My photos

My photos

Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014

Nhặt trên cafebiz thấy hay quá mang về

Muốn làm việc hiệu quả hơn: Hãy theo học các sếp!

Các CEO luôn phải quản lý thời gian, những nguồn lực và hàng tá yêu cầu đa nhiệm trong khi tìm kiếm thời gian và không gian suy nghĩ để ra quyết định và chiến lược then chốt.


Muốn làm việc hiệu quả hơn: Hãy theo học các sếp!
Ai cũng hiểu rằng việc lãnh đạo một công ty là một trong những vai diễn khó khăn nhất trên thế giới. Dù là vận hành một doanh nghiệp nhỏ hay tập đoàn đa quốc gia, các CEO phải quản lý thời gian, những nguồn lực và hàng tá yêu cầu đa nhiệm trong khi tìm kiếm thời gian và không gian suy nghĩ để ra quyết định và chiến lược then chốt.

Điều này đồng nghĩa với việc họ phải phát triển những hệ thống tinh vi và có những mẹo để tối đa hóa năng suất làm việc của mình.

Sau đây là 6 bí kíp làm việc hiệu quả của các CEO được tạp chí Inc. tổng hợp:

Nghĩ giải lao sau mỗi 90 phút

Tony Schwartz, chủ tịch hãng Energy Project cho rằng nên dành ra vài phút giải lao sau mỗi 90 phút làm việc để tối đa hóa hiệu suất của bạn. Lý do là gì? Cơ thể con người cũng như một cỗ máy năng lượng vận hành theo chu kỳ 90 phút suốt cả ngày. Khi chúng ta làm việc gì đó trong hơn 1 tiếng rưỡi đồng hồ, một điều tự nhiên xảy ra là mức độ tỉnh táo sẽ đi xuống và sự tập trung sẽ bị rời khỏi bạn hoặc chúng ta sẽ cảm thấy buồn ngủ. 

Một bí mật khá ngược đời nhằm ổn định mức độ hiệu suất tuyệt vời là sống như một người chạy nước rút. Áp dụng điều này đồng nghĩa với việc hãy làm việc với sự tập trung cao độ nhất vào buổi sáng, không quá 90 phút mỗi lần, sau đó dành ra 1 lần giải lao.

Hãy để mắt bạn nghỉ ngơi, thay vì tìm kiếm một tách cà phê khác, hãy bước ra khỏi chỗ ngồi trong vài phút. 

Tự tạo ra những khoảng thời gian không bị gián đoạn

Không có gì khó chịu hơn là trong những thời điểm bạn cần hoàn thành nhanh công việc trong một dự án lớn thì bị gián đoạn bởi một đồng nghiệp hay sếp khi tiến tới gần bàn làm việc của bạn. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, cần tới 25 phút để trở lại lộ trình làm việc sau mỗi lần bị ngắt quãng.

Điều này chính là lý do khiến Andrew Marsh, CEO hãng Fifth Column Games phát triển một hệ thống giúp mọi người trong công ty của mình có thể làm việc không bị gián đoán. Bằng việc đặt những “chiếc nón yên tĩnh” trên bàn làm việc của họ, những nhân viên có một tín hiệu hữu hình từ đó nhắc nhở mọi người rằng họ không nên bị làm việc trừ trường hợp khẩn cấp.

Andrew Marsh cho biết: “Tôi sử dụng chiếc nón yên tĩnh khi toi đang làm việc trong một dự án phức tạp mà cần sự tập trung. Được tập trung cao độ không bị gián đoạn là công cụ hiệu quả có giá trị dành cho mọi người tai Fifth Column Games”.

Vì vậy khi bạn cần tập trung vào những nhiệm vụ căng thẳng, hãy sử dụng một hệ thống giúp thông báo với mọi người điều này. Từ đó sẽ dẫn dắt họ hình thành thói quen gửi email với những nhiệm vụ không khẩn cấp thay vì ra tận bàn làm việc của bạn.

Muốn làm việc hiệu quả hơn: Hãy theo học các sếp! (1)

Quản lý nguồn năng lượng, không chỉ với thời gian của bạn

Bạn hiểu rằng điều quan trọng là sử dụng kho báu thời gian của mình một cách khôn ngoan, nhưng nó còn thực sự hiệu quả hơn khi bạn cũng quản lý cả nguồn năng lượng của mình. CEO tạp chí The Muse, Kathryn Minshew, người vốn rất yêu thích tối ưu hóa ngày làm việc của cô bằng cách thực hiện những nhiện vụ cần sự tập trung lớn nhất trong suốt thời gian đỉnh cao của mình. Những giờ vàng này là lúc năng lượng của cô đạt mức cao nhất. Những cuộc họp hay gặp gỡ được cô tránh khỏi những giờ này và chuyển sang các giờ khác trong ngày.

Nếu bạn là con người của buổi sáng, hãy làm những việc quan trọng trước, để dành những việc vụn vặt, ít tư duy sau khi năng lượng của bạn đang yếu dần. Nếu bạn không chắc mình làm việc tốt nhất thời điểm nào, hãy thử theo dõi 1 tuần làm việc của bạn để tìm ra quy luật.

Đừng trở thành nô lệ của email

Nhà sáng lập hãng ThinkUp, Gina Trapani có thói quen ưa thích là chỉ kiểm tra email vào một vài thời điểm nhất định trong ngày. Tại sao lại vậy? Thay vì cảm thấy bạn phải phản hồi email sau vài phút xuất hiện trong hộp thư đến, bạn có thể tiết kiệm thời gian và tập trung vào việc thiết lập một kế hoạch kiểm tra và trả lời email hiệu quả. Ví dụ, một lần vào buổi sáng và một vào cuối ngày.

Tuy nhiên phương pháp này phụ thuộc vào vị trí công việc, sẽ không phù hợp nếu sếp của bạn hay những đồng nghiệp thường muốn nhận được phản hồi một cách nhanh chóng. Nhưng bạn có thể ngạc nhiên khi không ít người ủng hộ chiến lược làm việc hiệu quả này. 

Tim Ferriss, tác giả cuốn sách The four hour work week, cho rằng bạn nên gửi một email đến các đồng nghiệp của mình báo với họ về lịch kiểm tra email của mình, giải thích lý do phía sau nhằm tăng hiệu quả làm việc và đề nghị họ gọi trực tiếp bạn khi khẩn cấp. Bạn cũng có thể thiết lập cơ chế trả lời tự động với thông điệp lúc nào bạn sẽ lại kiểm tra mail và cách để tiếp cận bạn trong trường hợp khẩn cấp.

Giữ email ngắn và lịch sự

Các CEO không có thời gian để đọc những email dài tựa tiểu thuyết hoặc viết chúng. Andrew Torba, đồng sáng lập hãng Kuhcoon cho rằng, thậm chí ông còn thỉnh thoảng viết những email chỉ 1 từ và đề xuất rằng nên giữ email ngắn gọn súc tích, giống như giới hạn 140 từ của Twitter. “Hãy tự thách thức mình để suy nghĩ nghiêm túc và hiệu quả khi kết nối thông qua email hay bất kỳ một dạng giao tiếp nào khác.”

Bằng cách giữa email ngắn và có trọng điểm, bạn không chỉ tiết kiệm thời gian viết chúng mà còn tiết kiệm thời gian của động nghiệp trong việc đọc nó. Nếu bạn thấy việc viết một email ngắn quá phức tạp, hãy lên kế hoạch cho 1 cuộc gọi ngắn (5-10 phút) hiệu quả thay vì một email dài tận 4 trang giấy.

Giao việc, giao việc và giao việc

Bạn dễ dàng trở nên quá tải khi cảm thấy mình phải tự mình làm tất cả mọi việc. Giao việc là một trong những cách thức tốt nhất để quản lý thời gian của bạn. Hãy san sẻ dự án cho những thành viên khác trong đội ngũ của bạn và để bạn tập trung vào phần mình thực hiện tốt nhất. Doanh nhân Daniel Tan Kh cho rằng, không chỉ giao những nhiệm vụ, việc thực sự tin tưởng rằng họ là những người chủ mới sẽ khiến họ có trách nhiệm trọn vẹn trong việc hoàn thành chúng. Sự giao phó công việc là nhiên liệu quan trọng nhất của cỗ máy hiệu suất.

Giao việc không có nghĩa rằng bỏ hoàn toàn nó khỏi công việc của bạn. Những nếu bạn có quá nhiều thứ trên chiếc đĩa của mình, hãy giao một trong những nhiệm vụ cho các thành viên khác trong đội để có thể cống hiến nhiều sự tập trung cho việc đang hiệu quả nhất. Nếu bạn không có đồng nghiệp, hãy tìm đến sự trợ giúp từ bên ngoài như một người làm việc tự do.
******************************************
 

Bớt lướt Facebook, 16 thói quen hàng ngày sau sẽ giúp bạn thông minh hơn!

Để trở nên thông minh hơn không phải là điều dễ dàng xảy ra trong ngày một ngày hai. Thay vào đó, bạn phải xây dựng trí thông minh của mình hàng ngày thông qua những thói quen có chủ đích.

Bớt lướt Facebook, 16 thói quen hàng ngày sau sẽ giúp bạn thông minh hơn!
Sau đây là một số lời khuyên hữu ích dành cho câu hỏi “Tôi nên làm gì để trở nên thông minh hơn một chút qua mỗi ngày?” trên mạng trao đổi Quora.

1. Nghĩ ra 10 ý tưởng mỗi ngày

Hãy nghĩ cách làm sao để giảm tình trạng cảm thấy túng thiếu, cách giải quyết một vấn đề hàng ngày mà bạn mắc phải, ý tưởng về những bộ phim hấp dẫn hay bất kỳ thứ gì. Đừng lo ngại rằng những ý tưởng sẽ thất bại, miễn là bạn đang khiến đầu óc mình hoạt độc và rèn luyện khả năng tư duy của mình. Thậm chí bạn có thể nghĩ tới ý tưởng to lớn hơ như khởi nghiệp hay viết sách.

2. Đọc báo

Thói quen đọc báo sẽ giúp bạn trở nên nhận thức nhiều hơn về những điều quan trọng đang diễn ra khắp thế giới. Bạn sẽ học cách hình thành những ý kiến của riêng mình và kết nối những điểm tưởng chừng không có mối quan hệ với nhau.

3. Tập tư duy đối lập

Hãy nghĩ đến điều gì đó bạn vừa học được, tạo ra một ý kiến riêng biệt về nó mà chưa từng xuất hiện trong đầu bạn. Cố gắng tìm những bằng chứng bảo vệ quan điểm này và mở rộng ý tưởng rằng bằng chứng mới sẽ thay đổi ý kiến của bạn. Lặp lại nó hàng ngày, và bạn sẽ nhanh chóng có được những suy nghĩ sáng tạo tốt hơn so với trước.

Nếu bạn cảm thấy khó khăn, thử đọc và đánh giá phần bình luận của các tờ báo. Chúng sẽ giúp bạn hiểu cách người khác hình thành những tranh luận và bày tỏ quan điểm của mình như thế nào. 

4. Đọc một chương tiểu thuyết hoặc phi tiểu thuyết

Hãy đặt mục tiêu đọc 1 cuốn sách 1 tuần. Bạn luôn luôn có thể tìm ra những khoảng thoài gian ngắn để đọc, có thể trên đường đi làm hoặc trong lúc xếp hàng chờ. Trang Goodreads là cách thức tuyệt vời để lưu trữ tất cả những thứ bạn đọc cũng như là nơi bạn tìm được cộng đồng người yêu sách như mình.

Những cuốn tiểu thuyết là nơi tuyệt vời để bạn hiểu về đặc điểm cũng như tiếp cận được vấn đề dưới góc độ của người khác trong khi những cuốn sách phi tiểu thuyết lại là nguồn cung cấp những nội dung, chủ đề mới từ chính trị đến triết học.

Bớt lướt Facebook, 16 thói quen hàng ngày sau sẽ giúp bạn thông minh hơn! (1)


5. Thay vì xem TV, hãy xem các video giáo dục

Đôi khi, sẽ thú vị hơn nhiều khi theo dõi một chủ đề bạn yêu thích hơn so với việc đọc về nó và bạn có thể học được nhiều điều từ kinh nghiệm của những người khác.

Những nguồn video giáo dục bổ ích bạn có thể xem xét là Khan Academy, TED hoặc kênh Youtube SmarterEveryDay.

6. Lướt qua những nguồn kiến thức ưa thích 

Hãy tạo thói quen như lướt Facebook với các nguồn như Quora, Stack Overflow, một vài blog đặc biệt hay bất kỳ nguồn nào khác thỏa mãn được cơn đói kiến thức của bạn. Đây là thói quen vô cùng dễ dàng nhưng rất hữu ích, điều bạn cần làm là theo dõi những chủ đề hấp dẫn, từ đó đặt ra những câu hỏi của riêng mình. 

7. Chia sẻ những điều bạn học được với người khác

Nếu bạn tìm được ai đó tranh luận và phân tích những ý kiến cùng mình, bạn có thể bổ sung thêm những kiến thức cũng như khía cạnh mới từ người khác. Ngoài ra, khi bạn có thể diễn tả được những ý tưởng với người khác, điều đó có nghĩa là bạn đã nắm chắc nội dung vấn đề. Thậm chí, bạn không cần chia sẻ trực tiếp với người khác, nhiều người dùng các blog để viết ra những điều họ lĩnh hội được.

8. Lập ra 2 danh sách: Những kỹ năng liên quan đến công việc bạn muốn học ngay và danh sách những điều bạn muốn đạt được trong tương lai

Google Docs là công cụ tiện lợi để theo dõi những điều bạn đã vạch ra. Với cả hai, hãy quyết định điều gì bạn muốn học hỏi, từ đó tìm kiếm những nguồn sẽ dạy bạn các kỹ năng này và thực hiện nó hàng ngày. Ví dụ, nếu bạn muốn học hỏi trong lĩnh vực khoa học máy tính, với danh sách đầu tiên bạn có thể học được điều mới từ Python hoặc thử sử dụng MongoDB.

Với danh sách thứ 2, bạn có thể xem đây là những mục tiêu dài hạn như tìm hiểu sâu hơn về marketing hay kiến trúc. Hãy viết ra những bước nhỏ bạn cần để đạt được mục tiêu này bằng cách đọc, tham gia các lớp học hoặc gặp gỡ các chuyên gia.

9. Lập danh sách “Tôi đã làm”

Cuối mỗi ngày, hãy viết ra những điều bạn đã hoàn thành. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn về những điều bạn đạt được, đặc biệt nếu bạn đang cảm thấy chán nản. Nó cũng sẽ giúp bạn thấy rõ mình làm việc hiệu quả ra sao cũng như từ đó điều chỉnh lại danh sách việc cần làm vào ngày mai.

10. Viết ra những gì bạn học được

Bạn có thể bắt đầu bằng một Blog hoặc ứng dụng như Inkpad để giúp cho việc theo dõi những gì bạn học được. Đây không chỉ là cách thức tuyệt vời để ghi lại tất cả những điều bạn đang làm, nó còn là nguồn động lực tốt duy trì tinh thần trách nhiệm của bạn.

11. Kích thích trí não của bạn

Duy trì rèn luyện tư duy hàng ngày là cách tuyệt vời để bộ não của bạn hoạt động và giữ sức mạnh tinh thần của bạn. Một cách khác khá hay để suy nghĩ là đưa ra những quyết định khó khăn hoặc thu nhận những thông tin mới.

12. Học trực tuyến

Hãy tham gia khóa học trực tuyến hữu ích của các trường đại học hay các tổ chức đào tạo. Nhưng hãy đảm bảo bạn không tự làm mình quá tải, cam kết bạn thực sự tập trung theo đuổi 1 hoặc 2 khóa học nào đó bạn cho rằng hữu ích.

Muốn thành công, hãy tự hỏi 6 điều sau mỗi ngày


13. Giao lưu với những người thông minh hơn bạn

Hãy dành nhiều thời gian với những người thông minh khi bạn có thể. Mỗi ngày, bạn nên hẹn gặp cà phê hoặc đi dạo, trò chuyện với một người nào đó truyền cảm hứng cho bạn. 

Luôn luôn tỏ ra khiêm nhường và sẵn sàng học hỏi, không ai sẽ từ chối bạn. Hãy hỏi càng nhiều câu hỏi càng tốt. Nếu bạn luôn luôn ở bên cạnh những người giỏi giang hơn mình, bạn không còn lựa chọn nào khác là học hỏi.

14. Ghi lại những câu hỏi của bạn

Nếu bạn nhìn thấy hoặc nghe thấy về một điều gì đó thú vị, đừng để nó trôi qua. Hãy ghi nhớ, lưu lại những câu hỏi, thắc mắc của bạn, nuôi dưỡng trí tò mò và tìm ra câu trả lời cho chúng.

15. Làm điều gì đó kinh khủng

Vượt qua khỏi vùng thoải mái, thỏa mãn luôn luôn làm chúng ta khôn ngoan hơn. Mỗi ngày, hãy tự đặt bản thân bạn xa hơn 1 chút. Thử nói trước đám đông bằng cách tham gia lớp học ToastMasters, dẫn dẫn buổi họp tình nguyện hay tiếp cận một người nào đó bạn thực sự ngưỡng mộ bằng cách gửi thư tay hay email.

16. Khám phá những vùng đất mới

Nếu bạn không thể du lịch thường xuyên, hãy khám phá những vùng đất mới ngay tại nơi bạn sinh sống. Bạn sẽ gặp gỡ những con người khác nhau, học được điều  mới, hiểu thêm về thế giới. Việc này còn hiệu quả hơn là việc bạn ngồi nhà và xem TV triền miên.
******************************************************************************
 

Bỏ Facebook đi, 19 trang web này sẽ giúp bạn thông minh hơn!

Sau đây là danh sách 19 trang web thực sự sẽ khiến bạn sử dụng thời gian trực tuyến của mình hiệu quả và thông mình hơn.

Bỏ Facebook đi, 19 trang web này sẽ giúp bạn thông minh hơn!
Bạn có đang mệt mỏi với việc lãng phí thời gian vào việc xem những đoạn video nhàm chán hay lăn chuột vô thức liên tục trên bảng tin Facebook? Bạn muốn trở nên hiệu quả hơn trong lần lên mạng tiếp theo?

Sau đây là danh sách 19 trang web thực sự sẽ khiến bạn sử dụng thời gian trực tuyến của mình hiệu quả và thông minh hơn:

Digital Photography School: Hãy đọc những bài viết tại mỏ vàng này để cải thiện kỹ năng chụp ảnh của bạn. Chúng thực sự hữu ích thậm chí nếu bạn là tay mơ mới bắt đầu chụp ảnh. Đây cũng một diễn đàn hay, nơi bạn có thể tìm được cộng động các nhiếp ảnh gia khác để kết nối với họ.

Duolingo: Hãy rèn luyện các kỹ năng ngoại ngữ của bạn với trang web thú vị này với nhiều trò chơi gây nghiện. Đây thực sự là một nền tảng giáo dục đại học chất lượng mà không mất đồng học phí nào. Nếu bạn đang tìm kiếm tài liệu để học ngoại ngữ miễn phí hơn, bạn có thể thử vào BBC Languages.

Factsie: Bạn có biết một con thằn lằn có thể bắn máu của mình thông qua tuyến lệ? Hãy truy cập vào trang web này để tìm ra những sự thật thú vị, bất thường về lịch sử, khoa học, cùng với các nguồn liên kết khác. Một trang web thú vị khác mà bạn có thể tìm hiểu thêm là Today I Found Out.

Fast Company's 30-Second MBA: Đây là nguồn dữ liệu các đoạn clip ngắn do các giám đốc điều hành thực hiện. Bạn sẽ học được nhiều từ những lời khuyên kinh doanh, bài học cuộc sống tuyệt vời và thực sự nhanh chóng.

Freerice: Giúp bạn mở rộng vốn từ vựng nhanh chóng như việc bạn ăn khi đói. Đây là cách tốt nhất để bạn tự cảm nhận về bản thân và học những từ vựng bạn có thể sử dụng trong phần còn lại cuộc đời.

Gibbon: Đây là nơi tổng hợp danh sách nguồn học tập. Người dùng thu thập các bài viết, video giúp ích cho việc học mọi thứ từ chương trình iOS cho đến những câu chuyện kể hiệu quả.

Instructables: Thông qua những đoạn video hài hước, hướng dẫn đơn giản, bạn có thể học làm bất cứ thứ gì từ bệ phóng bóng tennis đến pháo đài ngay sân sau nhà. Bạn cũng có thể gửi những sáng tạo của bản thân và chia sẻ những thứ bạn tạo ra với thế giới. Nếu bạn còn muốn học nhiều hơn nữa, hãy thử ghé trang eHow, đây cũng là nguồn rộng rãi chia sẻ các kỹ năng, từ nấu ăn, trang trí, làm vườn, sửa chữa hay thậm chí là tiết kiệm.

Investopedia: Đây là nguồn thông tin mà bạn muốn tìm hiểu về thế giới đầu tư, thị trường và tài chính cá nhân.

Khan Academy : Bạn không chỉ học được từ kho khổng lồ các chủ đề thông qua các video hữu ích mà còn sẽ có cơ hội thực hành chúng, theo dõi thống kê quá trình học của bạn. Đây là con đường tuyệt vời để bạn vun đắp sâu hơn những nội dung kiến thức bạn đã học hoặc học hỏi thêm điều gì đó mới. Một số trang web thú vị khác có thể kể đến như: Udacity, Coursera, AcademicEarth, Memrise, edX.

Lifehacker: Đây là trang web rất hữu ích, bạn sẽ tìm thấy những mẹo, thủ thuật và tải về những nội dung để hoàn thành nhiều việc trong cuộc sống.

Lumosity: Trang web này đào tạo bộ não của bạn với những trò chơi thiết kế thú vị, khoa học. Bạn có thể xây dựng cho riêng mình chương trình đào tạo cá nhân để cải thiện trí nhớ và khả năng tập trung cũng như theo dõi tiến trình của mình.

Powersearching with Google: Không phải ai cũng biết cách tìm kiếm Google hiệu quả. Hãy học cách tìm kiếm bất cứ thứ gì bạn muốn bằng việc cải thiện kỹ năng tìm kiếm Google của mình từ đây. Và bạn cũng có thể đọc thêm bài viết về 100 mẹo tìm kiếm Google .  

Quora: Hãy để những câu hỏi của bạn nhận được câu trả lời từ những người thông minh hoặc đọc những câu hỏi của mọi người và trả lời giúp họ. Bạn có thể học bất kỳ điều gì từ thủ thuật tăng hiệu quả làm việc đến danh sách những thực phẩm tốt nhất mọi thời đại.

Recipe Puppy : Nhập tất cả những nguyên liệu bạn có trong bếp và công cụ tìm kiếm tuyệt vời này sẽ đem đến cho bạn danh sách tất cả những món ăn mà bạn có thể tạo ra với những gì bạn có. Đây là một phương pháp thú vị để học nấu ăn mà không cần mua hết tất cả mọi thứ trước khi bạn bắt tay vào. Bạn có thể mở rộng thực đơn của mình tại trang AllRecipes.

Spreeder: Đây là phần mềm đọc trực tuyến miễn phí giúp cải thiện tốc độ đọc hiểu của bạn. Chỉ cần dán đoạn văn bạn muốn đọc vào, phần còn lại đã có Spreeder xử lý giúp bạn.

StackOverflow: Đây là trang web hỏi đáp dành cho các lập trình viên, về cơ bản nó sẽ là người bạn tốt nhất đối với các coder. Những nguồn tuyệt vời khác để học lập trình gồm  Learn X in Y Minutes, Codeacademy, W3Schools.

TED-Ed: Đây là một sáng kiến mới được khởi xướng bởi TED với ý tưởng những bài học giá trị từ chia sẻ. Trang web này khơi dậy sự tò mò với người học toàn thế giới bằng cách tạo ra một thư viện các bài học, trao đổi của các chuyên gia giáo dục, nhà biên kịch,… Bạn có thể tạo ra những bài học của chính mình và gửi đến thế giới bằng cách bổ sung những câu hỏi, chủ đề thảo luận và các nguồn tư liệu bổ sung khác như video từ YouTube.

Unplug The TV: Trang web thú vị này gồm những đoạn video cung cấp thông tin cho bạn thay vì xem TV. Những nội dung tại đây khá phong phú, bao gồm các chủ đề như tìm hiểu về con đường tơ lụa,…

Vsauce: Đây là một kênh YouTube cung cấp các sự thật thú vị tốt nhất internet, nơi bạn sẽ nhận ra thế giới của chúng ta kỳ lạ đến thế nào. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu thế giới ngừng quay? Tại sao chúng ta lại cảm thấy buồn chán? Hãy theo dõi các video và tìm ra đáp án cho những thắc mắc của bạn.
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét