Hà Nội những ngày đông rét buốt, ai cũng hối hả vội vã về nhà sau một ngày dài. Nếu được hỏi liệu mùa đông thích nhất là khoảnh khắc nào? Nhiều người ắt sẽ trả lời: "Ấy là khi cùng người thân ngồi ăn cơm, chuyện trò trong căn nhà ấm áp". Nhưng, có những mảnh đời, số phận không định nghĩa được như nào là "nhà". Bởi với họ, chỗ nào có mái hiên, có vỉa hè đều có thể ngả lưng. Thậm chí chỉ là một bãi đất trống!
Trụ sắt trên cao Hà Đông - Cát Linh, đoạn chạy qua hồ Hoàng Cầu (quận Đống Đa, Hà Nội) được dựng lên đầy hoành tráng và sừng sững vốn chẳng phải để làm chốn nương thân. Nhưng suốt nhiều tháng qua, đó được xem là chỗ che nắng che mưa của cặp vợ chồng già những ngày Thủ đô 8 - 9 độ C, lạnh và buốt cắt da cắt thịt. Ông tên Tống Văn Dinh, năm nay 80 tuổi. Còn người bạn đời là bà Trần Thị Huyền, 71 tuổi.
Chuyện tình đi bộ ngược chiều 30 năm của vợ chồng già nhặt ve chai sống dưới chân cầu đường sắt giữa lòng Thủ đô - Ảnh 1.
Hà Nội rét mướt, nhiều người vô gia cư không có chỗ dung thân. Chân cầu đường sắt bỗng trở thành nơi đi đi về về của ông Dinh bà Huyền.
"Có lấy tôi thì lấy, vợ tôi chết rồi không ai nói chuyện cùng..."
Cả ông Dinh và bà Huyền kết luận cho cuộc hôn nhân hơn 30 năm của mình không có gì ngoài chữ "duyên"! Cũng chẳng rõ ông trời se duyên thế nào để rồi hai con người cùng chung một hoàn cảnh gặp gỡ và nên vợ thành chồng.
Rời vùng quê Thái Bình, bà Huyền lên Hà Nội sinh sống đã gần 50 năm. Từ năm 1968 đến 1976, bà làm cấp dưỡng tại Đại học Văn Hóa (Hà Nội). Sau đó, sức khỏe không cho phép nên bà nghỉ việc và ở lại thành phố mưu sinh. Thời điểm đó, bà Huyền như mất đi tất cả: không nghề nghiệp, không gia đình, không một mái nhà. "Chồng cũ chết cách đây 20 năm rồi! Con cái làm công nhân ở khu vực biên giới, cũng nghèo khổ nên chẳng đỡ đần gì được". Bà trở thành người vô gia cư rồi từ đấy bám lấy nghề bán ve chai mà mưu sinh qua ngày.
Chuyện tình "đi bộ ngược chiều" của vợ chồng già ve chai 30 năm sống dưới chân đường sắt trên cao ở Hà Nội - Ảnh 2.
Chuyện tình "đi bộ ngược chiều" của vợ chồng già ve chai 30 năm sống dưới chân đường sắt trên cao ở Hà Nội - Ảnh 2.
Ông Dinh đang tranh thủ nhặt ve chai ở khu vực gần "nhà".
Đến một ngày cách đây hơn 30 năm, tại con đường quanh hồ Hoàng Cầu, bà Huyền gặp ông Dinh như người dưng ngược lối vô tình "vấp" vào nhau. Nhớ lại khoảnh khắc đó, cả hai ông bà đều rất hào hứng: "Bà ấy đi từ dưới lên còn tôi đi tới từ hướng ngược lại. Khi đó tôi mời bà vào quán uống nước nói chuyện", ông Dinh cười móm mém.
"Ông ấy tặng cho tôi một thanh sắt dài 1m" - Là khi nhìn bà Huyền quẩy đôi quang gánh nặng trĩu, ông Dinh vội đưa thanh sắt cho bà rồi bắt chuyện. "Tự nhiên thích nhau thôi chứ chẳng ai bảo gì cả".
Chuyện tình "đi bộ ngược chiều" của vợ chồng già ve chai 30 năm sống dưới chân đường sắt trên cao ở Hà Nội - Ảnh 3.
Chuyện tình "đi bộ ngược chiều" của vợ chồng già ve chai 30 năm sống dưới chân đường sắt trên cao ở Hà Nội - Ảnh 3.
Chuyện tình "đi bộ ngược chiều" của vợ chồng già ve chai 30 năm sống dưới chân đường sắt trên cao ở Hà Nội - Ảnh 3.
Dáng vẻ khắc khổ đã "đeo bám" bà Huyền gần cả đời người nhưng bà chưa bao giờ xem đó là trở ngại, bà vẫn vui vẻ sống mỗi ngày với người bạn đời.
Ông Dinh: "Có lấy tôi thì lấy chứ vợ chết rồi, không ai nói chuyện cùng".
Bà Huyền: "Ờ thì đồng ý!".
Câu tỏ tình ngắn gọn, chân thành đã làm cầu nối đưa 2 con người trước đó vốn xa lạ đến với nhau. Ông Dinh vẫn cho rằng đó là cái duyên trời định để vợ chồng ông giúp đỡ nhau lúc trái gió trở trời. Giống người bạn đời của mình, ông Dinh cũng là người vô gia cư. Thời gian trước khi gặp bà Huyền, ông vào miền Nam nhập ngũ kháng Mỹ. Trở lại Hà Nội, ông hai bàn tay trắng chẳng có gì, cái dáng vẻ khắc khổ in hằn lên khuôn mặt người đàn ông khi đó gần 50 tuổi.
"Gặp được bà ấy, tôi như sang một cuộc đời khác". Ông Dinh vốn sức khỏe yếu lại lủi thủi một mình không biết nương tựa vào ai. Nhưng từ khi về chung một nhà với bà Huyền, ông vẫn thầm cảm ơn ngày đặc biệt của thời xa xưa hơn 30 năm đó. Trải qua bao nhiêu sóng gió hơn nửa đời người, cả 2 đều rất trân trọng nhau. Cuộc sống vẫn cứ trôi qua dù nay đây mai đó nhưng chỉ cần có nhau, với ông bà thế là đủ!
Chuyện tình đi bộ ngược chiều 30 năm của vợ chồng già nhặt ve chai sống dưới chân cầu đường sắt giữa lòng Thủ đô - Ảnh 4.
Ông Dinh chợp mắt đúng 10 phút rồi lại bật dậy trò chuyện với bà Huyền.
Chuyện tình "đi bộ ngược chiều" của vợ chồng già ve chai 30 năm sống dưới chân đường sắt trên cao ở Hà Nội - Ảnh 5.
Chuyện tình "đi bộ ngược chiều" của vợ chồng già ve chai 30 năm sống dưới chân đường sắt trên cao ở Hà Nội - Ảnh 5.
Chuyện tình "đi bộ ngược chiều" của vợ chồng già ve chai 30 năm sống dưới chân đường sắt trên cao ở Hà Nội - Ảnh 5.
Để tránh cái lạnh cắt da cắt thịt những ngày này, ông bà chỉ còn cách đốt lửa sưởi ấm khi đêm xuống.
Phận mưu sinh có khó khăn, vất vả vẫn mong bên nhau đến trọn cuộc đời
Bà Huyền vẫn tự hào bảo cái chân trụ sắt này là "nhà" mình dù nó không tường, không phòng, đã thế 4 bề lại lộng gió. Cứ hễ mưa phùn hay gió mùa, cái chốn này chẳng có gì nhiều ngoài cái lạnh ngấm vào da thịt. Được biết đã trải qua nhiều lần "di cư" và ông bà mới chuyển đến trụ sắt từ tháng 7/2017, đến nay cũng đã bao mùa mưa nắng. "Thời điểm này, có những đêm dài chỉ mong trời thật mau sáng", ông Dinh thở dài nhìn ra xa rồi lại nhoẻn miệng cười một cái.
Dưới mái "nhà" to lớn ấy chỉ toàn là phế liệu kèm vài bà thứ vật dụng sinh hoạt thường ngày. Ông bà còn "thiết kế" chỗ ngủ được bao quanh bởi đống giấy và những thứ đồ người khác bỏ đi. Thứ tài sản quý giá nhất có lẽ là chiếc xe đạp mini cà tàng dựng ngay ngắn và được khóa nhiều lớp cẩn thận. Chiếc xe có giá 200.000 đồng mà theo lời bà Huyền là được một người tốt bụng mua cho. "May nhờ có xe để tôi còn đạp đi bán phế liệu chứ. Nó quý lắm nên phải cất giữ, bình thường có dám ngủ sớm đâu vì sợ mất đồ", bà Huyền kể.
Chuyện tình đi bộ ngược chiều 30 năm của vợ chồng già nhặt ve chai sống dưới chân cầu đường sắt giữa lòng Thủ đô - Ảnh 6.
Bà Huyền hì hục bưng khúc gỗ lớn để đốt tiếp ngọn lửa đang dở.
Chuyện tình đi bộ ngược chiều 30 năm của vợ chồng già nhặt ve chai sống dưới chân cầu đường sắt giữa lòng Thủ đô - Ảnh 7.
Dù xung quanh mọi chuyện ra sao, ông bà vẫn bình thản ngồi bên nhau.
Chuyện tình đi bộ ngược chiều 30 năm của vợ chồng già nhặt ve chai sống dưới chân cầu đường sắt giữa lòng Thủ đô - Ảnh 8.
"Phòng ngủ" khiêm tốn, chẳng có gì của hai ông bà. Bên cạnh là tài sản quý báu nhất của hai người - chiếc xe đạp cà tàng.
Mỗi ngày ông bà vẫn đều đặn tỉnh dậy từ 4h sáng bất kể trời đông trời hạ, chia nhau đi nhặt ve chai cũng được 60.000 - 70.000 đồng. Cứ một người trông "nhà" thì một người đi làm. Khoản tiền cũng chẳng nhiều gì cho cam nên ông bà đâu dám chi tiêu nhiều, bởi thế tiết kiệm được đồng là tiết kiệm liền. Nói về những bữa cơm, ông Dinh cười hề hề: "Cứ khi nào đói thì ăn thôi chứ chẳng có bữa đâu!". Hôm nay mì tôm, ngày mai có thể là bát phở, hôm sau lại chiếc bánh bẻ đôi,... Ngày qua ngày vẫn luôn đều đặn như thế!
Khi đến thăm ông bà lúc đó cũng đã 7h tối, chúng tôi hỏi: "Thế ông bà đã ăn tối chưa?"
Ông Dinh đáp: "Chưa đói, mà lúc trưa người ta cho cơm ăn vẫn còn no lắm".
Chuyện tình đi bộ ngược chiều 30 năm của vợ chồng già nhặt ve chai sống dưới chân cầu đường sắt giữa lòng Thủ đô - Ảnh 9.
Bên kia là những tòa cao ốc sáng đèn, bên này hai ông bà cũng đang thắp sáng cho "ngôi nhà" của mình.
Cùng trải qua 30 mùa đông, may trời thương nên ông bà ít khi ốm đau. Mà chưa bao giờ 2 người cùng ốm 1 lúc để còn thay phiên chăm sóc nhau. Hà Nội đang trải qua những ngày lạnh nhất của mùa đông, cũng nhiều khi trái gió trở trời chân tay đau nhức nhưng chẳng bao giờ ông bà cho phép mình nghỉ ngơi. "Giờ không nhặt ve chai thì không có gì ăn!".
Ông Dinh loay hoay vừa từ đường lớn bước vào "nhà", ông vẫn luôn cười từ đầu buổi gặp gỡ. Bà Huyền bảo ông đang vui nhiều đó vì lúc chiều được người dân tặng cho chiếc áo khoác ấm. Biết hoàn cảnh ông bà đêm đêm đốt lửa, cuốn chăn ngủ ngoài đường, nhiều người dân cũng tranh thủ ghé thăm, biếu quà. "Người này cho mì tôm, người kia cho 10.000 - 20.000, thế là quý lắm rồi", bà Huyền chia sẻ.
Chuyện tình đi bộ ngược chiều 30 năm của vợ chồng già nhặt ve chai sống dưới chân cầu đường sắt giữa lòng Thủ đô - Ảnh 10.
Nhiều người dân tới thăm hỏi, động viên ông bà giữa trời rét.
Tính chuyện sau này, ông Dinh hoạch định rất rõ ràng: "Một là ở lại tiếp tục nhặt ve chai, hai là về quê. Lâu rồi không về quê, mọi thứ có lẽ đã đổi thay nhiều. Nhưng mà dù đi dù ở thì chỉ cần vẫn bên nhau trọn cuộc đời".
Dù cuộc sống khó khăn là vậy nhưng nhìn cách ông Dinh vẫn luôn mỉm cười, bà Huyền vui vẻ nói chuyện, sẽ chẳng ai nghĩ ông bà khổ! Ngược lại ở một khía cạnh nào đó, ấy là niềm hạnh phúc giản đơn nhiều người ao ước. Hỏi ông bà một điều ước, hai người chỉ mong có sức khỏe, không ốm đau để tiếp tục công việc và chăm sóc nhau là vui rồi!
"Chẳng ai mong cảnh màn trời chiếu đất, cũng hy vọng thuê được một căn phòng để ở. Nhưng chưa có tiền, tiền ở đâu ra?".
Chuyện tình đi bộ ngược chiều 30 năm của vợ chồng già nhặt ve chai sống dưới chân cầu đường sắt giữa lòng Thủ đô - Ảnh 11.
Chẳng ai biết ngày mai sẽ như nào, nhưng thôi cứ yêu và thương nhau trọn ngày hôm nay cái đã!
Source: http://kenh14.vn/chuyen-tinh-di-bo-nguoc-chieu-30-nam-cua-vo-chong-gia-nhat-ve-chai-song-duoi-chan-cau-duong-sat-giua-long-thu-do-20171222173245513.chn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét