Series Hướng Nghiệp - Bài 1: Tổ chức Phi Chính Phủ - Non-governmental Organization (NGO)
Ngay từ những năm đầu đại học, tôi đã xác định ra trường tôi sẽ làm cho các tổ chức Phi chính phủ. Bởi lý do đơn giản là làm việc ở đó tôi sẽ có nhiều cơ hội và vẫn có thể đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội. Làm việc ở các tổ chức phi chính phủ, tôi vừa có thể đáp ứng được những nhu cầu sống của mình, vừa có thể làm việc thiện nguyện, đóng góp sức mình cho sự phát triển của đất nước, của xã hội, đặc biệt là đối với những người nghèo, người thiệt thòi. Giờ đây khi ra trường, ước mơ đó đã trở thành hiện thực. Bài viết này, tôi viết để chia sẻ hiểu biết ít ỏi của mình về loại hình tổ chức Phi chính phủ mà tôi đã từng làm việc.
Có một câu chuyện vui liên quan tới cái khái niệm Phi chính phủ. Khi tôi mới đi làm, mấy cậu bạn cùng phòng tôi suốt ngày trêu là tôi làm cho tổ chức Vô Chính Phủ. Biết là tụi này biết nhưng cố tình trêu mình thôi. Hôm về nhà, một bà ở quê lên chơi hỏi: “Cháu đi làm ở đâu chưa? Mình lễ phép đáp: “Dạ, cháu làm cho một tổ chức phi chính phủ”. Bà trìu mến nói: "Thôi ra trường, có việc làm là tốt rồi, vô chính phủ cũng tốt." Ôi, suýt bật cười trước mặt bà!
I. Tổ chức Phi chính phủ (NGO) là gì?
Hiện nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất chung nào cho loại hình tổ chức này, nhưng theo tôi thì loại hình tổ chức này có đặc điểm chung là các tổ chức này không nằm trong hệ thống các cơ quan trực thuộc chính phủ như văn phòng chính phủ, các bộ, ngành, các UBND. Ngoài ra các tổ chức PCP hoạt động trên tinh thần phi lợi nhuận, có mục đích xã hội cao, có ngân sách hoạt động chính không dựa vào chính phủ. Tuy nhiên, ở một số nước phát triển (Anh, Mỹ, Châu Âu), dịch vụ xã hội công (y tế, vệ sinh môi trường, giáo dục) được Chính phủ trao cho các tổ chức PCP làm và Chính phủ trả phí cho các tổ chức đó. Tổ chức PCP không thể là tổ chức vô chính phủ, bởi vì nếu 1 tổ chức PCP muốn hoạt động tại địa bàn 1 quốc gia nào đó thì phải được Chính phủ đó cấp phép thành lập hoặc cho phép hoạt động và phải thường xuyên báo cáo về hoạt động của mình với cơ quan Chính phủ có thẩm quyền quản lý.
Một số khái niệm tương đồng
Bên cạnh tên gọi Phi chính phủ, còn có một số khái niệm tương đồng khác để gọi các tổ chức dạng này.
II. Có những loại hình phi chính phủ nào?
Hiện tại, ở Việt Nam nếu phân chia dựa theo nơi đăng ký thành lập, thì sẽ có 2 loại hình tổ chức Phi chính phủ đó là:
III. Nguồn vốn của tổ chức PCP ở đâu?
Các tổ chức phi chính phủ có nhiều nguốn vốn đa dạng khác nhau tùy theo từng tổ chức. Nhưng tựu chung lại là các nguồn chính sau đây:
IV. Ai làm việc cho các tổ chức PCP?
Những người nước ngoài thường làm việc trong các tổ chức PCP nước ngoài và thường nắm giữ những chức vụ quan trọng trong tổ chức ấy. Tuy nhiên, gần đây để tiết giảm chi phí, các tổ chức PCP quốc tế bắt đầu sử dụng người địa phương nhiều hơn. Bây giờ đa số nhân sự các NGO quốc tế tại Việt Nam là người Việt, nhiều người trong số họ đi học nước ngoài về. Thường thì làm việc cho các tổ chức PCP đòi hỏi 1 trình độ ngoại ngữ đáng kể do vậy đa phần SV các trường khối ngoại ngữ sau khi ra trường có lợi thế ngôn ngữ thường làm cho loại hình tổ chức này. Thông thường, những người nước ngoài nắm giữ vai trò lãnh đạo tổ chức, nhưng sau khoảng 3 – 5 năm thì họ sẽ chuyển quyền này cho một người nước ngoài khác hoặc một người trong nước (nếu đủ kinh nghiệm và khả năng) để sang nhận nhiệm vụ ở một quốc gia khác.
Ngoài ra còn có 1 số người nước ngoài làm tình nguyện viên cho các tổ chức PCP. Các bạn nên nhớ rất nhiều người làm ở các tổ chức PCP là “trái ngành, trái nghề”. Chính ra, các tổ chức PCP họ rất hiểu giáo dục đại học của Việt Nam nên việc đào tạo lại là không tránh khỏi, do vậy nếu bạn không biết gì giống như “tờ giấy trằng” thì đào tạo dễ hơn là đã bị nhồi nhét mấy thứ linh tinh vào kín đầu rồi. Do vậy, khi đến các tổ chức PCP, họ có rất nhiều chương trình đào tạo dành cho nhân viên để năng cao năng lực và kiến thức cho nhân viên.
V. Các tổ chức PCP làm những gì?
Các tổ chức PCP thường làm những dự án phát triển, với khoảng ngân sách dự án dao động khác nhau, từ vài ngàn USD đến vài trăm ngàn USD, tổ chức lớn có thể có dự án triệu USD. Những dự án này đều dựa trên tinh thần không vì lợi nhuận (non-for-profit). Các tổ chức PCP có nhiều dự án khác nhau, tùy theo tầm nhìn và mục tiêu của mỗi tổ chức, có thể kể ra những lĩnh vực mà các tổ chức PCP đang làm tại Việt Nam:
VII. Những khó khăn khi làm việc cho các tổ chức PCP?
VIII. Để làm cho tổ chức PCP, là một Sinh viên, tôi cần chuẩn bị những gì?
IX. Tôi muốn làm cho các tổ chức PCP, nhưng không biết bắt đầu từ đâu?
Xin chia sẻ với các bạn con đường mà tôi đã đi. Khi bạn mới ra trường, bạn không có một chút kinh nghiệm gì cả, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn không có cơ hội được làm cho các tổ chức PCP. Bạn có thể bắt đầu từ vị trí thực tập sinh (intern) hoặc tình nguyện viên (Volunteer) để tích lũy kinh nghiệm và khẳng định mình. Các vị trí này có thể được trả lương (rất nhỏ) hoặc không được trả lương. Hãy bắt đầu từ những ví trị này, rồi tùy thuộc vào năng lực, khả năng, và sự thể hiện của bạn, bạn sẽ có được cơ hội giữ ở lại làm chính thức hoặc nếu bạn có ý định chỉ thực tập ở tổ chức đó và xin làm chính thức ở một tổ chức khác thì lời khuyên của tôi là nên xin thực tập ở tổ chức PCP quốc tế có tiếng như: Save the children, World Vision, Action Aid, Plan, vv... Trong quá trình thực tập, hãy chịu khó, quan sát, học hỏi những người xung quanh. Đừng nhồi nhét vào trong đầu mình những suy nghĩ cho rằng, những việc nhỏ nhặt là không cần thiết, phí thời gian. Hãy ghi nhớ “mỗi người lãnh đạo giỏi, đều có thời gian là một nhân viên chăm chỉ”.
X. Tôi có thể tìm kiếm cơ hội thực tập, làm việc cho các tổ chức PCP ở đâu?
Để tìm kiếm cơ hội thực tập, hoặc làm việc (nếu bạn đã có đủ kinh nghiệm), xin chia sẻ với các cơ hội sau:
Trần Ngọc Thịnh
Thạc sỹ Quản lý hành chính công
Chuyên gia tư vấn phát triển
TB: Bài viết này, đã viết từ lâu rất lâu trước khi post lên blog của tôi lần đầu tiên [30/8/2007]. Sau một thời gian post lên, có rất nhiều bạn quan tâm tới chủ đề này, nên mình quyết định update lại lần đầu [12/6/2008], lần hai [15/10/2008] và lần ba là ngày hôm nay [18/7/2013] để cung cấp thêm thông tin và trả lời tốt hơn những câu hỏi mà các bạn đã đặt ra cho mình. Các bạn có thể thoải mái share, nhưng xin vui lòng share public để mình có thể đọc comment và phản hồi (nếu cần thiết). Việc đăng lại bài mình sẽ đồng ý nếu bạn liên lạc và xin phép đăng lại.
Có một câu chuyện vui liên quan tới cái khái niệm Phi chính phủ. Khi tôi mới đi làm, mấy cậu bạn cùng phòng tôi suốt ngày trêu là tôi làm cho tổ chức Vô Chính Phủ. Biết là tụi này biết nhưng cố tình trêu mình thôi. Hôm về nhà, một bà ở quê lên chơi hỏi: “Cháu đi làm ở đâu chưa? Mình lễ phép đáp: “Dạ, cháu làm cho một tổ chức phi chính phủ”. Bà trìu mến nói: "Thôi ra trường, có việc làm là tốt rồi, vô chính phủ cũng tốt." Ôi, suýt bật cười trước mặt bà!
I. Tổ chức Phi chính phủ (NGO) là gì?
Hiện nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất chung nào cho loại hình tổ chức này, nhưng theo tôi thì loại hình tổ chức này có đặc điểm chung là các tổ chức này không nằm trong hệ thống các cơ quan trực thuộc chính phủ như văn phòng chính phủ, các bộ, ngành, các UBND. Ngoài ra các tổ chức PCP hoạt động trên tinh thần phi lợi nhuận, có mục đích xã hội cao, có ngân sách hoạt động chính không dựa vào chính phủ. Tuy nhiên, ở một số nước phát triển (Anh, Mỹ, Châu Âu), dịch vụ xã hội công (y tế, vệ sinh môi trường, giáo dục) được Chính phủ trao cho các tổ chức PCP làm và Chính phủ trả phí cho các tổ chức đó. Tổ chức PCP không thể là tổ chức vô chính phủ, bởi vì nếu 1 tổ chức PCP muốn hoạt động tại địa bàn 1 quốc gia nào đó thì phải được Chính phủ đó cấp phép thành lập hoặc cho phép hoạt động và phải thường xuyên báo cáo về hoạt động của mình với cơ quan Chính phủ có thẩm quyền quản lý.
Một số khái niệm tương đồng
Bên cạnh tên gọi Phi chính phủ, còn có một số khái niệm tương đồng khác để gọi các tổ chức dạng này.
- Phi lợi nhuận (Non-for-profit): Xin giải thích rõ để các bạn hiểu, là các tổ chức PCP tuy là tổ chức phi lợi nhuận, nhưng không phải là hoạt động không có lợi nhuận, mà nó “phi lợi nhuận” ở chỗ lợi nhuận không được phân chia cho các mục đích cá nhân mà dùng để duy trì sự tồn tại của tổ chức hoặc tái sử dụng vì mục đích cộng đồng. Vấn đề ở chỗ là nếu không minh bạch về tài chính thì làm sao biết được là lợi nhuận không được chia cho chủ sở hữu mà được tái đầu tư.
- Doanh nghiệp xã hội (Social Enterprise): Đây là một khái niệm mới bắt đầu nổi lên gần đây, bắt nguồn từ Anh. Đây là loại hình lai (hybrid) giữa một doanh nghiệp và 1 tổ chức PCP. Tức là những loại hình tổ chức hoạt động như 1 doanh nghiệp tức là kinh doanh 1 sản phẩm dịch vụ gì đó nhưng mà có định hướng xã hội cao, giải quyết các vấn đề xã hội, và phần lớn lợi nhuận được tài đầu tư lại cho cộng đồng. Do khái niệm này còn đang gây ra tranh cãi nhiều về mặt học thuật và pháp lý, nên ở Việt Nam hiện nay chưa có khuôn khổ pháp lý cho loại hình này.
- Xã hội dân sự (Civil Society): Là khái niệm bao quát nhất để chỉ các các tổ chức PCP, tổ chức phi lợi nhuận, các tổ chức tự nguyện, các câu lạc bộ, các hội nhóm, đoàn thể của công dân nói chung. Khái niệm này dùng phổ biết ở Châu Âu.
- Trụ cột ba (Third Sector): Khái niệm này được sử dụng ở Mỹ, bởi lẽ trong lý thuyết xã hội được sử dụng rộng rãi ở đây, người ta chia xã hội thành 3 trụ cột chính: chính phủ, doanh nghiệp và phi chính phủ. Người ta gọi chung là trụ cột thứ ba để phản ánh vị trí của nó trong kết cấu xã hội.
II. Có những loại hình phi chính phủ nào?
Hiện tại, ở Việt Nam nếu phân chia dựa theo nơi đăng ký thành lập, thì sẽ có 2 loại hình tổ chức Phi chính phủ đó là:
- Tổ chức PCP quốc tế: đăng ký tư cách pháp nhân tại một quốc gia khác. Nó là một tổ chức quốc tế được đăng ký thành lập tại một nước ngoài lãnh thổ đang hoạt động, ví dụ Save the Children/USA, PLAN International, ActionAid, World Vision, Oxfam UK….Các tổ chức PCP đang hoạt động tại Việt Nam được quản lý bởi Ủy ban điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM) và kết nối với nhau thông qua Trung Tâm dữ liệu các tổ chức PCP (NGO-Resource Centre)
- Tổ chức PCP trong nước: do các cá nhân đăng ký thành lập tại quốc gia đó. Tại Việt Nam để đăng ký thành lập tổ chức này thì phải dựa theo nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Ví dụ như Nghị định 88 của Chính phủ về tổ chức PCP, đăng ký thành lập với Vụ các tổ chức PCP của Bộ Nội Vụ. Hay là Nghị định 30/2012 của Chính phủ về Quỹ xã hội/ Quỹ từ thiện. Hay có thể là loại hình Tổ chức khoa học – công nghệ theo Luật Khoa học công nghệ mà đa số là trực thuộc Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA). Hiện tại ở Việt Nam không thể thống kê được có bao nhiêu tổ chức PCP trong nước. Ít nhất cũng có trên 1000 tổ chức PCP trong nước và rất nhiều các loại mô hình câu lạc bộ, trung tâm...vv
III. Nguồn vốn của tổ chức PCP ở đâu?
Các tổ chức phi chính phủ có nhiều nguốn vốn đa dạng khác nhau tùy theo từng tổ chức. Nhưng tựu chung lại là các nguồn chính sau đây:
- Ngân sách chính phủ: Ở Việt Nam thì hầu như có rất ít (hầu như là không có) các tổ chức PCP được nhận tiền tài trợ từ ngân sách nhà nước. Nhưng ở các nước tư bản, nơi mà xã hội dân sự được coi trọng như là 1 trụ cột thứ ba của xã hội bên cạnh chính phủ và doanh nghiệp, thì các tổ chức PCP có phần lớn nguồn tài trợ từ ngân sách chính phủ (bang hoặc liên bang). Bạn có thể thấy các tổ chức PCP của Úc tại Việt Nam thường xin được tài trợ từ ngân sách chính phủ Úc cho các dự án tại Việt Nam, như vậy có thể thấy sự ưu tiên “đồng hương” trong tài trợ phi chính phủ. Điều này cũng cho thấy, mặc dù mang tên phi chính phủ, có nghĩa là nó độc lập về mặt hệ thống chính trị, nhưng không có nghĩa là độc lập về tài chính.
- Hoạt động gây quỹ (fund raising): là một trong những hoạt động mà các tổ chức PCP phải rất “giỏi” để duy trì hoạt động của mình. Hoạt động này giống như là “đi câu” vậy, phải câu được cá mới có tiền mà hoạt động. Do đó, tổ chức PCP nào mạnh thì thường có đội ngũ Fund Raising rất giỏi “đi câu” dự án. Có rất nhiều các gây quỹ khác nhau. Với các tổ chức PCP quốc tế, ở các nước phát triển thì chi nhánh của nó đi gây quỹ, vận động tài trợ để chuyển tiền sang cho các chi nhánh ở các nước đang phát triển làm dự án.
- Viết đề xuất dự án (Proposal Writing): Hàng năm, các tổ chức PCP hoạt động tại địa phương phát hiện những vấn đề bất cập trong mọi lĩnh vực như y tế, giáo dục, nghèo đói….vv và họ đề xuất các dự án sáng tạo, đổi mới và bền vững để gửi cho các quỹ tài trợ đa phương, song phương hay tư nhân. Ví dụ, quỹ từ thiện của Bill & Melinda Gates hàng năm vẫn kêu gọi các đề xuất dự án để tài trợ về các lĩnh vực như HIV, sốt rét hay phát triển thư viện..vv
- Tiền đóng góp/ tài trợ của các tổ chức/cá nhân: Thường các tổ chức PCP hay có những “mạnh thường quân” đứng sau chống lưng, cung cấp một nguồn ngân sách vô cùng dồi dào. Ví dụ như Bill & Melinda Gates Foundation là một quỹ từ thiện tư nhân của tỷ phú Bill Gates. Quỹ Michael and Susan Dell Foundation là do ông chủ tập đoàn máy tính Dells sáng lập. Hay quỹ Citi Foundation của tập đoàn tài chính Citigroup. Các quỹ từ thiện cá nhân (private foundations) được lập ra rất nhiều ở Mỹ. Nhiều bạn thắc mắc tại sao họ lại thích là từ thiện như vậy. Ngoài mong muốn làm từ thiện ra, thì các bạn cũng nên biết là nếu 1 doanh nghiệp Mỹ trích lợi nhuận sang làm từ thiện thì họ sẽ được miễn hoặc giảm thuế. Như thế thì vừa được tiếng, lại vừa được miếng nên tốt quá chứ sao nữa.
IV. Ai làm việc cho các tổ chức PCP?
Những người nước ngoài thường làm việc trong các tổ chức PCP nước ngoài và thường nắm giữ những chức vụ quan trọng trong tổ chức ấy. Tuy nhiên, gần đây để tiết giảm chi phí, các tổ chức PCP quốc tế bắt đầu sử dụng người địa phương nhiều hơn. Bây giờ đa số nhân sự các NGO quốc tế tại Việt Nam là người Việt, nhiều người trong số họ đi học nước ngoài về. Thường thì làm việc cho các tổ chức PCP đòi hỏi 1 trình độ ngoại ngữ đáng kể do vậy đa phần SV các trường khối ngoại ngữ sau khi ra trường có lợi thế ngôn ngữ thường làm cho loại hình tổ chức này. Thông thường, những người nước ngoài nắm giữ vai trò lãnh đạo tổ chức, nhưng sau khoảng 3 – 5 năm thì họ sẽ chuyển quyền này cho một người nước ngoài khác hoặc một người trong nước (nếu đủ kinh nghiệm và khả năng) để sang nhận nhiệm vụ ở một quốc gia khác.
Ngoài ra còn có 1 số người nước ngoài làm tình nguyện viên cho các tổ chức PCP. Các bạn nên nhớ rất nhiều người làm ở các tổ chức PCP là “trái ngành, trái nghề”. Chính ra, các tổ chức PCP họ rất hiểu giáo dục đại học của Việt Nam nên việc đào tạo lại là không tránh khỏi, do vậy nếu bạn không biết gì giống như “tờ giấy trằng” thì đào tạo dễ hơn là đã bị nhồi nhét mấy thứ linh tinh vào kín đầu rồi. Do vậy, khi đến các tổ chức PCP, họ có rất nhiều chương trình đào tạo dành cho nhân viên để năng cao năng lực và kiến thức cho nhân viên.
V. Các tổ chức PCP làm những gì?
Các tổ chức PCP thường làm những dự án phát triển, với khoảng ngân sách dự án dao động khác nhau, từ vài ngàn USD đến vài trăm ngàn USD, tổ chức lớn có thể có dự án triệu USD. Những dự án này đều dựa trên tinh thần không vì lợi nhuận (non-for-profit). Các tổ chức PCP có nhiều dự án khác nhau, tùy theo tầm nhìn và mục tiêu của mỗi tổ chức, có thể kể ra những lĩnh vực mà các tổ chức PCP đang làm tại Việt Nam:
- Xóa đói giảm nghèo
- Chất độc da cam
- Quyền trẻ em
- Khuyết tật
- Bảo vệ động vật hoang dã
- Dân tộc thiểu số
- Dân chủ, nhân quyền, quyền công dân
- Sức khỏe sinh sản
- HIV/AIDS
- Phát triển nông nghiệp nông thôn
- Du lịch dựa vào cộng đồng
- Công nghệ thông tin vì sự phát triển
- Y tế, chăm sóc sức khỏe
- Giáo dục,
- Hệ thống nước sạch và vệ sinh
- Môi trường
- Nâng cao năng lực, đào tạo
- Phòng ngừa thiên tai, trợ giúp nhân đạo…vv
- Làm việc cho các tổ chức phi chính phủ là một cơ hội tốt để bạn có thể xin được một học bổng chính phủ. Bởi lẽ, các học bổng chính phủ là nhằm mục đích phát triển, mà nếu bạn làm trong lĩnh vực phát triển là quá phù hợp rồi. Một số học bổng chính phủ như ADS của Úc thậm chí còn dành ưu tiên cho những người làm PCP. Những người làm PCP khi nộp hồ sơ học bổng ADS không cần phải nộp điểm tiếng anh, mà sau khi trúng tuyển được gửi đi đào tạo tiếng Anh để đủ điểm qua Úc học. Nhiều học bổng khác, tỷ lệ người làm khối PCP đậu học bổng cũng rất cao. Do vậy, bạn nào muốn dành 1 suất học bổng chính phủ thì có thể cân nhắc về làm việc cho PCP. Tuy nhiên, các bạn cũng cần phải hết sức lưu ý là không phải cứ làm PCP là bạn sẽ được học bổng chính phủ. Còn nhiều yếu tố khác quyết định thành công của bạn, như profile của bạn, vị trí của bạn và năng lực của bạn nữa.
- Bạn sẽ có cơ hội nâng cao trình độ ngoại ngữ của mình khi làm việc với người nước ngoài. Hơn nữa khi làm việc với người nước ngoài, bạn sẽ học được ở họ rất nhiều kỹ năng làm việc rất khoa học, và rất nhiều kỹ năng khác. Phải khẳng định rằng các tổ chức PCP là một môi trường học tập và rèn luyện dựa trên thực tiễn xuất sắc nhất. Bạn sẽ thấy may mắn khi được tuyển vào 1 tổ chức PCP lớn và có tiếng, ở đó bạn sẽ thấy sau 1 thời gian ngắn, bạn sẽ trưởng thành vượt bậc, nhanh chóng lột xác và phát triển. Điều này tùy thuộc vào năng lực và nỗ lực của mỗi người. Phải khẳng định rằng, những người xuất sắc đã từng làm cho PCP, có đủ năng lực và kỹ năng để trở thành một nhà lãnh đạo đầy tâm huyết, sáng tạo và rất khoa học.
- Một điều mà tôi rất thích khi làm cho các tổ chức PCP, đó là sự tự do về thời gian, chú trọng tới kết quả công việc. Bạn có thể đi làm muộn lúc 9h sáng, và về muộn lúc 8h tối. Bạn có thể xin nghỉ vài ngày có việc, hoặc đi nghỉ phép, miễn là công việc vẫn hoàn thành. Tất nhiên, điều này là dành cho những người đã đến làm lâu năm, khi còn thực tập, bạn không nên đi làm muộn. Nói chung, ở tổ chức PCP, họ quan tâm tới kết quả công việc, hơn là cách bạn làm nó thế nào.
- Làm việc cho các tổ chức PCP, thường được nhận lương theo dự án, và thường với dự án nước ngoài thì mức lương này tương đối cao so với thu nhập của một người làm công ăn lương thông thường. Tuy nhiên, tùy vào các dự án ngắn hay dài thì mức lương này sẽ được kéo dài theo thời gian dự án đó.
- Làm việc cho các tổ chức PCP bạn sẽ có cơ hội được đi nhiều nơi, điều này rất phù hợp với những người trẻ tuổi, thích khám phá, thích đi đây đó. Chính nhờ làm việc cho khối NGO mà tới giờ mình đã đi được gần hết 63 tỉnh thành của Việt Nam, được ăn nhiều món đặc sản mỗi tỉnh, được gặp gỡ những con người vô cùng thú vị, từ vị Chủ tịch tỉnh đầy quyền uy, tới 1 anh xe ôm, 1 chị bán rau, 1 bác nông dân, nhưng mỗi người trong họ đều có 1 điều thú vị riêng để học hỏi, để trưởng thành.
- Làm việc cho các tổ chức PCP, việc được đi công tác nước ngoài sẽ không còn là giấc mơ. Nhưng ở nhiều tổ chức khi các nhân viên đã có gia đình, nhiệm vụ đi công tác nước ngoài bị đùn đẩy cho những người độc thân.Làm việc cho những tổ chức PCP, bạn có một môi trường làm việc rất tốt. Điều kiện làm việc hiện đại, được trang bị tốt. Các phúc lợi xã hội, các hoạt động hỗ trợ như đào tạo, gửi đi tham gia các khóa tập huấn, nâng cao năng lực sẽ có rất nhiều. Những đồng nghiệp rất giỏi và tử tế, vì là một môi trường làm việc không vì mục đích lợi nhuận nên môi trường làm việc ít cạnh tranh hơn khối doanh nghiệp.
- Làm việc cho các tổ chức PCP, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội có thể xin được học bổng để học cao học ở nước ngoài. Có rất nhiều học bổng dành cho nhân viên của các tổ chức PCP đi học cao học ở nước ngoài, sau đó quay về để tiếp nhận vị trí quản lý của người sếp nước ngoài.
- Làm việc cho các tổ chức PCP, bạn sẽ thấy cảm thẩy rất tự hào, vì với mức lương khá, đủ để bạn trang trải cuộc sống, bạn không phải quá trăn trở, dằn vặt chuyện tiền, dễ sinh ra những thói xấu như tham ô, tham nhũng. Cũng không phải đầu tắt mặt tối, đau đầu, stress như làm doanh nghiệp cho dù lương doanh nghiệp có cao hơn. Hơn nữa với mức lương bạn được hưởng và những công việc bạn làm lại có đóng góp cho xã hội, bạn giúp đỡ được người nghèo, người thiệt thòi.
VII. Những khó khăn khi làm việc cho các tổ chức PCP?
- Ở các tổ chức PCP, họ đòi hỏi kinh nghiệm là chính, bằng cấp là phụ, do vậy các bạn SV mới ra trường thường rất khó kiếm được vị trí chính thức ngay, nhưng kiếm được một vị trí thực tập sinh hay tình nguyện viên để khẳng định mình và được giữ lại là con đường mà tôi đã đi. Đôi khi các bạn cũng phải liều lĩnh một tí, đó là lời khuyên của tôi. Nhiều khi các NGO họ đăng tuyển dụng đòi hỏi rất cao, nhưng không phải ai nộp hồ sơ cũng đáp ứng hết được. Ngày trước, tôi cứ nộp hồ sơ tuyển cho một vị trí mà tôi chưa đáp ứng hết yêu cầu tuyển dụng, tuy nhiên tôi vẫn trúng tuyển vì đơn giản là tôi là người phù hợp nhất. Thời điểm đó, những người khác nộp hồ sơ đều đã có bằng thạc sỹ, nhưng họ đều là phụ nữ và đang chuẩn bị có bầu và họ không thể đi công tác thường xuyên được. Do vậy, cứ liều thử sức, không được thì không buồn, và chờ đợi may mắn mỉm cười với bạn.
- Bạn sẽ phải đi công tác nhiều và rất bận rộn với các dự án, do vậy nếu bạn đã lập gia đình thì chắc chắn chồng hoặc vợ bạn phải hiểu và thông cảm với công việc của bạn. Theo kinh nghiệm của tôi, phụ nữ nên làm cho PCP khi chưa lập gia đình, còn PCP có vẻ phù hợp cho nam giới hơn, vì khá vất vả và phải đi nhiều. Mà phụ nữ thường hay say xe, sức khỏe yếu, có con nhỏ, và phải chăm sóc hạnh phúc của tổ ấm nữa.
- Hơi khó khăn khi bạn có tham vọng chính trị. Bởi khi làm việc cho các tổ chức PCP, bạn thường không có đảng, đoàn gì cả. Bạn sẽ không có chức vụ Bí thư chi bộ gì gì đó để sau này leo cao trong nấc thang chính trị. Nếu bạn có tham vọng chính trị, lời khuyên của tôi là không nên vào PCP làm. Đặc biệt là các tổ chức PCP quốc tế tại Việt Nam mà có dính tới các vấn đề nhạy cảm như tôn giáo, nhân quyền, hay quyền gì đó là thường bị an ninh soi. Bạn làm ở đó, chắc sẽ có tên trong sổ của ngành an ninh.
- Trình độ ngoại ngữ luôn là rào cản đối với nhiều người khi vào làm cho các tổ chức PCP. Dù trình độ chuyên môn rất giỏi, nhưng ngoại ngữ tệ thì khó lòng vào được các tổ chức PCP. Nếu bạn nhắm tới PCP, hãy trau dồi kỹ năng ngoại ngữ ngay khi bạn còn ngồi trên giảng đường đại học.
- Làm việc cho PCP, bạn phải nhanh chóng học cách làm việc khoa học. Bạn phải là người năng động sáng tạo và đa di năng, khi nào cần, bạn cũng có thể hoàn thành công việc. Bạn phải học các kỹ năng quản lý thời gian, xử lý email, đương đầu với stress do các deadline mang tới.
VIII. Để làm cho tổ chức PCP, là một Sinh viên, tôi cần chuẩn bị những gì?
- Một kết quả học tập tốt (học lực khá trở lên)
- Một trình độ tiếng anh tốt (có thể không cần chứng chỉ TOEFL, IELTS) nhưng ít ra cũng giao tiếp được. Nói gì hiểu đấy.
- Một tinh thần ham học hỏi, không giấu dốt, không bảo thủ
- Một lòng đam mê muốn tham gia hoạt động, muốn đóng góp cho tổ chức mình muốn làm.
- Một thái độ làm việc nghiêm túc và khoa học.
IX. Tôi muốn làm cho các tổ chức PCP, nhưng không biết bắt đầu từ đâu?
Xin chia sẻ với các bạn con đường mà tôi đã đi. Khi bạn mới ra trường, bạn không có một chút kinh nghiệm gì cả, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn không có cơ hội được làm cho các tổ chức PCP. Bạn có thể bắt đầu từ vị trí thực tập sinh (intern) hoặc tình nguyện viên (Volunteer) để tích lũy kinh nghiệm và khẳng định mình. Các vị trí này có thể được trả lương (rất nhỏ) hoặc không được trả lương. Hãy bắt đầu từ những ví trị này, rồi tùy thuộc vào năng lực, khả năng, và sự thể hiện của bạn, bạn sẽ có được cơ hội giữ ở lại làm chính thức hoặc nếu bạn có ý định chỉ thực tập ở tổ chức đó và xin làm chính thức ở một tổ chức khác thì lời khuyên của tôi là nên xin thực tập ở tổ chức PCP quốc tế có tiếng như: Save the children, World Vision, Action Aid, Plan, vv... Trong quá trình thực tập, hãy chịu khó, quan sát, học hỏi những người xung quanh. Đừng nhồi nhét vào trong đầu mình những suy nghĩ cho rằng, những việc nhỏ nhặt là không cần thiết, phí thời gian. Hãy ghi nhớ “mỗi người lãnh đạo giỏi, đều có thời gian là một nhân viên chăm chỉ”.
X. Tôi có thể tìm kiếm cơ hội thực tập, làm việc cho các tổ chức PCP ở đâu?
Để tìm kiếm cơ hội thực tập, hoặc làm việc (nếu bạn đã có đủ kinh nghiệm), xin chia sẻ với các cơ hội sau:
- Thường xuyên ghé thăm website của Trung tâm dữ liệu các tổ chức PCP Việt Nam (nơi tập hợp dữ liệu của đa số các tổ chức PCP Quốc tế đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam). Tại đường link này, bạn có thể tìm thấy những thông tin tuyển dụng mới nhất được cập nhật http://www.ngocentre.org.vn/jobs
- Vào đường link dưới đây để đăng ký tham gia vào hòm thư NGO-Opportunities. Sau khi đăng ký thành công, nếu có một tổ chức PCP nào đăng tuyển dụng, hòm thư sẽ gửi một email vào hòm thư của bạn. http://mailman.ngocentre.org.vn/cgi-bin/mailman/listinfo/opportunities
- Vào website www.vietnamworks.com bạn có thể tìm công việc ở các tổ chức PCP bằng việc search nhóm ngành “Phi chính phủ/ Phi lợi nhuận” tại địa chỉhttp://www.vietnamworks.com/ngo-non-profit-jobs-i21-en . Bạn cũng có thể sign in tạo một account và đăng ký chế độ Job Alert cho ngành “Phi chính phủ/ Phi lợi nhuận”, sau khi đăng ký Job Alert thành công, nếu có thông tin tuyển dụng, Vietnam Work sẽ gửi email vào hòm thư của bạn.
Trần Ngọc Thịnh
Thạc sỹ Quản lý hành chính công
Chuyên gia tư vấn phát triển
TB: Bài viết này, đã viết từ lâu rất lâu trước khi post lên blog của tôi lần đầu tiên [30/8/2007]. Sau một thời gian post lên, có rất nhiều bạn quan tâm tới chủ đề này, nên mình quyết định update lại lần đầu [12/6/2008], lần hai [15/10/2008] và lần ba là ngày hôm nay [18/7/2013] để cung cấp thêm thông tin và trả lời tốt hơn những câu hỏi mà các bạn đã đặt ra cho mình. Các bạn có thể thoải mái share, nhưng xin vui lòng share public để mình có thể đọc comment và phản hồi (nếu cần thiết). Việc đăng lại bài mình sẽ đồng ý nếu bạn liên lạc và xin phép đăng lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét