My photos

My photos

Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2018

Đi dạy trường tiếng việt 22/4

Ngày nhiều sự kiện - nhiều cảm xúc:

1. Cậu bé với căn bệnh tự kỷ trong lớp:

Đúng như dự đoán, mỗi lần ko cho ẻm ra chơi - bắt phải ở lại làm bài cho xong mới được ra chơi thì ẻm nổi cơn tam bành, giận dỗi, khóc lóc này kia các kiểu.

Mình nhận ra là mình đôi khi hơi soft và chiều ẻm quá. Thế là hôm nay mình mặc kệ, để cho ẻm ngồi đó khóc lóc làm gì làm, mình lo chấm bài, lo hướng dẫn các em khác.

Một bài học: soft tùy lúc, lúc nào cần cứng thì cứng. Đối với mấy đứa ăn vạ, 1 là dỗ ngọt nó ban đầu xíu, 2 là lơ nó đi, nó tự khóc tự hết.

Với em bé tự kỉ này thì thêm điều phải lưu ý là em ko kiểm soát được cơn giận của mình, nên phải lơ em đi, đừng có đi theo hỏi "Oh con bị sao" hay gì cả. Cứ để nó ngồi 1 mình calm down lại, rồi mới hỏi chuyện nó.

Một bài học: Lần sau nếu nó có throw a tantrum như vậy, thì phải cho nó ra ngoài khoảng 5-10' để calm down. Hoặc dạy nó count from 1 to 10, để calm down rồi nói cho cô nghe có chuyện gì.

Người mẹ trẻ của em bé đó dạy mình nhiều bài học về cách ứng phó với trẻ tự kỉ - những điều mình đã đọc qua sách vở nhưng chưa tận mắt thấy và thực hành bao giờ:

* Mỗi lần lên cơn tantrum, cứ cho ra ngoài calm down HOẶC
   Dạy nó count từ 1 đến 10 rồi mới nói chuyện HOẶC
   Nói là sẽ gọi mẹ HOẶC
   Nói là "Ok ko muốn đi học nữa thì thôi, hôm sau không cần đến lớp". Nó sẽ sợ. Vì nó rất thích đi học tiếng việt HOẶC
   Lơ nó đi, cho nó tự calm down, rồi một hồi sau get back lại với nó sau.

Nhìn cách người mẹ nói chuyện với cô Phương và cô Sa, mình thấy được tấm lòng của người mẹ này bao la tới cỡ nào. Nhìn ánh mắt nửa van nài, nửa tha thiết, nửa bảo vệ con, nửa khẩn cầu, làm mình chột dạ suy nghĩ. Thì ra lòng mẹ bao la là vậy. Mình đọc được trong ánh mắt của người mẹ trẻ sáng nay rằng đừng từ bỏ con của cô ấy, rằng con cô ấy không phải là đứa tệ, những hành động của nó sáng hôm nay chỉ là vì nó hơi đặc biệt hơn những bạn khác, mong thầy cô hiểu và cùng phối hợp với gia đình để giúp đỡ cháu. Mình đánh giá cao thái độ của bà mẹ trẻ này - rất văn minh và hợp tác. Cô ấy còn cung cấp nhiều thông tin và cách để nói con cô ấy phải nghe. Mình có phần vừa nể vừa phục người mẹ này.

Hôm nay sự kiện em bé tự kỉ nổi cơn tam bành, rồi chọi một lượt ba bốn cây viết chì lên bảng về phía mình, rồi sau đó khi calm down lại rề rề đến gần mình xoa xoa tay mình ra vẻ xin lỗi, rồi nũng nịu với mình như là em bé nũng nịu với mẹ, làm mình có cảm giác vừa thương vừa giận. Thương nhiều hơn giận. Gian vì em cư xử sai quá. Nhưng thương nhiều hơn, vì em đặc biệt hơn các bạn khác. Thương vì em biết hối lỗi sau khi làm sai. Thương vì thấy em cư xử với mình như vậy, nghĩa là em tin tưởng mình và coi mình như mẹ vậy - mới làm những hành động đó. Mình hiểu lớp học ồn một tí thôi cũng làm em nhức đầu và nổi cơn tam bành. Mình nhớ em đã từng viết lên bảng từng mức độ ồn sẽ khiến em cảm thấy thế nào. Lúc ấy, mình nhận ra "à mình đang làm việc với một cậu bé đặc biệt". Mình nhớ em từng sáng tạo và học nhanh ra sao trong lớp. Mình nhớ em creative thế nào với con khủng long để biến thành rabbit trong Easter. Mình nhớ em học và đọc từ vèo vèo ra sao - trong khi các bạn cùng lớp vẫn còn đang bập bẹ. Mình chấp nhận phần khiếm khuyết đó của em, và xem đó là một vấn đề cần có cách giải quyết - chứ ko phải là con người em. Mình học được từ môi trường giáo dục ở Úc rằng - khi một đứa trẻ có bất kì issue nào, thì cô giáo phải học cách nhìn nhận vấn đề riêng biệt: CON NGƯỜI CỦA ĐỨA TRẺ ĐÓ - VÀ - VẤN ĐỀ MÀ ĐỨA TRẺ ĐÓ GẶP PHẢI. Hai đứa trẻ có thể có cùng 1 vấn đề (vd như dễ bị distract, hoặc cùng có autism), nhưng tích cách mỗi đứa mỗi khác. Người giáo viên phải tùy cơ ứng biến và có cách tương tác phù hợp với mỗi cháu.

Hôm nay cô Sa còn dạy mình một bài học rằng: Mình là cô giáo - nhất là với lớp nhỏ - mình phải care nó như mình là mẹ nó. Có bất kì vấn đề gì đều phải lưu ý và báo cho gia đình. Lo lắng và yêu thương tụi nó như con của mình vậy, thì tụi nó mới thương và nghe lời mình.

Mà thực sự là sau term 1 đầy căng thẳng vất vả làm quen với rất nhiều thứ, khi vào term 2 mình đã bắt đầu tự tin hơn - thoải mái hơn khi nói chuyện và giao tiếp với các em. Mình không còn quá bị áp lực hay đè nặng nữa. Nhớ hoài cái câu hỏi của bé học sinh lớn trong lớp mình: "Cô không thích dạy tụi con huh cô? Tại con ít thấy cô cười". Lúc đó mình mới giật mình nhận ra là ah mình áp lực quá, mà quên mất, dạy học cũng là giao tiếp với con người. Và con người, nhất là con trẻ, phải dùng cảm xúc chân thật để giao tiếp.

2. Tiếp xúc với Long và má Tuyết là một cột mốc khác thay đổi cách minh nhìn nhận mọi thứ:
Mình vốn ko phải là đứa hay bộc lộ cảm xúc, có gì cũng giữ kín trong lòng, vững vàng, xù xì, gai góc. Thế nên khi gặp Long và má, được tập cho bộc lộ cảm xúc, cho ôm, cho hôn mỗi lúc mệt mỏi hay yếu lòng. Mình thấy nhẹ lòng đi rất nhiều. Mình luôn biết ơn hai người này đã dạy cho mình một khía cạnh khác của cuộc đời, rằng đôi khi sống tình cảm cũng có cái hay của nó. Sống lý trí, lạnh lùng, gai góc quá đôi khi làm mệt chính bản thân mình. Đôi khi phải học cách thả lỏng, và tập bày tỏ cảm xúc.

Như hôm nay, sau cuộc gặp với phụ huynh học sinh và các thầy cô, mình rất mệt mỏi, may lúc đó có Long choàng tay qua ôm nhẹ một cái thôi, mà thấy đỡ hơn rất nhiều. Lúc ấy, bao nhiêu mệt mỏi tan biến hết.

Ngày xưa, có lúc mình nghĩ mình sẽ tìm một người chồng lạnh lùng - nói ít làm nhiều. Nhưng mình thấy đôi khi một người chồng biết bộc lộ cảm xúc, vỗ về mình những lúc mệt mỏi, yếu lòng cũng rất cần thiết. Những lúc ấy, mình được phép yếu đuối, không phải gồng nữa. Mình được là chính mình.

Mình còn biết ơn má và Long vì dạy mình bài học rằng : Sống ở đời, cái tình quan trọng hơn tiền. Phải thương người, phải giúp người không nhằm mục đích vụ lợi gì cả. Má và Long đã dạy cho mình bài học về lòng nhân ái và tử tế như vậy đó. Mình biết ơn họ rất nhiều.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét