My photos

My photos

Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Vài mẹo khi đàm phán với những người khó chịu



Chúng ta đôi khi phải đàm phán với những người khó chịu. Họ có thể ương bướng, kiêu ngạo, thù địch, tham lam, hoặc gian dối. Thậm chí những người bình thường đôi khi cũng trở thành đối nghịch: một đứa trẻ vị thành niên có thể rất đáng yêu lúc này nhưng lại xúc phạm bạn lúc khác. Sếp bạn có thể rất hợp tác và thấu hiểu nhưng đôi khi lại đưa ra những đòi hỏi vô lý vào chiều thứ Sáu.


Ảnh: làm sao thuyết phục được cái người khó tính này? (Nguồn: internet)
Ảnh: làm sao thuyết phục được cái người khó tính này? (Nguồn: internet)


Xây “lối thoát vàng”

Khi đàm phán với người khó chịu, bạn nên xây một “lối thoát vàng”, có nghĩa luôn để cho đối thủ của bạn một lối thoát để giữ thể diện, và cảm thấy chiến thắng một phần. Thậm chí khi sếp bước vào phòng bạn với một đòi hỏi quá đáng, cách bạn từ chối cũng phải để cho ông ấy hiểu ông ấy vẫn được tôn trọng như một người sếp. Bạn nên cho trợ lý của mình biết bạn trân trọng sự đóng góp của cô ấy cho dù bạn từ chối không để cô ấy làm việc ở nhà vài ngày một tuần.

Làm sao giúp cho đối thủ của mình giữ thể diện trong khi vẫn phải bảo vệ lợi ích của mình? Bạn nên trình bày vấn đề sao cho đối thủ đi theo hướng bạn mong muốn. Đặc biệt, bạn nên lôi đối thủ vào để cùng tìm giải pháp. Thật không tưởng là một người khó chịu lại đồng ý với đề xuất của bạn hoàn toàn cho dù ý của bạn có hợp lý đến mức nào. Hãy đưa cho đối thủ vài lựa chọn kiểu như: ông muốn gặp nhau ở văn phòng ông hay văn phòng tôi? Tôi có thể trả một cục hoặc trả thành nhiều lần, cách thanh toán nào tốt cho ông hơn?

Cần đặc biệt để ý đến đối thủ của mình để nhận ra một số ẩn ý hoặc mục đích phía sau của các yêu cầu. Một người không nhiệt tình tham gia vào giải quyết các vấn đề để chốt giá cho vụ mua bán công ty có thể đang mâu thuẫn trong tư tưởng và chưa thật muốn bán công ty của anh ta. Nhận ra điều đó, thay vì cố mua đứt đoạn bạn có thể đưa ra giải pháp liên doanh với một vị trí trong công ty mới cho anh ta.

Lắng nghe để học hỏi

Nếu có một mẫu số chung cho tất cả các cuộc đàm phán thành công thì đó là biết lắng nghe tích cực. Điều này không phải chỉ là nghe xem đối thủ đang nói gì, mà hiểu các ẩn ý đằng sau lời nói đó. Lắng nghe tích cực hay được nói đến nhưng việc thực hành nó thì chẳng phải dễ dàng gì; đó là một kỹ năng mềm đòi hỏi các suy ngẫm và thực hành thường xuyên. Một người biết lắng nghe tích cực sẽ “giải giáp” được đối thủ bằng cách bước về phía họ, hỏi những câu hỏi mở, và khuyến khích họ nói tất cả những gì đang làm họ khó chịu. Bên cạnh đó, “họ cần được biết rằng bạn đã lắng nghe [và thấu hiểu] những điều họ nói”. Vì thế hãy tóm tắt những điều bạn hiểu từ chia sẻ của họ và nhắc lại bằng chính ngôn ngữ của họ. Điều này sẽ có kết quả tốt cho bạn vì “nếu bạn muốn anh ta chấp nhận quan điểm của bạn thì trước hết hãy thừa nhận bạn thấu hiểu quan điểm của anh ta”. Và bạn có thể có ít lựa chọn nhưng bắt buộc phải làm vậy – nếu như không muốn rơi vào bế tắc?

Bạn không phải thích họ

Làm việc với những người khó chịu không có nghĩa bạn phải thích họ, hoặc thậm chí phải đồng ý với họ, nhưng bạn cần thừa nhận là hiểu quan điểm của họ. Lakhdar Brahimi, Công sứ của Liên hợp quốc về Afghanistan, trong vụ 11 tháng 9, đã được giao một nhiệm vụ khó khăn là đàm phán với các tộc trưởng chiến binh, những người đã gây ra bao nhiêu cái chết để kiến tạo một nhà nước ổn định. Ông ta đã nói về sự cần thiết đàm phán với những người khó chịu như sau: “những người dễ thương họ ngồi ở Paris…để chấm dứt chiến tranh và chết chóc bạn phải nói chuyện với những người gây chiến, bất kể họ kinh tởm thế nào…nếu bạn không muốn bắt tay họ, bạn đừng nhận công việc đàm phán này”.

Bất kể bạn đang đàm phán với ai đó rất nguy hiểm hoặc chỉ hơi khó chịu chút, các kỹ năng giống nhau đều đỏi hỏi phải có để đạt được kết quả. Tìm ra xem đối thủ của bạn cần gì và bắt đầu xây dựng các lý lẽ để cho họ biết tại sao giải pháp của bạn lại đáp ứng được nhu cầu của họ. Nếu bạn thành công bạn có thể biến đối thủ thành đối tác!


*** Bài lược dịch từ báo cáo "Quản lý xung đột" của chương trình đàm phán (PON), đại học Harvard, Hoa Kỳ.
*** Tựa bài do Diễn Ngôn đặt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét