Không bề thế hay có lịch sử lâu đời như nhà may Thanh Nữ trong "Cô Ba Sài Gòn", thế nhưng Thiết Lập và Thiện Thưởng là những nhà may lâu đời nhất nhì đất Sài Gòn còn tồn tại đến ngày nay. Mỗi nhà may đi theo một phong cách riêng, nhà Thiết Lập trung thành với chiếc áo dài truyền thống, còn nhà Thiện Thưởng vang danh với những bộ Âu phục tân thời. Hai nhà may ra đời vào thập niên 50 của thế kỷ trước, cùng trải qua những biến cố lịch sử và thăng trầm của thời cuộc, thế nhưng ở mỗi câu chuyện lại đem đến một cảm nhận rất riêng về nghề và tâm.
Cậu Ba, Cô Ba Sài Gòn” ngoài đời thực và câu chuyện thăng trầm hơn nửa thế kỷ bên bàn may - Ảnh 1.
Nhà may Thiết Lập: 3 đời gắn bó với áo dài
Không nhiều người biết rằng ở Sài Gòn có một con phố được mệnh danh là "Phố áo dài". Đoạn đường Pasteur kéo dài từ Nguyễn Thị Minh Khai đến Võ Thị Sáu người ta có thể dễ dàng tìm thấy một "liên minh áo dài": từ cửa tiệm chuyên bán vải vóc, tơ lụa, cho đến nhà may chuyên cắt may áo dài, hay những cửa tiệm thực hiện việc vẽ, trang trí áo dài...
Xuất hiện sớm nhất và cũng là nhân tố đặt nền móng cho con phố đặc trưng này là nhà may Thiết Lập. Năm 1953, bà Nguyễn Thị Bắc rời Quảng Bình tìm đến Sài Gòn để lập nghiệp. Tại đây bà gặp gỡ và lập gia đình cùng ông Trần Khiêm, vốn là những thợ may lành nghề, ông bà chọn một khu đất trên đường Pasteur mở tiệm may áo dài lấy tên là Thiết Lập.
Cậu Ba, Cô Ba Sài Gòn” ngoài đời thực và câu chuyện thăng trầm hơn nửa thế kỷ bên bàn may - Ảnh 2.
Biển hiệu Thiết Lập được làm bằng gỗ vẫn được giữ nguyên từ trước năm 1975 đến nay.
Vào thập niên 50, 60 ở Sài Gòn phong trào mặc áo dài bắt đầu thịnh hành, chiếc áo dài được phụ nữ thành thị ưa chuộng, xem là chuẩn mực của sự lịch thiệp và trang nhã. Những chiếc áo dài của Thiết Lập được cắt may tỉ mỉ và công phu tôn lên nét duyên dáng, nền nã của người phụ nữ, cộng với biệt tài chít ben tạo dáng eo con kiến giúp nhà may của ông bà Bắc nhanh chóng nổi lên như một hiện tượng. Nhiều ca sĩ phòng trà danh tiếng ở Sài thành tìm đến Thiết Lập để sở hữu một chiếc áo dài thời thượng, những thiếu nữ mới lớn cũng khát khao có được một chiếc áo dài Thiết Lập để đến ảnh viện ghi dấu lại thanh xuân.
"Cậu Ba, Cô Ba Sài Gòn” ngoài đời thực và câu chuyện thăng trầm hơn nửa thế kỷ bên bàn may - Ảnh 3.
"Cậu Ba, Cô Ba Sài Gòn” ngoài đời thực và câu chuyện thăng trầm hơn nửa thế kỷ bên bàn may - Ảnh 3.
"Cậu Ba, Cô Ba Sài Gòn” ngoài đời thực và câu chuyện thăng trầm hơn nửa thế kỷ bên bàn may - Ảnh 3.
"Cậu Ba, Cô Ba Sài Gòn” ngoài đời thực và câu chuyện thăng trầm hơn nửa thế kỷ bên bàn may - Ảnh 3.
"Cậu Ba, Cô Ba Sài Gòn” ngoài đời thực và câu chuyện thăng trầm hơn nửa thế kỷ bên bàn may - Ảnh 3.
Những quý cô Sài Gòn thướt tha trong tà áo dài.
Năm 1982 ông bà Bắc sang nước ngoài định cư, nhà may được truyền lại cho em gái của bà Bắc tiếp tục quản lý. Anh Vinh (truyền nhân đời thứ 3 của nhà may Thiết Lập) kể lại: "Má anh theo dì (Bắc) học nghề may áo dài từ năm 13 tuổi. Sau khi dì dượng sang nước ngoài thì má thay dì dượng tiếp quản nhà may Thiết Lập. Ngay từ nhỏ nhìn má may áo dài anh đã tập tành cầm kim chỉ. 7 tuổi đã biết tự khâu vá quần áo. Sau khi tốt nghiệp 12 thì anh chính thức học nghề may, má là người trực tiếp hướng dẫn cho anh may áo dài. Giờ má 80 tuổi sức khoẻ cũng yếu rồi nên lui về làm cố vấn, anh là người tiếp tục công việc của nhà may".
Cậu Ba, Cô Ba Sài Gòn” ngoài đời thực và câu chuyện thăng trầm hơn nửa thế kỷ bên bàn may - Ảnh 4.
Anh Vinh truyền nhân đời thứ 3 của nhà may Thiết Lập.
Trải qua gần 70 năm làm nghề, nhà Thiết Lập vẫn trung thành với chiếc áo dài, anh Vinh tâm sự: "Mỗi quốc gia đều có một bộ trang phục mang bản sắc riêng, với người Việt thì chúng ta vẫn luôn tự hào với chiếc áo dài. Phụ nữ Việt Nam thường có chiều cao khiêm tốn và hơi tròn nên chiếc áo dài có thể giúp họ che được những khuyết điểm, tôn lên đường nét quyến rũ nhưng lại rất thanh lịch. Phụ nữ dù là người Việt hay người ngoại quốc khi khoác lên mình chiếc áo dài cũng trở nên dịu dàng và nữ tính hơn. Chính vì thế anh luôn có tình yêu đặc biệt với chiếc áo dài".
"Cậu Ba, Cô Ba Sài Gòn” ngoài đời thực và câu chuyện thăng trầm hơn nửa thế kỷ bên bàn may - Ảnh 5.
"Cậu Ba, Cô Ba Sài Gòn” ngoài đời thực và câu chuyện thăng trầm hơn nửa thế kỷ bên bàn may - Ảnh 5.
"Cậu Ba, Cô Ba Sài Gòn” ngoài đời thực và câu chuyện thăng trầm hơn nửa thế kỷ bên bàn may - Ảnh 5.
"Cậu Ba, Cô Ba Sài Gòn” ngoài đời thực và câu chuyện thăng trầm hơn nửa thế kỷ bên bàn may - Ảnh 5.
"Cậu Ba, Cô Ba Sài Gòn” ngoài đời thực và câu chuyện thăng trầm hơn nửa thế kỷ bên bàn may - Ảnh 5.
Năm 1989, chiếc áo dài màu hoàng yến của nhà may Thiết Lập đã góp phần giúp cô thợ tóc trẻ Kiều Khanh đăng quang ngôi vị Hoa hậu Áo dài được tổ chức lần đầu tiên, một lần nữa thương hiệu áo dài Thiết Lập lại khẳng định được vị trí của mình trong ngành thời trang Việt.
Cậu Ba, Cô Ba Sài Gòn” ngoài đời thực và câu chuyện thăng trầm hơn nửa thế kỷ bên bàn may - Ảnh 6.
Hoa hậu Áo dài Kiều Khanh đăng quang với chiếc áo dài của nhà may Thiết Lập.
Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, ở mỗi thời kỳ chiếc áo dài lại được biến tấu theo một phong cách khác nhau, nhà may Thiết Lập luôn cố gắng cập nhật xu hướng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhưng vẫn giữ được cái hồn của chiếc áo truyền thống. Cũng vì vậy mà bao năm trôi qua nhiều khách hàng dù không còn sinh sống ở Sài Gòn vẫn thường tìm đến Thiết Lập mỗi khi có nhu cầu may áo dài.
"Lần đó có một cô gái đến nói rằng: bà và mẹ của em đã đến đây để may áo dài cưới, và họ đã có một cuộc sống hôn nhân rất hạnh phúc. Hơi duy tâm một chút nhưng em tin chiếc áo dài ngày cưới thật sự rất quan trọng, nếu nó được may bởi bàn tay của người thợ có tâm và đức thì cô dâu sẽ nhận được lộc phước tốt đẹp đó. Vì vậy em đã tìm đến đây" - Anh Vinh kể lại.
Cậu Ba, Cô Ba Sài Gòn” ngoài đời thực và câu chuyện thăng trầm hơn nửa thế kỷ bên bàn may - Ảnh 7.
Bằng cách cắt vải xéo cho giống với chiếc áo đầm hay lấn một đoạn màu ở 2 bên sườn áo rồi cài hờ hững vào đó một chiếc khuy thùa tay vắt ngang bằng chiếc nút vải, cũng có thể giúp những vòng eo quá khổ của các bà các chị trông như nhỏ lại đến vài phân.
Nói về những dự định trong tương lai anh Vinh bảo rằng anh hy vọng cô con gái (3 tuổi) của anh sau này sẽ tiếp tục theo nghề và duy trì nhà may Thiết Lập. "Thế nhưng anh cũng không ép con gái, nếu con thật sự thích nghề này thì theo, mỗi công việc đều có những vất vả riêng phải đủ đam mê mới đi được đến cùng" - anh Vinh tâm sự.
Nhà may Thiện Thưởng: Hào quang lùi vào quá khứ
Ra đời cùng thời với nhà may Thiết Lập, nhưng nhà may Thiện Thưởng lại chuyên may Âu phục và quân phục. Thời bấy giờ phụ nữ thì chuộng áo dài, đàn ông thì thích mặc Âu phục. Những chiếc áo sơ mi, quần tây được lượt là thẳng thớm, phong dáng trang nhã giúp các quý ông Sài thành trở nên lịch lãm nhưng không kém phần thời thượng.
Nhà may Thiện Thưởng nổi tiếng một thời ở Sài Gòn.
"Sau khi thất bại trong đời học vấn, tôi tìm đến một tiệm may Âu phục trên đường Catinat (nay là đường Đồng Khởi, quận 1) để học may. Một năm thì tôi ra nghề rồi về đường Trương Minh Ký (nay là đường Lê Văn Sỹ) mở tiệm may" - ông Thiện Thưởng (80 tuổi) kể lại.
Nhà may chuyên may các kiểu Âu phục và quân phục.
Những năm 70 khi văn hoá phương Tây du nhập mạnh mẽ vào Sài Gòn, tiệm may của ông Thưởng tấp nập người ra kẻ vào. Thợ may lúc nào cũng tất bật không hết việc. Ông chủ nhà may tự hào kể lại: "Hồi đó tôi được rước vào Dinh Tổng Thống đề may quân phục cho các viên tướng. Tôi vào đo rồi về cắt cho thợ ráp".
Thế nhưng khi đất nước bước vào giai đoạn mới với nền kinh tế mở cửa, quần áo ngoại nhập với giá thành rẻ, mẫu mã đẹp mắt nhanh chóng giành hết khách hàng của những nhà may truyền thống, Thiện Thưởng đã không tránh được cơn lốc ấy. "Tiền công may cao, mà mẫu mã thì không đa dạng bằng nên khách hàng dần ít đi. Nghề này vất vả quá, không có ngày nghỉ nên các con tôi không ai theo nghề" - ông Thưởng thở dài.
Nhà may đã ngưng hoạt động được một năm nay.
Với tình yêu công việc mãnh liệt ông Thưởng vẫn cố gắng duy trì nhà may, mãi đến đầu năm nay khi không còn đủ sức khoẻ để tiếp tục công việc ông mới quyết định đóng cửa nhà may. Hôm nay giữa hàng trăm cửa tiệm thời trang bề thế, sang trọng trên con đường Lê Văn Sỹ, nhà may Thiện Hưởng đã lặng lẽ ngủ yên để nhớ về những hào quang đã qua.
Source: http://kenh14.vn/cau-ba-co-ba-sai-gon-ngoai-doi-thuc-va-cau-chuyen-thang-tram-hon-nua-the-ky-ben-ban-may-20171116234251735.chn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét