My photos

My photos

Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2015

Chuyện những chiếc nắp chai và giấc mơ con.

Ở nơi làng quê đó, cửa hàng nắp chai là đốm sáng duy nhất. Cửa hàng tạo ra không gian cho bọn trẻ, dạy bọn trẻ học cách tiết giảm, tái sử dụng và tái chế, dạy bọn trẻ cách yêu môi trường. Cửa hàng còn có cả quầy sách cho bọn trẻ mượn về đọc miễn phí. Cửa hàng - trong mắt bọn trẻ là một KHO BÁU. Và tất nhiên là KHO BÁU thì chúng sẽ giấu nhẹm, không muốn chia sẻ. Phàm trong chốn thiếu thốn nhất, con người ta sẽ lo cho bản thân mình trước tiên - là điều dễ hiểu.

Dễ hiểu với bọn trẻ, nhưng lại đau đầu với anh chủ cửa hàng. Một doanh nghiệp xã hội cần nhiều hơn mấy chữ "trách nhiệm với cộng đồng" để tồn tại. Cái đầu tiên là TIỀN ĐÂU?

Anh cũng chân thành chia sẻ, điểm yếu của bản thân là ko thể làm SALES. Anh chỉ làm tốt về mặt Ý TƯỞNG được thôi.
Thế nên nhìn vào mindmap anh vẽ cho hướng phát triển của cửa hàng, tôi hoang mang lắm. Hoang mang vì có quá nhiều ý tưởng hay, nhưng hỏi đến đâu thì anh bảo cái này anh làm một ít, cái kia anh làm một ít, nhưng cái gì cũng dở dang...Có cái thậm chí đã phá sản sau vài lần thử nghiệm.
Tôi không trách cách anh làm theo kiểu "trial and error", nhưng phải xem xét thất bại của mình trong một mức cho phép, để từ đó rút kinh nghiệm, chứ không phải té mãi mà không rút ra được gì, như vậy thì trầy xước nhiều lắm, bản thân cũng kiệt sức đi. Ai chẳng mong mình sức bền lực khỏe để giúp cửa hàng này phát triển dài lâu hơn nữa. Vì hơn cả, đó là tương lai cho cả bọn trẻ ở vùng quê này....

Tôi ngoái đầu lại, nhìn toàn cảnh cửa hàng này, rất "Xanh", rất đáp ứng tiêu chí tiết giảm - tái sử dụng - tái chế, nhưng đâu đó vẫn thấy thiếu sự thống nhất và đồng bộ. Mọi thứ vẫn còn quá rải rác. Tôi nghĩ nếu có thể nhờ một đội Business Consultant để hỗ trợ những kĩ năng kinh doanh cho những người giàu ý tưởng + đam mê đóng góp cho cộng đồng như anh, có lẽ cửa hàng nắp chai sẽ có thể tồn tại dài lâu hơn, vượt ra ngoài cái nỗi sợ thấp thỏm 5 tháng hiện tại.

Trước mắt, tôi nghĩ sẽ nhờ thử bên Enactus ở trường tôi xem sao....

Trước khi ra về, tôi hỏi anh câu cuối cùng, và cũng là mối bận tâm lớn nhất của tôi: "Anh thấy các bạn trẻ ở đây thiếu gì và cần gì nhất?"

Anh bảo:
- Thứ nhất, thiếu SÁCH.
Sách ở đây giống như vàng bạc với các em, các em trân quý nó vô cùng, đọc ngấu nghiến, đọc mê say, và đôi khi không muốn chia sẻ cho bạn cùng biết vì sợ đánh mất kho báu quý giá ấy

- Thứ hai, thiếu THÔNG TIN, thiếu ĐỊNH HƯỚNG.
Mấy em ở đây có đi học thêm thôi mà cứ tối ngày than không có thời gian. Về nhà thì thấy nó lên facebook check in đi chơi này nọ. Nói chung là thiếu thông tin và thiếu định hướng. Nhiều em học lớp 12, hỏi sau này em muốn làm nghề gì, thi trường gì, cũng toàn lắc đầu bảo thi đại thôi anh ah, không biết nữa.

Về quê, thấy quán cafe nhiều hơn lớp dạy tiếng anh hay cơ sở dạy để phát triển bản thân, bất giác lòng tôi buồn một nỗi buồn khó tả. Cũng là những tâm sự như trong bài viết "Khi quê hương không có chỗ cho người trẻ" (http://tuoitre.vn/tin/ban-doc/20150214/thanh-pho-khong-co-cho-cho-nguoi-tre/711930.html). Tôi paste lại một số đoạn như sau:

"Quá nhiều câu hỏi từ những người trẻ. Những câu hỏi không phải để chờ câu trả lời mà chính là thể hiện thái độ và trách nhiệm với cuộc sống.

Quán cà phê ở quê tôi nhiều vô kể, nơi nhiều người đến mài mòn tuổi trẻ của mình trong những câu chuyện phiếm không đầu không cuối, mà chính họ cũng chẳng mấy để tâm.

“Về chưa, cà phê!” là một câu nói quen thuộc vào mùa này, khi thành phố nhỏ quê tôi đang đợi chờ những người trẻ bị mang đi bởi chuyến xe khách mùa hè trở về, mang theo một chút gì mới mẻ. Nhưng thành thực mà nói, những mẩu chuyện về công việc, tiền bạc, quan hệ với đầy sự thỏa hiệp khiến tôi như rụn rã.

Bạn già tôi nói thế hệ của anh là vứt đi, thế hệ trước anh cũng tự nhận mình là vứt đi. Rồi ai vứt nổi chúng tôi đây, khi chính chúng tôi còn không ngửi được mùi mốc meo lên rễ của chính mình

Cái thành phố đâu chỉ già vì có quá nhiều người trẻ ra đi, đâu chỉ già vì quá nhiều cha mẹ trông ngóng con đi học sắp về.

Thành phố già bởi chính những người trẻ ở lại có lối suy nghĩ không khác gì người già, những người trẻ thi công chức mà ích kỉ, yên phận, sống chấp nhận, lỡ theo tiền lệ nhiều hơn một lần nên cả đời không dám nói to. Tôi hỏi bạn: “Sao chuyện đút tiền xin việc lại trở thành một điều thông thường được vậy?” Bạn lắc đầu, trả lời: “Chuyện đó cũ quá rồi.”

*** TÌM GIẢI PHÁP:
1. Thiếu SÁCH:
Trên đường về lại SG, tôi nghĩ ra vài cách, nhưng vẫn cần cân nhắc thêm:
a. Mua sách ở mấy tiệm sách cũ ở Sài Gòn mang về Tây Ninh cho bọn nhỏ.
* Điểm cộng:
- Tích lũy được nhiều đầu sách hay với giá rẻ
- Làm phong phú thư viện sách
* Điểm trừ:
- Ai sẽ chi các khoản mua sách cũ đó
- Làm sao để bảo quản hệ thống sách cũ đó không bị thất lạc thông qua chương trình cho mượn ở cửa hàng

b. Chia sẻ thư viện online cho tụi nhỏ:
* Điểm cộng:
- Đỡ hao tốn thời gian và sức lực cho việc quản lý sách
- Có thể nhân rộng đến nhiều người
* Điểm trừ:
- Không phải nhà đứa nào cũng có máy tính hoặc kết nối mạng ổn định để đọc online
- Các em còn chưa quen hình thức đọc online lắm

=> Đang nghĩ tới có thể làm một cái app liên quan tới việc cung cấp THÔNG TIN và ĐỊNH HƯỚNG cho người trẻ ko?

2. Thiếu ĐỊNH HƯỚNG:
Câu chuyện này thì vẫn còn dài, vì ở quê vẫn còn thiếu nhiều phương tiện và những nhân vật có tầm ảnh hưởng để trực tiếp truyền cảm hứng cho các em.
Ngày xưa mình cũng vậy, mình loay hoay tìm đủ mọi nguồn để có được thông tin về tiếng anh, về học bổng, về du học, v.v Rồi những tháng ngày chật vật luyện IELTS nhưng thiếu tài liệu đủ bề, và còn rất nhiều những lần vấp ngã khác nữa, mà tất cả, đều là do thiếu THÔNG TIN.
Nhưng mình may mắn hơn một xíu, mình được học và được gặp cô Châu. Cô giống như đốm lửa sáng trong những đêm đen ngày đó của mình. Cô là người đã động viên mình cố gắng hết khả năng để thi IELTS, là người đã xốc tinh thần mình lại mỗi khi mình muốn bỏ cuộc. Hơn ai hết, cô đóng một vị trí quan trọng trong bước chuyển mình của mình ngày đó trước khi lên Sài Gòn học.

Và bây giờ, quanh lại với những câu chuyện thiếu thông tin và định hướng của các em ở đây, mình không trách vì mình hiểu, tìm được những thông tin cần thiết đó khổ sở ra sao......Chỉ mong là có thể chia sẻ với các em về những câu chuyện của người truyền cảm hứng, để từ đó các em về tự mày mò thêm, tự đốt đuốc cho chặng tiếp theo của cuộc đời mình.

*********************************
Sứ mệnh "Youth Empowerment" mà VA và cả S to S cùng theo đuổi, là một sứ mệnh cực kì cao cả và rộng lớn.......Rộng lớn đến nỗi, mình thấy mình quả nhỏ bé để có thể cầm đuốc đốt lên cho từng bạn trẻ nơi vùng sâu vùng xa, nơi thiếu thông tin, nơi thừa lạc lối. Các bạn trẻ ở thành phố thì quá thừa mứa cơ hội và thông tin, còn ở những tỉnh thành khác, thì lại quá thiếu.....

Sau chuyến về Tây Ninh, ghé thăm cửa hàng 3 Tờ của anh Tiến và ngồi ngẫm nghĩ lại về những mối quan tâm của mình, mình bắt đầu khoanh vùng từ từ:
- Doanh nghiệp xã hội
- Trách nhiệm cộng đồng
- NPO
- Youth Empowerment/ Youth Development
-  Personal development
- Education

Và mình nhận ra, khi làm ở vị trí người tư vấn hoặc phục vụ, thì cái quan trọng nhất là "It has to serve your customer's need NOT your need"

Vì vậy, mình phải đặt nhu cầu và sở thích, ý muốn của khách hàng lên trên ý kiến cá nhân của mình, dù nó đẹp xấu kiểu gì đi nữa. Đó là bản chất của nền kinh tế phục vụ hiện nay.

Một bài học rút ra hôm nay !






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét