My photos

My photos

Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

Về quê tập 1

Viết vu vơ, viết linh tinh

Sau 5 ngày ơ quê, đằng sau vẻ đẹp yên bình, bát ngát của đồng lúa xanh rì rào, là những câu chuyện, là những trăn trở về môt nông thôn Việt Nam bao giờ giàu và mạnh.

Đi ngoài đường thấy đường xá cũng hiện đại hơn, tráng nhựa phẳng phiu, bà con cũng có xe máy, xe tay ga mà chạy, thấy cũng mừng. Nhưng rồi lại nghe những câu chuyện ko vui mà tất cả đều xuất phát từ việc nhận thức chưa cao. Tôi ko tỏ ra là kẻ bề trên đe đanh giá cả 1 nông thôn Việt Nam, chỉ là góc nhìn nhỏ của 1 người từ miền Nam ra thăm quê đất Bắc, chút trải lòng tự sự cho thoả nỗi niềm trăn trở

1. Chuyện đất cát
Ở đay cha mẹ sẽ đe đat lại cho con cái, nhà nào cũng đông con, thế nên việc xâu xé nhau giành miếng đất là điều khó tránh khỏi. Từ chửi bới đánh đập nhau, đến doạ giết, doạ đốt nhà. Chưa kể uống rượu vào, bài bạc vào thì mất hết nhân tính, mất hết lý trí, lúc đó phần người hoàn toàn biến mất, chỉ còn phần con đang gào thét điên loạn để cố giành lấy thứ mình muốn....

Đă vậy, tôi còn vớ phải bài báo trên tuoitre "em giết anh, 6 đứa trẻ bơ vơ" - cũng lại chuyện giành giật đất cát thừa kế rồi chém nhau, giết nhau. Thấy mà buồn...Nông thôn Việt Nam có phát triển, mà phần gốc là CON NGƯỜI vẫn lạc hậu thì sự phát triển đó sẽ ko bao giờ bền...

2. Chuyện tệ nạn
Bên cạnh những hộ gia đình chăm chú làm ăn, vẫn có những trường hợp tệ nạn như hút chích, đánh đề, ăn cướp vặt, v.v. Ở thôn của bà nội tôi, có gia đình đó, nhà nghèo, xập xệ, tan hoang, mà vừa bước vào nhà đã thấy cuốn sổ đề nằm ngay trên bàn. Chỉ biết lắc đầu ko muốn trao đi gói quà trên tay nữa. Bởi thế, người ta mới nói "Nghèo có rất nhiều lý do, và ko phải ai nghèo cũng đáng cảm thông cả"



3. Chuyện nhận thức
Đây có lẽ là gốc rễ của mọi vấn để, là khơi nguồn cho những câu chuyện buồn sau luỹ tre làng. Người dân ở đây vất vả đồng áng, làm ruộng làm rẫy, làm muối - tất cả đều phải chạy theo thời tiết của ông trời. Họ tự do trên nương rẫy của mình, nhưng lại phụ thuộc vào thiên nhiên. Thế nên những con người ấy tối ngày đầu tắt mặt tối ngoài ruộng, nhận thức với họ đôi khi ko phải là đieu quá to tát.
Chuyện giữ vệ sinh trong ăn uống và sinh hoạt đôi khi ko quá cần thiết. Chuyện giảm bớt uống rượu đánh đề cũng thế nốt. Và cái cuối cùng khiến tôi không quen được là một bộ phận những người ở đây cứ hay ngồi lê đôi mách, dòm ngó, xỉa xói người khác, đặt điều này kia, ai hơn họ thì họ ganh ghét.

Nhưng về quê cũng có những thứ rất hay ho tôi học đuoc


1. Từ địa phương
Ả - chị
Đi mô đos - đi đâu đó
Tưong hột - chẻo
Lai - chở
O - cô

2. Chuyện nhưng con người đi lên từ tay trắng
Bạn của ba tôi - bác Hải, hồi đó nhà nghèo toàn phải đi xin ăn nhà hàng xóm. Vậy mà giờ bác đax là chủ của cty chuyên bán vật liệu xây dựng cơ bản, thi công công trình, làm đồ gỗ và xây trụ đien. Nhfin cơ ngơi của bác, tôi chỉ biết đứng ngây người ra mà ngưỡng mộ. Quá giỏi !

3. Chuyện làng quê
Về quê tôi đe ý thấy người dân nơi đây có tục lệ "Hễ ai qua thăm nhà mình là hôm sau phải qua thăm lại đáp lễ". Mới đầu thấy hơi lạ vì tự nhiên có mấy ông bà cụ gia đinh tôi mới đi thăm hồi sáng, trưa về đã thấy họ ngồi ở nhà bà nội tôi chơi rồi, có người còn đem cả quà sang biếu lại - gọi là đáp lễ. Người Băc đúng thật cầu kì va kheo leo trong giao tiếp

Ngoài đây điều kiện thời tiết ko được như trong Nam, nên làm ăn cũng vất vả hơn, thế nên họ rất coi trọng vật chất. Họ quan niệm về quê là phải có quà biếu, dù ngoài miệng luôn khách sáo bảo bố mẹ tôi bày vẽ làm gì. Dù bạn có cho họ một chai dầu gió, họ cũng rất trân quý, có khi xách đi khoe cả làng chứ chả chơi

Về đây tôi có dịp đuoc trở lại tuổi thơ, ngồi ngoài hiên nhà buổi tối, gió mát trăng thanh, cứ thế bình yên thưởng thức chương trình văn nghệ trên chiéc loa phóng thanh xã đang phát. Chiếc loa ấy cũng là nơi thông báo tang lễ của các cựu chiến binh, yêu cầu bà con trong xã đến viếng. Chiếc loa đó cũng là nơi thông báo họp hội phường xã, v.v

Ngoài quê có thói quen trải chiếu, ngồi ăn cơm dưới đất. Ăn xong cuốn chiếu lại, tất cả bát dũa xếp lên mâm mang ra sàn nước rửa. Rửa xong bỏ vô




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét