My photos

My photos

Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

Nhat tu Tuoi tre

Giới thiệu thế, chết anh em”

28/08/2014 14:58 (GMT + 7)
TTCT - Ở cơ quan nọ, có anh nhân viên có năng lực nhưng phẩm chất đạo đức kém quá, đến độ gây ra nhiều điều tiếng tiêu cực cho tập thể.
Sau một thời gian chịu hết nổi, ban lãnh đạo cuối cùng cũng sa thải được anh ta. Dù không thích anh nhân viên, nhưng lãnh đạo cơ quan vẫn đồng ý viết thư tiến cử anh ta với một cơ quan cùng ngành ở tỉnh khác.
Không biết vì thông cảm hay muốn anh ta cuốn gói càng sớm càng tốt, thư giới thiệu đã bỏ qua những gì anh ta gây ra ở cơ quan cũ. Tin đồng nghiệp, lại thấy bằng cấp ngon lành, lãnh đạo cơ quan tỉnh kia nhận anh ta luôn.
Năm sau, có hội thảo ngành, lãnh đạo cơ quan hai tỉnh gặp nhau. Lãnh đạo tỉnh kia nhăn nhó: “Các ông nói nó ngon trớn mà vậy hả. Nó chờ vô biên chế rồi quậy tưng bừng luôn. Giới thiệu thế này, chết anh em”.
Thư giới thiệu tuy không phải là tiêu chí quyết định, nhưng là yếu tố quan trọng tác động đến đánh giá tuyển dụng. Từ lâu, nó trở thành yêu cầu bắt buộc trong quy trình tuyển dụng của các công ty đa quốc gia, cơ sở giáo dục quốc tế và ngay cả một số cơ quan, doanh nghiệp địa phương. Do đó, người ứng tuyển cũng bắt buộc phải chuẩn bị trong hồ sơ xin việc của mình tên tuổi và địa chỉ liên hệ của những người sẵn sàng đề cử mình.
Dĩ nhiên, nếu ứng viên muốn có một hồ sơ ấn tượng, họ cần lựa chọn người giới thiệu phù hợp. Trước hết, bản thân người giới thiệu cần có uy tín về chuyên môn và phẩm chất đạo đức. Sau nữa, người giới thiệu cần có hiểu biết sâu sắc về năng lực và phẩm chất của ứng viên.
Sự hiểu biết này đến từ một quá trình mà hai bên có các trải nghiệm chuyên môn cùng nhau, dù về mặt quyền lực xã hội có thể họ ngang bằng hoặc khác nhau như giáo sư - sinh viên, lãnh đạo - nhân viên, đồng nghiệp - đồng nghiệp.
Trừ trường hợp ứng viên có hồ sơ với các bằng chứng về chuyên môn và đạo đức rất rõ ràng, thông thường nhà tuyển dụng sẽ tìm hiểu kỹ về người giới thiệu cũng như mối quan hệ giữa họ và ứng viên, trước khi liên lạc đề nghị gửi thư giới thiệu. Quá trình này có thể diễn ra mà hoàn toàn không có sự tham gia của ứng viên.
Có trường hợp, một vị giáo sư hay lãnh đạo sẵn sàng viết trước thư ngỏ giới thiệu cho sinh viên hay nhân viên ngay cả khi cơ hội nghề nghiệp tương lai chưa rõ ràng. Sau một thời gian làm việc cùng nhau, với trải nghiệm và cảm nhận của mình, họ đã hoàn toàn tin tưởng vào người được giới thiệu cho một cơ hội công việc nhất định nào đó.
Thậm chí, đôi khi ứng viên được yêu cầu soạn thảo nội dung thư để người giới thiệu chỉnh sửa trước khi gửi nơi tuyển dụng, hoặc đăng lên các trang xã hội như Linkedin.
Điều đáng nói là với văn hóa thư giới thiệu lành mạnh, trách nhiệm san sẻ cho cả ứng viên và người giới thiệu. Nếu người giới thiệu nói sai sự thật về ứng viên như tâng bốc trình độ chuyên môn hay che giấu hành vi đạo đức, uy tín của người giới thiệu sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng.
Không ai dại gì đánh đổi cái danh của mình đi giới thiệu một ứng viên không xứng đáng. Họ cũng cố gắng tránh giới thiệu bà con thân thích của mình vì bản chất của mối quan hệ khó tạo ra được cảm nhận khách quan.
Tại một số quốc gia, việc gửi thư giới thiệu sai sự thật có thể được sử dụng như bằng chứng pháp lý để người tuyển dụng kiện người giới thiệu. Một số công ty chọn cách từ chối đưa tên mình vào danh sách người giới thiệu cho nhân viên cũ. Một số khác thì chọn cách nói thẳng với ứng viên rằng nếu muốn đề cử phải chấp nhận quan điểm khách quan của họ.
Điều này càng được xem trọng hơn trong môi trường học thuật chân chính, nơi cả người giới thiệu và người được giới thiệu đều hiểu rằng “bút sa gà chết” khi uy tín của mình liên quan trực tiếp đến lá thư giới thiệu. Trên hết, họ có trách nhiệm cao với xã hội bằng thái độ rõ ràng với sự không trung thực trong cuộc sống.
Trong hội thảo về cải cách giáo dục đại học gần đây, giáo sư Ngô Bảo Châu có đề cập đến thư giới thiệu từ bên ngoài như một phần trong những cân nhắc tuyển dụng giảng viên đại học.
Giới thiệu mà cứ chăm chăm vào gia phả con anh hai, cháu anh ba... hay cố tình ém đi cho xong như câu chuyện ở trên thì chuyện kêu khóc “chết anh em” còn nhiều.
HUẾ DƯƠNG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét