Cảm xúc luôn ảnh hưởng đến quá trình suy nghĩ và đưa ra quyết định của chúng ta, hạn chế khả năng nhận thức. Và cảm xúc thường thấy nhất là khao khát vui chơi và né tránh nỗi đau. Suy nghĩ của chúng ta gần như không thể tránh khỏi xoay quanh sự khao khát này: chúng ta né tránh những thú vui mà ta cho là không thú vị hay sẽ gây đau đớn. Ta tưởng tượng mình đang đi tìm sự thật, hoặc đang sống thực tế, nhưng thật ra chúng ta chỉ đang bám víu vào những điều khiến ta nhẹ nhõm và làm dịu được cái tôi của mình, khiến chúng ta kiêu ngạo.
Nguyên tắc niềm vui trong suy nghĩ này là nguồn gốc cho mọi tâm lý thành kiến. Những thành kiến này dẫn đến những sai lầm và những quyết định không hiệu quả gây cản trở cuộc sống của chúng ta bằng cách bóp méo thực tại. Cẩn thận với chúng, chúng ta có thể cân bằng sự ảnh hưởng.
1. Thành kiến xác nhận
Tôi nhìn vào dẫn chứng và đi đến quyết định qua các quy trình hợp lý hoặc ít hợp lý hơn.
Để nắm chắc một ý tưởng và thuyết phục bản thân chúng ta đã quyết định hợp lý, chúng ta tìm kiếm những dẫn chứng để ủng hộ quan điểm của mình. Điều gì khách quan và khoa học hơn? Nhưng vì nguyên tắc niềm vui và sự ảnh hưởng không nhận thức được của nó, chúng ta tìm dẫn chứng để xác nhận điều mà chúng ta muốn tin. Điều này được biết đến là thành kiến xác nhận.
Chúng ta có thể thấy điều này trong các kế hoạch của mọi người ở nơi làm việc, đặc biệt là những người có yêu cầu cao. Một kế hoạch được thiết kế để đi đến mục tiêu khách quan mong muốn. Nếu cân nhắc kết quả tích cực và tiêu cực một cách công bằng, người ta có thể thấy thật khó để quyết định hành động. Chắc chắn họ sẽ hướng về thông tin cho kết quả tích cực mong muốn.
Chúng ta còn thấy được điều này tại nơi làm việc khi mọi người được cho là đang hỏi xin lời khuyên. Đây là điều cấm kị của hầu hết các cố vấn. Mọi người luôn chỉ muốn nghe ý kiến của bản thân và nhận được sự công nhận từ các chuyên gia. Họ sẽ giải nghĩa những điều bạn nói thành những gì họ muốn nghe; và nếu lời khuyên của bạn đi ngược lại điều họ muốn thì họ sẽ tìm cách bỏ qua ý kiến của bạn. Một người càng mạnh mẽ bao nhiêu thì họ càng hướng đến thành kiến công nhận này bấy nhiêu.
Khi tìm hiểu về thành kiến xác nhận hãy thử nhìn qua các giả thuyết có thể quá khó thành sự thật này. Số liệu và các nghiên cứu đã được đưa ra để chứng minh, những điều này đều không quá khó tìm, một khi bạn thực sự tin quyết định của mình là đúng. Trên mạng, các nghiên cứu ủng hộ cả hai mặt của lý lẽ này.
Bạn không nên tin vào ý tưởng trông có vẻ hợp lý của người khác chỉ vì họ có đầy đủ "bằng chứng." Thay vào đó, hãy tự mình kiểm tra những dẫn chứng đó thật sáng suốt, với thật nhiều sự hoài nghi mà bạn có thể đặt ra. Niềm thôi thúc hàng đầu của bạn là phải luôn tìm ra bằng chứng xác nhận những niềm tin của bạn và cả của người khác. Đó mới là khoa học thực sự.
2. Thành kiến xác tín
Tôi có niềm tin mạnh mẽ vào điều này. Nó hẳn phải là sự thật.
Chúng ta níu lấy điều khiến chúng ta thấy thoải mái, nhưng sâu thẳm bên trong chúng ta có những nghi ngờ về tính xác thực và vì vậy, chúng ta tiến xa hơn một chút để thuyết phục bản thân - để có thể tin vào nó với niềm tin mãnh liệt nhất, và sẵn sàng mâu thuẫn với bất cứ ai thách thức chúng ta. Làm sao ý kiến của chúng ta có thể sai khi mà nó khiến chúng ta bảo về nó đến thế, chúng ta tự nói với mình sao?
Thành kiến này rõ ràng hơn trong mối quan hệ của chúng ta với những người lãnh đạo - nếu họ đưa ra ý kiến với những lời lẽ văn hoa, những ẩn dụ đầy màu sắc và những giai thoại mang tính giải trí, cùng một niềm tin sâu sắc, thì họ hẳn đã kiểm tra kỹ càng và vì vậy nên mới nói chắc như thế. Mặt khắc, những người thể hiện sắc thái, có giọng nói lưỡng lự, đã để lộ ra sự yếu đuối và nghi ngờ bản thân. Có khả năng họ đang nói dối.
Thành kiến này khiến chúng ta dễ bị những người bán hàng và những kẻ mị dân xem là cách để thuyết phục và lừa dối. Họ biết con người khao khát sự giải trí nên họ che đậy niềm tin nửa vời của mình bằng những hiệu ứng ấn tượng.
3. Thành kiến ngoại hình
Tôi hiểu những người tôi phải đối phó; tôi hiểu được bản chất của họ.
Chúng ta không nhìn nhận người khác qua bản chất của họ mà qua những gì ta nhìn được từ bên ngoài. Và những vẻ ngoài này thường dẫn ta sai hướng. Đầu tiên, con người đã tự tôi luyện qua những tình huống xã hội để trưng ra vẻ ngoài phù hợp và được đánh giá tích cực. Họ dường như được yêu quý hơn vì luôn tỏ ra chăm chỉ và tận tâm. Trong thực tế chúng ta đều đeo những tấm mặt nạ này.
Thứ hai, chúng ta dễ bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng hào quang - khi chúng ta thấy những phẩm chất tích cực hay tiêu cực nhất định của một người, những phẩm chất tích cực hay tiêu cực khác được ẩn đi để cho phù hợp. Những người trông xinh đẹp sẽ có vẻ đáng tin hơn, đặc biệt là chính trị gia. Nếu một người thành công, chúng ta tưởng tượng họ là người có đạo đức, tận tâm và xứng đáng với vận may họ có được. Điều này đã che đậy thực tế rằng có nhiều người đi trước không hề đạo đức đến vậy nhưng họ đã che giấu điều đó khỏi góc nhìn của người khác.
4. Thành kiến nhóm
Ý tưởng của tôi là của tôi. Tôi không cần phải nghe đội nhóm nói gì. Tôi không phải người tuân lệnh.
Theo lẽ tự nhiên chúng ta là động vật xã hội. Cảm giác cô lập hoặc khác biệt với giống loài rất đáng sợ. Chúng ta cần sự hỗ trợ rất lớn để tìm kiếm những người có cùng suy nghĩ. Thực tế, chúng ta được thúc đẩy để đưa ra ý tưởng và ý kiến để nhận được hỗ trợ. Chúng ta không nhận thức được ưu thế này, vì thế hãy tưởng tượng chúng ta tự đưa ra ý tưởng nào đó.
Hãy nhìn những người ủng hộ phe này hay phe khác, một ý thức hệ - sự chính thống hoặc tính chính xác thắng thế, không cần ai nói thêm điều gì hay tạo thêm áp lực. Một người đang ở vị trí nào thì ý kiến của người đó về hàng tá vấn đề khác cũng dựa theo đó, như phép thuật vậy nhưng ít ai thừa nhận sự ảnh hưởng này với suy nghĩ của họ.
5. Thành kiến đổ lỗi
Tôi học hỏi từ kinh nghiệm và sai lầm của bản thân.
Sai lầm và thất bại gợi lên sự cần thiết của việc giải thích. Chúng ta muốn nhận lấy bài học và không lặp lại lỗi lầm đó nữa. Nhưng sự thật là, chúng ta không thích việc săm soi việc làm của bản thân; nội tâm của chúng ta có giới hạn.
Phản ứng tự nhiên của chúng ta là đổ lỗi cho người khác, cho tình huống hay việc mất khả năng phán đoán tạm thời. Nguyên do của sự thành kiến này là vì việc nhìn nhận lỗi sai của bản thân có khi lại quá đau đớn. Nó khiến chúng ta thắc mắc về cảm giác chiếm ưu thế. Nó đâm ngay vào cái tôi của chúng ta. Chúng ta có những hành động vờ như mình đang phản ánh việc đã làm. Nhưng thời gian trôi qua, quy tắc niềm vui trỗi dậy và chúng ta quên đi phần nhỏ trong lỗi lầm mà chúng ta gán cho bản thân mình. Ham muốn và cảm xúc sẽ lại che mắt bạn, và chúng ta sẽ lặp lại chính xác lỗi lầm đó và trải qua quá trình buộc tội bản thân lần nữa, theo đó là sự quên lãng cho đến khi chúng ta chết đi. Nếu con người thực sự học hỏi từ trải nghiệm của mình, chúng ta sẽ tìm ra vài sự sai lầm trên thế giới này, và con đường sự nghiệp sẽ suôn sẻ.
6. Thành kiến sự ưu việt
Tôi khác biệt. Tôi hợp lý hơn những người khác, tôi có đạo đức hơn.
Có vài người sẽ nói với người khác như vậy. Nghe có vẻ kiêu ngạo. Nhưng trong nhiều cuộc thăm dò ý kiến và nghiên cứu, khi được nhờ so sánh bản thân mình với người khác, nhìn chung mọi người cho thấy sự thay đổi. Nó giống với ảo giác quang học - chúng ta gần như không thể thấy được sai sót và sự vô lý của bản thân mà chỉ có thể thấy của người khác.
Ví dụ, chúng ta dễ dàng tin rằng ý kiến của những người ở phe chính trị khác là vô lý, nhưng người ở phía bạn cũng làm như vậy. Về mặt đạo đức, một số người sẽ không thừa nhận họ dùng điều đó để lừa dối hay thao túng trong công việc của mình, hoặc đã thật thông minh và có chiến lược trong việc phát triển sự nghiệp. Mọi thứ họ có được, hoặc ít nhất họ nghĩ thế, là do tài năng và làm việc chăm chỉ. Nhưng với những người khác, chúng ta có thể nhanh chóng gán cho họ cái danh xảo quyệt. Điều này cho phép chúng ta biện minh hành động của mình, mặc kệ kết quả thế nào.
Chúng ta cảm nhận được một ưu thế lớn khi nghĩ mình là người hiểu đạo lý, đứng đắn và có đạo đức. Đây là những phẩm chất được đề cao trong văn hóa. Cho thấy các dấu hiệu khác là mạo hiểm với việc bị phản đối mạnh mẽ. Nếu tất cả những điều này là thật - nếu con người thật hiểu đạo lý và có đạo đức - thế giới sẽ chỉ có hòa bình và những điều tốt đẹp. Tuy nhiên, chúng ta đều biết rằng thực tế là với một vài người, có thể là tất cả chúng ta chỉ đơn thuần đang lừa gạt bản thân mà thôi. Hiểu đạo lý và các phẩm chất đạo đức phải đạt được qua nhận thức và sự nỗ lực. Chúng không tự nhiên có được. Chúng xuất hiện qua quá trình trưởng thành.
Source: http://kenh14.vn/thich-nghe-loi-bui-tai-de-tin-nguoi-dep-thuong-do-loi-cho-nguoi-khac-nhung-thanh-kien-tam-ly-ai-cung-co-the-dang-co-nen-nhan-dien-som-de-tu-ran-minh-20190211003934063.chn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét