thể nói với khách hàng và từng người xem ti vi mỗi tối rằng tôi viết câu headline như thế vì tôi thích thế; hay tôi không dùng từ kia vì từ này có nhạc điệu hơn… Chả ai quan tâm. Trong báo cáo doanh số không có nhạc điệu, và trong những kết quả khảo sát nhóm không hề có sự đăng đối. Thích viết theo ý mình thì về nhà mà viết văn làm thơ, đừng đi làm quảng cáo nữa.
Chúng tôi hỏi chị có bao giờ thấy bản chất công việc hiện tại và đam mê văn chương xung đột lẫn nhau không? Chị có phải chọn một không?
Thiên Ngân bảo nói xung đột thì không hẳn, vì chị có thể dùng kinh nghiệm của cái này để hỗ trợ rất tốt cho cái kia, và ngược lại. Viết văn và làm quảng cáo thoạt trông thì có thể dùng chung một bộ đồ nghề. Miễn đừng quên lúc đó mình đang ở cương vị nào, bắc ống nước hay sửa điện.
Chị có sợ công việc bận rộn sẽ cuốn trôi mất đam mê không? Chị nghĩ nuôi dưỡng đam mê cũng như nuôi mèo. Nếu bạn yêu nó thì bạn sẽ làm mọi cách để chăm sóc nó, dù bạn có nghèo đi nữa. Nhưng nếu không yêu, thì bạn sẽ tìm mọi cách để cho nó đi, rồi để người ta chăm sóc con mèo của mình ngày càng phổng phao, đẹp đẽ lên. Còn mình thì ngồi đó tiếc vì ngày xưa mình đã bỏ rơi con mèo đó. Sống bằng nghề viết cũng vậy. Nhưng nếu bạn đủ yêu, bạn sẽ làm mọi cách để nuôi nó.
“Hồi tháng 3, mình có dịp đi công tác ở Paris. Ở đó có một hiệu sách tên Shakespeare & Company, trong cuốn Hội hè miên man của Ernest Hemingway có nhắc đến. Hiệu sách đó vẫn tồn tại đến bây giờ. Các nhà văn trẻ, chưa nổi tiếng trên khắp thế giới đổ về đó nương náu trong những ngày ở Paris. Ban ngày họ sắp xếp sách, giới thiệu sách cho độc giả, bán buôn tất bật. Rảnh ra một tí, chắc là họ viết lách, mình đoán thế.
Có một đêm lạnh kia, mình đi ngang, thấy một anh chàng đang đứng ôm guitar chơi nhạc trên vỉa hè, trước mặt là cái mũ có vài đồng euro lẻ. Anh người Mỹ này ban ngày làm việc ở tiệm sách. Mình từng đứng nói chuyện với anh ta rất lâu, lại một chàng trai trẻ mộng trở thành Hemingway khác. Giờ anh đứng đó dưới bóng đèn trắng trước hiệu sách, ôm đàn hát hò tranh thủ kiếm thêm.
Cảm giác của mình lúc đó phải gọi là đau đớn. Rõ ràng lúc đó mình no ấm hơn anh ta, mình có tiền công tác phí trong túi, mình có thể ghé vào bất cứ đâu uống café, thậm chí thảy vào cái nón của anh ta một khoản kha khá. Nhưng mình chẳng thể làm gì hơn ngoài việc đứng bất động bên lề đường, nhìn kẻ khác sống ngấu nghiến giấc mơ của đời mình. Như nhìn con mèo đã-từng-là-của-mình giờ xinh đẹp nằm trong tay kẻ khác. Có những thứ can đảm mình đã không có được.”
Mọi trải nghiệm đều cần một sợi dây bảo hộ vô hình
Người trẻ bây giờ, họ muốn làm cả ngàn thứ, nhưng chỉ có thể làm được một số thứ hoặc chọn cách không làm. Nhưng Thiên Ngân nghĩ, tiếc thì tiếc vậy thôi, chứ trong giây phút đó, bảo mình bỏ việc thực hiện ước mơ như anh chàng kia thì chị tất nhiên không dám. Vì có những lựa chọn nó phải đến khi thiên thời, địa lợi, nhân hòa, chứ không phải mình thấy người ta vậy thì mình cũng vậy.
Chị kể về một người bạn thân của mình, cô ấy đã nghỉ làm đi vòng quanh thế giới cả năm, rồi lại tiếp tục nghỉ và đi tiếp. Nhưng chuyện đó chỉ xảy ra đúng một thời điểm nhất định, người ta chuẩn bị được về cả vật chất, tinh thần, thu xếp được cả công việc nhà, tiền bạc thế nào, sức khỏe ra sao. Còn cứ muốn là làm thì nó như một cú nhảy bungee mà không mang bảo hộ. Nếu bạn muốn nhảy, bạn phải có đồ bảo hộ, phải đúng thời điểm nào đó trong đời. Dây bảo hộ vô hình đó nhiều người đã không thấy, và nghĩ mình không can đảm bằng người khác. Nhưng chỉ chính bản thân mình mới biết, đây không phải là câu chuyện về lòng can đảm. Đây là câu chuyện về kế hoạch và trách nhiệm.
Viết văn là nghề cần kỷ luật hơn cả.
Đối với Thiên Ngân, viết lách là chuyện cần có kỷ luật hơn cả, vì người viết nói chung rất giỏi tự bào chữa cho bản thân nếu họ sai hẹn. Có rất nhiều thứ để đổ thừa, nhưng thứ bị đổ thừa nhiều nhất là “cảm hứng chưa đến”. Chờ cảm hứng đến cứ như chờ hoàng tử bạch mã vậy đó. Bạn có chờ cả đời, nếu hoàng tử không đến, thì tức là không đến.
Chính nghề quảng cáo rèn luyện cho chị về tính kỷ luật. Chị ứng dụng lại quy trình làm quảng cáo vào quy trình viết lách của mình. Chị đưa ra cho bản thân một khoảng thời gian nhất định để hoàn thành công việc đó. Rồi cho dù sản phẩm có hay dở gì thì cũng phải hoàn thành đúng hạn. Sau khi hoàn thành, chỉ ngồi đánh giá lại kết quả, nếu cần sửa thì sửa, nhưng cũng phải có thời hạn chặt chẽ.
“Việc của mình là chờ mình lớn lên”
Chị kể lại hôm đọc mail của tôi gửi, chị mới có dịp xem lại những email ngày trước. Đó là những email rất tuyệt vọng ứng tuyển vào chỗ này chỗ kia; những email bị từ chối về cả bản thảo lẫn công việc, những email than thở với bạn bè, bảo rằng mình không muốn tiếp tục viết nữa… Chị tự hỏi, ồ, đã có những lúc mình bối rối đến thế sao? Nhưng bằng cách nào đó, mọi chuyện đều qua đi. Thật thần kỳ.
Tôi hỏi chị có lời khuyên nào gửi đến bạn trẻ, Thiên Ngân trả lời chị không có lời khuyên, bởi chính chị cũng đang trên con đường tuổi trẻ của mình, đầy những thử nghiệm và sai lầm. Có chăng, chị muốn chia sẻ điều chị thường hay nói với bản thân mình mỗi ngày.
Phải nghiêm túc tự hỏi bản thân, thực ra ta đến trái đất này để làm gì? Làm cái cây, ngọn gió, hay làm ổ khoá cửa? Rồi can đảm lựa chọn, và theo đuổi đến tận cùng. Làm cây thì phải xanh, làm ngọn gió thì phải đi muôn phương, làm khoá cửa thì phải chắc chắn, chống được trộm. Tất nhiên lựa chọn nào cũng rủ theo một bầy thách thức khó khăn, nhưng mọi việc sẽ tự thu xếp. Cứ bình tĩnh cho bản thân thời gian. Việc của mình là chờ mình lớn lên, chờ mình giỏi hơn, chờ cho những ngày hoang mang ấy qua đi.
(Nguyễn Thiên Ngân)
They are tired and depressed
Ngày đầu tuần..
Hôm nay, những người bạn xung quanh mình đều gặp chuyện không vui và mệt mỏi. Mình không biết làm gì hơn là chỉ lắng nghe và làm trò vui - thứ mình vốn giỏi vào những thời điểm người ta cần thú tiêu khiển.
First day of the week...They are tired and depressed...
1.Minh T Dao:
That day, that evening, that advice, regretful...Just wanna hug you tightly, sitting next to you and listen, be the place for you to lie down and take a rest...
2.Tủn:
Crush, why so serious? Out there tons of things need to do, tons of people need help, then don't just ruin your life just because of one people...You can be more than that. Don't self-evaluate based on what he thinks about you..Last but not least, be strong !
Hôm nay, những người bạn xung quanh mình đều gặp chuyện không vui và mệt mỏi. Mình không biết làm gì hơn là chỉ lắng nghe và làm trò vui - thứ mình vốn giỏi vào những thời điểm người ta cần thú tiêu khiển.
First day of the week...They are tired and depressed...
1.Minh T Dao:
That day, that evening, that advice, regretful...Just wanna hug you tightly, sitting next to you and listen, be the place for you to lie down and take a rest...
2.Tủn:
Crush, why so serious? Out there tons of things need to do, tons of people need help, then don't just ruin your life just because of one people...You can be more than that. Don't self-evaluate based on what he thinks about you..Last but not least, be strong !
Chủ Nhật, 25 tháng 1, 2015
Lòng cha mẹ
Sao con không hiểu lòng cha mẹ sớm hơn?
**Ngày 1:
Mẹ: nè, đi siêu thị, ba mày cứ nằng nặc đòi mua cái hộp giở cơm này cho mày nè. Nói ổng là nhà có hộp nhựa rồi mà ổng ko chịu, kêu nhựa mà giở đồ nóng là độc hại lắm. Mắc tiền mà ổng cứ cúm na cúm núm đem tận ra quầy tính tiền, tự tay tính cho mày đó
Mình: im lặng ko bik nói j
**Ngày 2:
- Buổi sáng:
Mẹ: Ủa Tủn nó ở đâu con?
Mình: Chị ấy thuê nhà bên Q7 đi làm cho gần, còn nhà ba mẹ c ấy ở Bình Thạnh. Cơ mà c ấy ở với 2 người đó lâu rồi nên thân lắm, toàn kêu bằng bà ngoại với chị ko ah
Mẹ: Ủa zay hả? Hay để bữa nào hỏi nó coi nó muốn qua đây ở với mẹ ko *cười tủm tỉm*, mốt con đi rồi thì có nó ở với mẹ
Mình: Im lặng, tiếp tục ăn
Mẹ: Từ hồi có Mai vs Linh xuống thấy con nói cười nhiều hơn, cái này là sự thật phải công nhận. Hồi trước ở 1 mình riết như tự kỉ. Tui sợ nó bị tự kỉ quá tời, may mà có mấy đứa này xuống, thấy đi học về nói cười nhiều hơn, chứ hồi trước toàn đi học về rồi chui rúc vô trong phòng. Bởi zay có 2 đứa này xuống tuy phải lo thêm 2 đứa, nhưng mẹ thấy con đỡ hơn hồi xưa, nên thôi ko nề hà gì.
Mình: Im lặng sững sờ và tiếp tục ăn
- Buổi chiều:
Mẹ: Ủa Tủn nó thuê nhà trọ ở với ai vậy? Thuê chỗ đó chắc cũng phải quen mới kêu 2 người đó bằng bà ngoại và chị chứ nhỉ?
Mình: Con cũng ko bik, cái đó hơi riêng tư con ko hỏi. Mà sao chiều giờ mẹ hỏi vụ chị Tủn hoài vậy? Mẹ muốn chị ấy sang ở thật ah?
Mẹ: Giờ ăn ko bik nói cái gì nên hỏi vậy đó được ko?
Mình: Im lặng và một nỗi buồn dâng lên trong lòng......
Ba mẹ đang bước qua cái dốc bên kia cuộc đời, cũng sợ cảnh 2 ông bà thui thủi trong nhà, ko con ko cháu buồn. Mình giống như toàn bộ sức mạnh cho mẹ, để mẹ có thể làm những điều phi thường...Nhưng đôi khi mình vô tâm, chẳng để ý đến những nỗi lo và cảm xúc của mẹ. Mình đi nhiều, mải mê trên những cung đường, tới lúc ngoảnh đầu nhìn lại, gia đình vẫn ở sau lưng, làm bệ đỡ vững chắc cho những tháng ngày giông gió của cuộc đời. Họ đứng sau lưng mình, quanh quẩn trong nhà, quanh quẩn với những điều đã cũ, trong tâm trí họ, vẫn còn mãi hình ảnh của con Mon của ngày xưa, hồn nhiên hát ca, chí chóe với những câu hỏi vô tư và vẫn bấu váy ba mẹ như ngày nào. Mon của bây giờ, về nhà ít khi chia sẻ hết những mệt nhọc, chỉ chọn cái nào vui mà kể, cho 2 ông bà an tâm...Mon của bây giờ, nhìn bố mẹ mà lòng xót từng cơn, mai này con đi du học, bố mẹ ra sao đây.......
Cái câu mẹ nói "Giờ ăn ko bik nói cái j nên hỏi vậy đó được ko" như xé nát những trăn trở, suy nghĩ của mình bữa giờ.
Dạo này mình đi nhiều hơn, về nhà là đã tối mịt, ba mẹ ở nhà thì cứ thấp thỏm chờ, ko bik mình lái xe trên đường có bị gì ko, sao về trễ vậy. Còn mình thì về mệt, lại dễ quạu hơn, chả muốn nói chuyện gì nhiều, ai hỏi tới là quạu - hư đốn !
***********
Thời gian này, như bước chuyển giao của cuộc đời mình...
Đứng trước hàng trăm ngã rẽ, ko bik ra trường làm cái nghề gì đây, học tiếp thạc sĩ ngành gì đây. Mấy câu hỏi đó cứ xoáy trong đầu, đêm nào trước khi đi ngủ cũng phải nghĩ tùm lum thứ.....
Cái nghề gì mà ko phải công việc văn phòng, ngồi một chỗ lặp đi lặp lại một thứ nhàm chán
Cái nghề gì mà được đi và gặp gỡ nhiều người, lắng nghe nhiều câu chuyện, thiên về tâm lý và phân tích vấn đề, dự trù nhiều phương án, cái đầu phải linh hoạt, mỗi ngày đều học được 1 cái mới.
Cái nghề gì mà đừng cạnh tranh, đừng giẫm đạp lên nhau để có được thành công
Cái nghề đó - rốt cuộc là cái quái gì ??
Nhức não quá.....
Thời gian này, đi ra đường nhiều hơn, xông pha nhiều hơn để gặp gỡ, để tạo mỗi quan hệ, để đi tìm câu trả lời cho chính mình.
Thời hạn 2 năm tự đặt ra như một cán cân treo tòng teng trên đầu, luôn thúc đẩy mình tiến về phía trước, ko đứng một chỗ mà ù lì, mà tự kỉ, mà thất vọng. Phải đứng lên để đương đầu với những thay đổi có thể xảy ra bất cứ lúc nào...
Uh nó tốt- nhưng nó cũng hại não quá....Lắm lúc, mệt quá, muốn hét lên....muốn dừng lại....Nhưng vẫn phải tiếp tục đi, vì nhớ mãi một câu nói:
"Ba mẹ nuôi con học xong Rờ quả mít là cũng hết tiền luôn rồi, giờ ráng làm tích cóp để cho mày đi học thạc sĩ nữa là xong, sau đó ra trường xin việc thì cố mà xin con ạ, tới lúc đó thì ba mẹ hết hỗ trợ được nữa rồi"
Nói cho có vẻ hy vọng là mình vẫn có cơ hội đi học tiếp thạc sĩ...Nhưng nhìn vào situation hiện tại thì cũng đủ hiểu rằng, ba mẹ đang gồng lên để tích cóp từng ngày để mình được ra nước ngoài học tập và kiếm một công việc ổn định.....Cao su giờ đã ko còn là cây đũa thần màu nhiệm nữa...Giấc mơ con - con phải tự thực hiện thôi - ko để ba mẹ khổ thêm nữa........
Than thở một tí thôi, bây giờ lại xắn quần lên chạy tiếp...Phải chạy, chạy cho đến khi nào tìm được câu trả lời thì thôi !
**Ngày 1:
Mẹ: nè, đi siêu thị, ba mày cứ nằng nặc đòi mua cái hộp giở cơm này cho mày nè. Nói ổng là nhà có hộp nhựa rồi mà ổng ko chịu, kêu nhựa mà giở đồ nóng là độc hại lắm. Mắc tiền mà ổng cứ cúm na cúm núm đem tận ra quầy tính tiền, tự tay tính cho mày đó
Mình: im lặng ko bik nói j
**Ngày 2:
- Buổi sáng:
Mẹ: Ủa Tủn nó ở đâu con?
Mình: Chị ấy thuê nhà bên Q7 đi làm cho gần, còn nhà ba mẹ c ấy ở Bình Thạnh. Cơ mà c ấy ở với 2 người đó lâu rồi nên thân lắm, toàn kêu bằng bà ngoại với chị ko ah
Mẹ: Ủa zay hả? Hay để bữa nào hỏi nó coi nó muốn qua đây ở với mẹ ko *cười tủm tỉm*, mốt con đi rồi thì có nó ở với mẹ
Mình: Im lặng, tiếp tục ăn
Mẹ: Từ hồi có Mai vs Linh xuống thấy con nói cười nhiều hơn, cái này là sự thật phải công nhận. Hồi trước ở 1 mình riết như tự kỉ. Tui sợ nó bị tự kỉ quá tời, may mà có mấy đứa này xuống, thấy đi học về nói cười nhiều hơn, chứ hồi trước toàn đi học về rồi chui rúc vô trong phòng. Bởi zay có 2 đứa này xuống tuy phải lo thêm 2 đứa, nhưng mẹ thấy con đỡ hơn hồi xưa, nên thôi ko nề hà gì.
Mình: Im lặng sững sờ và tiếp tục ăn
- Buổi chiều:
Mẹ: Ủa Tủn nó thuê nhà trọ ở với ai vậy? Thuê chỗ đó chắc cũng phải quen mới kêu 2 người đó bằng bà ngoại và chị chứ nhỉ?
Mình: Con cũng ko bik, cái đó hơi riêng tư con ko hỏi. Mà sao chiều giờ mẹ hỏi vụ chị Tủn hoài vậy? Mẹ muốn chị ấy sang ở thật ah?
Mẹ: Giờ ăn ko bik nói cái gì nên hỏi vậy đó được ko?
Mình: Im lặng và một nỗi buồn dâng lên trong lòng......
Ba mẹ đang bước qua cái dốc bên kia cuộc đời, cũng sợ cảnh 2 ông bà thui thủi trong nhà, ko con ko cháu buồn. Mình giống như toàn bộ sức mạnh cho mẹ, để mẹ có thể làm những điều phi thường...Nhưng đôi khi mình vô tâm, chẳng để ý đến những nỗi lo và cảm xúc của mẹ. Mình đi nhiều, mải mê trên những cung đường, tới lúc ngoảnh đầu nhìn lại, gia đình vẫn ở sau lưng, làm bệ đỡ vững chắc cho những tháng ngày giông gió của cuộc đời. Họ đứng sau lưng mình, quanh quẩn trong nhà, quanh quẩn với những điều đã cũ, trong tâm trí họ, vẫn còn mãi hình ảnh của con Mon của ngày xưa, hồn nhiên hát ca, chí chóe với những câu hỏi vô tư và vẫn bấu váy ba mẹ như ngày nào. Mon của bây giờ, về nhà ít khi chia sẻ hết những mệt nhọc, chỉ chọn cái nào vui mà kể, cho 2 ông bà an tâm...Mon của bây giờ, nhìn bố mẹ mà lòng xót từng cơn, mai này con đi du học, bố mẹ ra sao đây.......
Cái câu mẹ nói "Giờ ăn ko bik nói cái j nên hỏi vậy đó được ko" như xé nát những trăn trở, suy nghĩ của mình bữa giờ.
Dạo này mình đi nhiều hơn, về nhà là đã tối mịt, ba mẹ ở nhà thì cứ thấp thỏm chờ, ko bik mình lái xe trên đường có bị gì ko, sao về trễ vậy. Còn mình thì về mệt, lại dễ quạu hơn, chả muốn nói chuyện gì nhiều, ai hỏi tới là quạu - hư đốn !
***********
Thời gian này, như bước chuyển giao của cuộc đời mình...
Đứng trước hàng trăm ngã rẽ, ko bik ra trường làm cái nghề gì đây, học tiếp thạc sĩ ngành gì đây. Mấy câu hỏi đó cứ xoáy trong đầu, đêm nào trước khi đi ngủ cũng phải nghĩ tùm lum thứ.....
Cái nghề gì mà ko phải công việc văn phòng, ngồi một chỗ lặp đi lặp lại một thứ nhàm chán
Cái nghề gì mà được đi và gặp gỡ nhiều người, lắng nghe nhiều câu chuyện, thiên về tâm lý và phân tích vấn đề, dự trù nhiều phương án, cái đầu phải linh hoạt, mỗi ngày đều học được 1 cái mới.
Cái nghề gì mà đừng cạnh tranh, đừng giẫm đạp lên nhau để có được thành công
Cái nghề đó - rốt cuộc là cái quái gì ??
Nhức não quá.....
Thời gian này, đi ra đường nhiều hơn, xông pha nhiều hơn để gặp gỡ, để tạo mỗi quan hệ, để đi tìm câu trả lời cho chính mình.
Thời hạn 2 năm tự đặt ra như một cán cân treo tòng teng trên đầu, luôn thúc đẩy mình tiến về phía trước, ko đứng một chỗ mà ù lì, mà tự kỉ, mà thất vọng. Phải đứng lên để đương đầu với những thay đổi có thể xảy ra bất cứ lúc nào...
Uh nó tốt- nhưng nó cũng hại não quá....Lắm lúc, mệt quá, muốn hét lên....muốn dừng lại....Nhưng vẫn phải tiếp tục đi, vì nhớ mãi một câu nói:
"Ba mẹ nuôi con học xong Rờ quả mít là cũng hết tiền luôn rồi, giờ ráng làm tích cóp để cho mày đi học thạc sĩ nữa là xong, sau đó ra trường xin việc thì cố mà xin con ạ, tới lúc đó thì ba mẹ hết hỗ trợ được nữa rồi"
Nói cho có vẻ hy vọng là mình vẫn có cơ hội đi học tiếp thạc sĩ...Nhưng nhìn vào situation hiện tại thì cũng đủ hiểu rằng, ba mẹ đang gồng lên để tích cóp từng ngày để mình được ra nước ngoài học tập và kiếm một công việc ổn định.....Cao su giờ đã ko còn là cây đũa thần màu nhiệm nữa...Giấc mơ con - con phải tự thực hiện thôi - ko để ba mẹ khổ thêm nữa........
Than thở một tí thôi, bây giờ lại xắn quần lên chạy tiếp...Phải chạy, chạy cho đến khi nào tìm được câu trả lời thì thôi !
Nhặt vu vơ
http://nganhangsuame.vn/
Khi người khác nói rằng bạn có vẻ luôn bình tĩnh và dửng dưng, chỉ có bản thân bạn biết, sự bình tĩnh và dửng dưng lúc này đã đổi bằng bao nhiêu nước mắt; sóng yên phẳng lặng giờ này phút này đã từng bị đắm chìm bởi bao nhiêu con sóng. Tất cả thất bại và đau đớn, tất cả trải nghiệm trong cuộc đời đều là để đào tạo, rèn luyện bạn. Đừng nói năm tháng tàn nhẫn, kỳ thực nó đã rất dịu dàng đối với bạn.
{ Trương Tiểu Nhàn - Jini dịch }
Khi người khác nói rằng bạn có vẻ luôn bình tĩnh và dửng dưng, chỉ có bản thân bạn biết, sự bình tĩnh và dửng dưng lúc này đã đổi bằng bao nhiêu nước mắt; sóng yên phẳng lặng giờ này phút này đã từng bị đắm chìm bởi bao nhiêu con sóng. Tất cả thất bại và đau đớn, tất cả trải nghiệm trong cuộc đời đều là để đào tạo, rèn luyện bạn. Đừng nói năm tháng tàn nhẫn, kỳ thực nó đã rất dịu dàng đối với bạn.
{ Trương Tiểu Nhàn - Jini dịch }
Thứ Hai, 19 tháng 1, 2015
Bài viết cũ trên FB
Đông về rồi...
Gió lạnh lùa qua khe cửa, co ro...Mình thích cái lạnh Sài Gòn - nó không lạnh đến quíu giò như ở quê, cũng ko rét đậm như ngoài Bắc...Nó se se, lạnh vừa đủ - như một lời nhắc nhở: "Đông về rồi"
Đông về..
Thích nhìn những người xung quanh mình xúng xính áo khoác, khăn choàng cổ. Thích ngắm tóc những cô gái bay bay trong gió đầu đông. Thích cả nét dễ thương xoa xoa tay vào nhau rồi xuýt xoa vì lạnh. Con gái mùa đông - nhìn thật mong manh và cần che chở..
Thoáng cái đã hết năm, thoáng cái đã gần Tết. Thời gian sao nhanh quá. Ngẩng mặt lên đã thấy mình ở thềm năm mới. Có lẽ vì vậy mà người ta chộn rộn hơn, lo nghĩ chuyện tương lai nhiều hơn. Năm tới mình làm gì đây? Năm rồi, mình làm được gì, chưa làm được gì? Năm nay phải khắc phục ra sao, nỗ lực thế nào?
Người trẻ, lại càng chộn rộn hơn...Họ có quá nhiều thứ để nghĩ: sự nghiệp, tình yêu, cuộc sống. Tháng 12 - tôi bất đắc dĩ trở thành tư vấn viên nghề nghiệp cho vài người bạn của mình. Họ - đều trẻ, đều hoang mang, không biết phải làm gì cho bước đi kế tiếp của đời mình - giống tôi :)
Có người, tạm gọi đó là "Khủng hoảng tuổi trẻ" và phớt lờ nó, nghĩ rằng từ từ nó cũng sẽ qua thôi. Có người, điên cuồng đi tìm lý do, tại sao mình vẫn mãi dậm chân tại chỗ, hoảng hốt, lo sợ, đủ cả...
Nhưng chung quy lại, tôi nghĩ - muốn biết mình đi đâu, phải hiểu mình là ai trước đã. Rồi sau đó, hãy kiên nhẫn với chính bản thân mình, kèm cặp nó, đặt câu hỏi cho nó, lắng nghe nó trên con đường đi tìm đáp án cho câu hỏi "Sau này mình làm gì?"
Bài học quý nhất, tôi được dạy là: đừng đi tìm TÊN của nghề nghiệp, hãy tìm những KĨ NĂNG cần có trong đó. Có KĨ NĂNG rồi, tự nhiên bạn sẽ biết được TÊN của nghề.
Nói thì đơn giản, nhưng đó là bài học cốt lõi nhất, trong việc đi tìm nghề nghiệp tương lai, tôi mong, cũng nhiều bạn hiểu được điều đó smile emoticon
Gió lạnh lùa qua khe cửa, co ro...Mình thích cái lạnh Sài Gòn - nó không lạnh đến quíu giò như ở quê, cũng ko rét đậm như ngoài Bắc...Nó se se, lạnh vừa đủ - như một lời nhắc nhở: "Đông về rồi"
Đông về..
Thích nhìn những người xung quanh mình xúng xính áo khoác, khăn choàng cổ. Thích ngắm tóc những cô gái bay bay trong gió đầu đông. Thích cả nét dễ thương xoa xoa tay vào nhau rồi xuýt xoa vì lạnh. Con gái mùa đông - nhìn thật mong manh và cần che chở..
Thoáng cái đã hết năm, thoáng cái đã gần Tết. Thời gian sao nhanh quá. Ngẩng mặt lên đã thấy mình ở thềm năm mới. Có lẽ vì vậy mà người ta chộn rộn hơn, lo nghĩ chuyện tương lai nhiều hơn. Năm tới mình làm gì đây? Năm rồi, mình làm được gì, chưa làm được gì? Năm nay phải khắc phục ra sao, nỗ lực thế nào?
Người trẻ, lại càng chộn rộn hơn...Họ có quá nhiều thứ để nghĩ: sự nghiệp, tình yêu, cuộc sống. Tháng 12 - tôi bất đắc dĩ trở thành tư vấn viên nghề nghiệp cho vài người bạn của mình. Họ - đều trẻ, đều hoang mang, không biết phải làm gì cho bước đi kế tiếp của đời mình - giống tôi :)
Có người, tạm gọi đó là "Khủng hoảng tuổi trẻ" và phớt lờ nó, nghĩ rằng từ từ nó cũng sẽ qua thôi. Có người, điên cuồng đi tìm lý do, tại sao mình vẫn mãi dậm chân tại chỗ, hoảng hốt, lo sợ, đủ cả...
Nhưng chung quy lại, tôi nghĩ - muốn biết mình đi đâu, phải hiểu mình là ai trước đã. Rồi sau đó, hãy kiên nhẫn với chính bản thân mình, kèm cặp nó, đặt câu hỏi cho nó, lắng nghe nó trên con đường đi tìm đáp án cho câu hỏi "Sau này mình làm gì?"
Bài học quý nhất, tôi được dạy là: đừng đi tìm TÊN của nghề nghiệp, hãy tìm những KĨ NĂNG cần có trong đó. Có KĨ NĂNG rồi, tự nhiên bạn sẽ biết được TÊN của nghề.
Nói thì đơn giản, nhưng đó là bài học cốt lõi nhất, trong việc đi tìm nghề nghiệp tương lai, tôi mong, cũng nhiều bạn hiểu được điều đó smile emoticon
Bài viết cũ
Tháng 12 - cuối năm rồi. Lại tất bật, lại vội vã, lại ngược xuôi
Gần đây đọc được một câu rất hay: "Cái gì tồn tại và xảy ra trong cuộc đời này đều có lý do của nó"
Nhiều thứ đang cùng lúc xảy ra bây giờ. Sợ? Hoang mang? Lo lắng? Có hết, nhưng sẽ nhẫn nại đi tới cuối con đường để tìm xem lý do là gì
Có một vài thứ biết là hiểu lầm đó, nhưng lại chẳng buồn giải thích..Thói quen ngày xưa mình rất ghét :))) Gio lại vận vào người như một lẽ thường tình khi ở cạnh người có tính ấy :))) Chắc phải tìm người chữa giúp, không thì lại như cỗ máy không biết nói
Im lặng và cười - vì đơn giản, nhiều quá chả biết phải nói kiểu gì :)))
Thôi thì ngồi ngắm cảnh qua ảnh vậy :))) Hình ở dưới là ruộng muối ở Nghệ An
Gần đây đọc được một câu rất hay: "Cái gì tồn tại và xảy ra trong cuộc đời này đều có lý do của nó"
Nhiều thứ đang cùng lúc xảy ra bây giờ. Sợ? Hoang mang? Lo lắng? Có hết, nhưng sẽ nhẫn nại đi tới cuối con đường để tìm xem lý do là gì
Có một vài thứ biết là hiểu lầm đó, nhưng lại chẳng buồn giải thích..Thói quen ngày xưa mình rất ghét :))) Gio lại vận vào người như một lẽ thường tình khi ở cạnh người có tính ấy :))) Chắc phải tìm người chữa giúp, không thì lại như cỗ máy không biết nói
Im lặng và cười - vì đơn giản, nhiều quá chả biết phải nói kiểu gì :)))
Thôi thì ngồi ngắm cảnh qua ảnh vậy :))) Hình ở dưới là ruộng muối ở Nghệ An
Chủ Nhật, 18 tháng 1, 2015
ĐỪNG TỰ MÃN
Bài học đã cũ nhưng vẫn phải tự nhắc nhở lại bản thân mình:
ĐỪNG BAO GIỜ TỰ MÃN - NÚI CAO CÒN CÓ NÚI KHÁC CAO HƠN
Got to receive my friend's CV today - she surprised me how proficient her English is after a long time we didnt communicate in English...Such a strong effort to sharpen English everyday....I should learn from her...
Leo - that girl, is always resilient and have strong passion about what she does. Admirable !
ĐỪNG BAO GIỜ TỰ MÃN - NÚI CAO CÒN CÓ NÚI KHÁC CAO HƠN
Got to receive my friend's CV today - she surprised me how proficient her English is after a long time we didnt communicate in English...Such a strong effort to sharpen English everyday....I should learn from her...
Leo - that girl, is always resilient and have strong passion about what she does. Admirable !
Buồn ảo (Hay và thấm)
Buồn... ảo
TT - Vừa vào Facebook, Hân bắt gặp những dòng tâm
sự chan chứa buồn đau của Quỳnh trước tin Ngọc - bạn học cũ của cả hai -
vừa đột ngột qua đời.
1. Quạ và họa mi
Ngày nọ, họa mi bay lạc vào xứ quạ, nó sà xuống đậu trên một nhành cây khá thấp cất tiếng hót véo von.Lũ quạ nghe thấy thì lấy làm khó chịu, nhao nhao mắng nó:
- Hót thế mà cũng hót! Đúng là thảm họa!
Mắng xong, lũ quạ thi nhau kêu quang quác rồi vỗ cánh phành phạch tán dương nhau.
2. Cứu người
Thi hỏng đại học lần ba, nó không còn mặt mũi về quê gặp cha mẹ.
Trưa vắng. Nó tìm đến một cây cầu lớn ở ngoại ô. Tháo giày. Đặt một lá thư vào trong. Rồi tiến đến thành cầu bằng đôi chân run rẩy.
Đang phân vân trước dòng nước xiết, nó thấy một cô gái tấp xe gần đó, xăm xăm tiến đến thành cầu như sắp leo lên bèn lao đến ngăn lại. Hỏi chuyện, biết cô gái tuyệt vọng vì mắc bệnh nan y, nó quên bẵng ý định ban đầu, hết lời động viên cô “còn nước còn tát” rồi đưa cô về nhà.
Nó cũng về đối diện thực tế. Cha mẹ nó tuy buồn nhưng không đến mức nó tưởng. Nó gọi điện chia sẻ với cô gái. Lúc này cô mới vui vẻ cho biết mình chẳng bệnh tật gì.
3. Hai vạch
Lần đầu thấy hai vạch trên chiếc que thử thai, nàng chết lặng. Người tình bỏ rơi, nàng lầm lũi đến bệnh viện một mình rồi ra về trong tột cùng ray rứt.
Lần thứ hai thấy hai vạch, nàng lại giật thót người, nhưng không quá hoảng loạn như trước. Sự dằn vặt sau khi dứt bỏ cũng không kéo dài quá lâu.
Đến lần thứ ba thì mọi thứ đã trở nên nhẹ nhàng và quen thuộc hơn. Một tiếng thở dài. Một tiếng tặc lưỡi. Một chút xót xa.
Cho đến khi lấy chồng, nàng mới bắt đầu sốt ruột vì mãi vẫn chưa thấy hai vạch. Hình ảnh đẹp đẽ, thiêng liêng ấy chỉ còn xuất hiện trong những giấc mơ. Bao lần nàng tỉnh dậy trong nước mắt.
Khi biết được nguyên cớ vô sinh, chồng nàng lặng lẽ ra đi. Ngày trở về giọng anh lạnh lẽo:
- Chúng ta chia tay thôi! Cô ấy... đã hai vạch rồi!
4. Do đâu?
Một blogger nổi tiếng vừa bị sát hại. Nhằm truy tìm manh mối thủ phạm, cơ quan điều tra tìm hiểu nội dung những bài viết của nạn nhân và phát hiện:
Mới đây, anh vừa có bài viết công kích một người mẫu với lời lẽ vô cùng thậm tệ.
Tuần trước anh dùng ngòi viết thóa mạ một nghệ sĩ và một đại gia.
Tháng trước danh sách nạn nhân của anh gồm hai diễn viên, một ca sĩ, một nhà báo, một luật sư, một doanh nhân và một nhà văn hóa học.
Trước nữa đã có một hot girl tự tử hụt vì không chịu nổi những lời bình phẩm cay nghiệt của anh.
Vụ án dần đi vào ngõ cụt.
5. Thái quá & dở dang
Sàn nhà chị mới lau xong, anh lắc đầu xắn tay lau lại, nhẵn bóng mới thôi. Nhà cửa lúc nào cũng sạch sẽ tinh tươm, không có lấy một hạt bụi mà chị ngột ngạt không sao thở nổi.
Sau ngày chị nhất quyết ra đi, anh chìm trong những cơn say. Ngôi nhà chìm trong biển rác.
6. Buồn... ảo
Vừa vào Facebook, Hân bắt gặp những dòng tâm sự chan chứa buồn đau của Quỳnh trước tin Ngọc - bạn học cũ của cả hai - vừa đột ngột qua đời.
Những kỷ niệm xưa cũ, những ký ức xa xăm được Quỳnh gợi nhắc từng chi tiết một với lời lẽ vô cùng xúc động khiến Hân không cầm được nước mắt. Cô nhấc điện thoại lên, phía bên kia vẳng tiếng nhạc xập xình.
- Đừng đau buồn quá Quỳnh ơi! Ngày mai Hân sẽ cùng Quỳnh đi viếng Ngọc nhé!
- À... Ừ... Ngày mai... Quỳnh... bận quá! Chắc không đi được Hân ơi! - giọng Quỳnh bối rối nhưng bình thản, không như Hân tưởng tượng - Tiện thể nhờ Hân phúng điếu giùm, Quỳnh sẽ gửi trả sau, cảm ơn Hân nhé!
Tại bệnh viện dành cho muỗi có một con muỗi ôm bụng lặc lè nằm chèo queo, chốc chốc lại thở dài đánh sượt.
Lát sau có con muỗi gầy nhom, người khô đét bay vào đáp xuống cạnh con muỗi mập, tỏ ý thắc mắc:
- Sao mày nằm đây một mình buồn thế?
- Tao đen quá, hôm trước chích một con mồi nhưng không thấy máu mà toàn mỡ. Giờ người tao toàn cholesterol, nhấc cánh không nổi phải nằm đây mày ạ!
- Dù sao mày cũng đỡ hơn tao - con muỗi gầy thở dài - Mấy hôm rồi bác sĩ cấm tao ngủ nếu không muốn làm mồi cho lũ kiến!
- Sao vậy?
- Tao hút phải máu của người bị tiểu đường! - con muỗi gầy òa lên nức nở.
8. Mừng thọ
- Cảm ơn các con đã tổ chức thượng thọ cho bố! Kìa, hai cháu Hà, Bin cất điện thoại, iPad đi! Cùng ông nâng ly nào!
- Ấy khoan! Bố và cả nhà đợi con chụp vài tấm đưa lên Facebook rồi hẵng nhập tiệc nhé!
- Anh chờ em chút! Cho đĩa tôm hùm vào trung tâm đã! Thế! Thế!... Thôi chết! Hình trước trên “phây” bố cũng mặc áo này thì phải! Hay bố chịu khó thay áo khác kẻo thiên hạ cười chúng con!
- Đấy! Bố chọn áo này đẹp đấy! Hà! Bỏ iPad xuống! Bin! Cất điện thoại ngay! Cả nhà nâng ly lên, nhìn về đây cười tươi vào! Thể nào cũng được nhiều “like” cho xem! Ơ hay! Sao bố lại chảy nước mắt thế?
Bài đăng về ES as a social entrepreneurship
Students to Benefit from Free Tutoring App
19 Jun 2014
From left: EduSnap founders and developers Chia Luck Yong, Anders Tan Wei Siong, Shaun Tan Jun Hua
Got a maths or science problem you need help with? Are you too shy to ask your teacher for answers? Well, we have got an app which is just for you. Anders Tan Wei Siong, a NYP alumnus who graduated with a Diploma in Business Informatics in 2007, has developed a mobile app called EduSnap that helps primary, secondary and tertiary school students find solutions to difficult homework questions.
The free app is available on Android and iPhone interfaces.
Anders came up with this idea of the social enterprise due to his personal difficulties with homework in his early childhood. He ended up in the EM3 stream because he did not feel comfortable asking his teachers for help with school work. A cousin eventually helped him by tutoring him.
He took the long route to university and went through ITE and polytechnic before eventually attaining his IT degree from SMU. Now, Anders wants to help students who are facing similar difficulties with their studies.
Anders developed the application together with his SMU course mates Chia Luck Yong and Shaun Tan Jun Hua. The group is registered with the Social Enterprise Association and plans to make EduSnap a sustainable social enterprise.
“On this platform, we do not advocate the provision of answers,” said Anders. “Instead, we want users to complete the questions after receiving help in the form of advice and suggestions.”
EduSnap allows students to post homework questions anonymously, and volunteer educators will be able to provide advice and suggestions. Moderators from 12 tuition centres will also vet through the solutions, provide advice, and take down inappropriate content.
“We have a lot more exciting features coming up that will help make learning through the platform more personal and efficient,” said Anders.
Edusnap also works with Volunteer Welfare Organisations (VWO) to help beneficiaries receive free tuition classes from their tuition centre partners, and seek help on Edusnap through devices that are available at the VWO centres.
Interested tutors can sign up to be Bishops on the EduSnap website.
“Bishops are our volunteer educators. We have modelled our roles to pieces in a chess game. And believe that our bishops, just like the chess piece, guard the flanks, and make sure no threats (questions and doubts) seep through the system unresolved,” said Anders.
Anders believes he has come a long way since his childhood days. He also gives credit to NYP to helping him cultivate his spirit of social entrepreneurialism.
“I took part in many co-curricular activities offered by NYP in order to have a more fulfilling life. One significant appointment was being the President of School of Information Technology Club,” he said. “Another significant experience was representing NYP in an overseas expedition to Korea and a youth exchange programme in Vietnam. These experiences have certainly widened my perspective of the world as well as ignited my interest to contribute to the society.”
Source: http://www.nyp.edu.sg/media/campus-news/news-archives/2014/apr-jun/students-to-benefit-from-free-tutoring-app
Chia sẻ rất hay từ Tường Vân
Chia sẻ của Tường Vân - cô bé founder của S to S, một cô bé rất tuyệt vời !! Luôn tràn đầy năng lượng và ý tưởng !! Rất vui vì được làm việc với Vân !!
*****
[Message from S2S leader] – RETHINK AND REDEFINE THE VALUE OF EXTRACURRICULAR ACTIVITIES
As a high school or college student, you might be constantly struggling with the question of “What am I interested in?”, “What extracurricular activities are fitting for me?”, “How do I even get into these clubs when the recruitment process always requires prior experience?”, “How do I get started if I don’t have any experience?” As a co-leader for Students to Service project, I realized that these are the problems and questions that have been haunting numerous students who are looking for opportunities to engage in extracurricular activities yet always struggle with knowing how and where to get started. Today I want to tell you about a story. I hope that this story will inspire you to take action, to discover your full potential, and to take risks to help you to gain more awareness of yourself, your inner talent, your passions. I hope that you will combine this passion, self-awareness, and talent to take action, to make an impact to this world, and to pursue your own dream, whatever it may be.
*****
[Message from S2S leader] – RETHINK AND REDEFINE THE VALUE OF EXTRACURRICULAR ACTIVITIES
As a high school or college student, you might be constantly struggling with the question of “What am I interested in?”, “What extracurricular activities are fitting for me?”, “How do I even get into these clubs when the recruitment process always requires prior experience?”, “How do I get started if I don’t have any experience?” As a co-leader for Students to Service project, I realized that these are the problems and questions that have been haunting numerous students who are looking for opportunities to engage in extracurricular activities yet always struggle with knowing how and where to get started. Today I want to tell you about a story. I hope that this story will inspire you to take action, to discover your full potential, and to take risks to help you to gain more awareness of yourself, your inner talent, your passions. I hope that you will combine this passion, self-awareness, and talent to take action, to make an impact to this world, and to pursue your own dream, whatever it may be.
My story is a bit unique, different from a lot of people who are
currently living in Vietnam. I was born in Vietnam, lived there for 12
years, and came to the United States in 2007 with my brother. I was too
young to realize the impact of this decision on my future and how my
future might be shaped by this experience. In my mind, I was excited
about seeing the “America,” a dream land that people always dream of
travelling to. Yet, when I came to the US, I was totally disappointed to
realize how naïve and shortsighted I was to not see what I was getting
myself into. Vietnamese had a saying “Deaf people are not afraid of
guns” (Diec khong so sung). I was just like that. I was unaware of my
limitations in language. The last English class I took before moving to
the US was Let’s Go 2, barely enough to learn how to say hi, hello, and
some basic sentences in English. I cried on the first day of school
because I was upset, shocked, and quite disillusioned of what it means
to live my life in the other half of the world, where I felt dumbfounded
not being able to make any friend, speak with anyone, or understand
anything that other people are talking about. However, this level of
discomfort, stress, and frustration were the most incredible and
powerful propellers pushing me forward to study English laboriously
every single day. I can’t remember exactly how intensely I was studying
and translating hundreds of words everyday but I got through it. I
started to understand lessons in class after few weeks, mastered the
language after few months, and earned my first award in the US as the
“Most Outstanding Student” after less than 8 months of staying in the
US. This experience, of course, was laborious, unpleasant, distressing,
yet will always be one of the most remarkable milestones in my life as
it not only taught me about entrepreneurship – navigating the unknown
world with limited resources, self-motivation, perseverance, but also
about appreciation for what I have experienced and been through, for an
incredible learning opportunity, for the family that has always
supported me, and for the Vietnamese culture that I grew up in that
ingrained in me the values of hard work, humbleness, and resilience.
Going to high school, I was quite curious with what extracurricular activities are and why Americans tend to engage in them so much. This was quite a foreign concept to me. Hence, I started my journey of exploring this new world of “extracurricular activities” by joining Habitat for Humanity, an organization that helps build homes for the struggling members in the society. I didn’t quite realize the importance of this one decision of trying out extracurricular activities until later when I look at how much I have changed since this experience. The first thing that made me excited about joining this project was the friends that I met. Some of them were just really friendly, nice, polite yet what surprised me the most were their stories about their passion in community service and how much work they have done consistently over the years to contribute to this organization. Most of them were still young yet they were incredibly active, full of energy, passion, and lively. Talking to them alone was enough to make me feel curious about local issues in the community that they were sharing and want to learn about it. As I listened to more stories like that, I related them to the memory of the teachers in my middle school class who patiently assisted me in every step I take to adapt to the new environment and quickly learn the language. This was quite inspiring, inspiring me enough to engage in more community service projects to learn more and continue meeting incredible people. This was the start of my passion in service, the start of my enthusiastic engagement in several clubs in high school and the start of many entrepreneurial projects, clubs that I organized and founded in high school and even now in college, such as IM Venture and S2S.
Beyond what people usually tell you about how participating in extracurricular activities help you build resume for college applications and job applications, I want to emphasize many overlooked important roles and benefits that extracurricular activities offer that people tend to forget and hence limit themselves from the possibilities of gaining these incredible benefits. I also encourage you to take risks, to sign up for activities outside of classroom to challenge yourself and learn about other skills that are not necessarily always learn-able inside classroom environment. Only when you actually lead a team, organize a project, work on something that you're somewhat unfamiliar with, your learning curve will be very steep and I am sure it will be a memorable and enriching ride.
1. Extracurricular activities help you discover yourself: who you are, what you value, what you love, what you hate, what make you jump up with excitement, what make you feel fulfilled in your life. Throughout the activities that I have involved in, I found a common theme in all across my activities- that I was passionate about youths, service, education, traveling, and entrepreneurship. I know what distinguished me is my ability to think innovatively, entrepreneurially, and to put those ideas into reality by taking immediate actions. Yet also realized some of my weaknesses and limitations along the way of executing several projects that encourage me to focus on learning and improving in the future to make myself better. These alone are incredibly valuable in my future career as I know that they will help me figure out what type of environment I want to work in, what skills I have that will help me become a valuable asset of a company, and what skills I need to focus on learning in classroom and outside of classroom to make myself better and stronger in the future. They also help me become more aware of why I think the way I do and to become more accepting and open to learn from others who also share different ideas and opinions based on their backgrounds and environments growing up.
2. Extracurricular activities help you develop a sense of fulfillment and appreciation for what you have in life. Becoming more aware of local issues encouraged me to take actions to make an impact in the society, to realize how serious the current issues are, and to figure out how I can contribute to relieving these issues as a community member. Through these projects I also developed deeper sense of appreciation of some of the privileges that I have, whether it is receiving a good education, having good upbringing from parents, and much more.
3. Extracurricular activities help you make incredible network friends who are passionate, diverse, talented, and supportive. Most of my closest friends who taught me most valuable lessons in life and helped me grow are the friends I formed from outside of class when I worked with them on some extracurricular projects. Everyone has something for me to learn from and working with them offers me an opportunity to learn from observing what other people do great at and how I can adopt some of those skills and incredible characters that they have. I have come across many talented and inspiring friends in life through organizing these projects and they have continued to fulfill my life with meaning and valuable lessons.
I hope that this little short story will inspire many of young audience of S2S to rethink about the importance of extracurricular activities beyond the resume boost and to take initiative and risk to venture outside of classroom to engage in them right at this moment. I hope that S2S will be a beneficial tool connecting students to extracurricular opportunities to give them valuable learning experience to discover themselves and realize their full potential. I want to redefine the mission of S2S as “empowering Vietnamese students to realize their full potential” by connecting them to enriching opportunities outside of classroom and I want to emphasize our core values of innovation, responsibility, and diversity. At S2S, we value passionate and enthusiastic individuals who might come in with little experience but a big heart and come out with more experience and even bigger passion. As part of S2S family, we teach our members to become innovative by giving them a free space to experiment with any idea that they have in mind under guidance and support of S2S co-leaders. We instill in our members a sense of responsibility in work. We recruit talents and diverse members from across Vietnam and even outside of Vietnam who share different interests and personalities. We form support, diversity, and lasting friendships. I hope that S2S, with the mission and values above, will be a reliable and enriching resource for Vietnamese youths to discover many valuable extracurricular opportunities that will allow them to grow tremendously into successful and talented future leaders of tomorrow.
P.S: If you’re looking for an opportunity to join a new entrepreneur project with lots of space for experimenting with ideas and a supportive and meaningful culture, join our S2S NEWS recruitment project by filling out this application before Jan 25th, 2015: http://goo.gl/forms/IQNnm7a9RB (More info on Students to Service fan page)
Thank you for reading this short story and I wish you best of luck and success with your academic and career endeavors! Happy New Year 2015.
Most sincerely,
Tuongvan Le,
S2S Co-leader.
Going to high school, I was quite curious with what extracurricular activities are and why Americans tend to engage in them so much. This was quite a foreign concept to me. Hence, I started my journey of exploring this new world of “extracurricular activities” by joining Habitat for Humanity, an organization that helps build homes for the struggling members in the society. I didn’t quite realize the importance of this one decision of trying out extracurricular activities until later when I look at how much I have changed since this experience. The first thing that made me excited about joining this project was the friends that I met. Some of them were just really friendly, nice, polite yet what surprised me the most were their stories about their passion in community service and how much work they have done consistently over the years to contribute to this organization. Most of them were still young yet they were incredibly active, full of energy, passion, and lively. Talking to them alone was enough to make me feel curious about local issues in the community that they were sharing and want to learn about it. As I listened to more stories like that, I related them to the memory of the teachers in my middle school class who patiently assisted me in every step I take to adapt to the new environment and quickly learn the language. This was quite inspiring, inspiring me enough to engage in more community service projects to learn more and continue meeting incredible people. This was the start of my passion in service, the start of my enthusiastic engagement in several clubs in high school and the start of many entrepreneurial projects, clubs that I organized and founded in high school and even now in college, such as IM Venture and S2S.
Beyond what people usually tell you about how participating in extracurricular activities help you build resume for college applications and job applications, I want to emphasize many overlooked important roles and benefits that extracurricular activities offer that people tend to forget and hence limit themselves from the possibilities of gaining these incredible benefits. I also encourage you to take risks, to sign up for activities outside of classroom to challenge yourself and learn about other skills that are not necessarily always learn-able inside classroom environment. Only when you actually lead a team, organize a project, work on something that you're somewhat unfamiliar with, your learning curve will be very steep and I am sure it will be a memorable and enriching ride.
1. Extracurricular activities help you discover yourself: who you are, what you value, what you love, what you hate, what make you jump up with excitement, what make you feel fulfilled in your life. Throughout the activities that I have involved in, I found a common theme in all across my activities- that I was passionate about youths, service, education, traveling, and entrepreneurship. I know what distinguished me is my ability to think innovatively, entrepreneurially, and to put those ideas into reality by taking immediate actions. Yet also realized some of my weaknesses and limitations along the way of executing several projects that encourage me to focus on learning and improving in the future to make myself better. These alone are incredibly valuable in my future career as I know that they will help me figure out what type of environment I want to work in, what skills I have that will help me become a valuable asset of a company, and what skills I need to focus on learning in classroom and outside of classroom to make myself better and stronger in the future. They also help me become more aware of why I think the way I do and to become more accepting and open to learn from others who also share different ideas and opinions based on their backgrounds and environments growing up.
2. Extracurricular activities help you develop a sense of fulfillment and appreciation for what you have in life. Becoming more aware of local issues encouraged me to take actions to make an impact in the society, to realize how serious the current issues are, and to figure out how I can contribute to relieving these issues as a community member. Through these projects I also developed deeper sense of appreciation of some of the privileges that I have, whether it is receiving a good education, having good upbringing from parents, and much more.
3. Extracurricular activities help you make incredible network friends who are passionate, diverse, talented, and supportive. Most of my closest friends who taught me most valuable lessons in life and helped me grow are the friends I formed from outside of class when I worked with them on some extracurricular projects. Everyone has something for me to learn from and working with them offers me an opportunity to learn from observing what other people do great at and how I can adopt some of those skills and incredible characters that they have. I have come across many talented and inspiring friends in life through organizing these projects and they have continued to fulfill my life with meaning and valuable lessons.
I hope that this little short story will inspire many of young audience of S2S to rethink about the importance of extracurricular activities beyond the resume boost and to take initiative and risk to venture outside of classroom to engage in them right at this moment. I hope that S2S will be a beneficial tool connecting students to extracurricular opportunities to give them valuable learning experience to discover themselves and realize their full potential. I want to redefine the mission of S2S as “empowering Vietnamese students to realize their full potential” by connecting them to enriching opportunities outside of classroom and I want to emphasize our core values of innovation, responsibility, and diversity. At S2S, we value passionate and enthusiastic individuals who might come in with little experience but a big heart and come out with more experience and even bigger passion. As part of S2S family, we teach our members to become innovative by giving them a free space to experiment with any idea that they have in mind under guidance and support of S2S co-leaders. We instill in our members a sense of responsibility in work. We recruit talents and diverse members from across Vietnam and even outside of Vietnam who share different interests and personalities. We form support, diversity, and lasting friendships. I hope that S2S, with the mission and values above, will be a reliable and enriching resource for Vietnamese youths to discover many valuable extracurricular opportunities that will allow them to grow tremendously into successful and talented future leaders of tomorrow.
P.S: If you’re looking for an opportunity to join a new entrepreneur project with lots of space for experimenting with ideas and a supportive and meaningful culture, join our S2S NEWS recruitment project by filling out this application before Jan 25th, 2015: http://goo.gl/forms/IQNnm7a9RB (More info on Students to Service fan page)
Thank you for reading this short story and I wish you best of luck and success with your academic and career endeavors! Happy New Year 2015.
Most sincerely,
Tuongvan Le,
S2S Co-leader.
Review và suy ngẫm sau tuần đầu tiên intern
Vậy là đã xong 1 tuần đầu tiên intern tại cty Lờ A Tê
Một trải nghiệm cũng ko hề tệ - như mình đã nghĩ cho sự lựa chọn ban đầu.
Lờ A Tê partnership với một công ty phần mềm giáo dục của Singapore (Edu Sờ Náp - viết tắt sẽ là ES). Ngay lúc nghe về việc một cty start-up của Sing đang tìm đường mở vào thị trường Việt Nam, lúc đó trong đầu mình đã nghĩ tại sao nó lại vào Việt Nam ?
Phần mềm giáo dục chạy trên hệ điều hành Android and iPhone intefaces - Người Việt Nam liệu có hay dùng iphone và mấy sản phẩm tương tự? Living standard của người Việt Nam có đủ mua những thứ như thế ko?
Mục đích của ES là bring equal opportunities for students to education they desire - tức là cân bằng cơ hội tiếp cận giáo dục cho các em có điều kiện khó khăn hơn, và the rich students from international school is not their main target. Vậy với tình hình hiện tại là trẻ em Việt Nam ở các gia đình middle-class và low income access to this app bằng cách nào?
Thêm nữa, quá trình negotiate với gov để làm sao đưa cái app này phổ biến trong trường học giống như bằng tiếng anh Cambridge đã từng làm - cũng là một quá trình thú vị - đáng để tìm hiểu và học hỏi
Mình đã đùa với Ander rằng, tao sẽ làm Black Hat cho mày trong bộ 6 THINKING HATS để mày có thể tìm hiểu rõ hơn về thị trường Việt Nam
Mình cũng không biết, tại sao mình lại nhiệt tình quá mức với công việc HR intern ở Lờ A Tê này. Đơn giản là khi nghe Ander - founder của ES nói về sản phẩm này, mình cảm thấy nó có rất nhiều potential. Nhưng làm cách nào để tiếp cận nó và mang về VN, giúp nó adapt được với local market là một câu hỏi khó.
Mình biết, với một businessman như Ander, lại đã kinh qua rất nhiều thị trường, nhiều jobs, cái nhìn của con người này, chắc chắn sẽ rất đa diện, và nhìn sâu sát vấn đề. Nhưng không hiểu sao vẫn rất muốn trao đổi về thị trường Việt Nam và nói chuyện nhiều nhiều hơn nữa với con người này. Bởi ở con người này có rất nhiều cái hay để mình học. Mà nói thẳng ra, thì mình luôn tâm niệm rằng: "Mỗi người mình gặp trong cuộc sống này, đều sẽ có cái hay để mình học, cái dở để mình rút kinh nghiệm". Đó là lý do vì sao mình rất thích nói chuyện và lắng nghe người khác
***********
Quay trở lại với Lờ A Tê - công ty này chuyên về IT, phụ trách mảng IT platform cho ES nhưng sau này sẽ tách riêng ra thành một công ty độc lập.
Công việc HR ở cty này ko thực sự chuyên sâu về HR lắm vì nó tập trung vào vấn đề chuyên môn là IT nhiều hơn. Thế nên cứ có thời gian rảnh là mình lại lê la ngồi nói chiện với Ander để học hỏi thêm kinh nghiệm, nghe Ander chia sẻ nhiều cái cũng hay, mở mang được tầm mắt :)
Khi đi làm HR intern ở Lờ A Tê, mục tiêu chính của mình là học hỏi và đúc rút kinh nghiệm cho những thứ basic về HR để sau này nếu có ra làm cty cũng ko bỡ ngỡ. Coi như đây là một khóa học về HR và mình may mắn hơn xíu là được trả lương.
Mình có ghi nhật ký 1 tuần đầu tiên làm việc để kỉ niệm những ngày đầu tiên đi làm ở cty:
- Wed: học cách sử dụng máy scan, mò được cách tính lương của công ty
- Thur: học cách tính lương, tính phụ cấp và tính BHXH, tìm được trang web HRLINK để học thêm về HR
- Fri: tìm hiểu nhiều hơn về thị trường tuyển dụng - employment seeker ở Việt Nam, thấy ông Christopher Harvey quả thật rất nhạy bén trong việc nhảy vào thị trường việc làm VN vốn vẫn còn mới. Mấy trang employment seeker (Vietnamwork, ITViec, Careerbuilder,,etc). Mình còn đọc được một đoạn blog rất inspiring của Christopher Harvey (sẽ post ở dưới). Và cuối buổi thì nghe Ander nói về ES, về khát vọng mang lại equal opportunities of education for children, về international expansion. Tất cả những cái đó khiến những kiến thức về International Business mới học sem rồi của mình flash back lại, giờ mới thấm những kiến thức thầy dạy trong lớp, cứ tưởng nó sẽ chẳng hữu ích. Rồi còn bất ngờ hơn khi vào thực tế rồi mới thấy ANALYZE SKILL quan trọng như thế nào. Vừa bụp vào thực tế, nhìn một vấn đề là phải dùng Analyse Skill để phân tích và suy xét vấn đề liền. Chưa bao giờ cảm thấy những thứ mình học được ở trường lại được ứng dụng hữu hiệu đến như vậy ! Cảm thấy hạnh phúc :)
Tuần sau, bắt đầu đi phiên dịch cho bác sĩ Úc, song song đó thì đi intern ở Lờ A Tê....Từ 19 đến 29/1, đó sẽ là 2 tuần hơi nhiều việc và mệt mỏi, nhưng mình sẽ cố gắng hết mức có thể. Sẽ cố gắng cháy hết mình !
"You never know until you try"
************************************************
Một trải nghiệm cũng ko hề tệ - như mình đã nghĩ cho sự lựa chọn ban đầu.
Lờ A Tê partnership với một công ty phần mềm giáo dục của Singapore (Edu Sờ Náp - viết tắt sẽ là ES). Ngay lúc nghe về việc một cty start-up của Sing đang tìm đường mở vào thị trường Việt Nam, lúc đó trong đầu mình đã nghĩ tại sao nó lại vào Việt Nam ?
Phần mềm giáo dục chạy trên hệ điều hành Android and iPhone intefaces - Người Việt Nam liệu có hay dùng iphone và mấy sản phẩm tương tự? Living standard của người Việt Nam có đủ mua những thứ như thế ko?
Mục đích của ES là bring equal opportunities for students to education they desire - tức là cân bằng cơ hội tiếp cận giáo dục cho các em có điều kiện khó khăn hơn, và the rich students from international school is not their main target. Vậy với tình hình hiện tại là trẻ em Việt Nam ở các gia đình middle-class và low income access to this app bằng cách nào?
Thêm nữa, quá trình negotiate với gov để làm sao đưa cái app này phổ biến trong trường học giống như bằng tiếng anh Cambridge đã từng làm - cũng là một quá trình thú vị - đáng để tìm hiểu và học hỏi
Mình đã đùa với Ander rằng, tao sẽ làm Black Hat cho mày trong bộ 6 THINKING HATS để mày có thể tìm hiểu rõ hơn về thị trường Việt Nam
Mình cũng không biết, tại sao mình lại nhiệt tình quá mức với công việc HR intern ở Lờ A Tê này. Đơn giản là khi nghe Ander - founder của ES nói về sản phẩm này, mình cảm thấy nó có rất nhiều potential. Nhưng làm cách nào để tiếp cận nó và mang về VN, giúp nó adapt được với local market là một câu hỏi khó.
Mình biết, với một businessman như Ander, lại đã kinh qua rất nhiều thị trường, nhiều jobs, cái nhìn của con người này, chắc chắn sẽ rất đa diện, và nhìn sâu sát vấn đề. Nhưng không hiểu sao vẫn rất muốn trao đổi về thị trường Việt Nam và nói chuyện nhiều nhiều hơn nữa với con người này. Bởi ở con người này có rất nhiều cái hay để mình học. Mà nói thẳng ra, thì mình luôn tâm niệm rằng: "Mỗi người mình gặp trong cuộc sống này, đều sẽ có cái hay để mình học, cái dở để mình rút kinh nghiệm". Đó là lý do vì sao mình rất thích nói chuyện và lắng nghe người khác
***********
Quay trở lại với Lờ A Tê - công ty này chuyên về IT, phụ trách mảng IT platform cho ES nhưng sau này sẽ tách riêng ra thành một công ty độc lập.
Công việc HR ở cty này ko thực sự chuyên sâu về HR lắm vì nó tập trung vào vấn đề chuyên môn là IT nhiều hơn. Thế nên cứ có thời gian rảnh là mình lại lê la ngồi nói chiện với Ander để học hỏi thêm kinh nghiệm, nghe Ander chia sẻ nhiều cái cũng hay, mở mang được tầm mắt :)
Khi đi làm HR intern ở Lờ A Tê, mục tiêu chính của mình là học hỏi và đúc rút kinh nghiệm cho những thứ basic về HR để sau này nếu có ra làm cty cũng ko bỡ ngỡ. Coi như đây là một khóa học về HR và mình may mắn hơn xíu là được trả lương.
Mình có ghi nhật ký 1 tuần đầu tiên làm việc để kỉ niệm những ngày đầu tiên đi làm ở cty:
- Mon: recruitment (screening CV, post recruitment information on Vietnamwork, Careerlink, Internship)
- Tue: nhập liệu hóa đơn lên company's internal system- Fri: tìm hiểu nhiều hơn về thị trường tuyển dụng - employment seeker ở Việt Nam, thấy ông Christopher Harvey quả thật rất nhạy bén trong việc nhảy vào thị trường việc làm VN vốn vẫn còn mới. Mấy trang employment seeker (Vietnamwork, ITViec, Careerbuilder,,etc). Mình còn đọc được một đoạn blog rất inspiring của Christopher Harvey (sẽ post ở dưới). Và cuối buổi thì nghe Ander nói về ES, về khát vọng mang lại equal opportunities of education for children, về international expansion. Tất cả những cái đó khiến những kiến thức về International Business mới học sem rồi của mình flash back lại, giờ mới thấm những kiến thức thầy dạy trong lớp, cứ tưởng nó sẽ chẳng hữu ích. Rồi còn bất ngờ hơn khi vào thực tế rồi mới thấy ANALYZE SKILL quan trọng như thế nào. Vừa bụp vào thực tế, nhìn một vấn đề là phải dùng Analyse Skill để phân tích và suy xét vấn đề liền. Chưa bao giờ cảm thấy những thứ mình học được ở trường lại được ứng dụng hữu hiệu đến như vậy ! Cảm thấy hạnh phúc :)
Tuần sau, bắt đầu đi phiên dịch cho bác sĩ Úc, song song đó thì đi intern ở Lờ A Tê....Từ 19 đến 29/1, đó sẽ là 2 tuần hơi nhiều việc và mệt mỏi, nhưng mình sẽ cố gắng hết mức có thể. Sẽ cố gắng cháy hết mình !
"You never know until you try"
************************************************
Hãy lắng nghe con tim của mình
Founder & CEO
Đây là câu chuyện về việc hãy lắng nghe trái tim của mình.
Khi tôi học MBA năm 1997, tôi vẫn chưa hình dung ra mình sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp.
Vào mùa hè cuối năm nhất, tôi làm việc cho Lehman Brothers, một ngân hàng lớn về đầu tư rất nổi tiếng ở New York. Khách hàng lớn nhất của tôi lúc đó là AGI, một công ty sản xuất phần mềm tính toán quỹ đạo vệ tinh và các chuyển động cho tàu vũ trụ.
Trong một lần gặp gỡ với hội đồng quản
trị của AGI, Paul – CEO dẫn chúng tôi đi tham quan công ty. Paul rất tự
hào về đội ngũ của mình và những phần mềm mà họ tạo ra. Tôi có thể thấy
đây là nơi mà mọi người đều hào hứng tới làm việc mỗi ngày.
Tại buổi gặp mặt, đội ngũ của Paul ngồi ở
1 đầu bàn và chúng tôi ngồi ở đầu bên kia. Paul kể về lịch sử công ty
bắt đầu 10 năm về trước, khi ông và ba người bạn khác rời bỏ công việc ở
1 công ty kỹ thuật lớn để cùng thành lập AGI. Vượt qua những năm đầu
khó khăn, AGI giờ là một công ty thành công với 200 nhân lực và những
sản phẩm tuyệt vời. Đó là một câu chuyện có hậu.
Nghe xong câu chuyện, tôi nhìn những đồng nghiệp ngồi cùng phía với mình, rồi nhìn qua phía bàn nơi đội ngũ của Paul đang ngồi. Tôi đã quyết định rằng trái tim tôi sẽ luôn thuộc về phía bên kia của cái bàn.
Mặc dù ngân hàng đầu tư là một ngành
phát triển, tôi thấy đó chỉ là một quy trình thương lượng, mua bán sản
phẩm chứ không tồn tại sự sáng tạo. Trái tim tôi mách bảo rằng tôi mong
muốn tạo ra những sản phẩm mà mọi người yêu thích. Tôi muốn tự tay xây
dựng mọi thứ. Tôi muốn tạo ra một công ty mà ở đó người ta yêu thích
công việc của mình.
Vào cuối mùa hè, tôi nhận được một lời
đề nghị từ Lehman Brothers với một mức lương cao và số tiền thưởng
25.000 USD. Họ cho tôi thời hạn đến cuối tháng 10 để đưa ra quyết định
cuối cùng.
Sâu tận đáy lòng, tôi biết mình không
muốn làm ngân hàng. Tuy nhiên tôi cũng chưa từ chối Lehman. Tôi cảm thấy
an toàn khi giữ lại lời đề nghị này.
Trong lúc đó tôi cố gắng tìm một công
việc khác. Tôi bay đến California và gặp nhiều người đến từ eBay cũng
như những công ty startup khác. Tuy nhiên tôi vẫn không nhận được lời
mời làm việc nào.
Tôi trở nên mệt mỏi và thất vọng. Tôi cảm thấy lo sợ. Tất cả bạn bè
của tôi đều kiếm được một công việc ổn định. Tôi còn có những khoản nợ
và thật sự rất cần tiền. Tôi thấy mình đang có vấn đề nghiêm trọng.
Tôi tự nói với bản thân mình: Có thể
công việc ở Lehman không tệ như tôi tưởng; hoặc sự kỳ vọng của tôi quá
lớn và tôi nên nhận phứt lời đề nghị của Lehman.
Tôi nói chuyện với tất cả mọi người từ
bạn bè, cha mẹ và thậm chí là những người sếp cũ. Tôi muốn một ai đó nói
cho tôi biết lựa chọn nào là đúng đắn, nhưng không ai giúp được.
Cuối cùng, tôi lấy hết can đảm để nhìn
sâu vào trái tim mình. Ở đó tôi tìm thấy quyết định đúng đắn nhất: đó là
khát vọng tạo ra những sản phẩm và công ty tuyệt vời. Trái tim mách bảo
tôi không muốn trở thành một người làm ngân hàng. Điều đó làm tôi thấy
nhẹ nhõm và tôi quyết định từ chối đề nghị của Lehman.
Cuối năm đó tôi nhận được một công việc
như ý tại Yahoo! ở California. Trong chuyến du lịch đến Việt Nam, tôi
gặp một bé gái đang sử dụng Yahoo Webcam tại một quán cà phê ở Châu Đốc.
Trong tôi có một niềm tự hào trào dâng khi thấy một sản phẩm mình góp
phần tạo ra được hàng triệu người trên khắp thế giới sử dụng. Tôi biết
năm xưa mình đã có một quyết định đúng đắn.
Công việc ở Yahoo đã dẫn đến tôi của ngày hôm nay: xây dựng ITviec với một đội ngũ nhân viên tuyệt vời và tạo ra những sản phẩm tuyệt vời.
Thứ Tư, 14 tháng 1, 2015
Should I give up?
"Hãy thanh thản chấp nhận điều mà ta không thể thay đổi đươc, hãy dũng cảm thay đổi cái mà ta có thể thay đổi, và nhất là, hãy tỉnh táo phân biệt sự khác nhau giữa hai cái đó…"
--Marc Levy--
--Marc Levy--
Chủ Nhật, 11 tháng 1, 2015
Thành Lộc: cô đơn trong ngôi nhà của chính mình (Báo Tuổi Trẻ)
Nhà tôi ngộ, hầu như các thành viên không bao giờ khoe và khen ngợi nhau
trên báo chí, nó như thành cái nếp nên có thể nói mỗi thành viên trong
gia đình dù có thành công riêng thì bên cạnh đó sẽ là một nỗi cô đơn
riêng...
Tôi vẫn còn nhớ gặp các thầy chùa tập võ Thiếu lâm ở viện Hóa Đạo (nhà hát Hòa Bình bây giờ), tôi cứ thắc mắc: “Kỳ vậy ba, tại sao thầy chùa mà lại học võ đánh người?”. Ba cười ngất giải thích: “Người hiền cũng cần phải biết tự vệ đó con”.
Những lần cha con tranh luận đối kháng nhau, có lúc tôi sợ mình bị hỗn với ba nên dần dần tôi né, riết thành thói quen không bộc lộ cảm xúc, nghĩ gì làm gì thì cứ âm thầm. Ra trường, trở thành diễn viên của Đoàn kịch Trẻ, cũng không báo với gia đình. Tới lúc thấy tôi đi đêm đi hôm, ba mới nói ủa, nó ra trường rồi hả? Tôi chỉ dạ.
Vậy đó, im lặng đôi khi lại là khả năng tự vệ của mình. Ngồi chung mâm cơm, những gì có thể cùng vui với gia đình thì tôi chia sẻ, những gì không cùng suy nghĩ với mọi người thì tôi giữ cho riêng mình.
Tuổi lớn sức yếu, ba tôi không có sức xem tôi ngoài sân khấu, chỉ xem tôi diễn trên tivi, trong lòng ông cũng vui khi thấy con thành công nhưng ít khi nào khen, sợ con bị lừng. Tôi không phải là trường hợp đầu tiên. Ba dạy chị em chúng tôi đúng như ông bà xưa thôi: thắng không kiêu bại không nản, và thêm câu của ông: hoạn nạn không than. Nó thành cái nếp nhà của chúng tôi luôn từ đó. Ba tôi rất ghét nghệ sĩ thường hay nói câu “nghề này bạc bẽo”, ba nói không có nghề nào bạc hết chỉ có con người sống với nhau mà thôi. Làm nghề hát mà cứ lên án nghề thì nghề có phụ cũng đáng. Tôi chịu ảnh hưởng quan điểm này của ba nhiều.
(st)
---> Đọc những dòng về cuộc đời của chú Thành Lộc mà cảm động rơi nước mắt...Cuộc đời qua bao nhiêu thác ghềnh, vẫn giữ vững chữ ĐẠO ĐỨC trong lối sống và cách làm nghề...
Con nể phục chú, nhưng thiết nghĩ...nếp nhà "thắng ko kiểu, bại ko nản, hoạn nạn ko than" ấy, lại như con dao 2 lưỡi, nó khiến con người ta can trường hơn trong cuộc sống, nhưng cũng khiến bản thân phải chịu quá nhiều đè nén, và chưa bao giờ được tự thưởng bản thân cho những nỗ lực đã trải qua....Người Việt Nam mình hay ít khen con cái, sợ nó tự mãn rồi đâm ngạo nghễ. Nhưng con nghĩ...khen là một chuyện, chỉ ra những cái sai để nó cần hoàn thiện thêm là chuyện khác..Con người ta, cố gắng đều để đạt được mục đích gì đó, lời khen tặng - không mang tính sáo rỗng, mà còn là liều thuốc, tiếp thêm năng lượng để họ tiếp tục xông pha chinh chiến......
Nhà con - cũng giống như nhà chú - rất kiệm lời khen đối với con cái...Nhưng con, sẽ ko dạy con con theo cách ấy....con sẽ khen ra khen, phạt ra phạt. Và hơn hết, là cố gắng để đứa bé đó can trường nhất có thể, nhưng vẫn có thể mở lòng sẻ chia cảm xúc bên trong.....
Tôi vẫn còn nhớ gặp các thầy chùa tập võ Thiếu lâm ở viện Hóa Đạo (nhà hát Hòa Bình bây giờ), tôi cứ thắc mắc: “Kỳ vậy ba, tại sao thầy chùa mà lại học võ đánh người?”. Ba cười ngất giải thích: “Người hiền cũng cần phải biết tự vệ đó con”.
Những lần cha con tranh luận đối kháng nhau, có lúc tôi sợ mình bị hỗn với ba nên dần dần tôi né, riết thành thói quen không bộc lộ cảm xúc, nghĩ gì làm gì thì cứ âm thầm. Ra trường, trở thành diễn viên của Đoàn kịch Trẻ, cũng không báo với gia đình. Tới lúc thấy tôi đi đêm đi hôm, ba mới nói ủa, nó ra trường rồi hả? Tôi chỉ dạ.
Vậy đó, im lặng đôi khi lại là khả năng tự vệ của mình. Ngồi chung mâm cơm, những gì có thể cùng vui với gia đình thì tôi chia sẻ, những gì không cùng suy nghĩ với mọi người thì tôi giữ cho riêng mình.
Tuổi lớn sức yếu, ba tôi không có sức xem tôi ngoài sân khấu, chỉ xem tôi diễn trên tivi, trong lòng ông cũng vui khi thấy con thành công nhưng ít khi nào khen, sợ con bị lừng. Tôi không phải là trường hợp đầu tiên. Ba dạy chị em chúng tôi đúng như ông bà xưa thôi: thắng không kiêu bại không nản, và thêm câu của ông: hoạn nạn không than. Nó thành cái nếp nhà của chúng tôi luôn từ đó. Ba tôi rất ghét nghệ sĩ thường hay nói câu “nghề này bạc bẽo”, ba nói không có nghề nào bạc hết chỉ có con người sống với nhau mà thôi. Làm nghề hát mà cứ lên án nghề thì nghề có phụ cũng đáng. Tôi chịu ảnh hưởng quan điểm này của ba nhiều.
(st)
---> Đọc những dòng về cuộc đời của chú Thành Lộc mà cảm động rơi nước mắt...Cuộc đời qua bao nhiêu thác ghềnh, vẫn giữ vững chữ ĐẠO ĐỨC trong lối sống và cách làm nghề...
Con nể phục chú, nhưng thiết nghĩ...nếp nhà "thắng ko kiểu, bại ko nản, hoạn nạn ko than" ấy, lại như con dao 2 lưỡi, nó khiến con người ta can trường hơn trong cuộc sống, nhưng cũng khiến bản thân phải chịu quá nhiều đè nén, và chưa bao giờ được tự thưởng bản thân cho những nỗ lực đã trải qua....Người Việt Nam mình hay ít khen con cái, sợ nó tự mãn rồi đâm ngạo nghễ. Nhưng con nghĩ...khen là một chuyện, chỉ ra những cái sai để nó cần hoàn thiện thêm là chuyện khác..Con người ta, cố gắng đều để đạt được mục đích gì đó, lời khen tặng - không mang tính sáo rỗng, mà còn là liều thuốc, tiếp thêm năng lượng để họ tiếp tục xông pha chinh chiến......
Nhà con - cũng giống như nhà chú - rất kiệm lời khen đối với con cái...Nhưng con, sẽ ko dạy con con theo cách ấy....con sẽ khen ra khen, phạt ra phạt. Và hơn hết, là cố gắng để đứa bé đó can trường nhất có thể, nhưng vẫn có thể mở lòng sẻ chia cảm xúc bên trong.....
HR fresher khi mới vào nên làm gì?
Có lẽ các em đang lần mò tìm đường đi. Anh nghĩ và hy vọng rằng các
em sẽ không bị stress và từ bỏ thứ các em đã chọn - nghề Nhân sự. Mà
thực ra nghề nào chả vậy, tất cả đều bị stress khi việc bị dồn. Vậy thì
anh nghĩ có 1 số thứ các em nên làm sẽ tốt hơn cho các em. Chúng ta có
thể tạm gọi là thủ thuật hay kinh nghiệm gì đấy. Trước hết anh muốn các
em nhớ:
- Các em làm HR thì vẫn là nhân viên bình thường chứ không phải là quản lý này nọ gì nhé. Chỉ là nhân viên của phòng quản lý.
- Làm nhân sư là liên quan đến làm việc với con người nên giao tiếp là năng lực quan trọng. Có nó các em sẽ làm việc tốt hơn.
- Cuối cùng Nhân sự là tất cả những hoạt động làm sao để nhân viên làm việc tốt hơn vì thế các em đừng để mình giới hạn trong những thứ như tuyển dụng, đào tạo hay gì đó. Cứ hành động nào mà thúc đẩy nhân viên và công ty làm việc thì đó là nhân sự. Thúc đẩy sale mang doanh số về, thúc đẩy lao công quét được nhiều nhà hơn .... thì đó là HR.
Giờ là lúc chia sẻ những điều anh nghĩ các em nếu áp dụng được thì sẽ tốt:
1. Khi bắt đầu vào làm việc ở phòng HR hay bất cứ đâu thì việc đầu tiên là nên tự chủ động làm quen với mọi người. Các em nên gửi mail tự giới thiệu bản thân tới các trưởng bộ phận. Vì các em là HR nên sẽ không ai giới thiệu các em cả. Chả lẽ sếp tổng sẽ đi giới thiệu các em ?
2. Đọc quyển sách: Never eat alone để biết thêm các cách thức make friend với mọi người.
3. Hãy đi ăn trưa với mọi người.
4. Đừng bao giờ lấy nước và uống nước ở 1 chỗ.
5. Mỉm cười với tất cả những người gặp và đừng chờ họ chào các em. Các em hãy chủ động chào họ và tự giới thiệu bản thân nếu các em chưa quen.
6. Giúp đỡ người khác là 1 điều tốt. Các em có thể hỏi 1 câu hỏi đơn giản là : em có thể giúp gì được anh chị không ?
7. Lê la trà đá, quá xá với mọi người. Thỉnh thoảng rủ ai đó đi uống nước, đơn giản là cốc trả cũng ổn.
8. Đừng chỉ ngủ trưa một chỗ. Hãy tìm cách ngủ trưa nhiều chỗ khác nhau.
9. Thỉnh thoảng lượn 1 vòng qua tất cả các phòng ban. Mang theo 1 cốc nước để uống. Tốt nhất nên 1 ngày lượn 1 vòng. Có thể lượn vào trước giờ làm việc hoặc sau giờ làm việc nếu như các em ngại.
10. Lân la chào hỏi với những người đến sớm và người về muộn. Câu hỏi rất đơn giản. Anh đến sớm thế hoặc anh về muộn vậy ?
Các em thấy không, đây chỉ toàn là những mẹo giao tiếp. Khi các em thành công là lúc các em có thể đẩy công việc HR tiến lên 1 bước mới. Song song với việc tìm cách giao tiếp với mọi người, các em sẽ phải tìm cách tiếp cận với công việc. Vậy làm thế nào để tiếp cận với công việc:
1. Dọn dẹp, sắp xếp lại phòng nhân sự cho gọn gàng hơn. Các em hay bỏ ra 1 ngày hoặc 1 buổi để xin phép phòng cho các em sắp xếp lại gọn hơn. Việc này rất tốt. Ít nhất thì các em có việc để làm. Còn cao hơn đó là các em có cơ hội tiếp xúc với các giấy tờ, lịch sử Hr của công ty. Sẽ rất thú vị đấy.
2. Lục và sư tầm toàn bộ các tài liệu có tản mát trong hệ thống. Sắp xếp lại các tài liệu đó theo một cách thức nào đó theo ý hiểu của các em.
3. Tiến hành triển khai công việc thường nhật. Việc này em có thể viết mail hoặc hỏi sếp của em. Chú ý là các em phải chủ động xin việc nhé.
4. Hỏi han về khu vực để các tài liệu của lĩnh vực mình phụ trách nếu có thể bàn giao thì hảy hỏi xem tìm ai để bàn giao.
5. Thường thì nếu 1 công ty cần tuyển nhân sự mới với vị trí :
- Tuyển dụng thì: công việc cần làm lúc đầu có thể là thống kê lại số lượng người mới tuyển vào và các vấn đề như lương thử việc, lương chính thức, thời gian làm việc ... Việc này để nắm tình hình tuyển dụng của công ty. Sau đó là hỏi xem đang có job nào cần tuyển, yêu cầu ra sao. Tiếp là hỏi xem sẽ có job nào tuyển cần tuyển dụng trong tương lai. Hỏi và làm được 3 việc này anh nghĩ có thể coi như biết tuyển dụng.
- Đào tạo: Có lẽ câu hỏi đầu tiên nên hỏi là tình hình đào tạo hội nhập của công ty thế nào? Có được duy trì không ? Và nếu không thì các em nên chủ động lấy danh sách những người mới vào mà chưa được đào tạo để đào tạo hội nhập. Việc tiếp theo nên làm là xây dựng quy trình đào tạo hội nhập. Tạo ra một cái thư chào mừng trong đó giới thiệu sơ qua về công ty và các thứ người mới quan tâm trên 1 trang giấy là không thừa.
- Chính sách và lương thưởng: Anh nghĩ việc đầu tiên người vị trí này không phải là hỏi chế độ chính sách lương như thế nào mà nên hỏi câu hỏi bên mình đã có hệ thống theo dõi thông tin nhân sự chưa? Nếu chưa thì các em nên xây dựng lấy 1 cái theo dõi. Việc tiếp theo nên hỏi là hồ sơ lý lịch nhân viên ở đâu và nên xem qua xem nó thiếu hay thừa cái gì? Việc tiếp nữa hoàn thiện hợp đồng cho những người thiếu. Thường thì nếu chưa có người làm cái này thì công ty hay trễ việc làm hợp đồng lắm. Sau khi mọi người thân và hiểu rồi thì mới nên hỏi về lương hay những thứ nhạy cảm khác.
- Bảo hiểm xã hội: Câu hỏi anh nghĩ nên hỏi đó là có việc gì cần em làm không để em làm cho.
Tạm thời thế đã nhỉ. Các em thấy thế nào ? Các em đã biết một nhân sự mới nên làm gì chưa ? À, Đây là khóa học dành cho các bạn thực tập hoặc mới đi làm, các em tham thử xem sao: Fresher training. Biết đâu nó lại giúp được cái gì đó.
(Source: Blognhansu.net)
- Các em làm HR thì vẫn là nhân viên bình thường chứ không phải là quản lý này nọ gì nhé. Chỉ là nhân viên của phòng quản lý.
- Làm nhân sư là liên quan đến làm việc với con người nên giao tiếp là năng lực quan trọng. Có nó các em sẽ làm việc tốt hơn.
- Cuối cùng Nhân sự là tất cả những hoạt động làm sao để nhân viên làm việc tốt hơn vì thế các em đừng để mình giới hạn trong những thứ như tuyển dụng, đào tạo hay gì đó. Cứ hành động nào mà thúc đẩy nhân viên và công ty làm việc thì đó là nhân sự. Thúc đẩy sale mang doanh số về, thúc đẩy lao công quét được nhiều nhà hơn .... thì đó là HR.
Giờ là lúc chia sẻ những điều anh nghĩ các em nếu áp dụng được thì sẽ tốt:
1. Khi bắt đầu vào làm việc ở phòng HR hay bất cứ đâu thì việc đầu tiên là nên tự chủ động làm quen với mọi người. Các em nên gửi mail tự giới thiệu bản thân tới các trưởng bộ phận. Vì các em là HR nên sẽ không ai giới thiệu các em cả. Chả lẽ sếp tổng sẽ đi giới thiệu các em ?
2. Đọc quyển sách: Never eat alone để biết thêm các cách thức make friend với mọi người.
3. Hãy đi ăn trưa với mọi người.
4. Đừng bao giờ lấy nước và uống nước ở 1 chỗ.
5. Mỉm cười với tất cả những người gặp và đừng chờ họ chào các em. Các em hãy chủ động chào họ và tự giới thiệu bản thân nếu các em chưa quen.
6. Giúp đỡ người khác là 1 điều tốt. Các em có thể hỏi 1 câu hỏi đơn giản là : em có thể giúp gì được anh chị không ?
7. Lê la trà đá, quá xá với mọi người. Thỉnh thoảng rủ ai đó đi uống nước, đơn giản là cốc trả cũng ổn.
8. Đừng chỉ ngủ trưa một chỗ. Hãy tìm cách ngủ trưa nhiều chỗ khác nhau.
9. Thỉnh thoảng lượn 1 vòng qua tất cả các phòng ban. Mang theo 1 cốc nước để uống. Tốt nhất nên 1 ngày lượn 1 vòng. Có thể lượn vào trước giờ làm việc hoặc sau giờ làm việc nếu như các em ngại.
10. Lân la chào hỏi với những người đến sớm và người về muộn. Câu hỏi rất đơn giản. Anh đến sớm thế hoặc anh về muộn vậy ?
Các em thấy không, đây chỉ toàn là những mẹo giao tiếp. Khi các em thành công là lúc các em có thể đẩy công việc HR tiến lên 1 bước mới. Song song với việc tìm cách giao tiếp với mọi người, các em sẽ phải tìm cách tiếp cận với công việc. Vậy làm thế nào để tiếp cận với công việc:
1. Dọn dẹp, sắp xếp lại phòng nhân sự cho gọn gàng hơn. Các em hay bỏ ra 1 ngày hoặc 1 buổi để xin phép phòng cho các em sắp xếp lại gọn hơn. Việc này rất tốt. Ít nhất thì các em có việc để làm. Còn cao hơn đó là các em có cơ hội tiếp xúc với các giấy tờ, lịch sử Hr của công ty. Sẽ rất thú vị đấy.
2. Lục và sư tầm toàn bộ các tài liệu có tản mát trong hệ thống. Sắp xếp lại các tài liệu đó theo một cách thức nào đó theo ý hiểu của các em.
3. Tiến hành triển khai công việc thường nhật. Việc này em có thể viết mail hoặc hỏi sếp của em. Chú ý là các em phải chủ động xin việc nhé.
4. Hỏi han về khu vực để các tài liệu của lĩnh vực mình phụ trách nếu có thể bàn giao thì hảy hỏi xem tìm ai để bàn giao.
5. Thường thì nếu 1 công ty cần tuyển nhân sự mới với vị trí :
- Tuyển dụng thì: công việc cần làm lúc đầu có thể là thống kê lại số lượng người mới tuyển vào và các vấn đề như lương thử việc, lương chính thức, thời gian làm việc ... Việc này để nắm tình hình tuyển dụng của công ty. Sau đó là hỏi xem đang có job nào cần tuyển, yêu cầu ra sao. Tiếp là hỏi xem sẽ có job nào tuyển cần tuyển dụng trong tương lai. Hỏi và làm được 3 việc này anh nghĩ có thể coi như biết tuyển dụng.
- Đào tạo: Có lẽ câu hỏi đầu tiên nên hỏi là tình hình đào tạo hội nhập của công ty thế nào? Có được duy trì không ? Và nếu không thì các em nên chủ động lấy danh sách những người mới vào mà chưa được đào tạo để đào tạo hội nhập. Việc tiếp theo nên làm là xây dựng quy trình đào tạo hội nhập. Tạo ra một cái thư chào mừng trong đó giới thiệu sơ qua về công ty và các thứ người mới quan tâm trên 1 trang giấy là không thừa.
- Chính sách và lương thưởng: Anh nghĩ việc đầu tiên người vị trí này không phải là hỏi chế độ chính sách lương như thế nào mà nên hỏi câu hỏi bên mình đã có hệ thống theo dõi thông tin nhân sự chưa? Nếu chưa thì các em nên xây dựng lấy 1 cái theo dõi. Việc tiếp theo nên hỏi là hồ sơ lý lịch nhân viên ở đâu và nên xem qua xem nó thiếu hay thừa cái gì? Việc tiếp nữa hoàn thiện hợp đồng cho những người thiếu. Thường thì nếu chưa có người làm cái này thì công ty hay trễ việc làm hợp đồng lắm. Sau khi mọi người thân và hiểu rồi thì mới nên hỏi về lương hay những thứ nhạy cảm khác.
- Bảo hiểm xã hội: Câu hỏi anh nghĩ nên hỏi đó là có việc gì cần em làm không để em làm cho.
Tạm thời thế đã nhỉ. Các em thấy thế nào ? Các em đã biết một nhân sự mới nên làm gì chưa ? À, Đây là khóa học dành cho các bạn thực tập hoặc mới đi làm, các em tham thử xem sao: Fresher training. Biết đâu nó lại giúp được cái gì đó.
(Source: Blognhansu.net)
Thứ Bảy, 10 tháng 1, 2015
Ban công tầng thượng Rờ Qủa Mít
Hôm nay quá stress chuyện ba mẹ cứ thúc ép du học, quá mệt mỏi vì cứ bị la hoài chuyện nhà cửa, mình xách xe chạy vô trường, leo lên tầng 5 - sân thượng và ngồi đó ngắm cảnh.....
Những cơn gió, tiếng xe cộ - như thức tỉnh một sự thật: "Dù chuyện gì có xảy ra đi chăng nữa, thì trái đất vẫn quay, mọi thứ vẫn tiếp tục diễn ra bình thường, và vì thế, mình phải tiếp tục lý trí - để đi tìm câu trả lời cho riêng mình"
Khóc chán chê một mình trên ban công, tôi nghĩ ra quyết định điên rồ, nằm ịch xuống sàn ban công, biết là dơ, nhưng khi bản thân làm được một điều mình từng khao khát, thì điều quan trọng nhất lúc đó chỉ là: "BẢN THÂN MÌNH CẢM THẤY THOẢI MÁI LÀ ĐƯỢC"
Những cơn gió, tiếng xe cộ - như thức tỉnh một sự thật: "Dù chuyện gì có xảy ra đi chăng nữa, thì trái đất vẫn quay, mọi thứ vẫn tiếp tục diễn ra bình thường, và vì thế, mình phải tiếp tục lý trí - để đi tìm câu trả lời cho riêng mình"
Những ánh đèn lung linh - SG vẫn hoa lệ như thế !
Ngồi từ ban công tầng 5 nhìn ra phía cầu đỏ gần trường mình....Ban công lộng gió - tiếng còi xe....Mọi thứ vẫn diễn ra như nó vốn vậy. Mình không thể ngồi mãi một chỗ và ủ dột được !
Còn nhớ, hơn 1 năm về trước, lúc mới thân quen với Thủy, trong lúc mình đang hoảng loạn vì sức ép gia đình cho việc du học, Thủy đã dắt mình lên tầng 5 này - lần đầu lên đó và đã thích ngay. Ban công lộng gió, xa xa có thể nhìn thấy SG với những tòa nhà cao chọc trời, những ngọn đèn đỏ xanh, nghe cả tiếng xe cộ đang rần rần chạy ở dưới. Và đó cũng là lần đầu tiên, Thủy kể mình nghe những về chặng đường 4 năm du học của Thủy - nghe để hiểu, để thấm và để chuẩn bị cho mình một tâm thế sẵn sàng hơn trước khi đi du học....
Hơn 1 năm sau, quay trở lại đây, mình ngồi một mình, ngắm đèn, nghe tiếng xe, căng lồng ngực hít thở gió trời lồng lộng....Mình không muốn lôi Thủy ra, và lại khóc lóc nữa, thời gian này Thủy đang ôn final, mình không muốn làm phiền....
Và thế là, mình ngồi đấy, một mình trên ban công, lặng ngắm dòng xe chạy qua, và nước mắt rơi lúc nào không hay.....Tự nhiên thấy uất ức, tự nhiên thấy tủi thân, tự nhiên thấy mềm oặt.....
Du học là gì?
Mà từ năm lớp 9 đã mài công theo đuổi, gác tất cả mọi thứ, chỉ tập trung vào việc học.....
Ưoc mơ du học hoãn lại......vào đại học Rờ quả mít....như một sự chấp nhận làm con ngoan, theo ý bố mẹ....
Ngày còn cấp 2, cấp 3, khát khao cháy bỏng đi du học bao nhiêu, thì bây giờ - sinh viên năm cuối ĐH, khi nghe đến 2 từ "du học", trong lòng chỉ muốn né đi, vì đó là dấu chấm hỏi lớn mà bản thân vẫn chưa tìm ra được lời giải đáp....
Chuyến đi Úc hụt như một cú đánh nặng vào tâm lý....Mỗi quyết định bây giờ đưa ra - đều tốn hàng nghìn noron thần kinh não.......nhưng chẳng biết, có thực sự là quyết định đúng đắn ko.....
Người ta vẫn bảo, đi du học, để tìm một cuộc sống mới tốt hơn. Nhưng với tôi - du học không phải là vậy....Tôi đi du học, để trải nghiệm tinh hoa của nước bạn, để đem về mà giúp người nước mình, bao giờ cho sánh bằng bạn bè quốc tế......Tôi không đi vì mưu cầu hạnh phúc, tôi đi để học điều hay, và tìm cách truyền lại....Tôi được nhận nhiều, nên phải cho đi...
Khóc chán chê một mình trên ban công, tôi nghĩ ra quyết định điên rồ, nằm ịch xuống sàn ban công, biết là dơ, nhưng khi bản thân làm được một điều mình từng khao khát, thì điều quan trọng nhất lúc đó chỉ là: "BẢN THÂN MÌNH CẢM THẤY THOẢI MÁI LÀ ĐƯỢC"
Tôi mặc xác người bảo vệ nào đó sẽ đột ngột mở cửa ra và tưởng con này điên. Tôi mặc xác đứa sinh viên nào sẽ thình lình chạy xuống cầu thang mà không thấy tôi rồi vô ý giẫm đạp. Tôi mặc xác tất cả, vì lúc đó, tôi được là chính tôi - tôi thấy thoải mái nhất. Uh chỉ cần nhiêu đó thôi !
Năm 2015, người ta vẫn bảo là năm tốt cho tuổi của tôi - Muốn làm gì thì cứ cố gắng làm hết trong năm này đi. Năm này tốt - họ bảo thế !
2015 - Tốt hay không, tôi sẽ kiên nhẫn và chậm rãi tìm hiểu.....
Thiên Yết (BC)
Thiên Yết rất ghét bị người khác chỉ trích sai lầm. Yết là kẻ hiểu
chuyện. Biết mình sai sẽ tự trách và rút kinh nghiệm, không tìm cớ đùn
đẩy trách nhiệm cho ai. Sai là sai, Thiên Yết tự hiểu ra rồi, đâu cần
đến phiên người khác phán xét?! Nhất là với những người thích nói dai
nói dài, là kiểu mà Yết ghét nhất. Vậy nên đừng nói Thiên Yết quá bướng
bỉnh và cứng đầu khi nó bất chấp mọi thứ tiếp tục lao vào sai lầm. Bởi
đó chính là cách Thiên Yết phản ứng lại khi nó đã hết chịu đựng nổi những chỉ trích.
Thiên Yết cũng rất ghét phải nghe người khác than phiền quá nhiều hay ở cạnh những kẻ bi quan sướt mướt. Bản thân Thiên Yết đã tự tạo cho mình quá nhiều căng thẳng và stress vì bản tính đa nghĩ và cực đoan của nó rồi. Vậy nên đừng nói Thiên Yết là kẻ vô tâm sắt đá khi nó tỏ ra thờ ơ hờ hững trước những đau khổ buồn phiền của bạn. Thiên Yết là kẻ tâm sự rất tốt, nhưng không phải là cái thùng rác. Đó cũng không phải là cách hay để thu hút sự chú ý, quan tâm của Yết. Đừng sửng sốt khi bạn đang than vãn mà Thiên Yết lại lạnh lùng buông một câu: "Nhìn xung quanh xem có ai quan tâm không?"
---> Uh đó là exactly những gì BC vẫn hay cư xử và nói với mình, đặc biệt là câu cuối "Nhìn xung quanh xem có ai quan tâm ko?" mỗi lần mình than vãn hay ỉ ôi phàn nàn gì đó
Thêm một câu nữa là "Thiên Yết cũng rất ghét phải nghe người khác than phiền quá nhiều hay ở cạnh những kẻ bi quan sướt mướt" ---> Đó là vì sao BC luôn tìm đến những nơi có niềm vui, thích những người vui vẻ - như CG :)
Câu cuối cùng: "Thiên Yết là kẻ tâm sự rất tốt, nhưng không phải là cái thùng rác. Đó cũng không phải là cách hay để thu hút sự chú ý, quan tâm của Yết"
Và trên hết, thì chuyện này cũng sẽ không đi đến đâu, không có cơ hội phát triển. Thế nên, chúng ta nên dừng lại....?
---> Đến lúc buông tay rồi phải ko, BC?
Thiên Yết cũng rất ghét phải nghe người khác than phiền quá nhiều hay ở cạnh những kẻ bi quan sướt mướt. Bản thân Thiên Yết đã tự tạo cho mình quá nhiều căng thẳng và stress vì bản tính đa nghĩ và cực đoan của nó rồi. Vậy nên đừng nói Thiên Yết là kẻ vô tâm sắt đá khi nó tỏ ra thờ ơ hờ hững trước những đau khổ buồn phiền của bạn. Thiên Yết là kẻ tâm sự rất tốt, nhưng không phải là cái thùng rác. Đó cũng không phải là cách hay để thu hút sự chú ý, quan tâm của Yết. Đừng sửng sốt khi bạn đang than vãn mà Thiên Yết lại lạnh lùng buông một câu: "Nhìn xung quanh xem có ai quan tâm không?"
---> Uh đó là exactly những gì BC vẫn hay cư xử và nói với mình, đặc biệt là câu cuối "Nhìn xung quanh xem có ai quan tâm ko?" mỗi lần mình than vãn hay ỉ ôi phàn nàn gì đó
Thêm một câu nữa là "Thiên Yết cũng rất ghét phải nghe người khác than phiền quá nhiều hay ở cạnh những kẻ bi quan sướt mướt" ---> Đó là vì sao BC luôn tìm đến những nơi có niềm vui, thích những người vui vẻ - như CG :)
Câu cuối cùng: "Thiên Yết là kẻ tâm sự rất tốt, nhưng không phải là cái thùng rác. Đó cũng không phải là cách hay để thu hút sự chú ý, quan tâm của Yết"
Và trên hết, thì chuyện này cũng sẽ không đi đến đâu, không có cơ hội phát triển. Thế nên, chúng ta nên dừng lại....?
---> Đến lúc buông tay rồi phải ko, BC?
Đờ Mờ Tờ mùa thi final :)
Đờ Mờ Tờ ah...Cảm ơn vì đã luôn cho tôi cảm giác an toàn....
Hôm nay kể chuyện mình đã accept job offer làm HR intern cho cty mà mình đã từng nghĩ sẽ từ chối, rồi mình lo lắng thế nào, sợ hãi ra sao....Nhưng khi nhìn mặt Thủy và nghe Thủy nói câu: "Có sao đâu, cứ thử thôi". Lòng lại thấy an yên hơn hết....
Mấy ngày rồi, thi xong, ko vào trường, nhìn Thủy có vẻ mệt mỏi hơn chắc do áp lực của môn Mac 2. Hôm nay, mẻ chịu hết nổi, nên nhắn tin mình như sau - đọc xong mà cứ lăn ra cười suốt :)))))
"Sung sướng rồi hen, quởn ko vô chơi coi, chán quá trời ơi" :))))))))))))))
Tiếp theo: "Ko bik nữa, lát vô đi, hình như trưa có Tủn ah. Bạn Voi cầm máy vô ngồi làm việc gì làm coi. Chán quá trời ơi"
Khi mình động viên ôn thi cho tốt, còn ngày CN nữa, tới t2 là thi xong rồi thì Đờ Mờ Tờ nhắn lại thế này: "má, chưa học xong, còn 1 ngày cái j. Im ngay !" haha, nó cứ kiểu ngoài lạnh, trong nóng thế đấy.
Xong một hồi lâu, thấy mình im re, lại lọ dọ đi nt hỏi: "Ủa có vô ko vậy" :))))))))))
Vừa lúc thấy mình bước vô trên lầu 5, là mặt mày tươi tỉnh, hớn ha hớn hở lên liền :)))) Còn chọc mình, "Ủa nhớ tui nên vô đây hả?" :)))))))))
Mình với Thủy - có mối lương duyên kì lạ. Lần đầu tiên gặp gỡ đã nghĩ người này sẽ trở thành một người bạn rất đáng tin cậy của mình. Và đúng thật, luôn là người cho mình những lời khuyên, những góp ý chân thành nhất. Nhớ mãi cái câu nói: "Có thể hứa chắc chắn với bạn Hạnh là trước giờ Thủy chưa làm điều gì sai với bạn Hạnh hết". Và Thủy đã luôn như vậy !
:)
Hôm nay kể chuyện mình đã accept job offer làm HR intern cho cty mà mình đã từng nghĩ sẽ từ chối, rồi mình lo lắng thế nào, sợ hãi ra sao....Nhưng khi nhìn mặt Thủy và nghe Thủy nói câu: "Có sao đâu, cứ thử thôi". Lòng lại thấy an yên hơn hết....
Mấy ngày rồi, thi xong, ko vào trường, nhìn Thủy có vẻ mệt mỏi hơn chắc do áp lực của môn Mac 2. Hôm nay, mẻ chịu hết nổi, nên nhắn tin mình như sau - đọc xong mà cứ lăn ra cười suốt :)))))
"Sung sướng rồi hen, quởn ko vô chơi coi, chán quá trời ơi" :))))))))))))))
Tiếp theo: "Ko bik nữa, lát vô đi, hình như trưa có Tủn ah. Bạn Voi cầm máy vô ngồi làm việc gì làm coi. Chán quá trời ơi"
Khi mình động viên ôn thi cho tốt, còn ngày CN nữa, tới t2 là thi xong rồi thì Đờ Mờ Tờ nhắn lại thế này: "má, chưa học xong, còn 1 ngày cái j. Im ngay !" haha, nó cứ kiểu ngoài lạnh, trong nóng thế đấy.
Xong một hồi lâu, thấy mình im re, lại lọ dọ đi nt hỏi: "Ủa có vô ko vậy" :))))))))))
Vừa lúc thấy mình bước vô trên lầu 5, là mặt mày tươi tỉnh, hớn ha hớn hở lên liền :)))) Còn chọc mình, "Ủa nhớ tui nên vô đây hả?" :)))))))))
Mình với Thủy - có mối lương duyên kì lạ. Lần đầu tiên gặp gỡ đã nghĩ người này sẽ trở thành một người bạn rất đáng tin cậy của mình. Và đúng thật, luôn là người cho mình những lời khuyên, những góp ý chân thành nhất. Nhớ mãi cái câu nói: "Có thể hứa chắc chắn với bạn Hạnh là trước giờ Thủy chưa làm điều gì sai với bạn Hạnh hết". Và Thủy đã luôn như vậy !
:)
Thứ Sáu, 9 tháng 1, 2015
Nhặt trên phim
Judo bắt đầu bằng cách học cách ngã. Học cách ngã thế nào, vượt qua thế nào. Có như vậy mới có thể tiếp tục đứng dậy và tấn công được
Bởi vì có những việc phải vượt qua thôi. Đừng nhõng nhẽo mà hãy vượt qua thôi
Bởi vì có những việc phải vượt qua thôi. Đừng nhõng nhẽo mà hãy vượt qua thôi
Thứ Năm, 8 tháng 1, 2015
Chuyện những kĩ năng và HR
1. Interpersonal and Social skills: Khả năng xây dựng
mối quan hệ làm việc tốt với khách hàng, đồng nghiệp và những người khác
như các nhà cung cấp được xem như là phần quan trọng nhất trong mọi
công việc, vì sự hoạt động hiệu quả trong tổ chức và những đại diện có
thẩm quyền của tổ chức với khách hàng của mình.
2. Organizing skills: ví dụ như: lập kế hoạch trước; đáp ứng đúng thời hạn; quản lý bản thân và những người khác; thiết lập những sự ưu tiên và phối hợp với mọi người; tổ chức các hoạt động như các loại sự kiện; hoặc liên quan đến công việc; xã hội; gây quỹ;…
3. Problem Analysis and Solution: ví dụ như: sự rõ ràng và lập luận logic trong việc xác định và giải quyết những vấn đề phức tạp; khả năng xác định các vấn đề quan trọng và giải quyết xung đột; sự khéo léo trong việc đưa ra các giải pháp; làm việc hiệu quả trong môi trường áp lực, lối tư duy sáng tạo.
4. Team working: đây là khả năng cần thiết để làm việc theo nhóm trong một dự án ngắn hạn hoặc dài hạn để hướng tới mục tiêu chung; hiểu được vai trò của từng các nhân trong nhóm và tầm quan trọng của việc xây dựng nguyên tắc hoạt động nhóm. Đây là kĩ năng nên được đưa vào bài luận.
5. Adaptability and Flexibility: là trí tuệ, sự thú vị, sự hiểu biết và thái độ cần để thích nghi với sự thay đổi của các trường hợp, tình huống cũng như nhu cầu
6. Achievement: khả năng thiết lập và đạt được các mục tiêu của cá nhân cũng như của người khác. Các nhà tuyển dụng ngày càng có nhu cầu cao với những người sẽ giúp tổ chức của họ tiến lên phía trước; vì vậy khả năng nhận diện nhiều cơ hội, dự đoán nhu cầu, đánh giá rủi ro và thực hiện hiệu quả kế hoạch hành động để đạt kết quả tốt nhất cũng được đánh giá cao.
7. Communication skills: cách nói chuyện, sự truyền đạt và giải thích các kiến thức và ý tưởng một cách khéo léo.
– Speaking effectively
– Writing concisely
– Listening attentively
– Expressing ideas
– Facilitating group discussion
– Providing appropriate feedback
– Negotiating
– Perceiving nonverbal messages
– Persuading
– Reporting information
– Describing feelings
– Interviewing
– Editing
8. Research and Planning skills: tìm kiếm kiến thức cụ thể rõ ràng; khả năng dự đoán nh cầu và xây dựng giải pháp để đáp ứng những như cầu đó.
– Forecasting, Predicting
– Creating ideas
– Identifying problems
– Imagining alternatives
– Identifying resources
– Gathering information
– Solving problems
– Setting goals
– Extracting important information
– Defining needs
– Analyzing
– Developing evaluation strategies
9. Human Relations skills: đó là mối quan hệ giữa con người với nhau, sự giúp đỡ lẫn nhau trong xã hội; đặc biệt sử dụng các kỹ năng giáo tiếp để giải quyết xunng đột.
– Developing rapport
– Being sensitive
– Listening
– Conveying feelings
– Providing support for others
– Motivating
– Sharing credit
– Counseling
– Cooperating
– Delegating with respect
– Representing others
– Perceiving feelings, situations
– Asserting
10. Organization, Management and Leadership skills: khả năng giám sát, chỉ đạo và hướng dẫn các cá nhân và nhóm trong việc hoàn thành mọi nhiệm vụ và đạt mục tiêu đã đưa ra.
– Initiating new ideas
– Handling details
– Coordinating tasks
– Managing groups
– Delegating responsibility
– Teaching
– Coaching
– Counseling
– Promoting change
– Selling ideas or products
– Decision making with others
– Managing conflict
11. Work survival skills: đây là kĩ năng xuyên suốt, mang tính quyết đinh trong việc thúc đẩy sản xuất và gia tăng mức độ hài lòng công việc.
– Implementing decisions
– Cooperating
– Enforcing policies
– Being punctual
– Managing time
– Attending to detail
– Meeting goals
– Enlisting help
– Accepting responsibility
– Setting and meeting deadlines
– Organizing
– Making decisions
*******
Tản mản chuyện First job interview:
Hôm nay, mình đi phỏng vấn intern cho vị trí HR của công ty đó. Lúc rải đơn, mình đã chắc mẩm trong bụng sẽ được nhận vị trí HR intern cho công ty này, vì nó chỉ yêu cầu trình độ Cao đẳng. Do bản thân chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực HR, nên mình muốn thử từ vị trí thấp nhất thử lên.
Đùng phát, hôm thi môn final cuối cùng, sáng đó, nhận được điện thoại của bên cty gọi đi phỏng vấn. Mình đơ mặt ra, sao nhanh thế.
Sáng nay đi phỏng vấn, cty thuê văn phòng nằm trong IndoChina Tower ở quận 1, cũng khá nhỏ. Vào pv mới bik là cty chuyên về phần mềm bên IT, mới được thành lập hồi đầu tháng 12 năm ngoái - Mặt mình bắt đầu đơ - tức nghĩa là mình sẽ làm HR cho một cty mới thành lập - thứ mà mình hoàn toàn ko có kinh nghiệm.
Tiếp đó, phát hiện ra, làm HR intern ở đây, có nghĩa là làm hết. Mình không ngại chuyện làm hết, nhưng mình đang cân nhắc về việc có học được kĩ năng hay kinh nghiệm gì chuyên cho lĩnh vực HR hay không, hay chỉ là chân culi, sai vặt, không dính gì đến chuyên môn. Bà chị phốp pháp rất biết cách nói khéo, bảo là đây sẽ là một kinh nghiệm rất quý báu cho em sau này, vì thường các cty lớn, HR của họ đã đâu vào đấy hết rồi, còn cty mình thì nhỏ, nên mọi thứ phải xây dựng từ nền móng ban đầu. Em sẽ được học về các kiểu kê khai thuế, và các giấy tờ để thành lập công ty, v.v, mấy cái đó em chưa có kinh nghiệm phải ko? Mình gật đầu dạ. Đúng là vào đây sẽ học được nhiều thứ hay ho về việc thành lập một cty ở VN, nhưng mình lại không mấy hứng thú với chuyện gọi là HR Admin, khi cứ phải chạy vặt tất cả việc trong công ty, và hưởng phụ cấp lương quá thấp, trong khi khoảng cách từ nhà tới công ty khá xa.
Cuối cùng, hỏi ra thì HR trong công ty chỉ có mình bà chị phốp pháp đang pv mình, và cũng được biết cty đang trong giai đoạn gấp rút cần hoàn thành paperwork để hợp thức hóa công ty. Mình đơ mặt tập 2, vậy HR thực ra là chỉ về paperwork??
Ra về, lúc gửi tiền giữ xe 5k, mình coi đó như giá của một buổi ngồi chơi xơi nước với bà chị phốp pháp để hiểu thêm về lĩnh vực HR. Sau hôm nay, học thêm được 1 vài điều:
- HR trong công ty bao gồm: recruitment, training, và C&P(lương và chế độ đãi ngộ)
- Nên học thêm các khóa học ở ngoài về HR
- Và cuối cùng, mình có thực sự hợp với HR????
2. Organizing skills: ví dụ như: lập kế hoạch trước; đáp ứng đúng thời hạn; quản lý bản thân và những người khác; thiết lập những sự ưu tiên và phối hợp với mọi người; tổ chức các hoạt động như các loại sự kiện; hoặc liên quan đến công việc; xã hội; gây quỹ;…
3. Problem Analysis and Solution: ví dụ như: sự rõ ràng và lập luận logic trong việc xác định và giải quyết những vấn đề phức tạp; khả năng xác định các vấn đề quan trọng và giải quyết xung đột; sự khéo léo trong việc đưa ra các giải pháp; làm việc hiệu quả trong môi trường áp lực, lối tư duy sáng tạo.
4. Team working: đây là khả năng cần thiết để làm việc theo nhóm trong một dự án ngắn hạn hoặc dài hạn để hướng tới mục tiêu chung; hiểu được vai trò của từng các nhân trong nhóm và tầm quan trọng của việc xây dựng nguyên tắc hoạt động nhóm. Đây là kĩ năng nên được đưa vào bài luận.
5. Adaptability and Flexibility: là trí tuệ, sự thú vị, sự hiểu biết và thái độ cần để thích nghi với sự thay đổi của các trường hợp, tình huống cũng như nhu cầu
6. Achievement: khả năng thiết lập và đạt được các mục tiêu của cá nhân cũng như của người khác. Các nhà tuyển dụng ngày càng có nhu cầu cao với những người sẽ giúp tổ chức của họ tiến lên phía trước; vì vậy khả năng nhận diện nhiều cơ hội, dự đoán nhu cầu, đánh giá rủi ro và thực hiện hiệu quả kế hoạch hành động để đạt kết quả tốt nhất cũng được đánh giá cao.
7. Communication skills: cách nói chuyện, sự truyền đạt và giải thích các kiến thức và ý tưởng một cách khéo léo.
– Speaking effectively
– Writing concisely
– Listening attentively
– Expressing ideas
– Facilitating group discussion
– Providing appropriate feedback
– Negotiating
– Perceiving nonverbal messages
– Persuading
– Reporting information
– Describing feelings
– Interviewing
– Editing
8. Research and Planning skills: tìm kiếm kiến thức cụ thể rõ ràng; khả năng dự đoán nh cầu và xây dựng giải pháp để đáp ứng những như cầu đó.
– Forecasting, Predicting
– Creating ideas
– Identifying problems
– Imagining alternatives
– Identifying resources
– Gathering information
– Solving problems
– Setting goals
– Extracting important information
– Defining needs
– Analyzing
– Developing evaluation strategies
9. Human Relations skills: đó là mối quan hệ giữa con người với nhau, sự giúp đỡ lẫn nhau trong xã hội; đặc biệt sử dụng các kỹ năng giáo tiếp để giải quyết xunng đột.
– Developing rapport
– Being sensitive
– Listening
– Conveying feelings
– Providing support for others
– Motivating
– Sharing credit
– Counseling
– Cooperating
– Delegating with respect
– Representing others
– Perceiving feelings, situations
– Asserting
10. Organization, Management and Leadership skills: khả năng giám sát, chỉ đạo và hướng dẫn các cá nhân và nhóm trong việc hoàn thành mọi nhiệm vụ và đạt mục tiêu đã đưa ra.
– Initiating new ideas
– Handling details
– Coordinating tasks
– Managing groups
– Delegating responsibility
– Teaching
– Coaching
– Counseling
– Promoting change
– Selling ideas or products
– Decision making with others
– Managing conflict
11. Work survival skills: đây là kĩ năng xuyên suốt, mang tính quyết đinh trong việc thúc đẩy sản xuất và gia tăng mức độ hài lòng công việc.
– Implementing decisions
– Cooperating
– Enforcing policies
– Being punctual
– Managing time
– Attending to detail
– Meeting goals
– Enlisting help
– Accepting responsibility
– Setting and meeting deadlines
– Organizing
– Making decisions
*******
Tản mản chuyện First job interview:
Hôm nay, mình đi phỏng vấn intern cho vị trí HR của công ty đó. Lúc rải đơn, mình đã chắc mẩm trong bụng sẽ được nhận vị trí HR intern cho công ty này, vì nó chỉ yêu cầu trình độ Cao đẳng. Do bản thân chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực HR, nên mình muốn thử từ vị trí thấp nhất thử lên.
Đùng phát, hôm thi môn final cuối cùng, sáng đó, nhận được điện thoại của bên cty gọi đi phỏng vấn. Mình đơ mặt ra, sao nhanh thế.
Sáng nay đi phỏng vấn, cty thuê văn phòng nằm trong IndoChina Tower ở quận 1, cũng khá nhỏ. Vào pv mới bik là cty chuyên về phần mềm bên IT, mới được thành lập hồi đầu tháng 12 năm ngoái - Mặt mình bắt đầu đơ - tức nghĩa là mình sẽ làm HR cho một cty mới thành lập - thứ mà mình hoàn toàn ko có kinh nghiệm.
Tiếp đó, phát hiện ra, làm HR intern ở đây, có nghĩa là làm hết. Mình không ngại chuyện làm hết, nhưng mình đang cân nhắc về việc có học được kĩ năng hay kinh nghiệm gì chuyên cho lĩnh vực HR hay không, hay chỉ là chân culi, sai vặt, không dính gì đến chuyên môn. Bà chị phốp pháp rất biết cách nói khéo, bảo là đây sẽ là một kinh nghiệm rất quý báu cho em sau này, vì thường các cty lớn, HR của họ đã đâu vào đấy hết rồi, còn cty mình thì nhỏ, nên mọi thứ phải xây dựng từ nền móng ban đầu. Em sẽ được học về các kiểu kê khai thuế, và các giấy tờ để thành lập công ty, v.v, mấy cái đó em chưa có kinh nghiệm phải ko? Mình gật đầu dạ. Đúng là vào đây sẽ học được nhiều thứ hay ho về việc thành lập một cty ở VN, nhưng mình lại không mấy hứng thú với chuyện gọi là HR Admin, khi cứ phải chạy vặt tất cả việc trong công ty, và hưởng phụ cấp lương quá thấp, trong khi khoảng cách từ nhà tới công ty khá xa.
Cuối cùng, hỏi ra thì HR trong công ty chỉ có mình bà chị phốp pháp đang pv mình, và cũng được biết cty đang trong giai đoạn gấp rút cần hoàn thành paperwork để hợp thức hóa công ty. Mình đơ mặt tập 2, vậy HR thực ra là chỉ về paperwork??
Ra về, lúc gửi tiền giữ xe 5k, mình coi đó như giá của một buổi ngồi chơi xơi nước với bà chị phốp pháp để hiểu thêm về lĩnh vực HR. Sau hôm nay, học thêm được 1 vài điều:
- HR trong công ty bao gồm: recruitment, training, và C&P(lương và chế độ đãi ngộ)
- Nên học thêm các khóa học ở ngoài về HR
- Và cuối cùng, mình có thực sự hợp với HR????
Học hỏi từ chị này
Vân Trần - Cô gái bỏ việc để đi bán bánh mì Việt nổi tiếng khắp London
(Kenh 14)Liều lĩnh bỏ ngang công việc ngân hàng tại Anh để mở cửa hàng "Bánh mì 11" cùng cô bạn gái Vũ Thùy Anh, đến nay, cửa hàng nhỏ đã phát triển thành chuỗi thương hiệu ẩm thực Việt và đó mới chỉ là khởi đầu trong giấc mơ của cô gái 28 tuổi này.
Một năm trở lại đây, bánh mì
trở thành "siêu sao" ẩm thực không chỉ ở Việt Nam mà còn là trên khắp
thế giới. Người ta nói nhiều về ổ baguette nóng giòn, với phần nhân đậm
đà hương vị riêng, thơm ngon và hài hòa đặc biệt. Để có được danh tiếng
lẫy lừng đó, công lao không chỉ ở những người nước ngoài đến Việt Nam và
mang ấn tượng sâu sắc về ổ bánh mì bé nhỏ đi khắp thế giới, mà còn ở
những người Việt đã tự xây dựng thương hiệu riêng về bánh mì trong lòng
những vị khách Tây khó tính, sành ăn. Một trong số đó nổi bật lên là Vân
Trần, cô gái trẻ đã cùng một cô bạn gái của mình là Vũ Thuỳ Anh, tạo
nên thương hiệu Bếp Collective với chuỗi cửa hàng Bếp Haus và Banhmi11
nổi tiếng khắp London - trung tâm văn hoá của cả thế giới. Không chỉ
được các tờ báo hàng đầu nước Anh như The Guardian, The Telegraph hay
BBC... ca ngợi về món bánh mì mang đậm hồn Việt, những cửa hàng của Vân
còn nhận được sự yêu thích đặc biệt của người London vốn nổi tiếng cầu
kỳ, kỹ tính.
Vân và Thuỳ Anh.
Câu
chuyện cổ tích bánh mì của cô gái trẻ tên Vân bắt đầu từ một quầy hàng
nhỏ trong khu chợ Broadway, London. Làm bánh mì tại nhà và chở bằng xe
đạp đến chợ bán là những viên gạch đầu tiên mà Vân và người cộng sự Thuỳ
Anh đặt lên. Nhanh chóng chinh phục những khách hàng khó tính của khu
chợ ẩm thực này, năm 2011, Vân và người cộng sự của mình đã khai trương
cửa hàng bánh mì Việt Nam đầu tiên ở London mang tên Bánh Mì 11. Tính
đến thời điểm này, Bánh Mì 11 đã mở rộng với 3 cửa hàng “khỏe mạnh, tấp nập thực khách hàng ngày. Chúng tôi vẫn đang được nuôi lớn và chưa có ý định dừng lại”. Vân chia sẻ.
1. Niềm đam mê làm nên động lực
Ít
ai biết, trước khi khởi nghiệp với những ổ bánh mì, Vân đã tốt nghiệp
đại học Oxford và từng là nhân viên của một ngân hàng lớn tại Anh. Để
thực hiện giấc mơ của mình, Vân đã bỏ ngang công việc trong mơ đó để tập
trung vào cửa hàng bánh mì. “Công
việc của tôi vô cùng khắt khe về thời gian, tôi làm từ 60-80 giờ một
tuần là bình thường. Ngoài ra, tôi phải bay đi bay lại, di chuyển rất
nhiều theo yêu cầu công việc. Còn việc kinh doanh là cả một sự dày công
nuôi dưỡng, nếu bạn không chăm sóc nó tốt, cung cấp cho nó hết những gì
bạn có, nó sẽ khó phát triển và đơm hoa kết trái xinh đẹp”.
Từ
bỏ một ngôi nhà vững chắc để bắt đầu xây nền một cái mới - đó là một
quyết định không mang hương vị an toàn ở nơi guồng quay cạnh tranh vận
hành hết tốc độ như London. Quyết định này đòi hỏi ở Vân một động lực
thật sự lớn lao và… một chút liều.
“Niềm đam mê đã sinh ra động lực.” Vân chia sẻ. “Đây
chính là cách để chúng tôi dệt mơ ước của mình vào khúc vải London sau
khi rời NewYork chuyển đến đây. Tôi muốn hiểu thành phố này như một
người trong cuộc, như một người bản xứ chứ không phải một người du mục”.
Tuy
nhiên, ao ước được hoà mình vào và trở thành một tế bào của thành phố
này là một chuyện, nhưng Vân còn mang nặng nhiều suy nghĩ về ngành ẩm
thực và từ những trăn trở đó đã nảy mầm lên những quyết tâm. Cô chia sẻ,
trong thời gian cửa hàng bánh mì của cô nhận được nhiều sự quan tâm của
báo chí cũng trùng với sự ra đi của mẹ cô, người bị một dạng ung thư
hiếm.
“Chính
sự ra đi của mẹ làm tôi suy nghĩ nhiều hơn, ý thức nhiều hơn đến việc
có bao nhiêu chất bảo quản, bao nhiêu chất phụ gia trong các thức ăn có
sẵn. Ngay cả khi mọi thứ đều tươi mới, thời hạn sử dụng của các sản phẩm
làm cho chúng không tự nhiên bằng nhiều cách khi nó đi vào cơ thể chúng
ta. Bước ngoặt đó đã cho tôi một nhịp nghĩ để nhìn lại, dừng lại tìm
một con đường để tái định nghĩa ăn uống lành mạnh, xác định lại chọn lựa
nghề nghiệp và định nghĩa lại với thành công này sẽ mang đến cho tôi
thêm những ý nghĩa quan trọng gì”.
Vân
bắt đầu đi vào phân tích. Ở trên thế giới đã có rất nhiều trào lưu nhất
định về ăn uống lành mạnh. Nhưng cô quyết định quay về với gốc rễ của
ẩm thực Việt. “Ăn theo mùa là ăn uống
tự nhiên, lành mạnh trong thời điểm mà mọi thứ lúc đó ngon nhất, thực
phẩm từ địa phương, sự cân bằng trong mỗi bữa ăn (âm dương, ngũ hành).” Vân chia sẻ. “Chính
điều này đã giúp cho chúng tôi phát triển, hình thành Banhmi11, Bếp
Haus: Ăn uống nhanh, làm theo yêu cầu khách hàng và hoàn toàn tự nhiên”.
2. Thổi hồn Việt vào bánh mì giữa trời Tây
Mở
cửa hàng bánh mì giữa đất London, một thành phố phương Tây với những
công dân ưa kiểu sandwich, hamburger thứ thiệt đầy ụ với đủ loại xúc
xích, phô mai hảo hạng nhất. Cái khó lúc này là làm thế nào để chiếc
bánh mì bé nhỏ không bị lạc lõng giữa “cộng đồng” những món bánh kẹp
phồn thực kiểu Tây. “Tôi chọn bánh mì
vì nó là một ổ hài hoà, bên ngoài mang cái nhìn rất phương Tây nhưng
nội dung bên trong từng ổ lại là hương vị Việt Nam đậm đà”.
Vân
và những cộng sự của mình cũng đặc biệt chú ý đến địa điểm mở quán. Cô
không chọn vị trí nằm trong những khu nhà hàng Việt Nam, cô muốn chọn
hướng đi mới và thách thức với đối thủ mới chứ không chỉ quanh quẩn
trong các khu người Việt. Chọn những khu phố tách biệt như Old Street,
Elm Streel hay Bank, Vân tự tin đây là những vị trí thuận lợi nhất để
tiếp cận với người London. “Đó là nơi
họ có thể tiện ghé qua thưởng thức một ổ bánh mì to hay một phần cơm
nóng hổi dinh dưỡng, thay vì những chiếc burgers hay sandwiches lạnh
ngắt, nghèo nàn và buồn chán”.
Là
cửa hàng bánh mì đầu tiên ở London, nhưng ngay sau đó bánh mì cũng đã
trở thành một cơn sốt ở nhiều nước trên thế giới. Và tất nhiên, ngay tại
nơi này, cửa hàng của Vân cũng đã bắt đầu có những đối thủ nặng ký. Lúc
này, nhiệm vụ của cô không chỉ gói gọn trong việc “đánh bật” những món
bánh kẹp kiểu Tây, mà còn phải trở nên nổi bật giữa những cửa hàng bánh
mì Việt bắt đầu được biết đến.
Để
làm được điều đó, Vân không chọn các chiến lược truyền thông rầm rộ mà
âm thầm đan cài văn hoá Việt, sự cầu toàn và quan tâm vào từng món ăn.
Vậy nên, người ta đến ăn ở tiệm của Vân không chỉ thấy ngon mà còn thật
sự cảm nhận được tình cảm và mong muốn của người chủ đặt vào trong đó.
Vân tự nhận mình là người cầu toàn, “luôn bị
mê hoặc, ám ảnh trong việc tạo ra các thứ phải đẹp”, cô đòi hỏi sự cầu
kỳ và hoàn hảo tuyệt đối trong mọi thứ mình làm. Để thổi hồn cho quán
nhỏ của mình, cô về Việt Nam, lặn lội đến làng nghề gốm truyền thống để
đặt từng chiếc bát cho món phở hay từng chiếc đĩa cho món bánh mì. “Tôi nhớ Hà Nội như những cuốn phim mùa hè hoài trong mắt. Tôi muốn truyền tải nó qua những bữa ăn ấm áp hương vị quê nhà”.
Với
món ăn của quán mình, Vân dành sự kỹ tính… gấp đôi cho những thứ đặt
lên tay khách hàng. Đầu tiên là làm thế nào tái hiện được các món ăn giữ
được trọn vẹn hương vị truyền thống của Việt Nam giữa một đất nước
phương Tây như Anh. Vân không nhập khẩu bánh mì, giò chả như các nhà
hàng khác. Cô còn kỹ tính đến mức làm việc trực tiếp với các nhà cung
cấp nước mắm, gia vị phở ở London để có được tiêu chuẩn riêng cho các
nguyên liệu của nhà hàng. “Thậm chí, tôi trở lại Hà Nội và đến tận Phú Quốc để tự tay chọn các loại gia vị như tiêu, ớt hay quế”.
Sau
khi tìm cách giữ được hương vị Việt trong ổ bánh mì giữa đất Anh, Vân
chăm chút đến chất lượng và sự dinh dưỡng, tươi mới của từng ổ bánh. “Bản
thân tôi xuất thân từ một gia đình Hà Nội chính gốc và am hiểu kỹ ẩm
thực Việt qua cung cách sành ăn truyền lại từ bao đời. Tôi hiểu sự chăm
chút của từng món ăn. Ăn uống không chỉ no mà còn tốt và khoẻ, đặc biệt
là sự tươi mới trong việc chọn lựa các nguyên liệu địa phương. Chúng tôi
không phục vụ các món chiên xào hay nhiều dầu mỡ. Tất cả đều quan tâm
đến sức khoẻ hàng đầu.”
Chính
nhờ sự cầu toàn, tỉ mỉ và hơn hết là tình yêu thấm đẫm trong từng ổ
bánh, từng tô phở hay đĩa cơm nóng hổi, Banhmi11 của Vân nhanh chóng
dành được sự chú ý đặc biệt của cả những người London nổi tiếng sành ăn
và truyền thống ẩm thực nước Anh vốn cực kỳ khó tính. Những tờ báo lớn
như BBC, Times, Guardian, The Telegraph dành cho Banhmi11 những lời khen
có cánh. Thực khách quay lại lần hai không chỉ vì hương vị bánh mì thơm
ngon mà còn vì ở đó, người ta hiểu thêm về ẩm thực Việt, văn hoá Việt.
Những kênh review lớn của cộng đồng như Yelp, TripAdvisor hay Timeout
cũng ngập tràn những đánh giá tích cực cho Banhmi11. “Thừa thắng xông
lên”, Vân và cộng sự phát triển thêm Bếp Haus và hàng loạt dự án khác về
ẩm thực Việt, phân phối các sản phẩm, nguyên liệu sản xuất tại Việt
Nam, mở rộng nhiều chi nhánh ra ngoài London và thậm chí là ngoài nước
Anh, xuất bản cuốn cookbook được thực hiện cùng người cộng sự thân
thiết: The Vietnamese Market Cookbook.
Giấc mơ “xuất khẩu” bánh mì, “xuất khẩu” ẩm thực Việt của Vân thành công rực rỡ.
“ Việc khách hàng có thể nói được hai từ “bánh mì” là một bằng chứng
chắc chắn cho sự thành công đó. Chúng tôi phát triển dựa trên sự ủng hộ
của khách hàng, chính họ là những người giúp chúng tôi thành công”.
3. "Nhiệt huyết tuổi hai mươi mới là điều làm thay đổi thế giới"
Trong
những ước mơ không tưởng nhất, Vân chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ chọn
lựa bước chân vào con đường của ngành công nghiệp ẩm thực, hay đơn giản
hơn là mở một cửa hàng đồ ăn. “Tôi có
kinh nghiệm trong ngành tài chính nhưng với ngành ẩm thực, dường như
mọi thứ rất mới mẻ và tôi có rất ít kinh nghiệm. Nhưng tôi đã luôn nghĩ
rằng mình đang sống trong giấc mơ và tôi có lý do để biến nó thành hiện
thực”.
Sống trong giấc mơ của mình, đôi
khi còn khắc nghiệt hơn sống trong đời sống thực. Bởi bạn phải từ bỏ
nhiều thứ và mạo hiểm nhiều thứ để sống trong đó. Vân thừa nhận, con
đường của cô chưa bao giờ bằng phẳng, cô đã gặp rất nhiều khó khăn trong
những ngày đầu “rẽ ngang”. Nhưng những điều đó không làm cho cô hối
tiếc với quyết định mà mình đã lựa chọn. “Trong
tất cả các cái kết của bộ phim, lúc nào mọi thứ cũng kết thúc tốt đẹp.
Thế nên khi gặp khó khăn hay những gì không tốt, tôi luôn nghĩ rằng đây
chưa phải là cái kết. Ý nghĩ đó đã cho tôi động lực để tiếp tục và không
bao giờ dừng lại. Đó là cách mà tôi luôn tin và không bao giờ thấy hối
tiếc cho các quyết định của mình”.
Điều
hành một chuỗi cửa hàng lớn và luôn hoạt động hết công suất để đảm bảo
mọi thứ luôn đạt mức hoàn hảo nhất, Vân luôn biết rõ mình đã đánh đổi
những gì và có thể bỏ lỡ những gì để tiếp tục cuộc chạy đường dài với
cái gọi là ước mơ này. “Đó là lúc tôi
nhìn thấy xung quanh mình, bạn bè tôi họ có gia đình với đứa con thứ
hai hay mua ngôi nhà thứ hai. Nhưng một khi đã đặt quyết tâm vào điều gì
đó, tôi sẽ tập trung vào con đường phía trước hơn là xao nhãng vì các
thứ xung quanh. Với tôi, điều đó rất quan trọng cho một doanh nhân, bạn
phải cắt con đường của riêng mình, luôn có niềm tin vào thành công, tự
tin vào chính mình và đam mê mạnh mẽ để có thể giúp bạn theo đuổi nó đến
cùng”.
Trong
tất cả các cái kết của bộ phim, lúc nào mọi thứ cũng kết thúc tốt đẹp.
Thế nên khi gặp khó khăn hay những gì không tốt, tôi luôn nghĩ rằng đây
chưa phải là cái kết. Ý nghĩ đó đã cho tôi động lực để tiếp tục và không
bao giờ dừng lại. Đó là cách mà tôi luôn tin và không bao giờ thấy hối
tiếc cho các quyết định của mình.
Tôi
hỏi Vân, liệu rằng có bao giờ cô cảm thấy mình đã quá liều với những
quyết định lớn lao như vậy. Cô, bằng sự bình thản của một người đã trải
qua tất cả những cung bậc trong một cuộc kinh doanh mạo hiểm, từ tốn
chia sẻ. “Có rất nhiều thứ tôi đã làm
mà nghĩ lại, tôi thấy lúc đó mình thật hết sức điên rồ. Như việc phục
vụ hàng ngàn người ở một buổi hoà nhạc của Jay Z, hay lần dựng quầy bán
bánh mì dưới mưa nhân dịp kỷ niệm 60 năm nhậm chức của nữ hoàng Anh. Tôi
vẫn không quên cảnh đoàn tàu diễu hành đi ngang qua, mọi người đứng lại
và reo hò. Đó là cảm giác của niềm tự hào khi tôi thấy mình đang thực
sự sống có ý nghĩa.”
Vân Trần và Thuỳ Anh chụp ảnh cùng Jamie Oliver - Đầu bếp nổi tiếng bậc nhất nước Anh.
“Đó
là rất nhiều nỗ lực, cố gắng và cả liều lĩnh. Những nếu chúng tôi không
dám làm, chúng tôi đã không có cơ hội trải qua những khoảnh khắc đó.
Bây giờ tôi đang ở tuổi 30 và thú thật rằng tôi đã trở nên thận trọng
hơn. Nhưng tôi nghĩ, nhiệt huyết và tinh thần mạo hiểm của tuổi hai mươi
mới là điều làm thay đổi thế giới”.
Giấc
mơ của Vân vẫn đang ở trong những ngày đầu thành hình, nhưng cô đã có
thể tưởng tượng được con đường tiếp theo mình muốn đi đến đâu. Cô muốn
đưa Bếp Haus trở thành một thương hiệu toàn cầu, đưa món ăn Việt và sản
phẩm Việt đến với người tiêu dùng quốc tế.
“Tôi muốn mình có thể đưa những giá trị ẩm thực Việt Nam tới thế giới,
như việc chọn lựa và nấu nướng những nguyên liệu thiên nhiên theo mùa và
xuất xứ từ địa phương và một môi trường hiện đại. Qua đó, tôi muốn đưa
việc nấu nướng trở nên nhẹ nhàng hơn, khơi dậy tình yêu nấu ăn như một
nghệ thuật và giúp con người khoẻ mạnh hơn, hạnh phúc hơn”.
4. Kết
Đó
là Vân Trần, một cô gái bé nhỏ làm về tài chính với ước mơ chắp cánh
cho ẩm thực Việt tỏa sáng giữa lòng London phồn hoa. Nếu có một điều gì
để nói về Vân sau cuộc phỏng vấn này, tôi sẽ dành cho cô những mỹ từ lai
giữa sự quyết liệt, mạnh mẽ của một người trẻ sôi nổi và say mê mùi
hương của những thử thách mới, đan xen giữa nét dịu dàng, tinh tế của
một cô gái Việt chính hiệu. Ai cũng sẽ mong mình được như Vân, sống cùng
ước mơ và ươm mầm nó, háo hức nhìn nó đâm chồi nảy lộc mỗi ngày. Nhưng
để làm được điều đó, bạn sẽ cần nhiều hơn là một cái đầu thích tưởng
tượng. “Chỉ có một số ít người có thể
làm được nên chuyện từ hai bàn tay trắng, họ là những người có thể làm
việc với những thứ họ chưa bao giờ được nhận, những người có thể tự vạch
ra con đường cho bản thân. Và đó là những người hiểu được rằng, giấc mơ
không thành hiện thực sau một đêm, mà việc biến giấc mơ thành sự thật
là điều khó nhất chúng ta có thể làm trong đời”.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)