Đoản khúc về 'kỹ năng săn việc'
Tặng Nguyễn Trương Thiên Trang, cựu sinh viên RMIT Việt Nam, người đã cho tôi cảm hứng viết đoản khúc này.
Những ngày gần đây tôi nhận được nhiều tin vui từ các cựu sinh viên, 'Em tìm được việc làm rồi Phoenix ơi.' Những mẩu chuyện họ kể nghe rất hay, nên tôi ghi lại đây chia sẻ cho thế hệ sinh viên trẻ hơn đang chuẩn bị hành trang săn việc trong những tháng ngày sắp tới.
Think outside of the box
Có những sinh viên mà tôi không tài nào quên được gương mặt của họ, T. là một trong những người ấy. Em thân thiện, vui tính, và khi nói chuyện cho người đối diện cảm giác em có thể bay lên bất cứ lúc nào vì năng lượng tràn đầy, nụ cười tươi rói, và thỉnh thoảng nheo mắt rất duyên. T. kể tôi nghe hành trình học Diploma, lên Bachelor of Economics and Finance, để rồi bắt đầu sự nghiệp trong một công ty truyền thông ở vị trí Điều phối viên dự án. Không những vậy em còn dạy tiếng Anh trong giờ rảnh, và đang nghĩ đến việc tiếp bước tôi trong công việc tư vấn hướng nghiệp.
T. chia sẻ lúc tuyển dụng công ty chẳng để ý em đã học ngành gì, ra trường từ đâu, nhưng rất coi trọng trong quá trình học em đã gom góp được những kỹ năng nào, khi phỏng vấn cá tính em bộc lộ ra sao, thái độ trong thời gian thử việc có phù hợp với đòi hỏi của công ty hay không. Nếu chăm chăm đi tìm những công việc chỉ 'dành cho ngành Kinh tế & Tài chính' thì chắc em đã chẳng ở công việc hiện tại, là vị trí em thích và học hỏi rất nhiều.
Chủ động
P. đến Career Expo thăm một công ty em thích để hỏi về vị trí HR Intern. Em được phỏng vấn tại chỗ và trao đổi thông tin cá nhân. Tuần sau người phỏng vấn em báo rằng công ty đã tuyển được người khác, nhưng chị ấy rất thích thái độ khi phỏng vấn của em, nên đã chuyển CV của em cho công ty bạn nằm trong cùng toà nhà. Thế là em được phỏng vấn và vào làm ở công ty ấy. Em email cám ơn tôi đã khuyến khích em, nhưng thật ra em là người tạo nên sự may mắn ấy. Em chủ động đến Career Expo, trò chuyện vào tạo ấn tượng tốt, vì vậy khi công ty đã tìm được người, nhân viên ấy sẵn sàng giới thiệu em cho công ty bên cạnh.
May mắn chỉ xảy ra với người chủ động tạo ra nó. Cũng tương tự vậy, N. mừng rỡ báo tin em đã được nhận vào một vị trí tại công ty Standard Chartered Bank nhờ một thông tin tuyển dụng do cựu sinh viên đăng trên facebook tôi. Nhưng nếu em không email lên Career Centre nhờ hỗ trợ, không kết nối vào facebook của tôi, không thử nộp đơn vào vị trí ấy, không thi đậu qua các vòng tuyển, không tạo ấn tượng tốt với người tuyển dụng, thì làm sao em có vị trí hôm nay. Tôi hạnh phúc nhìn em tươi cười khoe những gì đã học được trong tháng ngắn ngủi qua, và niềm hãnh diện về công ty hiện rõ trên nét mặt. Em có biết công ty đã tìm người như em lâu như em đã đi tìm công việc mình yêu thích?
Xây dựng mạng lưới
Nếu nhìn toàn cảnh, các bạn sinh viên mới ra trường sẽ thấy rằng bên các công ty cũng cần nguồn nhân lực nhiều như các em cần công việc vậy. Vì vậy, để tăng khả năng tuyển dụng, trước tiên các em cần phải mở rộng mạng lưới chuyên nghiệp của mình. Càng nhiều người biết đến khả năng của các em, cơ hội tìm được vị trí phù hợp lại càng cao. Hay nói cách khác, em càng biết nhiều người đang đi làm, thì khả năng em thấy được các thông tin tuyển dụng càng cao.
Nhưng việc xây dựng mạng lưới này không xảy ra ngày một ngày hai, mà nó cần thời gian và công sức. Hãy tham gia các hoạt động bên ngoài lớp học, dù rất mất thời gian, đem lại sự bực dọc không đâu, có khi còn tạo scandal khó chịu nữa. Nhưng đó là lúc các em học được cách tương tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề, kiểm soát cảm xúc, và xây dựng kỹ năng chuyên nghiệp của mình. Khi tham gia các hoạt động ngoại khoá hay làm tình nguyện viên trong các công tác xã hội, khi giúp cha mẹ làm những việc lặt vặt trong công ty gia đình hay đi làm bồi bàn bán thời gian, các em đang bước những bước chân đầu tiên ra thế giới chuyên nghiệp, từ từ tập khoác lên chiếc áo của người trưởng thành. Con đường ấy không có lối tắt, nên cứ bắt đầu sớm, vấp ngã sớm, rồi đứng lên, đi tiếp và từ từ mọi chuyện sẽ ổn.
Hãy cho rồi sẽ nhận
Trong rất nhiều sự kiện networking, có lúc tôi gần như phải dắt tay các em sinh viên của mình đến giới thiệu với đại diện công ty, giúp các em trò chuyện và kết nối, để rồi sau đó có em thắc mắc, 'nhưng họ đâu có tuyển dụng vị trí em thích đâu; họ đâu có phải là ngành em đang tìm đâu.'
Bài học đầu tiên của kỹ năng tìm việc là hãy chân thành trong việc kết nối với người khác. Hãy đối xử với người trước mặt mình như một người bạn mới mà mình muốn làm quen một cách chân thành nhất. Hãy lắng nghe câu chuyện của họ, tương tác với họ, tìm hiểu về họ. Ai cũng có một câu chuyện rất hay, nếu chúng ta chịu tìm hiểu. Lúc ấy, hãy quên đi mục tiêu tìm việc của mình. Hãy cho họ sự chú tâm của mình, và nhận lại những chia sẻ của họ.
Có thể người trước mặt mình sẽ giúp mình tìm được một vị trí phù hợp, cũng có thể sẽ không. Điều quan trọng không phải là họ có 'hữu dụng' cho mình hay không. Điều quan trọng nhất là mình sẽ từ từ tìm ra được phương pháp thể hiện bản thân mình ở một môi trường chuyên nghiệp một cách thoải mái, tự nhiên nhất. Và lúc ấy, mình sẽ lấp lánh đủ, chiếu sáng đủ để hấp dẫn một vị trí vừa phù hợp với mình.
Kết
Mỗi một người đã đi làm sẽ chia sẻ với các em một kinh nghiệm khác nhau về kỹ năng tìm kiếm việc làm. Riêng tôi, đây là những gì tôi quan sát, thu góp được qua kinh nghiệm bản thân và những câu chuyện của các sinh viên mình. Tôi mong rằng tất cả các em sẽ tìm được công việc mình yêu thích, và hạnh phúc với nó như tôi đang hạnh phúc với công việc của mình. Ráng lên các em nhé.
Ngày 13, tháng 8, 2014
Sài Gòn
Việt Nam
Những ngày gần đây tôi nhận được nhiều tin vui từ các cựu sinh viên, 'Em tìm được việc làm rồi Phoenix ơi.' Những mẩu chuyện họ kể nghe rất hay, nên tôi ghi lại đây chia sẻ cho thế hệ sinh viên trẻ hơn đang chuẩn bị hành trang săn việc trong những tháng ngày sắp tới.
Think outside of the box
Có những sinh viên mà tôi không tài nào quên được gương mặt của họ, T. là một trong những người ấy. Em thân thiện, vui tính, và khi nói chuyện cho người đối diện cảm giác em có thể bay lên bất cứ lúc nào vì năng lượng tràn đầy, nụ cười tươi rói, và thỉnh thoảng nheo mắt rất duyên. T. kể tôi nghe hành trình học Diploma, lên Bachelor of Economics and Finance, để rồi bắt đầu sự nghiệp trong một công ty truyền thông ở vị trí Điều phối viên dự án. Không những vậy em còn dạy tiếng Anh trong giờ rảnh, và đang nghĩ đến việc tiếp bước tôi trong công việc tư vấn hướng nghiệp.
T. chia sẻ lúc tuyển dụng công ty chẳng để ý em đã học ngành gì, ra trường từ đâu, nhưng rất coi trọng trong quá trình học em đã gom góp được những kỹ năng nào, khi phỏng vấn cá tính em bộc lộ ra sao, thái độ trong thời gian thử việc có phù hợp với đòi hỏi của công ty hay không. Nếu chăm chăm đi tìm những công việc chỉ 'dành cho ngành Kinh tế & Tài chính' thì chắc em đã chẳng ở công việc hiện tại, là vị trí em thích và học hỏi rất nhiều.
Chủ động
P. đến Career Expo thăm một công ty em thích để hỏi về vị trí HR Intern. Em được phỏng vấn tại chỗ và trao đổi thông tin cá nhân. Tuần sau người phỏng vấn em báo rằng công ty đã tuyển được người khác, nhưng chị ấy rất thích thái độ khi phỏng vấn của em, nên đã chuyển CV của em cho công ty bạn nằm trong cùng toà nhà. Thế là em được phỏng vấn và vào làm ở công ty ấy. Em email cám ơn tôi đã khuyến khích em, nhưng thật ra em là người tạo nên sự may mắn ấy. Em chủ động đến Career Expo, trò chuyện vào tạo ấn tượng tốt, vì vậy khi công ty đã tìm được người, nhân viên ấy sẵn sàng giới thiệu em cho công ty bên cạnh.
May mắn chỉ xảy ra với người chủ động tạo ra nó. Cũng tương tự vậy, N. mừng rỡ báo tin em đã được nhận vào một vị trí tại công ty Standard Chartered Bank nhờ một thông tin tuyển dụng do cựu sinh viên đăng trên facebook tôi. Nhưng nếu em không email lên Career Centre nhờ hỗ trợ, không kết nối vào facebook của tôi, không thử nộp đơn vào vị trí ấy, không thi đậu qua các vòng tuyển, không tạo ấn tượng tốt với người tuyển dụng, thì làm sao em có vị trí hôm nay. Tôi hạnh phúc nhìn em tươi cười khoe những gì đã học được trong tháng ngắn ngủi qua, và niềm hãnh diện về công ty hiện rõ trên nét mặt. Em có biết công ty đã tìm người như em lâu như em đã đi tìm công việc mình yêu thích?
Xây dựng mạng lưới
Nếu nhìn toàn cảnh, các bạn sinh viên mới ra trường sẽ thấy rằng bên các công ty cũng cần nguồn nhân lực nhiều như các em cần công việc vậy. Vì vậy, để tăng khả năng tuyển dụng, trước tiên các em cần phải mở rộng mạng lưới chuyên nghiệp của mình. Càng nhiều người biết đến khả năng của các em, cơ hội tìm được vị trí phù hợp lại càng cao. Hay nói cách khác, em càng biết nhiều người đang đi làm, thì khả năng em thấy được các thông tin tuyển dụng càng cao.
Nhưng việc xây dựng mạng lưới này không xảy ra ngày một ngày hai, mà nó cần thời gian và công sức. Hãy tham gia các hoạt động bên ngoài lớp học, dù rất mất thời gian, đem lại sự bực dọc không đâu, có khi còn tạo scandal khó chịu nữa. Nhưng đó là lúc các em học được cách tương tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề, kiểm soát cảm xúc, và xây dựng kỹ năng chuyên nghiệp của mình. Khi tham gia các hoạt động ngoại khoá hay làm tình nguyện viên trong các công tác xã hội, khi giúp cha mẹ làm những việc lặt vặt trong công ty gia đình hay đi làm bồi bàn bán thời gian, các em đang bước những bước chân đầu tiên ra thế giới chuyên nghiệp, từ từ tập khoác lên chiếc áo của người trưởng thành. Con đường ấy không có lối tắt, nên cứ bắt đầu sớm, vấp ngã sớm, rồi đứng lên, đi tiếp và từ từ mọi chuyện sẽ ổn.
Hãy cho rồi sẽ nhận
Trong rất nhiều sự kiện networking, có lúc tôi gần như phải dắt tay các em sinh viên của mình đến giới thiệu với đại diện công ty, giúp các em trò chuyện và kết nối, để rồi sau đó có em thắc mắc, 'nhưng họ đâu có tuyển dụng vị trí em thích đâu; họ đâu có phải là ngành em đang tìm đâu.'
Bài học đầu tiên của kỹ năng tìm việc là hãy chân thành trong việc kết nối với người khác. Hãy đối xử với người trước mặt mình như một người bạn mới mà mình muốn làm quen một cách chân thành nhất. Hãy lắng nghe câu chuyện của họ, tương tác với họ, tìm hiểu về họ. Ai cũng có một câu chuyện rất hay, nếu chúng ta chịu tìm hiểu. Lúc ấy, hãy quên đi mục tiêu tìm việc của mình. Hãy cho họ sự chú tâm của mình, và nhận lại những chia sẻ của họ.
Có thể người trước mặt mình sẽ giúp mình tìm được một vị trí phù hợp, cũng có thể sẽ không. Điều quan trọng không phải là họ có 'hữu dụng' cho mình hay không. Điều quan trọng nhất là mình sẽ từ từ tìm ra được phương pháp thể hiện bản thân mình ở một môi trường chuyên nghiệp một cách thoải mái, tự nhiên nhất. Và lúc ấy, mình sẽ lấp lánh đủ, chiếu sáng đủ để hấp dẫn một vị trí vừa phù hợp với mình.
Kết
Mỗi một người đã đi làm sẽ chia sẻ với các em một kinh nghiệm khác nhau về kỹ năng tìm kiếm việc làm. Riêng tôi, đây là những gì tôi quan sát, thu góp được qua kinh nghiệm bản thân và những câu chuyện của các sinh viên mình. Tôi mong rằng tất cả các em sẽ tìm được công việc mình yêu thích, và hạnh phúc với nó như tôi đang hạnh phúc với công việc của mình. Ráng lên các em nhé.
Ngày 13, tháng 8, 2014
Sài Gòn
Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét