My photos

My photos

Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2017

The New York Times: Những cuộc phỏng vấn đáng nhớ nhất năm 2017

1. Nữ anh hùng Ukraina sợ hãi những phóng viên nước ngoài

Phóng viên: Andrew Kramer

Nhân vật: Amina Okuyeva

Cuộc phỏng vấn đầu tiên của Amina Okuyeva với một phóng viên nước ngoài, hóa ra lại là với một sát thủ giả dạng có ý định ám sát hai vợ chồng bà. Okuyeva cho biết, tay sát thủ giới thiệu mình là phóng viên của tờ báo Pháp Le Monde, nhưng thực ra đó là một sát thủ đến từ Cộng hòa Chechnya (thuộc liên bang Nga). Đến giữa buổi phỏng vấn, ‘phóng viên' bỗng rút súng, quyết giết chết hai vợ chồng. Nhưng Okuyeva luôn mang súng trong người và chống trả, cứu mạng bản thân và chồng mình.

Vì vậy, khi Okuyeva đồng ý gặp Kramer, cuộc phỏng vấn phải diễn ra tại sảnh của khách sạn Intercontinental, có đầy đủ ánh sáng và được bảo vệ nghiêm ngặt.

Okuyeva và chồng
Okuyeva và chồng
Okuyeva và chồng là những nhân vật có chút tiếng tăm ở Ukraina, sau khi tham gia lực lượng bán quân sự tình nguyện chiến đấu chống lại phe nổi dậy do Nga hậu thuẫn ở miền Đông nước này.

Truyền thông Ukraina thường mô tả Okuyeva như một nữ anh hùng đầy máu lửa, sẵn sàng chiến đấu để tồn tại. Nhưng đối với phóng viên Kramer, anh chỉ thấy một người phụ nữ đang sợ hãi. Anh thậm chí còn ghi chú vào cuốn sổ nhỏ: ‘Trán có nếp nhăn'.

Dối với Kramer, Okuyevalà người phụ nữ đang hoảng sợ
Dối với Kramer, Okuyevalà người phụ nữ đang hoảng sợ
Vài tháng sau khi gặp Okuyeva, cũng chính Kramer lại là người viết bài báo ngắn thông báo Okuyeva đã qua đời vì bị ám sát. Tay súng tấn công trốn sau một bụi rậm bên đường.

Tình cờ, Kramer đã viết bài báo đó cũng tại sảnh khách sạn Intercontinental trong lúc chờ ăn tối.

2. Nụ cười ấm áp phủ lên mọi khổ đau

Phóng viên: Frances Robles

Nhân vật: Aileen Ayala

Josue Santos (29 tuổi), con trai của Aileen Ayala (53 tuổi), qua đời vì một cơn đau tim đúng lúc siêu bão Maria tấn công Puerto Rico (Mỹ). Lúc đó việc liên lạc gần như không thể, vì vậy gia đình bà không có cách nào thông báo cho bạn bè rằng con trai của họ đã qua đời.

Phóng viên Robles gặp Ayala đang tổ chức đám tang cho con trai tại nhà tang lễ Salinas Memorial (Puerto Rico), 1 tuần sau khi Santos ra đi mãi mãi.

Tang lễ thường không vui vẻ gì, nhưng tang lễ giữa lúc bão giông thì còn thêm muôn phần khổ sở. Cây đổ đè cả vào xe tang, nước ngập vào trong nhà tang lễ, và muỗi tranh nhau hút máu những người đi đưa ma.

Đám tang của Josue Santos
Đám tang của Josue Santos
Giữa tấn bi kịch, Ayala vẫn có thể nở nụ cười. Robles cho biết, cô bị ấn tượng với nụ cười của Ayala, nụ cười đó như hơi ấm phủ lên mọi khổ đau. Ayala tin tưởng tuyệt đối rằng, những tai họa xảy đến giúp bà mạnh mẽ hơn, như là một sự chuẩn bị cho một ngày nào đó có ai đấy cần đến bà.

Đây là những lời Ayala nói với Robles:

‘Bạn đi ra ngoài và xếp hàng, bởi vì giờ đây làm gì cũng phải xếp hàng. Xếp hàng để lấy gas, xếp hàng để rút tiền. Rồi mọi người bắt đầu nói chuyện với nhau. Tôi mất cái này, tôi mất cái kia. Tôi mất cái mái nhà, tôi mất ô tô. Đến lượt tôi, tôi nói: Tôi mất con trai tôi'.

3. ‘Nhà thờ của Niềm tin'

Phóng viên: Raphael Minder

Nhân vật: Justo Gallego

Tại thời điểm này, ông Justo Gallego, một kiến trúc sư nhà thờ, đã qua đời ở tuổi 91. Ông đang yên nghỉ tại hầm mộ của một nhà thờ còn đang xây dở ở Tây Ban Nha.

Ông Justo Gallego
Ông Justo Gallego
Nhà thờ này, cũng là nhà thờ của chính ông, bắt đầu được xây dựng từ những năm 60. Lý do thời gian xây dựng mất quá lâu, đơn giản là vì thợ xây duy nhất chỉ có một mình ông mà thôi. Chính ông đã xếp từng viên gạch, trát từng mảng vữa để dựng lên nhà thờ này, không cần đến sự hỗ trợ của bất kỳ ai. Ông gọi đây là ‘Nhà thờ của Niềm tin'.

Toàn bộ công trình này do một mình ông Gallego xây dựng
Toàn bộ công trình này do một mình ông Gallego xây dựng
Minder chia sẻ, nhờ giới thiệu của bạn bè, anh hẹn gặp ông Gallego. Nhưng khi đến nơi, ông Gallego quá bận rộn, dường như không có thời gian cho phóng viên và cũng không muốn nói chuyện. Thất vọng, anh đi dạo một vòng và tìm một khoảng đất trống ngồi làm việc riêng.

Đến khi quay lại, may mắn vị kiến trúc sư già đã có hứng thú trò chuyện. Hai người thảo luận về kiến trúc nhà thờ Công giáo, về cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha, và lý do tại sao có nhiều người chấp nhận cống hiến cả cuộc đời vì một mục tiêu duy nhất, mặc kệ người khác có nghĩ gì.

Ông Gallego dành cả đời để thực hiện 'Nhà thờ của Niềm tin'
Ông Gallego dành cả đời để thực hiện 'Nhà thờ của Niềm tin'
Ông Gallego nói rằng, ông không có thời khóa biểu để lên kế hoạch xây dựng, cũng không có bản thiết kế cho nhà thờ. Mọi thứ đều có sẵn trong đầu, mỗi ngày ông lại lấy ra một chút.

4. Cậu bé Syria

Phóng viên: Somini Sengupta

Nhân vật: Muhammad

Muhammad là cậu bé người Syria. Sengupta gặp cậu bé này tại Beirut, thủ đô của Liban, sau khi gia đình cậu trốn thoát khỏi Syria, nơi bị phiến quân IS chiếm đóng.

Muhammad nói rằng, khi còn ở quê nhà, năm em khoảng 9 tuổi, em bị bắt phải xem một buổi hành hình chặt đầu. Em nắm chặt tay mẹ, không muốn nhìn, nhưng cũng không thể quay đi. Vì chứng kiến buổi hành hình đó là việc bắt buộc.

Trẻ em ở Syria (không phải nhân vật trong bài)
Trẻ em ở Syria (không phải nhân vật trong bài)
Đối với một cậu bé con, điều khiến Muhammad khó chịu nhất là những luật lệ áp bức tự do, như không được cắt tóc, không được cởi trần khi bơi.

Sengupta đã viết về Muhammad:

‘Muhammad cắt tóc ngay khi đặt chân đến Beirut, rồi cậu bé nhuộm đuôi tóc thành màu vàng ánh kim và buộc túm lên cao, sau đó bôi thêm sáp tóc. Vậy là giờ cậu bé trông hơi giống con kỳ lân với bộ mặt của một tiểu thiên thần'.

5. Cô gái da đen kỳ quặc và thứ âm nhạc ma mị

Phóng viên: Jenna Wortham

Nhân vật: Kelela

Wortham phỏng vấn cô ca sĩ R&B Kelela tại Pháp, trong lúc cô đang đi tour với nhóm nhạc Anh The XX.

Người dùng Internet xôn xao sau khi Kelela quay trở lại, mang theo thứ âm nhạc kỳ quặc, đầy ma mị, quyến rũ và dễ khiến người ta mê đắm, nhưng lại không hề thấp kém. Một điều nữa khiến người ta phải bàn tán về cô, đó là vì cô tự nhận mình là kẻ lập dị da đen.

Kelela
Kelela
Vài ngày trước khi Wortham gặp Kelela, album ‘Lemonade' của Beyonce, một trong những album cực kỳ sâu sắc về người phụ nữ da đen, đã thất bại tại Grammy. Wortham lo lắng, album mới nhất mất 6 năm mới hoàn thành của Kelela rồi cũng sẽ nhanh chóng đi vào quên lãng.

Wortham bị choáng váng khi Kelela nói về cách cô làm việc bằng cảm xúc để trở thành một nhân vật văn hóa tiêu biểu trong cộng đồng người da đen, và trách nhiệm mà cô gánh vác.

Kết thúc buổi phỏng vấn, Wortham nói: ‘Tôi cảm thấy như đã gần tìm ra được câu trả lời cho những câu hỏi về sự không chắc chắn thường đi kèm với quá trình sáng tạo'.

6. ‘Nhưng anh trông khá đàng hoàng'

Phóng viên: John Branch

Nhân vật: Claudette Craig

Ngôi sao bóng rổ NBA Kevin Durant luôn mặc áo số 35, để tưởng nhớ người thấy của mình, Charles Craig. Năm 2005, Charles Craig bị bắn chết khi đang đứng bên ngoài một quán bar. Lúc đó Craig 35 tuổi, còn Durant mới 16 tuổi.

Charles Craig
Charles Craig
John Branch quyết định viết một bài báo về vụ án này. Tuy nhiên, vì chuyện xảy ra đã quá lâu, nên anh cũng lường trước mọi tình huống khó khăn, như những số điện thoại không còn hoạt động, những cuộc gọi không được trả lời, hay những cuộc gặp sẽ bị từ chối.

Nhưng sau nhiều thất vọng, một cánh cửa đã mở ra, tại Washington. Đó là Claudette Craig, mẹ của Charles Craig. Bà là một phụ nữ già, người nhỏ nhắn, ăn mặc đẹp. Mặc dù bị bất ngờ khi gặp người phóng viên, nhưng bà vẫn nhanh nhẹn mời Branch vào nhà. Branch cho biết, một tấm ảnh của Charles Craig vẫn được đặt ngay ngắn trên bàn ăn.

Bà Claudette Craig
Bà Claudette Craig
May mắn cho Branch, ngày mai bà Craig sẽ chuyển đến bang Georgia để được sống gần gia đình.

Trong nhiều giờ, Branch hỏi bà Craig về người con trai, về những gì bà còn nhớ trong đêm con trai ra đi vĩnh viễn. Bà chưa từng gặp Durant, hoặc có thể từng gặp đôi lần khi ngôi sao bóng rổ còn nhỏ, những lần Charles Craig đưa đám trẻ con về nhà chơi.

Bà Craig thành thật: ‘Tôi không hiểu tại sao tôi lại để anh vào nhà. Tôi không thường mở cửa cho người lạ. Nhưng anh trông khá đàng hoàng'.

7. Cây cầu mới

Phóng viên: Andy Newman

Nhân vật: J. J. Coviello và Solomon Wasserman

Vào tháng 8, phóng viên Newman dừng lại tại trạm nghỉ chân trên đường New York State Thruway (New York, Mỹ), để tìm hiểu ý kiến mọi người về cây cầu mới bắc qua sông Hudson, thay thế cây cầu bị hư hại Tappan Zee.

J. J. Coviello, một nhân viên làm việc gần đó tiếp chuyện với Newman. Coviello bị bệnh Down. Newman nói rằng, trong 25 năm làm phóng viên, anh chưa bao giờ phỏng vấn một người bị Down nếu như đấy không phải một bài viết về vấn đề những người thiểu năng. Nhưng Coviello hiểu khá rõ về cây cầu và có kế hoạch sẽ đi qua cây cầu mới vào tuần tới để về thăm gia đình.

Coviello nói rằng anh đang cảm thấy ‘hồi hộp' và cho rằng ‘đây sẽ là một trải nghiệm hay'.

J. J. Coviello cảm thấy 'hồi hộp' vì sắp được đi qua cây cầu mới
J. J. Coviello cảm thấy 'hồi hộp' vì sắp được đi qua cây cầu mới
Newman nói về Coviello trong bài báo của mình mà không đề cập đến tình trạng của người đàn ông này, bởi vì theo anh đề cập đến chứng bệnh đó ở đây là không phù hợp.

Newman thích thú khi thấy Coviello phấn khích vì một cây cầu mới. Đối với những ai biết về căn bệnh này, thì trường hợp của Coviello không có gì đặc biệt. Nhưng đối với Newman, anh cảm thấy như anh đã hiểu thêm về thế giới này thêm một chút.

Cùng ngày hôm đó, Newman gặp Solomon Wasserman, một nhà sáng chế. Đây là một người đàn ông to béo và luôn vui vẻ. Ông sáng tác một vài câu hát về cây cầu theo âm điệu của bài hát ‘If I Were a Rich Man'.

Bài hát ngắn của ông Wasserman như sau: ‘Cả ngày dài tôi sẽ hát, tôi sẽ ăn mừng, cây cầu kỳ diệu của chúng ta'.

Newman cho biết, anh rời trạm dừng chân mà miệng cười toe toét.

(Theo The New York Times)

Source: http://tiin.vn/chuyen-muc/song/nhung-cuoc-phong-van-dang-nho-nhat-nam-2017.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét