Để tôi kể cho bạn nghe một câu chuyện như sau: có một anh chàng được đánh giá là cực kỳ tốt bụng và galant, luôn giúp đỡ và nở nụ cười với gần như tất cả mọi người. Ai cũng thấy vậy, riêng cô bạn gái lâu năm của anh thì không. Lý do đơn giản là vì anh tốt với tất cả mọi người, nhưng với cô thì luôn khắt khe, cau có khó chịu, chẳng một chút galant nào được thể hiện ra.
Câu chuyện trên chỉ là một ví dụ cho thấy hành vi của con người là một khối... không thống nhất. Với mỗi người, chúng ta lại có cách hành xử khác nhau mà đôi khi bản thân cũng không nhận ra. Và thường thì với người thân, bạn sẽ có xu hướng hành xử khắc nghiệt, xuề xòa và thiếu tính tế hơn bình thường.
Nhưng tại sao? Thực ra đây là một vấn đề đã được các nhà tâm lý học quan tâm từ lâu. Trải qua 3 thập kỷ nghiên cứu sâu vào nó, giáo sư tâm lý học Deborah South Richardson từ ĐH Georgia Regents cuối cùng đã xác nhận được bằng chứng về hành vi này, đồng thời đưa ra 3 nguyên nhân lý giải tại sao chúng ta lại có hành vi như vậy.
1. Vì chúng ít trân trọng những mối quan hệ thân tình
Phần lớn thời gian trong ngày, tại trường học hay chốn làm việc, chúng ta tiếp xúc với nhiều người khác nhau: bạn bè, người quen, và cả người lạ. Và cũng ngần ấy thời gian, chúng ta phải trưng ra bộ mặt vui vẻ và gồng mình với thái độ lịch sự tối thiểu, vì muốn giữ hình ảnh của bản thân trong mắt mọi người.
Nên đến khi về nhà, lúc được ở cạnh người thân, bạn sẽ buông lỏng ngay vì đó là nơi bạn cảm thấy thoải mái nhất. Nhưng khổ nỗi đó lại là khi bạn thể hiện một bộ mặt khác với những gì ở ngoài, và thường thì đó là mặt xấu.
Nghiên cứu của Richardson xác nhận rằng chúng ta có xu hướng dễ cáu giận hơn đối với người thân, vì cho rằng mối quan hệ của cả hai đủ thân mật để chịu đựng điều đó. Càng thân thiết bao nhiêu, càng dễ cáu giận và khắc nghiệt bấy nhiêu.
2. Với người lạ, chẳng ai tự tin là chính mình
Khi gặp người lạ, chẳng ai ngay lập tức thể hiện hết mọi góc cạnh của bản thân. Mà có lẽ họ cũng không nên thấy bản chất thật, cho đến khi cả hai xây dựng được mối quan hệ sâu sắc hơn. Nếu không cảm thấy thoải mái, sẽ chẳng ai đủ sẵn sàng để sống thật cả.
Còn với người thân thì khác. Nếu chẳng may người thân làm việc gì khiến bạn không vừa ý, bạn sẽ "thoải mái" mà xé chuyện đó ra to. Bạn không thích việc gì, bạn cũng sẵn sàng lôi ra để nói. Nó trở thành một mối quan hệ mà bạn biết rằng sẽ chẳng sao cả kể cả khi cãi nhau ầm ĩ mỗi ngày.
3. Chúng ta ít vị tha hơn với những sai lầm của người thân cận
Chúng ta thường không tự nhiên thấy "ghét" một phẩm chất nào đó của người thân. Nhưng càng tiếp xúc lâu, khả năng "kháng" lại sự ghét ấy cũng ngày càng giảm, kéo theo là những phản ứng tiêu cực dần tích tụ.
Điều này thường không xảy ra với người lạ, vì bạn chẳng bao giờ thân cận được đến mức biết hết những tính cách của người ta, cũng như đủ lâu để cảm thấy khó chịu. Mà kể cả khi có khó chịu, bạn cũng không nói điều đó ra, vì bạn thừa hiểu bạn sẽ chẳng gặp lại người ta nữa đâu mà.
Làm sao để thay đổi?
Tốt với người ngoài nhưng khắc nghiệt với người thân - một nghịch lý nhưng chúng ta vẫn đang làm mỗi ngày. Nhưng điều này có công bằng không, khi người thân mới là những người đáng phải trân trọng?
Theo Richardson, có 2 cách để thay đổi câu chuyện này.
- Giãn bớt sự thân mật. Khi dành quá nhiều thời gian bên nhau, bạn sẽ cảm thấy bản thân ngày càng trở nên thiếu kiên nhẫn. Việc tạm rời xa nhau sẽ cho phép cả 2 tự làm mới cảm xúc, và trân trọng nhau hơn.
- Hẹn hò theo nhóm: Khi bạn cùng người thương giao lưu cùng cặp đôi khác, cả 2 sẽ có tâm lý hành xử lịch sự và nhẹ nhàng hơn.
Tham khảo: BS, VT.co
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét