My photos

My photos

Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 15 tháng 12, 2017

Teaching có gì hay ho?

Rốt cuộc, Teaching có gì?

Note lại vài dòng để sau này nhìn lại còn nhớ. Và nhắc lại một thời luôn khao khát được học Teaching vì thấy sự cần thiết phải học nó - cho một số việc trong tương lai. Nhớ hồi đó lúc còn đi tình nguyện ở VN, đã luôn thấy bất lực mỗi lần phải dạy nhóm trẻ nào đó, vì mình thiếu kiến thức sư phạm, ko biết dạy sao cho hay cho đúng. Gio thì biết biết hơn được chút rồi hen :)

1. Teaching là gì?

Teaching là dạy và truyền đạt kiến thức. Nhưng teaching ở các nước phát triển khác ở VN. Và mình rất thích cách teaching ở các nước phát triển.

Cách teaching ở VN gọi là traditional teaching. Teacher mainly transmit the knowledge and students are the passive recipient. No creative and critical thinking are encouraged. Lack of groupwork and development of interpersonal skill, social skill, ICT skill. For more information, vô coi bộ General Capabilities of Australian Curriculum.

Teaching ở đây thì 2 chiều. Teacher chỉ đóng vai trò là facilitator guide students to explore and build up the knowledge by themselves. Thường mấy cách học phổ biến là sẽ dùng inquiry-based learning, rồi tới direct teaching, hoặc là áp dụng problem-based learning. Rất hay !

2. Các bước trong Teaching là gì?

- Warm-up activity: Phải captivate được students' attention and arouse their interest thì mới bắt đầu dạy được. Dù gì tụi nó cũng là con nít, vui và có hứng thú thì mới học được.

- Vô bài: Lesson should include many activities that both encourage individual work and teamwork. Must have teamwork (theo phong cách dạy cá nhân của mình) - Có nhiều cách để chia team (chia theo khả năng, chia theo trình độ, chia theo sở thích, chia randomly, strategic grouping - mỗi nhóm có 1 đứa giỏi để nó hỗ trợ những đứa còn lại - allocate specificl role cho mỗi đứa trong team luôn)

Các classroom activities cũng nên đa dạng và linh hoạt (For more information, see Multiple Intelligence).

Teaching quan trọng ở 1 điểm nữa là phải BUILD UP TỪ TỪ (For more information, see Bloom Taxonomy).

Dạy tụi nhỏ, phải dạy từ những thứ căn bản nhất - sau đó test kiến thức - tụi nó vững rồi mới nâng cao lên. Kiến thức nâng cao đó nên được mở rộng từ kiến thức nền đã dạy.

Bên đây rất chú trọng critical and creative thinking của bọn nhỏ. Mình rất thích !

Đưa ra challenge phù hợp để kích thích bọn nó học. Khó quá sẽ phản tác dụng, làm bọn nó ko muốn học nữa. Dễ quá thì bọn nó chây lì, không có engagement in learning.

Kiến thức dạy, nên cố gắng làm nó gần với thực tế nhất có thể. Ko có cái theoretical subject nào mà thu hút được người học cả. Chỉ có cái nào practical mới thu hút. Học mà ko xài được trong thực tế thì học chi?

- Kết bài: Học xong rồi thì phải test kiến thức mấy ẻm coi mấy ẻm nhớ được cái gì của bài học hôm nay. Có thể cho làm Exit Ticket, mini-test hay gì đó.

3. Assessment bao gồm những loại gì?
Bên này, assessment có 2 dạng: Formative và Summative.

- Formative assessment:
Hồi đó đi học ở VN, đủ thứ bài kiểm tra ám ảnh luôn. Nào kiểm tra miệng, 15', 1 tiết, cuối kì, đầu kì, giữa kì, v.v. Bên này ít kiểm tra hơn 1 chút. Nó lồng những bài kiểm tra đó vào các hoạt động luôn.
Vd dạy xong kiến thức A rồi, cho tụi nó làm 1 hoạt động liên quan tới kiến thức A đó. Performance của tụi nó trong hoạt động đó sẽ được graded và ghi vào như 1 cột điểm ở VN. Tụi nó vừa chơi vừa học, vừa có điểm luôn, ko quá áp lực như ở VN. Ở VN hay hô hào test test, nghe tới chữ test thôi là thấy 1 cục áp lực đè lên ngực rồi thì sao nó perform tốt nổi hì hì.

- Summative assessment:
Cái này là test chính hiệu nè nhen. Cuối kì hoặc cuối 1 chương học, bọn nó phải làm test, giáo viên canh giờ, gác thi như ở VN vậy đó. Điểm này cũng là 1 cột điểm luôn. Cái này thì nghiêm trọng hơn. Nhưng mà thầy cô cũng khá là flexible trong summative assessment này. Ko nhất thiết lúc nào cũng phải là test. Có thể là group presentation, group assignment, a performance, etc. Nói chung chú trọng vào sự hứng thú của người học và độ thực tế của kiến thức.

4. Teaching mà gặp mấy đứa quậy quậy phải làm sao?

- Đầu tiên là phải tìm ra nguyên nhân tại sao bọn hắn lại quậy quọ, có behavioral issue như thế.
Tìm ra root cause rồi mới tính tới solution.

- Có nhiều biện pháp cho behavioral issues, mỗi trường ở bên này sẽ có school policy riêng. Vd như warning lần 1 thì ghi tên lên bảng, warning lần 2 thì move him/her to another place, warning lần 3 thì mời ra khỏi lớp, warning lần 4 là cho lên ngồi uống trà xơi nước với House Leader, warning lần 5 là lên gặp Hiệu trưởng nghen bưởi, mời ba mẹ zô luôn.

5. Teaching bên này có dễ không?
Cũng khó xơi lắm à nghen.
Teaching ở VN theo trí tưởng tượng của mình thì chỉ cần lên lớp giảng dạy xong rồi về.
Bên này thì ko. Teacher có rất nhiều trách nhiệm. Phần vì quyền trẻ em ở đây được coi trọng, nên phải đặc biệt chú ý khi giảng dạy. Nhiều thứ phải nghĩ khi dạy lắm

- How to make an inclusive learning environment, when your lesson can cater to the needs of ALL the students.
Một lớp có thể có đủ thứ thể loại, nào là học giỏi siêu việt, nào là học dở bá cháy bò chét, trình độ chênh lệch 1 trời 1 vực, rồi các thành phần quậy phá ko chịu học, rồi bị bệnh này bệnh kia (e.g: ADHD, Autism, etc). Giao viên phải suy nghĩ làm sao để diversify cái bài học để meet learning needs của từng đứa như vậy. Khó lắm chứ hổng đùa đâu à nghen.

- You do not simply teach them. There is a thing called "Partnership". Teacher is in partnership with school, other classroom teachers, parents, the community.

Teacher như juggler vậy, phải cân hết mấy mối quan hệ đó. Nhiều khi cũng hack não dã man con ngan. Khi thì school giao nhiều paper work và task cho Professional Development quá làm teacher xoắn não. Chấm bài, soạn bài cho học sinh chưa đủ mệt ha mà còn phải làm mấy paperwork đó. Rồi còn phải làm việc với parents, Nhiều parents cũng củ chuối lắm. Nhiều parents thì là dân migrants nên tiếng anh ko biết, phải cần người phiên dịch. Nhiều parents khác thì hổng care con họ học hành ra sao. Teacher phải đi kiếm họ như đeo đuôi celebrity vậy đó, mới gặp được họ, mới nói là uh con ông bà học hành ở trường thế này thế kia. Parents là một phạm trù siêu phức tạp. Community thì phải cộng tác với các organizations trong community để tổ chức excursion hoặc chương trình hướng nghiệp này kia cho bọn nhỏ. Chưa kể, mấy trường hợp mà có ADHD, Autism, Disability này kia. Giao viên phải cooperate with specialist và Teacher Aid để lên Individual Learning Plan cho tụi nó để dạy sao cho thích hợp và lên liệu trình điều trị thích hợp, cũng như adjust learning goal phù hợp với khả năng của tụi nó. Nhiều việc phết đấy chứ :))

Nhưng teaching có trái ngọt :)

Mình nghĩ điều duy nhất níu giữ mình với teaching là vì bọn nhỏ.
Bọn nó khá dễ thương và tình cảm. Mình hay thương nhất là mấy đứa migrants. Bọn nó còn nhỏ xíu, đã phải sang một đất nước xa lạ, học trong một môi trường toàn tiếng anh - ko phải tiếng mẹ đẻ của bọn nó, nhiều khi còn bị bạn bè xa lánh kì thị. Nhưng mà tiếp xúc với mấy đứa migrants đấy sẽ thấy bọn nó có một nghị lực đáng kinh ngạc và nỗ lực đáng nể. Mình thích tiếp xúc với mấy em học sinh migrants ở trường Hampton Park là vậy. Bọn nó dễ thương và tình cảm nhiều :)

Còn nhớ trong cái placement cuối cùng của mình ở trường Dandenong. Có thằng bé lớp 10 kia là newly arrived migrant, cuối buổi học chạy lại, rụt rè nói "Cảm ơn cô vì những bài học hấp dẫn và vui nhộn". Mình nghe xong cảm động lắm.

Hồi xa xưa, từng có ước mơ đi dạy tiếng anh ở mấy vùng xa xôi, ở mấy vùng bọn trẻ sống trong nghèo đói, bom đạn nhưng vẫn đi học tiếng anh. Gio vẫn còn ước mơ đó, nhưng ko biết khi nào mới thực hiện được. Tuy vậy, mỗi lần thấy có bạn trẻ nào đi dạy tiếng anh ở mấy vùng như vậy, lòng luôn cảm kích và ngưỡng mộ.

Đâu ai cấm một cuộc đời vừa làm giáo viên tiếng anh, vừa làm phi công chẳng hạn, vừa làm doanh nhân, vừa làm nhà hoạt động từ thiện. Cuộc đời mà, lắm điều bất ngờ :)


1 nhận xét:

  1. Teaching ở đâu cũng "cực nhọc" và "hạnh phúc" gần giống nhau như thế bạn à. Mình đang dạy ở một trường cấp 2 ở đất Cần Thơ. Mình đọc những chia sẻ của bạn, mình thấy đồng cảm lắm. Môi trường giáo dục ở đâu cũng vậy, người giáo viên luôn muốn học sinh yêu thích môn học mình dạy, nhưng có nhiều điều khó khăn mà chúng ta phải vượt qua để điều đó thành hiện thực...Lúc này học sinh mình đang trong kỳ thi HK I đầy "cam go". Hii... Chúc bạn đạt được ước mơ giảng dạy của mình nhé.

    Trả lờiXóa