Đây có lẽ là kì sem break đặc biệt nhất, vì tôi được về thăm quê nội, được tận mắt nhìn thấy nông thôn miền Bắc ra sao, được hiểu ra rằng mình đang sở hữu món quà vô giá là tình thương của những người thân ruột thịt thế nào.
Chuyến đi về Bắc lần này, khiến tôi nghĩ nhiều:
1. Vết sẹo tâm lý:
Khởi hành tại sân bay Tân Sơn Nhất, tôi với mẹ đi VNA, ba đi Vietjet (1 hãng bay giá rẻ). Vốn thường ba chỉ quen đi VNA, hôm nay phải đi Vietjet, lại còn phải cân kí hành lý, rồi phải trả tiền cho việc lố kg, ba t gần như nổi điên, quay sang cáu gắt với nhân viên phục vụ. Cố hết sức mới phải kiềm ba lại được, nhưng cũng là lúc t ứa nước mắt khi hiểu ra căn nguyên của hành động đó. Ba t đã có một tuổi thơ khốn khó đến cùng cực, phải điên cuồng tìm đủ mọi cách để kiếm tiền phụ ông bà nội nuôi 7 miệng ăn còn lại trong nhà, phải điên cuồng học để tự tìm tương lai cho chính mình. Rồi 20t ba t tay trắng lên tàu vào Nam lập nghiệp.....Những điên cuồng đó, dù chỉ nghe kể lại, tôi chỉ có thể đồng cảm, chứ ko thể mường tượng và hiểu hết những gì ba đã trải qua...Khi con người ta ở tận cùng của sự nghèo khó, bị khinh rẻ là thứ vũ khí có khả năng sát thương cao nhất. Ba tôi ngoi lên, ráng phấn đấu có được như ngày hôm nay, đã bỏ ngoài tai tất cả những xì xầm to nhỏ của người xung quanh, những khinh thường cho rằng ba nghèo hèn, những ức hiếp chà đạp của kẻ hơn quyện lộng hành. Nỗi tủi nhục đi dài theo năm tháng, cái nhìn của ba t vì thế có phần cực đoan..
Đã có lúc, tôi tự hỏi sao ba nhìn đời tiêu cực vậy....Nhưng rồi tôi biết mình ko nên hỏi, vì nhìn sâu vào đôi bàn tay chai sạn của ba, và nhìn sâu vào những lăn lộn ba đang từng ngày làm vì tôi, tôi biết mình nợ ba rất nhiều. Cục tự ái của một con người ở đáy tận cùng nghèo khổ, nếu ko có tiền sẽ bị khinh bỉ, sẽ bị chà đạp, sẽ bị vứt ra đường của quá khứ, khiến ba tôi luôn sẵn sàng xù lông nếu có ai đó coi khinh mình vì nghèo. Đó là một vết sẹo tâm lý, mà những năm tháng tuổi trẻ để lại cho ba.....
2. Yêu thương gia đình:
Về quê, mọi người ai cũng mừng, chạy ào ra ôm lấy tôi. Có những cái tên, 11 năm qua tôi đã quen nghe qua những lời nhắc của ba của mẹ, hôm nay mới được diện kiến...Vậy mà họ vẫn coi tôi như con cháu thật, vẫn ôm lấy tôi mừng rỡ....Có người vừa ôm vừa khóc....như là tưởng đã chia ly lâu lắm rồi....Tôi cứ đứng bất động trong những cái ôm ấy, phần vì bất ngờ, phần vì đang cố dặn bản thân phải giữ cảm xúc tĩnh để cư xử cho hợp lý...
Có lẽ lâu lắm rồi, tôi mới được ôm....mà còn là vừa ôm vừa khóc....
Có lẽ lâu lắm rồi, cái tôi chai sạn mới được cảm nhận thế nào là yêu thương THẬT, là yêu thương xuất phát từ trái tim, ko giả dối, ko chút vụ lợi....
Tối đó, ko kiềm được xúc động, tôi ghi trên facebook
"Và tôi chợt nhận ra sẽ không có nơi nào cho tôi nhiều yêu thương đến như vậy Một thứ tài sản sẵn có, luôn tồn tại nhưng không phải ai cũng thấy
Một buổi tối tràn ngập tình thương"
3. Văn hóa làng xã:
Về quê, tôi nghĩ nhiều hơn về văn hóa làng xã. Chợt nhớ lại cụm từ về cultural pattern mà tôi đã được học trong IHRM sem rồi, bất giác muốn nói: "Collectivism is best illustrated in the countryside of Vietnam"
Văn hóa làng xã có cả mặt lợi và hại:
LỢI
- Bà con xóm giềng quan tâm nhau, cứ rảnh rảnh là chạy qua nhà nhau chơi, ngồi nói chuyện bên cơi trầu hoặc tách trà nóng, giúp đỡ nhau. Mô tả đúng câu: "Hàng xóm tắt lửa tối đèn có nhau"
HẠI
- Chính vì tính cộng đồng cao như vậy, nên đôi khi sự riêng tư trở thành điều khá xa xỉ. Một điều khi sống ở tp hiện đại, với bạn là điều hiển nhiên
- Tính cộng đồng cao đi kèm với truyền miệng và nhiều chuyện. Chuyện nào xì ra phát, là hôm sau cả làng biết, rồi lại xầm xì xầm xì to nhỏ.
Có khi tôi nghĩ, ở tp hiện đại, người ta vẫn có "tính làng xã" đó thôi, nhưng theo một hình thức khác, một cách gián tiếp hơn, ít bị phát hiện hơn - đó là các thiết bị công nghệ: stalk qua facebook, nhắn tin trên các apps, bla bla
Hóa ra, sự bực dọc của tôi khi bị ảnh hưởng không gian riêng tư khi về quê, lại thành trò cười :)))
4. Chuyện bình đẳng nam nữ:
Về quê, hầu hết chúng tôi di chuyển bằng xe của một người bác, và có tài xế riêng. Nhưng anh này lại khiến tôi nghĩ nhiều về chuyện bình đẳng nam nữ ở quê, cộng thêm chuyện cô Lài tôi lấy chồng, và cuộc sống hàng ngày của cô, lại khiến tôi tiếp tục nghĩ.......
Chuyện anh tài xế:
Anh này có chút gia trưởng và trọng nam khinh nữ trong quan điểm. Có một câu anh nói làm tôi nhớ mãi "Vợ lấy về là để duy trì nòi giống, sinh được 2 đứa rồi, giờ ráng kiếm thêm đứa con trai nữa rồi nghỉ".
Tôi giật mình ngỡ ngàng nhìn người đàn ông đó....Vợ với anh - đơn thuần là một chiếc máy đẻ, và vợ luôn ở vị trí thấp hơn chồng. Tôi hoàn toàn không đồng ý với quan điểm đó. Nên từ đó nhìn anh có chút ác cảm
Chuyện cô Lài lấy chồng:
Cô Lài tôi duyên đến muộn, 38 tuổi mới yên bề gia thất, bến đỗ là một người đàn ông làm nghề chài lưới ở làng Quỳnh Thọ kề bên, đã có 1 đời vợ. Ngày cô cưới, tôi không về được, chỉ gửi quà chúc mừng. Lần này về, gặp người tôi sẽ gọi là Dượng, tự nhiên có chút suy nghĩ lo lắng. Ban đầu nhìn dượng chân chất, thật thà thật, nhưng tiếp xúc nhiều, lại thấy có j đó kì kì. Má tôi bảo, dượng nhìn ko siêng năng, hơi bảo thủ và uống rượu nhiều quá
Chuyện uống rượu thì vốn đã thành quen của dân đi biển, suốt mùa lênh đênh trên sóng nước, nên chỉ biết lấy đó làm mồi nhậu trong lúc chờ đánh cá. Nhưng dượng lại uống nhiều, và ko ăn cơm, cô Lài tôi nói cách mấy cũng ko nghe....Tôi sợ sau này cô sẽ khổ....dù hạnh phúc với cô thời kì này thật viên mãn...
Những ngày dượng đi đánh cá, cô tôi ở nhà, một tay đi gặt, một tay lo liệu việc nhà, một tay chăm sóc mẹ già yếu. Cô tôi cứ "một tay" làm hết tất cả trong 20 ngày dượng đi biển như thế. Hạnh phúc lúc đó nhìn cô thật lẻ loi và đơn côi....Tôi chỉ mong 10 ngày còn lại, dượng hãy sống đúng vai trò một người chồng, chia sớt gánh nặng với cô tôi, đừng mang tư tưởng giống như ông tài xế kia: "Vợ chỉ là máy đẻ"
Tôi nghĩ mãi về định nghĩa và vị trí của người phụ nữ ở nơi thôn quê. Họ là ai? Họ có được tôn trọng không? Hay chỉ đơn thuần được coi như thứ thấp hơn chồng mình, trong khi phần lớn công việc đều được làm bởi những người chân yếu tay mềm đó?
Tôi nghĩ về tuyên ngôn của các tác giả như Trang Hạ, Tâm Phan: "Phụ nữ, hãy tự làm mình hạnh phúc". Bao giờ thì những người phụ nữ thôn quê ấy, có thể tự làm mình hạnh phúc ?
5. Chuyện khổ cực của những người làm nông nghiệp:
Về quê, tận mắt chứng kiến những người nông dân vất vả ruộng đồng ra sao, chạy trời chạy mưa ra sao cho giữ được từng cây ngô, từng ruộng muối. Mỗi người đều canh tác theo diện nhỏ lẻ, chưa có được sự thống nhất....Lúc ấy, tôi đã ước, có sự kết hợp giữa các nhà khoa học, nhà kinh tế, và người làm nông. Chắc sẽ có những diễn biến khác...
6. Chuyện những ngôi nhà, những cuộc di cư:
Có những ngôi nhà tôi bước vào, trống hươ trống hoác từ đầu đến cuối. Gio thổi gian này luồn qua gian kia, hiu hắt lạnh lẽo, những căn nhà chỉ còn cụ già và con nít, trống vắng buồn bã. Lớp trẻ đều vào Nam lập nghiệp cả, chẳng biết có khá khẩm hơn ko, nhưng với họ, đi là để tìm ra hi vọng cho chính mình. Mảnh đất vốn oằn mình chịu nhiều nắng mưa bão lũ hạn hán, cũng sẽ không thể oằn mình đưa họ đi qua những năm tháng cuộc đời no đủ. Thế nên, họ chọn cách bắt đầu lại ở một miền đất khác.
Làng từ đó cũng buồn hẳn....
Những cuộc di cư...liệu có quay về?
Một buổi tối tràn ngập tình thương"
3. Văn hóa làng xã:
Về quê, tôi nghĩ nhiều hơn về văn hóa làng xã. Chợt nhớ lại cụm từ về cultural pattern mà tôi đã được học trong IHRM sem rồi, bất giác muốn nói: "Collectivism is best illustrated in the countryside of Vietnam"
Văn hóa làng xã có cả mặt lợi và hại:
LỢI
- Bà con xóm giềng quan tâm nhau, cứ rảnh rảnh là chạy qua nhà nhau chơi, ngồi nói chuyện bên cơi trầu hoặc tách trà nóng, giúp đỡ nhau. Mô tả đúng câu: "Hàng xóm tắt lửa tối đèn có nhau"
HẠI
- Chính vì tính cộng đồng cao như vậy, nên đôi khi sự riêng tư trở thành điều khá xa xỉ. Một điều khi sống ở tp hiện đại, với bạn là điều hiển nhiên
- Tính cộng đồng cao đi kèm với truyền miệng và nhiều chuyện. Chuyện nào xì ra phát, là hôm sau cả làng biết, rồi lại xầm xì xầm xì to nhỏ.
Có khi tôi nghĩ, ở tp hiện đại, người ta vẫn có "tính làng xã" đó thôi, nhưng theo một hình thức khác, một cách gián tiếp hơn, ít bị phát hiện hơn - đó là các thiết bị công nghệ: stalk qua facebook, nhắn tin trên các apps, bla bla
Hóa ra, sự bực dọc của tôi khi bị ảnh hưởng không gian riêng tư khi về quê, lại thành trò cười :)))
4. Chuyện bình đẳng nam nữ:
Về quê, hầu hết chúng tôi di chuyển bằng xe của một người bác, và có tài xế riêng. Nhưng anh này lại khiến tôi nghĩ nhiều về chuyện bình đẳng nam nữ ở quê, cộng thêm chuyện cô Lài tôi lấy chồng, và cuộc sống hàng ngày của cô, lại khiến tôi tiếp tục nghĩ.......
Chuyện anh tài xế:
Anh này có chút gia trưởng và trọng nam khinh nữ trong quan điểm. Có một câu anh nói làm tôi nhớ mãi "Vợ lấy về là để duy trì nòi giống, sinh được 2 đứa rồi, giờ ráng kiếm thêm đứa con trai nữa rồi nghỉ".
Tôi giật mình ngỡ ngàng nhìn người đàn ông đó....Vợ với anh - đơn thuần là một chiếc máy đẻ, và vợ luôn ở vị trí thấp hơn chồng. Tôi hoàn toàn không đồng ý với quan điểm đó. Nên từ đó nhìn anh có chút ác cảm
Chuyện cô Lài lấy chồng:
Cô Lài tôi duyên đến muộn, 38 tuổi mới yên bề gia thất, bến đỗ là một người đàn ông làm nghề chài lưới ở làng Quỳnh Thọ kề bên, đã có 1 đời vợ. Ngày cô cưới, tôi không về được, chỉ gửi quà chúc mừng. Lần này về, gặp người tôi sẽ gọi là Dượng, tự nhiên có chút suy nghĩ lo lắng. Ban đầu nhìn dượng chân chất, thật thà thật, nhưng tiếp xúc nhiều, lại thấy có j đó kì kì. Má tôi bảo, dượng nhìn ko siêng năng, hơi bảo thủ và uống rượu nhiều quá
Chuyện uống rượu thì vốn đã thành quen của dân đi biển, suốt mùa lênh đênh trên sóng nước, nên chỉ biết lấy đó làm mồi nhậu trong lúc chờ đánh cá. Nhưng dượng lại uống nhiều, và ko ăn cơm, cô Lài tôi nói cách mấy cũng ko nghe....Tôi sợ sau này cô sẽ khổ....dù hạnh phúc với cô thời kì này thật viên mãn...
Những ngày dượng đi đánh cá, cô tôi ở nhà, một tay đi gặt, một tay lo liệu việc nhà, một tay chăm sóc mẹ già yếu. Cô tôi cứ "một tay" làm hết tất cả trong 20 ngày dượng đi biển như thế. Hạnh phúc lúc đó nhìn cô thật lẻ loi và đơn côi....Tôi chỉ mong 10 ngày còn lại, dượng hãy sống đúng vai trò một người chồng, chia sớt gánh nặng với cô tôi, đừng mang tư tưởng giống như ông tài xế kia: "Vợ chỉ là máy đẻ"
Tôi nghĩ mãi về định nghĩa và vị trí của người phụ nữ ở nơi thôn quê. Họ là ai? Họ có được tôn trọng không? Hay chỉ đơn thuần được coi như thứ thấp hơn chồng mình, trong khi phần lớn công việc đều được làm bởi những người chân yếu tay mềm đó?
Tôi nghĩ về tuyên ngôn của các tác giả như Trang Hạ, Tâm Phan: "Phụ nữ, hãy tự làm mình hạnh phúc". Bao giờ thì những người phụ nữ thôn quê ấy, có thể tự làm mình hạnh phúc ?
5. Chuyện khổ cực của những người làm nông nghiệp:
Về quê, tận mắt chứng kiến những người nông dân vất vả ruộng đồng ra sao, chạy trời chạy mưa ra sao cho giữ được từng cây ngô, từng ruộng muối. Mỗi người đều canh tác theo diện nhỏ lẻ, chưa có được sự thống nhất....Lúc ấy, tôi đã ước, có sự kết hợp giữa các nhà khoa học, nhà kinh tế, và người làm nông. Chắc sẽ có những diễn biến khác...
6. Chuyện những ngôi nhà, những cuộc di cư:
Có những ngôi nhà tôi bước vào, trống hươ trống hoác từ đầu đến cuối. Gio thổi gian này luồn qua gian kia, hiu hắt lạnh lẽo, những căn nhà chỉ còn cụ già và con nít, trống vắng buồn bã. Lớp trẻ đều vào Nam lập nghiệp cả, chẳng biết có khá khẩm hơn ko, nhưng với họ, đi là để tìm ra hi vọng cho chính mình. Mảnh đất vốn oằn mình chịu nhiều nắng mưa bão lũ hạn hán, cũng sẽ không thể oằn mình đưa họ đi qua những năm tháng cuộc đời no đủ. Thế nên, họ chọn cách bắt đầu lại ở một miền đất khác.
Làng từ đó cũng buồn hẳn....
Những cuộc di cư...liệu có quay về?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét