Cô nàng Võ Vy (SN 1991, TP.HCM) hiện đang là sinh viên ngành Du lịch - Khách sạn ở Singapore, được biết đến là hotgirl thủ vai nữ chính trong MV Yêu từ phía xa của nam ca sĩ Chi Dân, mới đây đã chia sẻ câu chuyện tình yêu 'xoay như chong chóng' của mình khiến cư dân mạng thích thú.
Võ Vy - cô nàng xinh đẹp từng đóng trong MV của Chi Dân
Võ Vy - cô nàng xinh đẹp từng đóng trong MV của Chi Dân
Chuyện tình block, chia tay như cơm bữa
Cuối năm 2015, Gia Hào - bạn trai của Vy Võ bắt đầu follow cô bạn trên facebook. Do không biết làm quen kiểu gì nên vào đầu năm 2016, anh chàng đã nhờ một người bạn chung nói chuyện với Vy bày tỏ việc muốn làm quen và gặp mặt.
Ấn tượng sau buổi gặp mặt đầu tiên mà Vy cảm nhận đó là Gia Hào là chàng trai khá kiệm lời và nghiêm túc, và Vy thích sự dịu dàng, chu đáo của anh. Vy chia sẻ: 'Anh lúc đó bảo muốn có một cô bạn gái như mình. Mình bắt nạt anh bằng cách 3h sáng kêu nếu muốn thì nấu cháo mang sang. Sau đó anh mua cháo ếch sang nhà mình thật mặc dù khoảng cách giữa bọn mình khá xa. Vì điều đó mà mình chú ý đến anh hơn'.
Chuyện tình 'block, chia tay như cơm bữa' của Vy Võ - hotgirl MV 'Yêu từ phía xa' của Chi Dân 1
Chuyện tình 'block, chia tay như cơm bữa' của Vy Võ - hotgirl MV 'Yêu từ phía xa' của Chi Dân 2
Cặp đôi thường xuyên đi du lịch với nhau
Cặp đôi thường xuyên đi du lịch với nhau
Sau hơn nửa năm thì tình cảm giữa hai người bắt đầu nảy sinh. Và suốt 1 năm qua bên nhau, Vy và bạn trai đã trải qua nhiều cuộc chia tay tưởng chừng có thể 'dứt được nhau ra'.
Vy nói cô là một người trẻ con, ưa được nuông chiều và hơi nhõng nhẽo, còn người yêu lại hơi gia trưởng 'nói một là một, hai là hai, không có chuyện mình sai mà anh dỗ dành'. Vy còn là người sống tùy hứng, cảm tính, thích gì làm đó. Người yêu thì lại khá nguyên tắc, làm gì cũng cần cân nhắc và có kế hoạch... Những điều ấy khiến cặp đôi mâu thuẫn như cơm bữa, chiến tranh lạnh dài ngày, thậm chí 'có lúc mình giận đến phát khóc, im lặng suốt cả tuần liền nhưng anh vẫn nhất quyết không nhượng bộ'.
Điều đặc biệt là đến giờ người yêu Vy chỉ được 'follow' (theo dõi) chứ không được cô nàng đồng ý kết bạn vì Vy cho biết anh chàng chủ động cắt đứt liên lạc khá nhiều lần cũng như 'block' (chặn) facebook: 'Mình bảo khi nào ký giấy kết hôn thì mình mới kết bạn, không thì sẽ không bao giờ accept nữa. Đến bây giờ anh ấy vẫn không nằm trong danh sách bạn bè của mình' - cô nàng hài hước kể.
Chuyện tình 'block, chia tay như cơm bữa' của Vy Võ - hotgirl MV 'Yêu từ phía xa' của Chi Dân 4
Đôi bạn trẻ thường xuyên dành cho nhau những cử chỉ tình cảm
Đôi bạn trẻ thường xuyên dành cho nhau những cử chỉ tình cảm
Theo hotgirl này, lần chia tay gần đây nhất của cặp đôi là vào cuối năm ngoái. Lúc đó Vy đang ở Singapore còn người yêu đang du lịch ở Nga cùng gia đình. Hai người ở xa nhau và cãi vã, trong lúc nóng giận vì hiểu lầm, cả hai đã buông những lời lẽ không hay. Vy quyết định lần này sẽ chia tay và chấm dứt tất cả nhưng không ngờ 2 hôm sau lần đầu tiên người yêu chủ động liên lạc sau cuộc cãi vã và cũng là lần đầu tiên anh nhận lỗi trước.
Tất nhiên, cô nàng cũng quyết định im lặng trong vòng 1 tuần để xem phản ứng của anh có biểu hiện chân thành không trước quyết định cho cả hai cơ hội hàn gắn.
Lời cầu hôn như phim và cái kết đẹp như mơ
Nói đi cũng phải nói lại, về khoản dịu dàng, chu đáo, Vy nhận định rằng người yêu mình là số một, bởi bất kỳ ngày kỷ niệm nào anh đều nhớ và dành tặng quà cho cô. 'Có lần mình chia sẻ đoạn clip cầu hôn trên trang cá nhân được ghi lại bằng flycame, khung cảnh đó khá giống với thiên đường Maldives. Anh comment: 'mình cũng vậy nhé!'. Thế là mấy hôm sau bọn mình cùng đi Maldives, đính kèm là chiếc flycame hệt như trong đoạn clip'.
Buổi cầu hôn lãng mạn như trong phim của cặp đôi
Buổi cầu hôn lãng mạn mà Gia Hào dành cho bạn gái diễn ra vào đúng sinh nhật Vy trong một căn phòng tại Marina Bay Sands (khu nghỉ dưỡng ở Singapore). Theo đó, sau khi ăn tối xong, Vy rủ bạn bè lên nhà hàng ở tầng 57 để uống chút gì đó, nhưng không hiểu sao lại thấy thang máy dừng ở tầng 28.
Vy kể: 'Ban đầu mình nghĩ anh nhầm nhưng anh cứ cười cười bảo tầng này có trò mới hay lắm. Đến khi bước vào phòng thấy bóng bay mình cũng chỉ nghĩ anh chúc mừng sinh nhật mình thôi. Tới lúc nhìn thấy dòng chữ 'Will you marry me' thì mình tự dưng rơi nước mắt, thật sự điều này với mình rất bất ngờ vì bọn mình chỉ vừa hoà giải với nhau sau một thời gian dài căng thẳng. Và anh quỳ gối ngỏ lời cầu hôn.
Điều mình ngạc nhiên nhất là không hiểu sao bọn mình bên cạnh nhau suốt 24/24h, ngay cả điện thoại, máy tính, mật khẩu các thứ của anh mình đều biết, vậy mà anh vẫn có thể bí mật chuẩn bị mọi thứ như vậy. Nếu là ở Việt Nam có nhiều bạn bè hỗ trợ thì mình sẽ không bất ngờ và xúc động đến vậy. Và ngay cả nhẫn cầu hôn anh cũng đã chuẩn bị hơn cả tháng trước đó, anh bí mật chọn mẫu rồi lấy size ngón tay từ lúc nào mình cũng không biết'.
Chuyện tình 'block, chia tay như cơm bữa' của Vy Võ - hotgirl MV 'Yêu từ phía xa' của Chi Dân 6
Sau hơn 1 năm bên nhau, Gia Hào đã cầu hôn Võ Vy vào tháng 1 vừa qua
Sau hơn 1 năm bên nhau, Gia Hào đã cầu hôn Võ Vy vào tháng 1 vừa qua
Dù rất ít nói nhưng Gia Hào lại là chàng trai lãng mạn và luôn ghi nhớ những mốc thời gian hai người ở bên nhau. Vy Võ nói, cô thích nhất là những tấm thiệp viết tay trong những món quà anh tặng. Trên trang cá nhân, cô nàng không giấu được niềm hạnh phúc khi viết:
'Em nhận ra tình yêu không nhất thiết cứ phải cần đến những ngày lễ để có dịp nói ra, cũng không phải là thứ gì đó quá cao siêu hoa mỹ. Tình yêu là khi em bảo ánh sáng không tiện cho em trang điểm, anh chạy đi tìm ngay cho em một chiếc gương có đèn cảm ứng. Tình yêu là chỉ vì em bảo thích xem phim, thế là anh vác ngay về nhà máy chiếu. Tình yêu còn là anh cẩn thận mua từng bộ drap giường, chiếc vòi rửa, giá phơi, nồi cơm, chiếc thớt... khi nhìn thấy những bất tiện mà có khi chả bao giờ cần em phải nói ra'.
Chuyện tình 'block, chia tay như cơm bữa' của Vy Võ - hotgirl MV 'Yêu từ phía xa' của Chi Dân 8
Cặp đôi cho biết đã lên kế hoạch kết hôn vào thời gian tới
Cặp đôi cho biết đã lên kế hoạch kết hôn vào thời gian tới
Trên trang cá nhân, Vy thường xuyên kể về chồng sắp cưới của mình như một sự tự hào, như một món quà mà Thượng đế ban tặng cho cô.
'Hôm nay đoảng, vừa rửa ly xong quay qua là nghe một tiếng 'xoảng', mình còn chưa kịp định thần, lọ mọ định cúi xuống nhặt đã thấy anh thù lù trước mặt.
- Em mau vào trong đi, anh dọn cho!
- Thôi em dọn được rồi nè.
- Em cứ để anh, bước vào cẩn thận nào.
Mỗi lần vậy là sau lưng chàng 'auto' mọc cánh và phát ánh hào quang'.
Hoặc như: 'Có hôm lỡ cắt trúng tay, mà tui nhớ là tui chỉ giật mình xuýt xoa tí xíu thôi, chả hiểu sao chàng biết được mà xuất hiện trong vòng 2 nốt nhạc.
- Em có sao không? Mau mau rửa tay rồi vào phòng đi, để đó anh làm cho!
- Ủa sao biết em đứt tay?
- Đã nói em nhúc nhích cái là anh biết liền mà. Để đó anh nấu tiếp cho, em vào đi nè'...
Thế nên, dù có những cãi vã, giận hờn, chia tay nhưng trên hết Võ Vy vẫn cho rằng: 'Có anh rồi. Cả đời này em không cần trưởng thành. Đối với em, anh luôn là một món quà, em tự hào về anh'.
Source: http://tiin.vn/chuyen-muc/yeu/chuyen-tinh-cua-chang-trai-chi-duoc-follow-vo-sap-cuoi-ma-khong-duoc-accept.html
My photos
Tổng số lượt xem trang
Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2018
Con gái đạo diễn “Những ngọn nến trong đêm” đã vượt qua chặng đường đầu tiên trong cuộc chiến với ung thư máu!
Thông tin Đỗ Hạnh An (sinh năm 1999, tại Hà Nội), con gái đầu lòng của đạo diễn Đỗ Đức Thành, người đứng sau thành công của những bộ phim hay như Gió qua miền tối sáng, Những ngọn nến trong đêm… bị ung thư máu ở tuổi 18, khiến nhiều người cảm thấy bất ngờ và xót xa.
Cũng đã 8 tháng trôi qua kể từ ngày hai bố con An thu xếp hành lý lên đường sang Singapore chữa bệnh. Mới đây, đạo diễn Đỗ Đức Thành thông báo tin vui trên Facebook cá nhân.
Người bố viết: "Nhờ trời, phật, gia hộ, được phúc đức của tổ tiên để lại cho hai cha con. Được gặp thầy, gặp thuốc cùng gia đình, bạn bè luôn ủng hộ. 4 kết quả xét nghiệm quan trọng của con đều tốt.
Con đã dũng cảm vượt qua một chặng đường chiến đấu 8 tháng trời với bệnh ung thư máu khắc nghiệt. Chặng đường ấy, hai cha con đã học đủ nhẫn để vượt lên đau đớn mà không gục ngã, giữ vững tinh thần lạc quan và niềm tin mỗi ngày.
Bây giờ hai cha con có thể lên đường về nhà thôi.
Cả nhà và mọi người sẽ luôn cùng con chiến đấu".
Con gái đạo diễn “Những ngọn nến trong đêm” đã vượt qua chặng đường đầu tiên trong cuộc chiến với ung thư máu! - Ảnh 1.
Con gái đạo diễn “Những ngọn nến trong đêm” đã vượt qua chặng đường đầu tiên trong cuộc chiến với ung thư máu! - Ảnh 1.
Hai bố con trở về Việt Nam sau 8 tháng chữa bệnh ung thư máu ở Singapore.
Câu nói "về nhà thôi", "sẽ luôn cùng con chiến đấu" của người bố khiến những ai yêu quý và dõi theo hành trình đầy gian khó của 2 bố con, cùng rơm rớm nước mắt.
Hạnh An đã vượt qua 4 xét nghiệm quan trọng cho kết quả tốt sau 8 tháng trời điều trị. Cụ thể, Hạnh An nhận kết quả âm tính cho xét nghiệm tế bào ung thư trong tủy xương. Xét nghiệm chống chủ, thải ghép cũng cho kết quả âm tính. Xét nghiệm mức độ phát triển tủy hiến - đạt 100% và xét nghiệm bộ gene lỗi FLT3-ITD gây bệnh - negative.
Hoàn thành một chặng đường, vượt qua một giai đoạn chiến đấu chống ung thư máu (trong 8 tháng) với bố con Hạnh An đã là một kỳ tích. Tuy vậy, họ còn cần được tiếp nhiều nguồn năng lượng, nhiều hi vọng vì "cuộc chiến" chưa dừng lại!
Thông thường, ung thư máu chia làm 4 giai đoạn quan trọng.
Giai đoạn khởi bệnh (cấp tính), khi đó bệnh nhân phải điều trị cho đến khi bạch cầu, tế bào ung thư xuống 0.05%. Giai đoạn này kéo dài từ 1-6 tháng.
Giai đoạn thứ 2 là ghép tuỷ ( kéo dài từ 100 đến 120 ngày).
Giai đoạn thứ 3 là phục hồi phục sau ghép tuỷ (quá trình theo dõi ổn định là 1 năm).
Giai đoạn thứ 4 cũng là giai đoạn cuối cùng để bệnh nhân ung thư máu hoàn toàn hồi phục, chia làm 2 giai đoạn nhỏ bao gồm: 2 năm sau ghép tuỷ không tái và 5 năm sau ghép tuỷ không phát bệnh. Lúc ấy, chúng ta mới khẳng định là người ấy đã ổn định và có tỷ lệ 70-80% không bị tái bệnh.
Con gái đạo diễn “Những ngọn nến trong đêm” đã vượt qua chặng đường đầu tiên trong cuộc chiến với ung thư máu! - Ảnh 2.
Hạnh An không một mình trong cuộc chiến chống ung thư.
Hạnh An gặp được đội ngũ y bác sĩ tâm đức giúp đỡ trong ngần ấy thời gian, đó là một sự may mắn không gì kể xiết của cô bạn. Song, nếu thiếu đi tình yêu thương và tinh thần vững chãi của người bố thì chặng đường đã qua hẳn sẽ không thể trọn vẹn.
Trong 8 tháng qua, anh Đức Thành không ít lần đổ mồ hôi hột xoay sở cứu con.
Con gái đạo diễn “Những ngọn nến trong đêm” đã vượt qua chặng đường đầu tiên trong cuộc chiến với ung thư máu! - Ảnh 3.
An hạnh phúc vì có một người bố bên mình mọi lúc mọi nơi.
Con gái đạo diễn “Những ngọn nến trong đêm” đã vượt qua chặng đường đầu tiên trong cuộc chiến với ung thư máu! - Ảnh 4.
Nghị lực của 2 bố con khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Đó là sau lần hoá trị thứ nhất kết thúc, bạch cầu của Hạnh An xuống thấp gây ra nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao. Hạnh An khi ấy rất yếu và bị trực khuẩn mũ xanh tấn công gây viêm nhiễm cổ họng, không ăn uống gì được. Nhìn con gái gầy yếu xanh xao nay lại càng yếu thêm vì ăn uống khó khăn, lòng người bố quặn thắt.
Chăm mãi An mới bình phục thì tiếp đến đợt hoá trị thứ 2. An bị co thắt cơ tim và cơ hoành gây không thở được, đã có lúc rơi vào nguy kịch.
"Tôi vừa đưa con về tới phòng trọ thì con nằm gục xuống sofa, chân, tay, môi, mặt con tím tái, lúc đó mà xốc con đi bệnh viện, tôi e là còn nguy hiểm hơn … May sao, tôi cũng có chút hiểu biết về thể trạng của con và biết cách bấm huyệt để sơ cứu nên có thể giúp con ổn định trở lại. Trải qua 10 ngày sống trong lo sợ khi trái tim con có thể ngừng đập vì co thắt cơ bất cứ lúc nào, cứ 1 tiếng trong đêm là tôi phải thức dậy kiểm tra, nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ… mọi thứ" , anh Đức Thành khắc sâu giây phút hoảng dại trong lần cứu con khỏi tay tử thần.
8 tháng chữa bệnh bên Singapore, 2 bố con mỗi người sút 6kg.
Sáng nay, bố con Hạnh An đón ngày mới ở ngôi nhà thân yêu, trên chiếc giường quen thuộc.
Cứ một tuần, cô bạn lại làm 1 xét nghiệm máu gửi sang cho các bác sĩ Singapore theo dõi. 1 tháng sẽ sang Singapore một lần để thăm khám.
Con gái đạo diễn “Những ngọn nến trong đêm” đã vượt qua chặng đường đầu tiên trong cuộc chiến với ung thư máu! - Ảnh 5.
Con gái đạo diễn “Những ngọn nến trong đêm” đã vượt qua chặng đường đầu tiên trong cuộc chiến với ung thư máu! - Ảnh 5.
Hạnh An là cô gái mạnh mẽ.
"Ngoài tin tưởng vào bác sĩ, tôi luôn tạo những niềm tin khác cho con. Tôi đã áp dụng nhiều phương pháp từ âm dương (dương: đời sống về mặt vật chất, âm: tất cả những gì liên quan đến tinh thần) và Đông Tây y kết hợp. Quan trọng là bạn phải giữ được tinh thần của mình. Tôi chọn các khí công Himalaya để tĩnh tâm và điều phối được các dòng năng lượng lưu thông trong cơ thể. Tôi hy vọng sẽ có một bài chia sẻ sâu về phương pháp chữa bệnh với mong muốn tiếp thêm sức mạnh cho nhiều gia đình khác, cũng đang chống chọi với ung thư máu…", đạo diễn Đức Thành gửi gắm
Source: http://kenh14.vn/con-gai-dao-dien-nhung-ngon-nen-trong-dem-da-vuot-qua-mot-chang-duong-chien-dau-voi-ung-thu-mau-te-bao-ung-thu-xuong-duoi-005-da-duoc-ve-nha-20180427110343455.chn
Cũng đã 8 tháng trôi qua kể từ ngày hai bố con An thu xếp hành lý lên đường sang Singapore chữa bệnh. Mới đây, đạo diễn Đỗ Đức Thành thông báo tin vui trên Facebook cá nhân.
Người bố viết: "Nhờ trời, phật, gia hộ, được phúc đức của tổ tiên để lại cho hai cha con. Được gặp thầy, gặp thuốc cùng gia đình, bạn bè luôn ủng hộ. 4 kết quả xét nghiệm quan trọng của con đều tốt.
Con đã dũng cảm vượt qua một chặng đường chiến đấu 8 tháng trời với bệnh ung thư máu khắc nghiệt. Chặng đường ấy, hai cha con đã học đủ nhẫn để vượt lên đau đớn mà không gục ngã, giữ vững tinh thần lạc quan và niềm tin mỗi ngày.
Bây giờ hai cha con có thể lên đường về nhà thôi.
Cả nhà và mọi người sẽ luôn cùng con chiến đấu".
Con gái đạo diễn “Những ngọn nến trong đêm” đã vượt qua chặng đường đầu tiên trong cuộc chiến với ung thư máu! - Ảnh 1.
Con gái đạo diễn “Những ngọn nến trong đêm” đã vượt qua chặng đường đầu tiên trong cuộc chiến với ung thư máu! - Ảnh 1.
Hai bố con trở về Việt Nam sau 8 tháng chữa bệnh ung thư máu ở Singapore.
Câu nói "về nhà thôi", "sẽ luôn cùng con chiến đấu" của người bố khiến những ai yêu quý và dõi theo hành trình đầy gian khó của 2 bố con, cùng rơm rớm nước mắt.
Hạnh An đã vượt qua 4 xét nghiệm quan trọng cho kết quả tốt sau 8 tháng trời điều trị. Cụ thể, Hạnh An nhận kết quả âm tính cho xét nghiệm tế bào ung thư trong tủy xương. Xét nghiệm chống chủ, thải ghép cũng cho kết quả âm tính. Xét nghiệm mức độ phát triển tủy hiến - đạt 100% và xét nghiệm bộ gene lỗi FLT3-ITD gây bệnh - negative.
Hoàn thành một chặng đường, vượt qua một giai đoạn chiến đấu chống ung thư máu (trong 8 tháng) với bố con Hạnh An đã là một kỳ tích. Tuy vậy, họ còn cần được tiếp nhiều nguồn năng lượng, nhiều hi vọng vì "cuộc chiến" chưa dừng lại!
Thông thường, ung thư máu chia làm 4 giai đoạn quan trọng.
Giai đoạn khởi bệnh (cấp tính), khi đó bệnh nhân phải điều trị cho đến khi bạch cầu, tế bào ung thư xuống 0.05%. Giai đoạn này kéo dài từ 1-6 tháng.
Giai đoạn thứ 2 là ghép tuỷ ( kéo dài từ 100 đến 120 ngày).
Giai đoạn thứ 3 là phục hồi phục sau ghép tuỷ (quá trình theo dõi ổn định là 1 năm).
Giai đoạn thứ 4 cũng là giai đoạn cuối cùng để bệnh nhân ung thư máu hoàn toàn hồi phục, chia làm 2 giai đoạn nhỏ bao gồm: 2 năm sau ghép tuỷ không tái và 5 năm sau ghép tuỷ không phát bệnh. Lúc ấy, chúng ta mới khẳng định là người ấy đã ổn định và có tỷ lệ 70-80% không bị tái bệnh.
Con gái đạo diễn “Những ngọn nến trong đêm” đã vượt qua chặng đường đầu tiên trong cuộc chiến với ung thư máu! - Ảnh 2.
Hạnh An không một mình trong cuộc chiến chống ung thư.
Hạnh An gặp được đội ngũ y bác sĩ tâm đức giúp đỡ trong ngần ấy thời gian, đó là một sự may mắn không gì kể xiết của cô bạn. Song, nếu thiếu đi tình yêu thương và tinh thần vững chãi của người bố thì chặng đường đã qua hẳn sẽ không thể trọn vẹn.
Trong 8 tháng qua, anh Đức Thành không ít lần đổ mồ hôi hột xoay sở cứu con.
Con gái đạo diễn “Những ngọn nến trong đêm” đã vượt qua chặng đường đầu tiên trong cuộc chiến với ung thư máu! - Ảnh 3.
An hạnh phúc vì có một người bố bên mình mọi lúc mọi nơi.
Con gái đạo diễn “Những ngọn nến trong đêm” đã vượt qua chặng đường đầu tiên trong cuộc chiến với ung thư máu! - Ảnh 4.
Nghị lực của 2 bố con khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Đó là sau lần hoá trị thứ nhất kết thúc, bạch cầu của Hạnh An xuống thấp gây ra nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao. Hạnh An khi ấy rất yếu và bị trực khuẩn mũ xanh tấn công gây viêm nhiễm cổ họng, không ăn uống gì được. Nhìn con gái gầy yếu xanh xao nay lại càng yếu thêm vì ăn uống khó khăn, lòng người bố quặn thắt.
Chăm mãi An mới bình phục thì tiếp đến đợt hoá trị thứ 2. An bị co thắt cơ tim và cơ hoành gây không thở được, đã có lúc rơi vào nguy kịch.
"Tôi vừa đưa con về tới phòng trọ thì con nằm gục xuống sofa, chân, tay, môi, mặt con tím tái, lúc đó mà xốc con đi bệnh viện, tôi e là còn nguy hiểm hơn … May sao, tôi cũng có chút hiểu biết về thể trạng của con và biết cách bấm huyệt để sơ cứu nên có thể giúp con ổn định trở lại. Trải qua 10 ngày sống trong lo sợ khi trái tim con có thể ngừng đập vì co thắt cơ bất cứ lúc nào, cứ 1 tiếng trong đêm là tôi phải thức dậy kiểm tra, nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ… mọi thứ" , anh Đức Thành khắc sâu giây phút hoảng dại trong lần cứu con khỏi tay tử thần.
8 tháng chữa bệnh bên Singapore, 2 bố con mỗi người sút 6kg.
Sáng nay, bố con Hạnh An đón ngày mới ở ngôi nhà thân yêu, trên chiếc giường quen thuộc.
Cứ một tuần, cô bạn lại làm 1 xét nghiệm máu gửi sang cho các bác sĩ Singapore theo dõi. 1 tháng sẽ sang Singapore một lần để thăm khám.
Con gái đạo diễn “Những ngọn nến trong đêm” đã vượt qua chặng đường đầu tiên trong cuộc chiến với ung thư máu! - Ảnh 5.
Con gái đạo diễn “Những ngọn nến trong đêm” đã vượt qua chặng đường đầu tiên trong cuộc chiến với ung thư máu! - Ảnh 5.
Hạnh An là cô gái mạnh mẽ.
"Ngoài tin tưởng vào bác sĩ, tôi luôn tạo những niềm tin khác cho con. Tôi đã áp dụng nhiều phương pháp từ âm dương (dương: đời sống về mặt vật chất, âm: tất cả những gì liên quan đến tinh thần) và Đông Tây y kết hợp. Quan trọng là bạn phải giữ được tinh thần của mình. Tôi chọn các khí công Himalaya để tĩnh tâm và điều phối được các dòng năng lượng lưu thông trong cơ thể. Tôi hy vọng sẽ có một bài chia sẻ sâu về phương pháp chữa bệnh với mong muốn tiếp thêm sức mạnh cho nhiều gia đình khác, cũng đang chống chọi với ung thư máu…", đạo diễn Đức Thành gửi gắm
Source: http://kenh14.vn/con-gai-dao-dien-nhung-ngon-nen-trong-dem-da-vuot-qua-mot-chang-duong-chien-dau-voi-ung-thu-mau-te-bao-ung-thu-xuong-duoi-005-da-duoc-ve-nha-20180427110343455.chn
Khoảnh khắc lịch sử: Ông Kim Jong Un bước qua biên giới 2 miền Triều Tiên, một kỷ nguyên mới được bắt đầu
Cách đây chỉ vài giờ đồng hồ, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã bắt đầu cuộc gặp thượng đỉnh. Sự kiện này được đánh giá là một bước tiến lịch sử trong mối quan hệ giữa hai quốc gia này sau suốt nhiều năm dài bế tắc.
Khoảnh khắc lịch sử: Ông Kim Jong Un bước qua biên giới 2 miền Triều Tiên, một kỷ nguyên mới được bắt đầu - Ảnh 1.
Hai nhà lãnh đạo thân mật trao cái bắt tay ngay trên vạch biên giới hai miền tại Bàn Môn Điếm.
Do đó, hình ảnh ông Moon Jae-in và ông Kim Jong-un trao nhau cái bắt tay lịch sử tại biên giới hai miền - Bàn Môn Điếm, thuộc khu phi quân sự liên Triều - đã làm cả bán đảo Triều Tiên và phần còn lại của thế giới hồi hộp đón chào với nhiều kỳ vọng lớn lao.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in gặp gỡ ông Kim Jong-un vào khoảng 9 giờ 30 phút sáng ngày hôm nay 27/4/2018 theo giờ địa phương (tức 7 giờ 30, theo giờ Việt Nam). Câu đầu tiên ông Moon Jae-in nói với nhà lãnh đạo Kim Jong-un là "Tôi vui mừng khi được gặp ông!" Và quả thực là nụ cười của ông Moon Jae-in rất rạng rỡ khi được gặp người đồng cấp.
Khoảnh khắc lịch sử: Ông Kim Jong Un bước qua biên giới 2 miền Triều Tiên, một kỷ nguyên mới được bắt đầu - Ảnh 2.
Cú bắt tay lịch sử giữa hai nhà lãnh đạo hai miền bán đảo Triều Tiên.
Hội nghị thượng đỉnh liên Triều sẽ tập trung giải quyết nhiều vấn đề hiện vẫn đóng băng ở bán đảo Triều Tiên. Hiện tại, hình ảnh biểu tượng giữa hai nhà lãnh đạo này đã và đang được hầu hết các mặt báo lớn trên thế giới đăng tải trang nhất và ca ngợi là "Khoảnh khắc mang tính biểu tượng" cho một kỷ nguyên mới.
Khoảnh khắc lịch sử: Ông Kim Jong Un bước qua biên giới 2 miền Triều Tiên, một kỷ nguyên mới được bắt đầu - Ảnh 3.
Đây có lẽ sẽ là hình ảnh mang tính biểu tượng trong lịch sử mối quan hệ liên Triều cũng như đối với thế giới.
Khoảnh khắc lịch sử: Ông Kim Jong Un bước qua biên giới 2 miền Triều Tiên, một kỷ nguyên mới được bắt đầu - Ảnh 4.
Hai nhà lãnh đạo thân mật nắm tay nhau tại Bàn Môn Điếm.
Source: http://kenh14.vn/khoanh-khac-lich-su-ong-kim-jong-un-buoc-qua-bien-gioi-2-mien-trieu-tien-mot-ky-nguyen-moi-duoc-bat-dau-2018042710554158.chn
Khoảnh khắc lịch sử: Ông Kim Jong Un bước qua biên giới 2 miền Triều Tiên, một kỷ nguyên mới được bắt đầu - Ảnh 1.
Hai nhà lãnh đạo thân mật trao cái bắt tay ngay trên vạch biên giới hai miền tại Bàn Môn Điếm.
Do đó, hình ảnh ông Moon Jae-in và ông Kim Jong-un trao nhau cái bắt tay lịch sử tại biên giới hai miền - Bàn Môn Điếm, thuộc khu phi quân sự liên Triều - đã làm cả bán đảo Triều Tiên và phần còn lại của thế giới hồi hộp đón chào với nhiều kỳ vọng lớn lao.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in gặp gỡ ông Kim Jong-un vào khoảng 9 giờ 30 phút sáng ngày hôm nay 27/4/2018 theo giờ địa phương (tức 7 giờ 30, theo giờ Việt Nam). Câu đầu tiên ông Moon Jae-in nói với nhà lãnh đạo Kim Jong-un là "Tôi vui mừng khi được gặp ông!" Và quả thực là nụ cười của ông Moon Jae-in rất rạng rỡ khi được gặp người đồng cấp.
Khoảnh khắc lịch sử: Ông Kim Jong Un bước qua biên giới 2 miền Triều Tiên, một kỷ nguyên mới được bắt đầu - Ảnh 2.
Cú bắt tay lịch sử giữa hai nhà lãnh đạo hai miền bán đảo Triều Tiên.
Hội nghị thượng đỉnh liên Triều sẽ tập trung giải quyết nhiều vấn đề hiện vẫn đóng băng ở bán đảo Triều Tiên. Hiện tại, hình ảnh biểu tượng giữa hai nhà lãnh đạo này đã và đang được hầu hết các mặt báo lớn trên thế giới đăng tải trang nhất và ca ngợi là "Khoảnh khắc mang tính biểu tượng" cho một kỷ nguyên mới.
Khoảnh khắc lịch sử: Ông Kim Jong Un bước qua biên giới 2 miền Triều Tiên, một kỷ nguyên mới được bắt đầu - Ảnh 3.
Đây có lẽ sẽ là hình ảnh mang tính biểu tượng trong lịch sử mối quan hệ liên Triều cũng như đối với thế giới.
Khoảnh khắc lịch sử: Ông Kim Jong Un bước qua biên giới 2 miền Triều Tiên, một kỷ nguyên mới được bắt đầu - Ảnh 4.
Hai nhà lãnh đạo thân mật nắm tay nhau tại Bàn Môn Điếm.
Source: http://kenh14.vn/khoanh-khac-lich-su-ong-kim-jong-un-buoc-qua-bien-gioi-2-mien-trieu-tien-mot-ky-nguyen-moi-duoc-bat-dau-2018042710554158.chn
Chuyện cổ tích có thật về người thầy hiệu trưởng - “cha nuôi” của cậu bé tí hon 10 tuổi nặng 3,9 kg
Thương cậu bé "tí hon nhất Việt Nam" phải sống cách biệt với thế giới bên ngoài, thầy Đăng Văn Cương đã vận động cha mẹ cho Đinh Văn K'Rể được đến trường học nội trú.
Suốt 3 năm qua, thầy hiệu trưởng đã nuôi nấng, dạy dỗ, chăm sóc và yêu thương em như con ruột của mình.
6 giờ sáng, như thường lệ, thầy Đặng Văn Cương thức giấc. Thầy là Hiệu trưởng trường Tiểu học Dân tộc bán trú Sơn Ba (huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi), một ngôi trường nhỏ xíu ở một thị trấn xa xôi. Công việc đầu tiên trong ngày của thầy không phải là những cuộc gọi điện thoại, hay một bữa sáng ngon lành, mà là đánh thức cậu học trò tí hon Đinh Văn K'Rể dậy đi học.
Chuyện cổ tích có thật về người thầy hiệu trưởng - cha nuôi của cậu bé tí hon 10 tuổi chỉ nặng 3,9 kg - Ảnh 2.
Ngủ vẫn chưa đã giấc, K’Rể mắt nhắm mắt mở, lăn qua lăn lại mãi trên giường. Bao giờ cũng vậy, thầy Cương bế cậu bé ra sân rửa mặt, ăn sáng và sửa soạn áo quần cho K’Rể rồi nghiêm giọng bảo: "Con nhanh đến trường kẻo trễ giờ cô giáo phạt".
Cậu bé tí hon lí nhí "ạ" một cái, rồi lon ton chạy đến lớp. Dù nơi ở chỉ cách phòng học 10 mét, nhưng thầy Cương vẫn đứng ngóng cậu học trò cưng vào lớp thì mới yên tâm đi làm việc của mình.
Thấy K’Rể loay hoay mãi vẫn không trèo được vào chỗ ngồi, một cậu bạn cùng lớp nhanh nhẩu nói: "Để đó anh bế lên cho", rồi tròng 2 tay vào bụng, ôm K'rể đặt gọn lên chiếc ghế, đúng lúc cô giáo vừa vào lớp. Gãi đầu, cười tươi cảm ơn bạn học, cậu bé tí hon lại hí hửng vòng tay chào cô giáo và các bạn cùng lớp.
Tính ra, K'rể là "anh cả" của lớp 1B này, bởi năm nay em đã có "thâm niên" học 3 năm lớp 1. Thế nhưng, với lũ trẻ trong trường thì có lẽ K'rể luôn được xem là em út trong nhà. Bởi dù đã 10 tuổi nhưng K'rể chỉ nặng 3,9 kg, cao 60 cm. Em mắc chứng Seckel (người lùn, đầu chim), trên thế giới chỉ có khoảng 10 ca được ghi nhận.
Cậu bé tí hon là con của anh Đinh Văn An (30 tuổi) và chị Đinh Thị Pia (28 tuổi), trú thôn Gò Da (xã Sơn Ba, Sơn Hà). Anh An và chị Pia vốn là anh em chú bác ruột. Do yêu nhau nên 2 người có cùng huyết thống đã kết hôn vào năm 2006. Một năm sau, vợ chồng này sinh được đứa con đầu lòng là Đinh Văn Siêng (anh K'rể). Cháu Siêng khoẻ mạnh và phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác.
Chuyện cổ tích có thật về người thầy hiệu trưởng - cha nuôi của cậu bé tí hon 10 tuổi chỉ nặng 3,9 kg - Ảnh 3.
Thế nhưng, đến năm 2009, chị Pia sinh đứa con thứ 2 là Đinh Văn K'rể khi chỉ mang bầu 8 tháng. Lúc chào đời, K'rể chỉ tròn 600g, cao chưa đầy 1 gang tay. Gia đình cứ tưởng K'rể tí hon vì sinh non, nhưng nuôi mãi, đến năm 7 tuổi mà em cũng chỉ nặng 3 kg, cao 50 cm và chưa biết nói, chỉ khóc, cười, bước đi chập chững vài bước là trượt ngã.
Bởi thân hình quá lạ lùng nên dân làng đồn đại K'rể bị "ma nhập", rồi cấm con mình chơi với em. Từ đó, K'rể suốt ngày chỉ biết quanh quẩn trong xó nhà và nằm trong địu của cha mẹ mỗi khi đi làm rẫy…
"Lúc mới sinh, con tôi chỉ bé bằng con chuột. Cho đây là ‘điềm xui’ nên dân làng bắt tôi mang ra bìa rừng chôn. Thương con, vợ chồng tôi thuyết phục cho giữ cháu lại. Rồi nuôi mãi không thấy con lớn, mỗi ngày chỉ ăn được vài muỗng cơm, khiến ai thấy cũng tránh xa, nhưng dần dần thì người ta hiểu và giờ thương nó lắm…", anh An ngọng nghịu nói bằng vốn tiếng Kinh ít ỏi của mình.
Chuyện cổ tích có thật về người thầy hiệu trưởng - cha nuôi của cậu bé tí hon 10 tuổi chỉ nặng 3,9 kg - Ảnh 4.
Thế rồi, năm 2013, trong chuyến đi khảo sát học trò đến lớp, thầy Cương vô tình gặp K'Rể khi bố địu em trong bị vải để đi làm. Cuộc gặp gỡ giữa cậu bé tí hon và ông giáo tốt bụng chính là khởi đầu cho câu chuyện cổ tích có thật về tình thầy trò.
Xúc động khi thấy thân hình của K'Rể, thầy Cuơng dặn dò gia đình cứ nuôi em bé, khi nào đủ tuổi thì thầy sẽ đưa xuống trường để chăm sóc. Và, giữ đúng lời hứa, năm 2015, khi K'Rể tròn 7 tuổi, thầy Cương đã lặn lội cuốc bộ gần 3 giờ băng rừng, đến nhà vận động cha mẹ cho cậu bé tí hon đi học.
"Thấy con nhỏ quá, sợ K'Rể không hòa nhập được với các bạn nên ái ngại nhưng thầy Cương động viên mãi nên vợ chồng tôi ‘liều’ cho con đi học thử…", anh An chia sẻ.
Ngày đầu "xuống núi", K'Rể lúc nào cũng rụt rè và sợ hãi với mọi thứ xung quanh, ngay cả việc tự vệ sinh cá nhân - em cũng không biết. Để em dần quen với nhịp sống mới, thầy Cương kiên nhẫn dành thời gian để chăm chút và hướng dẫn K’Rể. Để tiện chăm sóc cậu bé tí hon, thầy chuyển phòng làm việc vào phòng nội trú, K'Rể cũng từ đó mà gắn bó với thầy hơn. Thầy kể, hồi mới xuống núi ấy, thầy có làm 1 chiếc giường riêng nhưng K'Rể chịu không ngủ, mà đòi ngủ với thầy.
Cứ thế, cuộc sống hàng ngày của K'Rể quanh quẩn với sự chăm sóc của thầy hiệu trưởng. Mọi việc sinh hoạt cá nhân của K'Rể đều do thầy Cương lo liệu. Dần dần, quen với tình yêu thương của người thầy, K'Rể gọi thầy là “Vá" (Cha theo tiếng H’Rê - PV), và vẫn thường trèo vào lòng, trốn trong nách thầy như một chú gà con mỗi khi trêu đùa cùng chúng bạn.
Chuyện cổ tích có thật về người thầy hiệu trưởng - cha nuôi của cậu bé tí hon 10 tuổi chỉ nặng 3,9 kg - Ảnh 6.
Do ngoại hình tí tẹo, thế nên nhà trường phải nhờ thợ mộc đóng riêng 1 cái ghế cao và mua thêm 1 cái gối để kê lên cho K’Rể ngồi. Tất cả quần áo, giày dép và đồ dùng của cậu bé tí hon đều được thầy Cương xuống tận TP Quảng Ngãi đặt làm riêng.
"Tôi đặt chân K’Rể lên tấm bìa rồi lấy bút vẽ cỡ chân, sau đó mang xuống thuyết phục thợ đóng cho em một đôi dép 2 quai. Áo quần đi học của K’Rể cũng đều phải đặt người ta ‘thửa’ riêng cả" , thầy Cương chia sẻ.
Do căn bệnh khiến K’Rể chậm nói và trí nhớ hạn chế, thế nên thầy Cương và các thầy cô trong trường không chú trọng dạy kiến thức cho em, mà thay vào đó là những kỹ năng sống để em có thể cứng cáp hơn. Sau gần 3 năm đến lớp, K'Rể đã hòa nhập nhanh và có thay đổi vượt bậc. Từ cậu bé nhút nhát và hay sợ sệt, K'Rể đã trở thành một cậu bé vui vẻ, nhanh nhẹn và mạnh dạn hơn, có thể viết được chữ O, số 1 và tự làm được một số việc cá nhân.
Chuyện cổ tích có thật về người thầy hiệu trưởng - cha nuôi của cậu bé tí hon 10 tuổi chỉ nặng 3,9 kg - Ảnh 7.
Quan trọng hơn, K'Rể không bị động mà có thể quan sát, lắng nghe và hiểu những vấn đề xung quanh mình, rồi từ đó bày tỏ chính kiến khi các bạn trêu trọc cũng như trả lời trước câu hỏi của cô giáo. Ngày K'Rể biết nói tiếng “ạ”, thầy Cương và các thầy cô dạy em ôm chầm lấy nhau khóc nức nở.
Cô Phạm Thị Khánh, chủ nhiệm lớp 1B, cho biết khi nhận K’Rể vào lớp, cô phải sắp xếp chỗ ngồi tiện lợi, cây bút chì cắt đôi ra mới vừa tay cầm của em. Do tay mềm và yếu nên K'Rể chưa viết bút chì được, thế nhưng cậu đã có thể bắt chước bạn bên canh lấy bảng con ra và vẽ phấn lên đó.
"Dù kém tập trung, thi thoảng nghịch ngợm nhưng K’Rể vẫn ngồi học đủ số tiết. Em rất giỏi làm dấu để mọi người hiểu và em cũng hiểu hết những điều người khác nói. Bây giờ em có thể tự xúc cơm ăn, tự tháo dép, đi đến lớp học và trèo lên đúng nghế ngồi... Đây là cách giúp K’Rể hòa nhập với bạn bè, xóa khoảng về sự khác biệt của em", cô Khánh chia sẻ.
Tuy ngoại hình nhỏ bé, nhưng K’Rể vẫn rất hiếu động. Tí hon nhất nhưng em cũng là học sinh nghịch nhất trường, trò chơi em mê nhất là “đánh nhau giỡn", “đánh trận giả". Cứ mỗi lần "thua trận", K'Rể lại nức nở chạy về… méc thầy Cương. Thành ra, theo các em học sinh thì phần vì "nể" K’Rể đựơc thầy "bảo kê", phần vì sợ K'Rể trốn kỹ tìm không ra nên ai cũng chịu để K'Rể “ăn hiếp".
Thấy Cương chăm chút cho K'Rể từng bữa ăn, giấc ngủ. Do không có răng, phải ăn bằng lợi, lại thích ăn cơm giống mọi người chứ không chịu ăn cháo nên K’Rể luôn ăn chậm hơn các bạn, dù mỗi bữa em chỉ ăn được một phần non nửa chén. Thương "con", nhiều lần thầy Cương lại bỏ dở bữa để dỗ dành bón cho em ăn. Coi K’Rể như con nên cứ cuối tuần, thầy Cương lại đưa K’Rể về nhà để cùng sum vầy với gia đình.
"Tôi xem K'Rể như con của mình vậy. Vợ và các con tôi cũng thương và coi em như thành viên trong gia đình. Tuy không nói được nhưng K'Rể là đứa trẻ hiếu động và giàu tình cảm. Mong muốn lớn nhất của tôi và các thầy cô là dạy K'Rể kỹ năng sống để em hòa nhập với các bạn…", thầy Cương trải lòng và vui mừng khoe với tôi tháng này K'Rể mới vừa "nhích" thêm đựơc gần 0,1 kg.
Thầy Cương xúc động nhớ lại lần đầu tiên dẫn K'Rể ra Hà Nội vào cuối năm 2016 để thăm khám. Để có các xét nghiệm, các bác sĩ ở Bệnh viện Nhi Trung ương phải lấy đủ 5 ống máu. Thế nhưng, hút đến ống máu thứ 3, K'Rể gần như kiệt sức và khóc cạn nước mắt. Thấy “con" khóc, thầy Cương trong lòng quặn lên vì xót xa, nhưng cũng phải nén lại để dỗ dành K'Rể, kiên nhẫn đến cuối ngày mới lấy được đủ 5 ống máu.
Cũng trong chuyến đi này, đích thân Phó Chủ tịch Nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã gặp gỡ và vận động quyên góp cho K’Rể số tiền hơn 24 triệu đồng. Số tiền này đã được thầy Cương lập một số tiết kiệm cho K’Rể.
Chuyện cổ tích có thật về người thầy hiệu trưởng - cha nuôi của cậu bé tí hon 10 tuổi chỉ nặng 3,9 kg - Ảnh 10.
Không chỉ "chắp cánh" hi vọng cho cậu bé tí hon, mà thầy Đặng Văn Cương còn là "ân nhân" của nhiều em nhỏ đồng bào Hơ rê ở vùng cao này. Thấy các em vất vả mỗi khi phải băng rừng đến điểm trường để theo con chữ. Năm 2009, Thầy Cương "đánh liều" bàn với các giáo viên lặn lội vào từng ngôi nhà, vận động cha mẹ cho con em xuống học và lưu trú ở lại trường.
Để thuyết phục phụ huynh, thầy hứa sẽ nuôi các em với điều kiện bằng hoặc hơn ở nhà. Ban đầu còn nghi ngại, nhưng nhờ sự nhiệt thành của thầy, cuối cùng cha mẹ cũng đồng ý để các em "xuống núi" đi học.
Chuyện cổ tích có thật về người thầy hiệu trưởng - cha nuôi của cậu bé tí hon 10 tuổi chỉ nặng 3,9 kg - Ảnh 11.
Đưa học sinh xuống lớp đã khó, nhưng lo chỗ ăn, chỗ ở các em càng khó hơn. Để có nơi cho các em tá túc, các thầy cô phải xếp dọn 3 phòng ở, vốn là phòng giáo viên. Còn tiền ăn của các em được các thầy cô trích ra từ đồng lương ít ỏi của mình.
"Khi các em mới về trường, do chưa có trợ cấp nên thầy cô phải lấy tiền lương của mình lo cho các em. Tôi động viên mọi người nuôi học trò bằng mọi giá. Bởi nếu bỏ cuộc, các em về lại làng thì sẽ đánh mất lòng tin của phụ huynh, đồng nghĩa việc các em sẽ xa trường, xa lớp mãi mãi…", thầy Cương nhớ lại.
Biết các em không thể có bữa cơm đầy đủ từ đồng lương của mình, thầy Cương lại lặn lội xuống Huyện ủy, UBND huyện xin hỗ trợ và vận động khắp nơi xin gạo, dầu ăn, mắm, muối nuôi học sinh ròng rã suốt 5 năm.
Thầy Cương kể, ngày mới đưa học sinh về ở nội trú, có những câu chuyện cười ra nước mắt. Như vừa đón K’Rể "xuống núi", do sợ đám đông nên tối đến khi các bạn đang ngủ thì cậu bé tí hon lại chui xuống gầm giường "trốn". Thầy cô đi kiểm tra thấy vắng lại tá hỏa chia nhau đi tìm suốt đêm. Hay chuyện ở phòng tập thể có 1 cái tivi. Xem phim thấy xe chạy, các em lại tưởng xe đâm vào mình nên nghiêng người… né, có em còn vừa la hét, vừa bỏ chạy.
Rồi có chuyện, do quen lối sinh hoạt ở nhà nên nhiều em cứ nửa đêm là lại thay nhau đi… vệ sinh bừa bãi khắp trường. Thức giấc, thay vì tập thể dục rồi đi dạy thì các thầy cô lại phải hì hục cùng nhau… dọn "mìn". Nhiều em sức khỏe yếu, mỗi khi trở trời lại lên cơn sốt khiến thầy cô phải thức canh chừng để cấp cứu…
Chuyện cổ tích có thật về người thầy hiệu trưởng - cha nuôi của cậu bé tí hon 10 tuổi chỉ nặng 3,9 kg - Ảnh 12.
Nhờ tình yêu thương, từng chút một, từng chút một các thầy cô hướng học sinh của mình quen với nếp sống mới. Các em biết dùng đũa ăn cơm, biết giữ vệ sinh và chào hỏi khi có khách đến. Cũng nhờ đi học nội trú này mà việc học của các em đã tiến bộ hơn. Ở trường chỉ phải lo ăn, lo học và chơi với các bạn, điều kiện cũng tốt, thế nên cuối tuần về nhà thăm gia đình - nhiều em lại chỉ mong đến ngày, đến giờ quay lại trường học.
Từ 15 học sinh ban đầu, sau 8 năm, hiện trường có 117 học sinh Hơ rê đang học bán trú. Đến năm 2013, các học sinh này được hưởng chế độ của Nhà nước nên giờ các thầy cô cũng bớt gánh nặng hơn. Tuy vậy, trường vẫn duy trì vườn rau và chuồng trại nuôi gà. Chỉ tay về phía khu phòng học kiên cố đang được xây dựng, Thầy Cương hào hứng khoe: "Nhờ nhà nước quan tâm nên ước mơ có đủ phòng học cho học trò của tôi lâu nay đã thành hiện thực. Vừa rồi, trường cũng bán con heo rừng lai được 12 triệu đồng. Số tiền này bỏ ‘heo đất’ để dành phòng khi các em học sinh bị ốm đau…".
Chuyện cổ tích có thật về người thầy hiệu trưởng - cha nuôi của cậu bé tí hon 10 tuổi chỉ nặng 3,9 kg - Ảnh 13.
Source: http://kenh14.vn/chuyen-co-tich-co-that-ve-nguoi-thay-hieu-truong-cha-nuoi-cua-cau-be-ty-hon-10-tuoi-chi-nang-39-kg-20180420235355189.chn
Suốt 3 năm qua, thầy hiệu trưởng đã nuôi nấng, dạy dỗ, chăm sóc và yêu thương em như con ruột của mình.
6 giờ sáng, như thường lệ, thầy Đặng Văn Cương thức giấc. Thầy là Hiệu trưởng trường Tiểu học Dân tộc bán trú Sơn Ba (huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi), một ngôi trường nhỏ xíu ở một thị trấn xa xôi. Công việc đầu tiên trong ngày của thầy không phải là những cuộc gọi điện thoại, hay một bữa sáng ngon lành, mà là đánh thức cậu học trò tí hon Đinh Văn K'Rể dậy đi học.
Chuyện cổ tích có thật về người thầy hiệu trưởng - cha nuôi của cậu bé tí hon 10 tuổi chỉ nặng 3,9 kg - Ảnh 2.
Ngủ vẫn chưa đã giấc, K’Rể mắt nhắm mắt mở, lăn qua lăn lại mãi trên giường. Bao giờ cũng vậy, thầy Cương bế cậu bé ra sân rửa mặt, ăn sáng và sửa soạn áo quần cho K’Rể rồi nghiêm giọng bảo: "Con nhanh đến trường kẻo trễ giờ cô giáo phạt".
Cậu bé tí hon lí nhí "ạ" một cái, rồi lon ton chạy đến lớp. Dù nơi ở chỉ cách phòng học 10 mét, nhưng thầy Cương vẫn đứng ngóng cậu học trò cưng vào lớp thì mới yên tâm đi làm việc của mình.
Thấy K’Rể loay hoay mãi vẫn không trèo được vào chỗ ngồi, một cậu bạn cùng lớp nhanh nhẩu nói: "Để đó anh bế lên cho", rồi tròng 2 tay vào bụng, ôm K'rể đặt gọn lên chiếc ghế, đúng lúc cô giáo vừa vào lớp. Gãi đầu, cười tươi cảm ơn bạn học, cậu bé tí hon lại hí hửng vòng tay chào cô giáo và các bạn cùng lớp.
Tính ra, K'rể là "anh cả" của lớp 1B này, bởi năm nay em đã có "thâm niên" học 3 năm lớp 1. Thế nhưng, với lũ trẻ trong trường thì có lẽ K'rể luôn được xem là em út trong nhà. Bởi dù đã 10 tuổi nhưng K'rể chỉ nặng 3,9 kg, cao 60 cm. Em mắc chứng Seckel (người lùn, đầu chim), trên thế giới chỉ có khoảng 10 ca được ghi nhận.
Cậu bé tí hon là con của anh Đinh Văn An (30 tuổi) và chị Đinh Thị Pia (28 tuổi), trú thôn Gò Da (xã Sơn Ba, Sơn Hà). Anh An và chị Pia vốn là anh em chú bác ruột. Do yêu nhau nên 2 người có cùng huyết thống đã kết hôn vào năm 2006. Một năm sau, vợ chồng này sinh được đứa con đầu lòng là Đinh Văn Siêng (anh K'rể). Cháu Siêng khoẻ mạnh và phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác.
Chuyện cổ tích có thật về người thầy hiệu trưởng - cha nuôi của cậu bé tí hon 10 tuổi chỉ nặng 3,9 kg - Ảnh 3.
Thế nhưng, đến năm 2009, chị Pia sinh đứa con thứ 2 là Đinh Văn K'rể khi chỉ mang bầu 8 tháng. Lúc chào đời, K'rể chỉ tròn 600g, cao chưa đầy 1 gang tay. Gia đình cứ tưởng K'rể tí hon vì sinh non, nhưng nuôi mãi, đến năm 7 tuổi mà em cũng chỉ nặng 3 kg, cao 50 cm và chưa biết nói, chỉ khóc, cười, bước đi chập chững vài bước là trượt ngã.
Bởi thân hình quá lạ lùng nên dân làng đồn đại K'rể bị "ma nhập", rồi cấm con mình chơi với em. Từ đó, K'rể suốt ngày chỉ biết quanh quẩn trong xó nhà và nằm trong địu của cha mẹ mỗi khi đi làm rẫy…
"Lúc mới sinh, con tôi chỉ bé bằng con chuột. Cho đây là ‘điềm xui’ nên dân làng bắt tôi mang ra bìa rừng chôn. Thương con, vợ chồng tôi thuyết phục cho giữ cháu lại. Rồi nuôi mãi không thấy con lớn, mỗi ngày chỉ ăn được vài muỗng cơm, khiến ai thấy cũng tránh xa, nhưng dần dần thì người ta hiểu và giờ thương nó lắm…", anh An ngọng nghịu nói bằng vốn tiếng Kinh ít ỏi của mình.
Chuyện cổ tích có thật về người thầy hiệu trưởng - cha nuôi của cậu bé tí hon 10 tuổi chỉ nặng 3,9 kg - Ảnh 4.
Thế rồi, năm 2013, trong chuyến đi khảo sát học trò đến lớp, thầy Cương vô tình gặp K'Rể khi bố địu em trong bị vải để đi làm. Cuộc gặp gỡ giữa cậu bé tí hon và ông giáo tốt bụng chính là khởi đầu cho câu chuyện cổ tích có thật về tình thầy trò.
Xúc động khi thấy thân hình của K'Rể, thầy Cuơng dặn dò gia đình cứ nuôi em bé, khi nào đủ tuổi thì thầy sẽ đưa xuống trường để chăm sóc. Và, giữ đúng lời hứa, năm 2015, khi K'Rể tròn 7 tuổi, thầy Cương đã lặn lội cuốc bộ gần 3 giờ băng rừng, đến nhà vận động cha mẹ cho cậu bé tí hon đi học.
"Thấy con nhỏ quá, sợ K'Rể không hòa nhập được với các bạn nên ái ngại nhưng thầy Cương động viên mãi nên vợ chồng tôi ‘liều’ cho con đi học thử…", anh An chia sẻ.
Ngày đầu "xuống núi", K'Rể lúc nào cũng rụt rè và sợ hãi với mọi thứ xung quanh, ngay cả việc tự vệ sinh cá nhân - em cũng không biết. Để em dần quen với nhịp sống mới, thầy Cương kiên nhẫn dành thời gian để chăm chút và hướng dẫn K’Rể. Để tiện chăm sóc cậu bé tí hon, thầy chuyển phòng làm việc vào phòng nội trú, K'Rể cũng từ đó mà gắn bó với thầy hơn. Thầy kể, hồi mới xuống núi ấy, thầy có làm 1 chiếc giường riêng nhưng K'Rể chịu không ngủ, mà đòi ngủ với thầy.
Cứ thế, cuộc sống hàng ngày của K'Rể quanh quẩn với sự chăm sóc của thầy hiệu trưởng. Mọi việc sinh hoạt cá nhân của K'Rể đều do thầy Cương lo liệu. Dần dần, quen với tình yêu thương của người thầy, K'Rể gọi thầy là “Vá" (Cha theo tiếng H’Rê - PV), và vẫn thường trèo vào lòng, trốn trong nách thầy như một chú gà con mỗi khi trêu đùa cùng chúng bạn.
Chuyện cổ tích có thật về người thầy hiệu trưởng - cha nuôi của cậu bé tí hon 10 tuổi chỉ nặng 3,9 kg - Ảnh 6.
Do ngoại hình tí tẹo, thế nên nhà trường phải nhờ thợ mộc đóng riêng 1 cái ghế cao và mua thêm 1 cái gối để kê lên cho K’Rể ngồi. Tất cả quần áo, giày dép và đồ dùng của cậu bé tí hon đều được thầy Cương xuống tận TP Quảng Ngãi đặt làm riêng.
"Tôi đặt chân K’Rể lên tấm bìa rồi lấy bút vẽ cỡ chân, sau đó mang xuống thuyết phục thợ đóng cho em một đôi dép 2 quai. Áo quần đi học của K’Rể cũng đều phải đặt người ta ‘thửa’ riêng cả" , thầy Cương chia sẻ.
Do căn bệnh khiến K’Rể chậm nói và trí nhớ hạn chế, thế nên thầy Cương và các thầy cô trong trường không chú trọng dạy kiến thức cho em, mà thay vào đó là những kỹ năng sống để em có thể cứng cáp hơn. Sau gần 3 năm đến lớp, K'Rể đã hòa nhập nhanh và có thay đổi vượt bậc. Từ cậu bé nhút nhát và hay sợ sệt, K'Rể đã trở thành một cậu bé vui vẻ, nhanh nhẹn và mạnh dạn hơn, có thể viết được chữ O, số 1 và tự làm được một số việc cá nhân.
Chuyện cổ tích có thật về người thầy hiệu trưởng - cha nuôi của cậu bé tí hon 10 tuổi chỉ nặng 3,9 kg - Ảnh 7.
Quan trọng hơn, K'Rể không bị động mà có thể quan sát, lắng nghe và hiểu những vấn đề xung quanh mình, rồi từ đó bày tỏ chính kiến khi các bạn trêu trọc cũng như trả lời trước câu hỏi của cô giáo. Ngày K'Rể biết nói tiếng “ạ”, thầy Cương và các thầy cô dạy em ôm chầm lấy nhau khóc nức nở.
Cô Phạm Thị Khánh, chủ nhiệm lớp 1B, cho biết khi nhận K’Rể vào lớp, cô phải sắp xếp chỗ ngồi tiện lợi, cây bút chì cắt đôi ra mới vừa tay cầm của em. Do tay mềm và yếu nên K'Rể chưa viết bút chì được, thế nhưng cậu đã có thể bắt chước bạn bên canh lấy bảng con ra và vẽ phấn lên đó.
"Dù kém tập trung, thi thoảng nghịch ngợm nhưng K’Rể vẫn ngồi học đủ số tiết. Em rất giỏi làm dấu để mọi người hiểu và em cũng hiểu hết những điều người khác nói. Bây giờ em có thể tự xúc cơm ăn, tự tháo dép, đi đến lớp học và trèo lên đúng nghế ngồi... Đây là cách giúp K’Rể hòa nhập với bạn bè, xóa khoảng về sự khác biệt của em", cô Khánh chia sẻ.
Tuy ngoại hình nhỏ bé, nhưng K’Rể vẫn rất hiếu động. Tí hon nhất nhưng em cũng là học sinh nghịch nhất trường, trò chơi em mê nhất là “đánh nhau giỡn", “đánh trận giả". Cứ mỗi lần "thua trận", K'Rể lại nức nở chạy về… méc thầy Cương. Thành ra, theo các em học sinh thì phần vì "nể" K’Rể đựơc thầy "bảo kê", phần vì sợ K'Rể trốn kỹ tìm không ra nên ai cũng chịu để K'Rể “ăn hiếp".
Thấy Cương chăm chút cho K'Rể từng bữa ăn, giấc ngủ. Do không có răng, phải ăn bằng lợi, lại thích ăn cơm giống mọi người chứ không chịu ăn cháo nên K’Rể luôn ăn chậm hơn các bạn, dù mỗi bữa em chỉ ăn được một phần non nửa chén. Thương "con", nhiều lần thầy Cương lại bỏ dở bữa để dỗ dành bón cho em ăn. Coi K’Rể như con nên cứ cuối tuần, thầy Cương lại đưa K’Rể về nhà để cùng sum vầy với gia đình.
"Tôi xem K'Rể như con của mình vậy. Vợ và các con tôi cũng thương và coi em như thành viên trong gia đình. Tuy không nói được nhưng K'Rể là đứa trẻ hiếu động và giàu tình cảm. Mong muốn lớn nhất của tôi và các thầy cô là dạy K'Rể kỹ năng sống để em hòa nhập với các bạn…", thầy Cương trải lòng và vui mừng khoe với tôi tháng này K'Rể mới vừa "nhích" thêm đựơc gần 0,1 kg.
Thầy Cương xúc động nhớ lại lần đầu tiên dẫn K'Rể ra Hà Nội vào cuối năm 2016 để thăm khám. Để có các xét nghiệm, các bác sĩ ở Bệnh viện Nhi Trung ương phải lấy đủ 5 ống máu. Thế nhưng, hút đến ống máu thứ 3, K'Rể gần như kiệt sức và khóc cạn nước mắt. Thấy “con" khóc, thầy Cương trong lòng quặn lên vì xót xa, nhưng cũng phải nén lại để dỗ dành K'Rể, kiên nhẫn đến cuối ngày mới lấy được đủ 5 ống máu.
Cũng trong chuyến đi này, đích thân Phó Chủ tịch Nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã gặp gỡ và vận động quyên góp cho K’Rể số tiền hơn 24 triệu đồng. Số tiền này đã được thầy Cương lập một số tiết kiệm cho K’Rể.
Chuyện cổ tích có thật về người thầy hiệu trưởng - cha nuôi của cậu bé tí hon 10 tuổi chỉ nặng 3,9 kg - Ảnh 10.
Không chỉ "chắp cánh" hi vọng cho cậu bé tí hon, mà thầy Đặng Văn Cương còn là "ân nhân" của nhiều em nhỏ đồng bào Hơ rê ở vùng cao này. Thấy các em vất vả mỗi khi phải băng rừng đến điểm trường để theo con chữ. Năm 2009, Thầy Cương "đánh liều" bàn với các giáo viên lặn lội vào từng ngôi nhà, vận động cha mẹ cho con em xuống học và lưu trú ở lại trường.
Để thuyết phục phụ huynh, thầy hứa sẽ nuôi các em với điều kiện bằng hoặc hơn ở nhà. Ban đầu còn nghi ngại, nhưng nhờ sự nhiệt thành của thầy, cuối cùng cha mẹ cũng đồng ý để các em "xuống núi" đi học.
Chuyện cổ tích có thật về người thầy hiệu trưởng - cha nuôi của cậu bé tí hon 10 tuổi chỉ nặng 3,9 kg - Ảnh 11.
Đưa học sinh xuống lớp đã khó, nhưng lo chỗ ăn, chỗ ở các em càng khó hơn. Để có nơi cho các em tá túc, các thầy cô phải xếp dọn 3 phòng ở, vốn là phòng giáo viên. Còn tiền ăn của các em được các thầy cô trích ra từ đồng lương ít ỏi của mình.
"Khi các em mới về trường, do chưa có trợ cấp nên thầy cô phải lấy tiền lương của mình lo cho các em. Tôi động viên mọi người nuôi học trò bằng mọi giá. Bởi nếu bỏ cuộc, các em về lại làng thì sẽ đánh mất lòng tin của phụ huynh, đồng nghĩa việc các em sẽ xa trường, xa lớp mãi mãi…", thầy Cương nhớ lại.
Biết các em không thể có bữa cơm đầy đủ từ đồng lương của mình, thầy Cương lại lặn lội xuống Huyện ủy, UBND huyện xin hỗ trợ và vận động khắp nơi xin gạo, dầu ăn, mắm, muối nuôi học sinh ròng rã suốt 5 năm.
Thầy Cương kể, ngày mới đưa học sinh về ở nội trú, có những câu chuyện cười ra nước mắt. Như vừa đón K’Rể "xuống núi", do sợ đám đông nên tối đến khi các bạn đang ngủ thì cậu bé tí hon lại chui xuống gầm giường "trốn". Thầy cô đi kiểm tra thấy vắng lại tá hỏa chia nhau đi tìm suốt đêm. Hay chuyện ở phòng tập thể có 1 cái tivi. Xem phim thấy xe chạy, các em lại tưởng xe đâm vào mình nên nghiêng người… né, có em còn vừa la hét, vừa bỏ chạy.
Rồi có chuyện, do quen lối sinh hoạt ở nhà nên nhiều em cứ nửa đêm là lại thay nhau đi… vệ sinh bừa bãi khắp trường. Thức giấc, thay vì tập thể dục rồi đi dạy thì các thầy cô lại phải hì hục cùng nhau… dọn "mìn". Nhiều em sức khỏe yếu, mỗi khi trở trời lại lên cơn sốt khiến thầy cô phải thức canh chừng để cấp cứu…
Chuyện cổ tích có thật về người thầy hiệu trưởng - cha nuôi của cậu bé tí hon 10 tuổi chỉ nặng 3,9 kg - Ảnh 12.
Nhờ tình yêu thương, từng chút một, từng chút một các thầy cô hướng học sinh của mình quen với nếp sống mới. Các em biết dùng đũa ăn cơm, biết giữ vệ sinh và chào hỏi khi có khách đến. Cũng nhờ đi học nội trú này mà việc học của các em đã tiến bộ hơn. Ở trường chỉ phải lo ăn, lo học và chơi với các bạn, điều kiện cũng tốt, thế nên cuối tuần về nhà thăm gia đình - nhiều em lại chỉ mong đến ngày, đến giờ quay lại trường học.
Từ 15 học sinh ban đầu, sau 8 năm, hiện trường có 117 học sinh Hơ rê đang học bán trú. Đến năm 2013, các học sinh này được hưởng chế độ của Nhà nước nên giờ các thầy cô cũng bớt gánh nặng hơn. Tuy vậy, trường vẫn duy trì vườn rau và chuồng trại nuôi gà. Chỉ tay về phía khu phòng học kiên cố đang được xây dựng, Thầy Cương hào hứng khoe: "Nhờ nhà nước quan tâm nên ước mơ có đủ phòng học cho học trò của tôi lâu nay đã thành hiện thực. Vừa rồi, trường cũng bán con heo rừng lai được 12 triệu đồng. Số tiền này bỏ ‘heo đất’ để dành phòng khi các em học sinh bị ốm đau…".
Chuyện cổ tích có thật về người thầy hiệu trưởng - cha nuôi của cậu bé tí hon 10 tuổi chỉ nặng 3,9 kg - Ảnh 13.
Source: http://kenh14.vn/chuyen-co-tich-co-that-ve-nguoi-thay-hieu-truong-cha-nuoi-cua-cau-be-ty-hon-10-tuoi-chi-nang-39-kg-20180420235355189.chn
Thứ Ba, 24 tháng 4, 2018
Tình yêu cảm động người phụ nữ gốc Việt: Nhờ rụng sạch tóc trên đầu mà nhận ra được chân tình của người đàn ông bên cạnh
Jackie Nguyen là một diễn viên nhạc kịch gốc Việt đầy tài năng sống tại San Diego, California. Câu chuyện tình yêu thú vị và cảm động của Jackie và vị hôn phu của mình, anh Nate Huntley đã khiến cho nhiều người thật sự ngưỡng mộ.
Tình yêu cảm động người phụ nữ gốc Việt: Nhờ rụng sạch tóc trên đầu mà nhận ra được chân tình của người đàn ông bên cạnh 0
Jackie và Nate gặp nhau khi cả hai cùng tham gia sản xuất vở nhạc kịch Miss Saigon năm 2012. Cả Jackie và Nate đều cảm thấy sự cuốn hút rất lạ ở đối phương bởi họ có chung niềm đam mê với phim ảnh, những nhân vật hoạt hình, và đặc biệt Jackie là một fan cứng cựa của Harry Porter. Tưởng chừng tình cảm thoáng qua này chỉ là cuộc dạo chơi vui vẻ trong 2 tháng mùa hè nhưng hóa ra Jackie và Nate đã tìm được một nửa đời nhau mà không hề hay biết.
Tình yêu cảm động người phụ nữ gốc Việt: Nhờ rụng sạch tóc trên đầu mà nhận ra được chân tình của người đàn ông bên cạnh 1
Sau khi kết thúc công việc, Jackie bay đến New York, Nate thì trở về Colorado. Không ngờ chỉ một tuần sau đó, tóc của Jackie bắt đầu rụng một cách kinh khủng. Từng búi, từng mảng tóc của Jackie cứ rơi ra đến mức cô lộ những mảng trắng trọc lóc trên đầu. Jackie được chẩn đoán mắc phải căn bệnh rụng tóc Alopecia - một dạng phổ biến của rối loạn tự miễn. Bác sĩ cho biết chỉ trong khoảng 2 tuần lễ, Jackie có thể sẽ rụng sạch tóc trên đầu.
Tình yêu cảm động người phụ nữ gốc Việt: Nhờ rụng sạch tóc trên đầu mà nhận ra được chân tình của người đàn ông bên cạnh 2
Quá hoảng loạn và sợ hãi, Jackie đã gọi điện tìm đến Nate tìm sự an ủi. Sau khi biết được tình hình, Nate đã mời Jackie đến Colorado chơi, xem như vừa là chuyến đi thư giãn, vừa để anh có thể ở bên cạnh chăm sóc và an ủi cho cô, như vậy có lẽ sẽ tốt hơn cho bệnh tình của cô nữa.
Tình yêu cảm động người phụ nữ gốc Việt: Nhờ rụng sạch tóc trên đầu mà nhận ra được chân tình của người đàn ông bên cạnh 3
Tình yêu cảm động người phụ nữ gốc Việt: Nhờ rụng sạch tóc trên đầu mà nhận ra được chân tình của người đàn ông bên cạnh 4
Để giúp Jackie thấy tự tin hơn, Nate đề nghị cả hai cùng cạo trọc đầu. Anh nói bất kể có chuyện gì xảy ra, anh cũng sẽ ở bên cạnh cùng cô đối mặt với nó. Đó là một sự kiện khiến cuộc đời Jackie thay đổi, và cũng nhờ mất đi mái tóc óng ả một thời của mình, cô đã biết được Nate chính là chân tình, là người đàn ông mà cô có thể nương tựa suốt quãng đời về sau.
Tình yêu cảm động người phụ nữ gốc Việt: Nhờ rụng sạch tóc trên đầu mà nhận ra được chân tình của người đàn ông bên cạnh 5
Kể từ đó, Nate và Jackie trở thành một cặp đôi hạnh phúc, quấn quýt nhau không rời. Nhờ vào sự ủng hộ tinh thần của bạn trai kết hợp quá trình trị liệu với bác sĩ, tình trạng của Jackie dần dà đã được cải thiện.
Tình yêu cảm động người phụ nữ gốc Việt: Nhờ rụng sạch tóc trên đầu mà nhận ra được chân tình của người đàn ông bên cạnh 6
Hai năm sau, cùng sự giúp đỡ của những người bạn thân, Nate đã quỳ xuống cầu hôn bất ngờ, mong rằng Jackie sẽ lấy anh và để anh thương yêu cả đời. Jackie cảm động rơi nước mắt, gật đầu đồng ý trong niềm hạnh phúc vô vàn.
Tình yêu cảm động người phụ nữ gốc Việt: Nhờ rụng sạch tóc trên đầu mà nhận ra được chân tình của người đàn ông bên cạnh 7
Tình yêu cảm động người phụ nữ gốc Việt: Nhờ rụng sạch tóc trên đầu mà nhận ra được chân tình của người đàn ông bên cạnh 8
Tình yêu cảm động người phụ nữ gốc Việt: Nhờ rụng sạch tóc trên đầu mà nhận ra được chân tình của người đàn ông bên cạnh 9
Tình yêu cảm động người phụ nữ gốc Việt: Nhờ rụng sạch tóc trên đầu mà nhận ra được chân tình của người đàn ông bên cạnh 10
Tình yêu cảm động người phụ nữ gốc Việt: Nhờ rụng sạch tóc trên đầu mà nhận ra được chân tình của người đàn ông bên cạnh 11
Bộ ảnh đính hôn đầu tư công phu của Nate và Jackie từng khiến cho cư dân mạng choáng váng. Vì cả hai đều rất yêu thích phim ảnh nên dĩ nhiên chủ đề cho những bộ ảnh không gì khác, chính là dựa trên những nhân vật mà họ yêu thích nhất. Từ Thor, Harry Potter, Captian America, Peggy Carter, Marty McFly và tiến sĩ Brown, cho đến Jack, Rose… Tất cả các nhân vật đã được Jackie và Nate tái hiện lại trong bộ ảnh của mình một cách hài hước thú vị.
Tình yêu cảm động người phụ nữ gốc Việt: Nhờ rụng sạch tóc trên đầu mà nhận ra được chân tình của người đàn ông bên cạnh 12
Đám cưới của cặp đôi diễn ra vào ngày 21/4 là sự kết hợp giữa nghi lễ truyền thống Việt Nam và 'những điều bất ngờ nằm ngoài dự đoán'. Chắc chắn với sự sáng tạo của Jackie và Nate, hôn lễ của họ sẽ tràn ngập niềm vui và những ký ức khó quên đối với cả toàn bộ khách mời. Chúng ta hãy cùng chúc cho họ sẽ có một tương lai thật hạnh phúc ở phía trước nhé!
Theo Đinh Hương/Helino.vn
Source: http://tiin.vn/chuyen-muc/yeu/tinh-yeu-cam-dong-nguoi-phu-nu-goc-viet-nho-rung-sach-toc-tren-dau-ma-nhan-ra-duoc-chan-tinh-cua-nguoi-dan-ong-ben-canh.html
Tình yêu cảm động người phụ nữ gốc Việt: Nhờ rụng sạch tóc trên đầu mà nhận ra được chân tình của người đàn ông bên cạnh 0
Jackie và Nate gặp nhau khi cả hai cùng tham gia sản xuất vở nhạc kịch Miss Saigon năm 2012. Cả Jackie và Nate đều cảm thấy sự cuốn hút rất lạ ở đối phương bởi họ có chung niềm đam mê với phim ảnh, những nhân vật hoạt hình, và đặc biệt Jackie là một fan cứng cựa của Harry Porter. Tưởng chừng tình cảm thoáng qua này chỉ là cuộc dạo chơi vui vẻ trong 2 tháng mùa hè nhưng hóa ra Jackie và Nate đã tìm được một nửa đời nhau mà không hề hay biết.
Tình yêu cảm động người phụ nữ gốc Việt: Nhờ rụng sạch tóc trên đầu mà nhận ra được chân tình của người đàn ông bên cạnh 1
Sau khi kết thúc công việc, Jackie bay đến New York, Nate thì trở về Colorado. Không ngờ chỉ một tuần sau đó, tóc của Jackie bắt đầu rụng một cách kinh khủng. Từng búi, từng mảng tóc của Jackie cứ rơi ra đến mức cô lộ những mảng trắng trọc lóc trên đầu. Jackie được chẩn đoán mắc phải căn bệnh rụng tóc Alopecia - một dạng phổ biến của rối loạn tự miễn. Bác sĩ cho biết chỉ trong khoảng 2 tuần lễ, Jackie có thể sẽ rụng sạch tóc trên đầu.
Tình yêu cảm động người phụ nữ gốc Việt: Nhờ rụng sạch tóc trên đầu mà nhận ra được chân tình của người đàn ông bên cạnh 2
Quá hoảng loạn và sợ hãi, Jackie đã gọi điện tìm đến Nate tìm sự an ủi. Sau khi biết được tình hình, Nate đã mời Jackie đến Colorado chơi, xem như vừa là chuyến đi thư giãn, vừa để anh có thể ở bên cạnh chăm sóc và an ủi cho cô, như vậy có lẽ sẽ tốt hơn cho bệnh tình của cô nữa.
Tình yêu cảm động người phụ nữ gốc Việt: Nhờ rụng sạch tóc trên đầu mà nhận ra được chân tình của người đàn ông bên cạnh 3
Tình yêu cảm động người phụ nữ gốc Việt: Nhờ rụng sạch tóc trên đầu mà nhận ra được chân tình của người đàn ông bên cạnh 4
Để giúp Jackie thấy tự tin hơn, Nate đề nghị cả hai cùng cạo trọc đầu. Anh nói bất kể có chuyện gì xảy ra, anh cũng sẽ ở bên cạnh cùng cô đối mặt với nó. Đó là một sự kiện khiến cuộc đời Jackie thay đổi, và cũng nhờ mất đi mái tóc óng ả một thời của mình, cô đã biết được Nate chính là chân tình, là người đàn ông mà cô có thể nương tựa suốt quãng đời về sau.
Tình yêu cảm động người phụ nữ gốc Việt: Nhờ rụng sạch tóc trên đầu mà nhận ra được chân tình của người đàn ông bên cạnh 5
Kể từ đó, Nate và Jackie trở thành một cặp đôi hạnh phúc, quấn quýt nhau không rời. Nhờ vào sự ủng hộ tinh thần của bạn trai kết hợp quá trình trị liệu với bác sĩ, tình trạng của Jackie dần dà đã được cải thiện.
Tình yêu cảm động người phụ nữ gốc Việt: Nhờ rụng sạch tóc trên đầu mà nhận ra được chân tình của người đàn ông bên cạnh 6
Hai năm sau, cùng sự giúp đỡ của những người bạn thân, Nate đã quỳ xuống cầu hôn bất ngờ, mong rằng Jackie sẽ lấy anh và để anh thương yêu cả đời. Jackie cảm động rơi nước mắt, gật đầu đồng ý trong niềm hạnh phúc vô vàn.
Tình yêu cảm động người phụ nữ gốc Việt: Nhờ rụng sạch tóc trên đầu mà nhận ra được chân tình của người đàn ông bên cạnh 7
Tình yêu cảm động người phụ nữ gốc Việt: Nhờ rụng sạch tóc trên đầu mà nhận ra được chân tình của người đàn ông bên cạnh 8
Tình yêu cảm động người phụ nữ gốc Việt: Nhờ rụng sạch tóc trên đầu mà nhận ra được chân tình của người đàn ông bên cạnh 9
Tình yêu cảm động người phụ nữ gốc Việt: Nhờ rụng sạch tóc trên đầu mà nhận ra được chân tình của người đàn ông bên cạnh 10
Tình yêu cảm động người phụ nữ gốc Việt: Nhờ rụng sạch tóc trên đầu mà nhận ra được chân tình của người đàn ông bên cạnh 11
Bộ ảnh đính hôn đầu tư công phu của Nate và Jackie từng khiến cho cư dân mạng choáng váng. Vì cả hai đều rất yêu thích phim ảnh nên dĩ nhiên chủ đề cho những bộ ảnh không gì khác, chính là dựa trên những nhân vật mà họ yêu thích nhất. Từ Thor, Harry Potter, Captian America, Peggy Carter, Marty McFly và tiến sĩ Brown, cho đến Jack, Rose… Tất cả các nhân vật đã được Jackie và Nate tái hiện lại trong bộ ảnh của mình một cách hài hước thú vị.
Tình yêu cảm động người phụ nữ gốc Việt: Nhờ rụng sạch tóc trên đầu mà nhận ra được chân tình của người đàn ông bên cạnh 12
Đám cưới của cặp đôi diễn ra vào ngày 21/4 là sự kết hợp giữa nghi lễ truyền thống Việt Nam và 'những điều bất ngờ nằm ngoài dự đoán'. Chắc chắn với sự sáng tạo của Jackie và Nate, hôn lễ của họ sẽ tràn ngập niềm vui và những ký ức khó quên đối với cả toàn bộ khách mời. Chúng ta hãy cùng chúc cho họ sẽ có một tương lai thật hạnh phúc ở phía trước nhé!
Theo Đinh Hương/Helino.vn
Source: http://tiin.vn/chuyen-muc/yeu/tinh-yeu-cam-dong-nguoi-phu-nu-goc-viet-nho-rung-sach-toc-tren-dau-ma-nhan-ra-duoc-chan-tinh-cua-nguoi-dan-ong-ben-canh.html
Chuyện tình 'sét đánh' của anh chàng bỏ việc vì bạn gái, tổ chức đám cưới với 2000 cây sen đá
Yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên và chuyện tình sét đánh… 1 ngày
Những ngày đầu năm, mỗi người luôn tràn đầy nhiệt huyết và quyết tâm phấn đấu để có một năm mới suôn sẻ, thuận lợi. Nhưng cũng thời điểm ấy, cô bạn Phạm Thùy Dung (Giám đốc tại công ty kế hoạch và tổ chức sự kiện tại Hà Nội) lại trải qua những đau khổ khi tình yêu rạn nứt.
Bị cho là một người con gái cuồng công việc, những mâu thuẫn giữa cả hai lên tới đỉnh điểm khiến cho mối tình tan vỡ ngay vào những ngày đầu năm mới. Những tưởng sau cú sốc ấy, Thùy Dung sẽ khó có thể tìm được người thấu hiểu mình, cho đến tận khi anh chàng Hứa Hoàng Hải (công ty TNHH LiD Việt Nam, Hà Nội) xuất hiện.
Cặp đôi yêu nhau chỉ sau…1 ngày.
Cặp đôi yêu nhau chỉ sau…1 ngày.
Cũng như Thùy Dung, Hoàng Hải vừa trải qua những tổn thương trong tình cảm lứa đôi. Nhận thấy cả hai 'nam thanh, nữ tú' đều đau khổ vì tình, cô bạn thân của Dung cũng là đồng nghiệp của Hải đã bắc cầu để se duyên cho cặp đôi thất tình này.
Thời điểm ấy, Hoàng Hải vẫn chưa có ý định 'lún sâu vào vũng lầy tình cảm' nên đã khéo léo từ chối lời đề nghị của 'bà mối' đồng nghiệp. Nhưng trong một lần uống say, tò mò tìm thử Facebook của Thùy Dung, anh chàng đã 'đổ' từ cái nhìn đầu tiên. Mãi sau này khi cả hai đã yêu nhau, Hải vẫn thường trêu bạn gái rằng, anh 'say nắng' cô chính là do tác dụng phụ của chất cồn.
Chủ động bắt chuyện với Thùy Dung, Hoàng Hải đã dùng chiến thuật 'đánh nhanh, thắng nhanh' và chính thức hẹn hò chỉ sau… 1 ngày.
Không cần chờ người mai mối lên lịch hẹn hò, anh chàng chủ động bắt chuyện, dặn dò Thùy Dung mặc ấm, tự đến trước nhà đưa đón và mang hoa hướng dương mini để tặng cô.
Anh chàng rất tâm lí khi tặng hoa cho Dung trong lần đầu gặp gỡ.
Anh chàng rất tâm lí khi tặng hoa cho Dung trong lần đầu gặp gỡ.
Hoàng Hải chia sẻ: 'Sau này mới biết, Dung có tâm sự lại, cô ấy 'bị thích' mình ngay khi bước ra khỏi cửa và thấy mình cười toe toét. Dung càng bị sốc khi mình tặng cô ấy bó hoa ngay lúc đó, lúc đó cười sướng khoái lắm (cười). Kiểu dụ dụ trẻ con 'vẫy vẫy tay rồi gọi': lại đây cho cái này này, rồi mình chìa bó hoa giấu sau lưng ra, cười toe toét, vậy là đổ'.
Chính Thùy Dung cũng 'ù ù cạc cạc' chẳng hiểu sao mình lại nhận lời yêu của chàng trai 'tốc chiến tốc thắng' này trong lần đầu gặp mặt. Và cứ thế cả hai chính thức trở thành người yêu.
Nghỉ việc để phụ giúp người yêu và mỗi ngày đi làm là một bức ảnh cưới
Yêu nhau chỉ sau 1 ngày gặp gỡ, nhiều người vẫn nghi ngại về độ bền của mối tình 'sét đánh' này. Nhưng Thùy Dung vẫn luôn thầm cảm ơn mối lương duyên chợt đến này, bởi:'Mỗi ngày ở bên anh đều là ngày thú vị'.
Thùy Dung chia sẻ: 'Hôm anh tặng nhẫn đính hôn cho mình (anh tặng hẳn nhẫn vàng ta (4 con 9) trơn, cái loại các cụ hay đeo ấy), anh rút hộp nhẫn từ trong túi ra và kéo tay mình vào, động tác nhanh - dứt khoát, nhưng đến khi đưa nhẫn vào tay mình thì lại không vừa (cười). Trước tết anh có đo size của ngón tay thì là size 10, nhưng sau Tết thì nó lên thành size 12 mất rồi'.
Hay việc cả hai cùng nuôi nhau béo mầm khi tăng gần 5kg sau 2 tháng yêu nhau. Hoàng Hải lại rất hài lòng với vóc dáng ngày càng tròn của Dung, bởi anh chàng từng nghe đâu đó: 'Các đôi yêu nhau càng béo tức là càng hạnh phúc'.
Dù chưa từng tặng người yêu những món quà quá lãng mạn nhưng Hoàng Hải hay mua tặng Thùy Dung những thứ nhỏ nhỏ nhưng rất hữu ích như đôi dép để đi thi công mùa hè cho đỡ đau chân.
Anh chàng thường tặng người yêu những món quà nhỏ hữu ích.
Anh chàng thường tặng người yêu những món quà nhỏ hữu ích.
Và đỉnh điểm những điều 'nho nhỏ' anh chàng làm cho người yêu đó là: nghỉ việc để ở nhà phụ giúp Thùy Dung lo liệu sự kiện đám cưới.
Thùy Dung chia sẻ: 'Lúc anh nghỉ việc ở công ty để đi làm với mình vì lí do 'công việc của em vất vả quá', mình thật sự đã xúc động không nói lên lời. Có những ngày mình đi làm sự kiện tới 3-4h sáng và 5h lại phải tiếp tục đi, cường độ làm việc liên tục khiến mình mệt mỏi vô cùng. Những lúc như vậy chỉ mong có ai chia sẻ và ở cạnh. Nhiều khi mình thấy may mắn vì có người hiểu mình như vậy'.
Thương bạn gái làm việc vất vả, Hải quyết định bỏ việc để về phụ giúp Dung.
Thương bạn gái làm việc vất vả, Hải quyết định bỏ việc để về phụ giúp Dung.
Nhiều người cho rằng Hoàng Hải khá 'điên' khi bỗng dưng bỏ cả sự nghiệp nhiều năm để về đứng phía sau lo lắng cho một cô gái cuồng công việc. Nhưng với anh, cô gái ưa mạo hiểm, thiếu tính kỉ luật và nhác việc này cần có một người kĩ tính, hiểu về kĩ thuật như anh ở bên.
Chưa từng thử sức ở lĩnh vực tổ chức sự kiện nhưng khi bước chân vào nghề của người yêu, anh chàng lại như một người đạo diễn 'nắm đằng chuôi' xử lí mọi việc rất chu toàn, tiếp thêm động lực cho cô gái luôn tỏ ra mạnh mẽ của anh.
Dung chia sẻ: 'Thành quả lớn nhất của chúng mình là làm đám cưới sen đá thi công trong 20 tiếng liên tục không ngủ tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia với 2000 cây sen đá.
Chuyện tình 'sét đánh' của anh chàng bỏ việc vì bạn gái, tổ chức đám cưới với 2000 cây sen đá 4
Thành quả lớn nhất của cặp đôi là đám cưới với 2000 cây sen đá.
Thành quả lớn nhất của cặp đôi là đám cưới với 2000 cây sen đá.
Nhìn anh tất bật lo từng chi tiết nhỏ mà vẫn bận tâm chuyện mình ngủ không đủ giấc, rồi nhìn thành quả cô dâu - chú rể hạnh phúc trong đám cưới với loài cây họ thích nhất, mình thật sự mãn nguyện vì có anh ở bên, cùng làm nên những thành tựu nhỏ trong nghề'.
Và đặc biệt hơn cả, mỗi ngày cùng làm việc, cùng tạo nên hạnh phúc trong đám cưới của những cặp đôi khác, Dung và Hải cũng tự ghi lại hình ảnh mặn nồng của mình để sớm có một album thật dày dặn vào cuối năm.
Chuyện tình 'sét đánh' của anh chàng bỏ việc vì bạn gái, tổ chức đám cưới với 2000 cây sen đá 6
Chuyện tình 'sét đánh' của anh chàng bỏ việc vì bạn gái, tổ chức đám cưới với 2000 cây sen đá 7
Cặp đôi chụp ảnh cưới vào mỗi ngày làm việc.
Cặp đôi chụp ảnh cưới vào mỗi ngày làm việc.
Thay vì chụp vội những bức ảnh để chỉnh sửa đẹp đẽ trước cưới, Thùy Dung và Hoàng Hải đều quan trọng những trải nghiệm khi ở bên nhau, làm dày lên tình cảm bền chặt và gắn bó.
Ảnh: NVCC
Source: http://tiin.vn/chuyen-muc/yeu/chuyen-tinh-set-danh-cua-anh-chang-bo-viec-vi-ban-gai-cung-tang-5kg-sau-2-thang-yeu-nhau.html
Những ngày đầu năm, mỗi người luôn tràn đầy nhiệt huyết và quyết tâm phấn đấu để có một năm mới suôn sẻ, thuận lợi. Nhưng cũng thời điểm ấy, cô bạn Phạm Thùy Dung (Giám đốc tại công ty kế hoạch và tổ chức sự kiện tại Hà Nội) lại trải qua những đau khổ khi tình yêu rạn nứt.
Bị cho là một người con gái cuồng công việc, những mâu thuẫn giữa cả hai lên tới đỉnh điểm khiến cho mối tình tan vỡ ngay vào những ngày đầu năm mới. Những tưởng sau cú sốc ấy, Thùy Dung sẽ khó có thể tìm được người thấu hiểu mình, cho đến tận khi anh chàng Hứa Hoàng Hải (công ty TNHH LiD Việt Nam, Hà Nội) xuất hiện.
Cặp đôi yêu nhau chỉ sau…1 ngày.
Cặp đôi yêu nhau chỉ sau…1 ngày.
Cũng như Thùy Dung, Hoàng Hải vừa trải qua những tổn thương trong tình cảm lứa đôi. Nhận thấy cả hai 'nam thanh, nữ tú' đều đau khổ vì tình, cô bạn thân của Dung cũng là đồng nghiệp của Hải đã bắc cầu để se duyên cho cặp đôi thất tình này.
Thời điểm ấy, Hoàng Hải vẫn chưa có ý định 'lún sâu vào vũng lầy tình cảm' nên đã khéo léo từ chối lời đề nghị của 'bà mối' đồng nghiệp. Nhưng trong một lần uống say, tò mò tìm thử Facebook của Thùy Dung, anh chàng đã 'đổ' từ cái nhìn đầu tiên. Mãi sau này khi cả hai đã yêu nhau, Hải vẫn thường trêu bạn gái rằng, anh 'say nắng' cô chính là do tác dụng phụ của chất cồn.
Chủ động bắt chuyện với Thùy Dung, Hoàng Hải đã dùng chiến thuật 'đánh nhanh, thắng nhanh' và chính thức hẹn hò chỉ sau… 1 ngày.
Không cần chờ người mai mối lên lịch hẹn hò, anh chàng chủ động bắt chuyện, dặn dò Thùy Dung mặc ấm, tự đến trước nhà đưa đón và mang hoa hướng dương mini để tặng cô.
Anh chàng rất tâm lí khi tặng hoa cho Dung trong lần đầu gặp gỡ.
Anh chàng rất tâm lí khi tặng hoa cho Dung trong lần đầu gặp gỡ.
Hoàng Hải chia sẻ: 'Sau này mới biết, Dung có tâm sự lại, cô ấy 'bị thích' mình ngay khi bước ra khỏi cửa và thấy mình cười toe toét. Dung càng bị sốc khi mình tặng cô ấy bó hoa ngay lúc đó, lúc đó cười sướng khoái lắm (cười). Kiểu dụ dụ trẻ con 'vẫy vẫy tay rồi gọi': lại đây cho cái này này, rồi mình chìa bó hoa giấu sau lưng ra, cười toe toét, vậy là đổ'.
Chính Thùy Dung cũng 'ù ù cạc cạc' chẳng hiểu sao mình lại nhận lời yêu của chàng trai 'tốc chiến tốc thắng' này trong lần đầu gặp mặt. Và cứ thế cả hai chính thức trở thành người yêu.
Nghỉ việc để phụ giúp người yêu và mỗi ngày đi làm là một bức ảnh cưới
Yêu nhau chỉ sau 1 ngày gặp gỡ, nhiều người vẫn nghi ngại về độ bền của mối tình 'sét đánh' này. Nhưng Thùy Dung vẫn luôn thầm cảm ơn mối lương duyên chợt đến này, bởi:'Mỗi ngày ở bên anh đều là ngày thú vị'.
Thùy Dung chia sẻ: 'Hôm anh tặng nhẫn đính hôn cho mình (anh tặng hẳn nhẫn vàng ta (4 con 9) trơn, cái loại các cụ hay đeo ấy), anh rút hộp nhẫn từ trong túi ra và kéo tay mình vào, động tác nhanh - dứt khoát, nhưng đến khi đưa nhẫn vào tay mình thì lại không vừa (cười). Trước tết anh có đo size của ngón tay thì là size 10, nhưng sau Tết thì nó lên thành size 12 mất rồi'.
Hay việc cả hai cùng nuôi nhau béo mầm khi tăng gần 5kg sau 2 tháng yêu nhau. Hoàng Hải lại rất hài lòng với vóc dáng ngày càng tròn của Dung, bởi anh chàng từng nghe đâu đó: 'Các đôi yêu nhau càng béo tức là càng hạnh phúc'.
Dù chưa từng tặng người yêu những món quà quá lãng mạn nhưng Hoàng Hải hay mua tặng Thùy Dung những thứ nhỏ nhỏ nhưng rất hữu ích như đôi dép để đi thi công mùa hè cho đỡ đau chân.
Anh chàng thường tặng người yêu những món quà nhỏ hữu ích.
Anh chàng thường tặng người yêu những món quà nhỏ hữu ích.
Và đỉnh điểm những điều 'nho nhỏ' anh chàng làm cho người yêu đó là: nghỉ việc để ở nhà phụ giúp Thùy Dung lo liệu sự kiện đám cưới.
Thùy Dung chia sẻ: 'Lúc anh nghỉ việc ở công ty để đi làm với mình vì lí do 'công việc của em vất vả quá', mình thật sự đã xúc động không nói lên lời. Có những ngày mình đi làm sự kiện tới 3-4h sáng và 5h lại phải tiếp tục đi, cường độ làm việc liên tục khiến mình mệt mỏi vô cùng. Những lúc như vậy chỉ mong có ai chia sẻ và ở cạnh. Nhiều khi mình thấy may mắn vì có người hiểu mình như vậy'.
Thương bạn gái làm việc vất vả, Hải quyết định bỏ việc để về phụ giúp Dung.
Thương bạn gái làm việc vất vả, Hải quyết định bỏ việc để về phụ giúp Dung.
Nhiều người cho rằng Hoàng Hải khá 'điên' khi bỗng dưng bỏ cả sự nghiệp nhiều năm để về đứng phía sau lo lắng cho một cô gái cuồng công việc. Nhưng với anh, cô gái ưa mạo hiểm, thiếu tính kỉ luật và nhác việc này cần có một người kĩ tính, hiểu về kĩ thuật như anh ở bên.
Chưa từng thử sức ở lĩnh vực tổ chức sự kiện nhưng khi bước chân vào nghề của người yêu, anh chàng lại như một người đạo diễn 'nắm đằng chuôi' xử lí mọi việc rất chu toàn, tiếp thêm động lực cho cô gái luôn tỏ ra mạnh mẽ của anh.
Dung chia sẻ: 'Thành quả lớn nhất của chúng mình là làm đám cưới sen đá thi công trong 20 tiếng liên tục không ngủ tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia với 2000 cây sen đá.
Chuyện tình 'sét đánh' của anh chàng bỏ việc vì bạn gái, tổ chức đám cưới với 2000 cây sen đá 4
Thành quả lớn nhất của cặp đôi là đám cưới với 2000 cây sen đá.
Thành quả lớn nhất của cặp đôi là đám cưới với 2000 cây sen đá.
Nhìn anh tất bật lo từng chi tiết nhỏ mà vẫn bận tâm chuyện mình ngủ không đủ giấc, rồi nhìn thành quả cô dâu - chú rể hạnh phúc trong đám cưới với loài cây họ thích nhất, mình thật sự mãn nguyện vì có anh ở bên, cùng làm nên những thành tựu nhỏ trong nghề'.
Và đặc biệt hơn cả, mỗi ngày cùng làm việc, cùng tạo nên hạnh phúc trong đám cưới của những cặp đôi khác, Dung và Hải cũng tự ghi lại hình ảnh mặn nồng của mình để sớm có một album thật dày dặn vào cuối năm.
Chuyện tình 'sét đánh' của anh chàng bỏ việc vì bạn gái, tổ chức đám cưới với 2000 cây sen đá 6
Chuyện tình 'sét đánh' của anh chàng bỏ việc vì bạn gái, tổ chức đám cưới với 2000 cây sen đá 7
Cặp đôi chụp ảnh cưới vào mỗi ngày làm việc.
Cặp đôi chụp ảnh cưới vào mỗi ngày làm việc.
Thay vì chụp vội những bức ảnh để chỉnh sửa đẹp đẽ trước cưới, Thùy Dung và Hoàng Hải đều quan trọng những trải nghiệm khi ở bên nhau, làm dày lên tình cảm bền chặt và gắn bó.
Ảnh: NVCC
Source: http://tiin.vn/chuyen-muc/yeu/chuyen-tinh-set-danh-cua-anh-chang-bo-viec-vi-ban-gai-cung-tang-5kg-sau-2-thang-yeu-nhau.html
6 cách để biến tình bạn trở thành tình yêu
Nhiều người tin rằng khó có thể chuyển từ tình bạn thành một mối quan hệ khác, nhưng điều đó không hoàn toàn là thật.
Mối quan hệ lãng mạn bắt đầu từ nền tảng của tình bạn thường kéo dài rất lâu. Với những loại mối quan hệ này, sự hấp dẫn thường không tới từ những lý do hời hợt như vẻ ngoài họ thế nào hoặc họ kiếm được bao nhiêu tiền? Điều này chắc chắn rất đáng giá.
Nếu bạn muốn biến tình bạn thành tình yêu, hãy thử 6 cách dưới đây:
Hãy nhớ theo đuổi người ấy một cách lãng mạn
6 cách để biến tình bạn trở thành tình yêu 0
Khi bạn nhìn ngắm người kia bằng một ánh mắt khác, bằng dòng cảm xúc khác, hãy chắc chắn rằng cách bạn cư xử cũng khác đi.
Giả sử rằng người bạn kia từng nghĩ về bạn như một người bạn, bây giờ bạn muốn họ trở thành bạn gái/bạn trai của bạn, bạn cũng sẽ phải hành động khác đi để người ấy thay dổi cảm giác bạn bè ấy.
Một số điều đơn giản bạn có thể làm như: Nhắn tin cho họ 'chào buổi sáng' và 'chúc ngủ ngon', khen ngợi thêm về vẻ ngoài của họ, khen ngợi nỗ lực của họ tại nơi làm việc, chú ý đến những gì họ đang nói và hành động, chẳng hạn như đưa họ đến nhà hàng họ muốn hoặc mua món bánh họ yêu thích...
Nỗ lực trong việc trở thành người lý tưởng để yêu
6 cách để biến tình bạn trở thành tình yêu 1
Đã đến lúc ngừng giống như một người bạn và hành động như một đối tác lãng mạn tiềm năng. Ngoài tán tỉnh người ấy, bạn cũng nên chú ý vào bản thân mình, có thể là cách ăn mặc cũng như cố gắng tham gia vào các hoạt động mà người ấy thích.
Ví dụ, người ấy thích chơi cầu lông, ngay cả khi bạn thích các môn thể thao khác thì cũng hãy dành thời gian đến tham gia hoặc chỉ để cổ vũ họ. Người bạn kia sẽ đánh giá cao những nỗ lực nhỏ mà bạn thực hiện vì họ.
Bạn cũng có thể tham gia các buổi tập luyện để trở thành người có thân hình lý tưởng.
Hẹn hò với người khác
Điều này nghe có vẻ mâu thuẫn, nhưng nếu bạn độc thân, bạn chắc chắn nên hẹn hò với những người khác ngay cả khi nghĩ rằng mình đang cảm nắng người bạn kia.
6 cách để biến tình bạn trở thành tình yêu 2
Có hai lý do chính đáng để làm như vậy.
Thứ nhất, sự lãng mạn của bạn với người ấy có thể đã tăng lên do sự gần gũi. Nhưng việc khiến người kia cảm thấy thoải mái có thể mang lại những tác dụng vượt ngoài mong đợi.
Thứ hai, hẹn hò với những người khác trong khi bạn độc thân có thể giúp xác nhận rằng bạn có thực sự quan tâm đến việc theo đuổi bạn của mình hay không. Nếu bạn cũng cảm thấy sự hấp dẫn tương tự với những người khác, thì có khả năng bạn không thật sự đang yêu bạn mình.
Nói rõ ý định của bạn
Cách tốt nhất để cho bạn bè biết bạn đang quan tâm họ là nói cho họ biết về điều đó. Hãy chắc chắn rằng bạn đang ở trong hoàn cảnh tốt nhất để nói ra điều đó, một trong số đó là không đưa bạn mình vào tình thế khó xử.
Hãy chọn một địa điểm thoải mái, chẳng hạn như công viên yên tĩnh hoặc quán cà phê. Đừng nghĩ quá nhiều, đừng quá lo lắng để những gì bạn định nói sẽ không xuất hiện vội vã hay lộn xộn. Hãy chắc chắn để người kia biết rằng bạn muốn có một cuộc nói chuyện nghiêm túc, vì vậy họ có thể chuẩn bị tinh thần cho điều đó.
Hãy trung thực với bản thân và người bạn kia về kỳ vọng của bạn
6 cách để biến tình bạn trở thành tình yêu 3
Khi bạn cho người ấy biết về ý định của bạn cho đến nay, hãy chắc chắn rằng bạn biết những gì bạn thực sự mong đợi trong cuộc nói chuyện giữa hai người. Ví dụ, bạn chỉ muốn thử hẹn hò trước khi chính thức yêu. Hoặc có thể, bạn đã yêu nhiều đến mức bạn biết rõ muốn đối mặt với người ấy theo cách khác hơn như thế nào?
Bạn hãy chuẩn bị tinh thần sẵn sàng để có sự thay đổi. Ngay cả khi thật khó để làm như vậy, hãy để bản thân bị tổn thương nếu bạn thực sự muốn đưa mối quan hệ của bạn lên cấp độ tiếp theo. Nó sẽ cho người kia biết về sự chân thành của bạn.
Sẵn sàng cho mọi kết quả
Bất kể phản ứng là gì, hãy chắc chắn rằng bạn đã tự mình chuẩn bị cho nó. Tất nhiên, sẽ là điều tuyệt vời nếu người kia mở lòng hẹn hò với bạn, nhưng nếu kết quả khác đi, có khả năng đó cũng là điều tốt.
Trường hợp người bạn kia nói cần thời gian để suy nghĩ, hãy hỏi họ xem họ cần bao lâu, vì vậy bạn không phải lơ lửng với những hy vọng sai lầm hoặc đẩy mối quan hệ đi nhanh hơn.
Sau đó, tất nhiên có khả năng người ấy không xem bạn như một đối tác lãng mạn do những hoàn cảnh nhất định trong cuộc sống. Nếu đúng như vậy, đừng đẩy họ vào thế phải cho bạn một cơ hội. Nếu bạn cần không gian để giải quyết cảm xúc của bạn, hãy yêu cầu được tạm rời xa người ấy trong một khoảng thời gian.
Với sự từ chối, nếu là những người bạn thực sự tốt, bạn sẽ có thể vượt lên trên nó và trở thành bạn bè một lần nữa.
Mặt khác, nếu cảm xúc của bạn được đáp lại, chúc mừng hai bạn khi chính thức bước vào một cuộc tình lãng mạn.
Source: http://tiin.vn/chuyen-muc/yeu/lam-cach-nao-de-chuyen-tu-tinh-ban-len-tinh-yeu.html
Mối quan hệ lãng mạn bắt đầu từ nền tảng của tình bạn thường kéo dài rất lâu. Với những loại mối quan hệ này, sự hấp dẫn thường không tới từ những lý do hời hợt như vẻ ngoài họ thế nào hoặc họ kiếm được bao nhiêu tiền? Điều này chắc chắn rất đáng giá.
Nếu bạn muốn biến tình bạn thành tình yêu, hãy thử 6 cách dưới đây:
Hãy nhớ theo đuổi người ấy một cách lãng mạn
6 cách để biến tình bạn trở thành tình yêu 0
Khi bạn nhìn ngắm người kia bằng một ánh mắt khác, bằng dòng cảm xúc khác, hãy chắc chắn rằng cách bạn cư xử cũng khác đi.
Giả sử rằng người bạn kia từng nghĩ về bạn như một người bạn, bây giờ bạn muốn họ trở thành bạn gái/bạn trai của bạn, bạn cũng sẽ phải hành động khác đi để người ấy thay dổi cảm giác bạn bè ấy.
Một số điều đơn giản bạn có thể làm như: Nhắn tin cho họ 'chào buổi sáng' và 'chúc ngủ ngon', khen ngợi thêm về vẻ ngoài của họ, khen ngợi nỗ lực của họ tại nơi làm việc, chú ý đến những gì họ đang nói và hành động, chẳng hạn như đưa họ đến nhà hàng họ muốn hoặc mua món bánh họ yêu thích...
Nỗ lực trong việc trở thành người lý tưởng để yêu
6 cách để biến tình bạn trở thành tình yêu 1
Đã đến lúc ngừng giống như một người bạn và hành động như một đối tác lãng mạn tiềm năng. Ngoài tán tỉnh người ấy, bạn cũng nên chú ý vào bản thân mình, có thể là cách ăn mặc cũng như cố gắng tham gia vào các hoạt động mà người ấy thích.
Ví dụ, người ấy thích chơi cầu lông, ngay cả khi bạn thích các môn thể thao khác thì cũng hãy dành thời gian đến tham gia hoặc chỉ để cổ vũ họ. Người bạn kia sẽ đánh giá cao những nỗ lực nhỏ mà bạn thực hiện vì họ.
Bạn cũng có thể tham gia các buổi tập luyện để trở thành người có thân hình lý tưởng.
Hẹn hò với người khác
Điều này nghe có vẻ mâu thuẫn, nhưng nếu bạn độc thân, bạn chắc chắn nên hẹn hò với những người khác ngay cả khi nghĩ rằng mình đang cảm nắng người bạn kia.
6 cách để biến tình bạn trở thành tình yêu 2
Có hai lý do chính đáng để làm như vậy.
Thứ nhất, sự lãng mạn của bạn với người ấy có thể đã tăng lên do sự gần gũi. Nhưng việc khiến người kia cảm thấy thoải mái có thể mang lại những tác dụng vượt ngoài mong đợi.
Thứ hai, hẹn hò với những người khác trong khi bạn độc thân có thể giúp xác nhận rằng bạn có thực sự quan tâm đến việc theo đuổi bạn của mình hay không. Nếu bạn cũng cảm thấy sự hấp dẫn tương tự với những người khác, thì có khả năng bạn không thật sự đang yêu bạn mình.
Nói rõ ý định của bạn
Cách tốt nhất để cho bạn bè biết bạn đang quan tâm họ là nói cho họ biết về điều đó. Hãy chắc chắn rằng bạn đang ở trong hoàn cảnh tốt nhất để nói ra điều đó, một trong số đó là không đưa bạn mình vào tình thế khó xử.
Hãy chọn một địa điểm thoải mái, chẳng hạn như công viên yên tĩnh hoặc quán cà phê. Đừng nghĩ quá nhiều, đừng quá lo lắng để những gì bạn định nói sẽ không xuất hiện vội vã hay lộn xộn. Hãy chắc chắn để người kia biết rằng bạn muốn có một cuộc nói chuyện nghiêm túc, vì vậy họ có thể chuẩn bị tinh thần cho điều đó.
Hãy trung thực với bản thân và người bạn kia về kỳ vọng của bạn
6 cách để biến tình bạn trở thành tình yêu 3
Khi bạn cho người ấy biết về ý định của bạn cho đến nay, hãy chắc chắn rằng bạn biết những gì bạn thực sự mong đợi trong cuộc nói chuyện giữa hai người. Ví dụ, bạn chỉ muốn thử hẹn hò trước khi chính thức yêu. Hoặc có thể, bạn đã yêu nhiều đến mức bạn biết rõ muốn đối mặt với người ấy theo cách khác hơn như thế nào?
Bạn hãy chuẩn bị tinh thần sẵn sàng để có sự thay đổi. Ngay cả khi thật khó để làm như vậy, hãy để bản thân bị tổn thương nếu bạn thực sự muốn đưa mối quan hệ của bạn lên cấp độ tiếp theo. Nó sẽ cho người kia biết về sự chân thành của bạn.
Sẵn sàng cho mọi kết quả
Bất kể phản ứng là gì, hãy chắc chắn rằng bạn đã tự mình chuẩn bị cho nó. Tất nhiên, sẽ là điều tuyệt vời nếu người kia mở lòng hẹn hò với bạn, nhưng nếu kết quả khác đi, có khả năng đó cũng là điều tốt.
Trường hợp người bạn kia nói cần thời gian để suy nghĩ, hãy hỏi họ xem họ cần bao lâu, vì vậy bạn không phải lơ lửng với những hy vọng sai lầm hoặc đẩy mối quan hệ đi nhanh hơn.
Sau đó, tất nhiên có khả năng người ấy không xem bạn như một đối tác lãng mạn do những hoàn cảnh nhất định trong cuộc sống. Nếu đúng như vậy, đừng đẩy họ vào thế phải cho bạn một cơ hội. Nếu bạn cần không gian để giải quyết cảm xúc của bạn, hãy yêu cầu được tạm rời xa người ấy trong một khoảng thời gian.
Với sự từ chối, nếu là những người bạn thực sự tốt, bạn sẽ có thể vượt lên trên nó và trở thành bạn bè một lần nữa.
Mặt khác, nếu cảm xúc của bạn được đáp lại, chúc mừng hai bạn khi chính thức bước vào một cuộc tình lãng mạn.
Source: http://tiin.vn/chuyen-muc/yeu/lam-cach-nao-de-chuyen-tu-tinh-ban-len-tinh-yeu.html
Cứ làm 1 trong những điều này bảo sao người khác có muốn cũng không dám tin tưởng bạn
Sự tin cậy là một phần không thể tách rời trong mọi mối quan hệ. Các nhà khoa học và chuyên gia xã hội đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu những hành động bạn thường mắc phải khiến người đối diện có thể cảm thấy bạn không đáng tin.
1. Nói hay hơn làm
Tuy lời nói là "công cụ" mang lại ấn tượng ban đầu cho người đối diện nhưng thực chất, hành động lại cho thấy nhiều điều hơn về bạn.
Bất kì ai muốn đánh giá bạn có phải người đáng tin cậy hay không đều phải xem xét từ hành động, thói quen, sự nỗ lực và những kết quả mà bạn đã làm được.
Cứ làm 1 trong những điều này bảo sao người khác có muốn cũng không dám tin tưởng bạn - Ảnh 1.
Tác giả của cuốn sách "Spark: Cách tự đưa bản thân và người khác đến thành công" khẳng định: Khoảng cách giữa lời nói và việc làm càng lớn thì bạn càng là người không đáng tin.
Một trong những trường hợp rõ nét nhất để minh họa câu nói này là khi chúng ta quyết định việc sử dụng thời gian của mình như thế nào.
Thật dễ dàng khi bạn nói với cô gái mình đang tán tỉnh hoặc người yêu mình rằng: "Em là người quan trọng nhất trong đời anh". Tuy nhiên, hành động của bạn lại không chứng minh được điều đó. Nếu bạn dành đến 12 tiếng mỗi ngày ở văn phòng làm việc, và chừng 5-10 phút với "người quan trọng nhất đời" mình, rõ ràng là có một sự mâu thuẫn quá lớn giữa lời nói của bạn với việc làm. Các cô gái sẽ bắt đầu nghi ngờ liệu bạn có thực sự đáng tin cậy trong mối quan hệ này hay không.
2. Cười "gượng gạo", không tự nhiên
Cứ làm 1 trong những điều này bảo sao người khác có muốn cũng không dám tin tưởng bạn - Ảnh 2.
Một nghiên cứu năm 2016 được công bố trong Hội nghị quốc tế ACM lần thứ 18 về Tương tác đa phương thức cho thấy rằng: một số biểu hiện trên khuôn mặt được coi là dấu hiệu của sự không đáng tin.
Những người tham gia nghiên cứu được chia theo cặp để thực hiện các cuộc đàm phán, sau đó trả lời phiếu câu hỏi.
Kết quả chỉ ra những nụ cười không tự nhiên (hay còn gọi là cười gượng gạo) của người đối diện khiến họ cảm thấy không đáng tin cậy, không an toàn. Thực tế khi tiếp xúc với những người cười không tự nhiên, chúng ta sẽ cảm giác họ đang cố tình che giấu một suy nghĩ, ý đồ nào đó mà không muốn bị chúng ta phát hiện ra .
3. Đối xử với người khác "hời hợt" theo cách bạn muốn được đối xử
Trong xã hội vẫn luôn tồn tại quy tắc vàng: Hãy đối xử với người khác theo cách mà bạn muốn được người khác đối xử.
Cứ làm 1 trong những điều này bảo sao người khác có muốn cũng không dám tin tưởng bạn - Ảnh 3.
Tuy nhiên, chuyên gia phân tích hành vi của FBI - Robin Dreeke đưa ra lời khuyên nên sử dụng quy tắc "bạch kim" để khiến mọi người tin tưởng bạn: Hãy đối xử với người khác theo cách họ muốn được đối xử.
Việc không hiểu đối phương muốn gì sẽ là một trở ngại lớn khi xây dựng niềm tin với người đó. Bạn nói về chủ đề họ không muốn nghe, vô tình sẽ làm họ mất cảm tình, tệ hại hơn nữa đôi khi còn sinh ra hiểu nhầm, thù ghét chứ đừng nói là tin tưởng.
Nếu muốn người khác tin tưởng, hãy xuất phát từ việc nói trúng vào những điều họ muốn nghe, làm những việc họ thấy thích.
Như vậy, họ sẽ "có cảm tình" nghiêng về bạn. Dần dần, mối quan hệ tốt đẹp này sẽ được nâng cao lên thành sự tin tưởng dành cho bạn.
4. Khen ngợi cấp trên quá nhiều
Cứ làm 1 trong những điều này bảo sao người khác có muốn cũng không dám tin tưởng bạn - Ảnh 4.
Sandhir - Giám đốc điều hành đồng thời là người sáng lập HighGround chia sẻ: "Ông có một người nhân viên rất giỏi về chuyên môn nhưng lại cực kỳ thích đánh bóng tên tuổi sếp của mình nên khiến các nhân viên khác trong công ty hoài nghi về tính cách và nhân phẩm của chính anh ta".
Đánh giá cao và khen ngợi cấp trên quá mức tại nơi làm việc có thể dẫn đến việc đồng nghiệp đặt câu hỏi là: Liệu nên tin bạn bao nhiêu phần trăm.
5. Hứa và hứa suốt thôi - "Tôi sẽ..." là câu cửa miệng
Cứ làm 1 trong những điều này bảo sao người khác có muốn cũng không dám tin tưởng bạn - Ảnh 5.
Chuyên gia về việc làm Lynn Taylor đưa ra lời khuyên: Để sếp hoặc người quản lý dành nhiều sự tin tưởng hơn cho bạn, bạn không nên nói những câu như: Tôi nghĩ là tôi sẽ..., Tôi không dám hứa chắc nhưng mà..., Tôi sẽ thử…
Những câu nói này vô tình bộc lộ ra sự chần chừ, rụt rè, thiếu chắc chắn và quyết tâm của bạn. Dĩ nhiên không ai muốn giao việc, đặc biệt những dự án lớn hay sản phẩm quan trọng cho người thiếu quyết tâm cả.
6. Không tin tưởng người khác
Việc tạo dựng lòng tin giữa hai người chắc chắn là một thử thách. Tất cả chúng ta đã từng tin tưởng và đều bị thất vọng bởi người khác.
Vì vậy việc mở lòng không phải lúc nào cũng dễ dàng. Nhưng một khi bạn cứ ngờ vực và hoài nghi tất cả, đối phương sẽ càng cảm thấy khó tin tưởng bạn hơn. Bởi vì đơn giản là: Tại sao họ phải tin tưởng bạn khi bạn không có niềm tin ở họ?
Cứ làm 1 trong những điều này bảo sao người khác có muốn cũng không dám tin tưởng bạn - Ảnh 6.
Heidi Grant Halvorson - giáo sư tại Đại học Columbia nói rằng: "Trước hết, bạn phải tin tưởng vào người khác thì bạn mới có thể nhận lại sự tin tưởng từ họ. Nếu bạn quá bảo vệ bản thân mình, luôn nghi ngờ mọi người xung quanh thì họ cũng sẽ đáp lại bạn như vậy. Hãy tin tưởng mọi người và chia sẻ một chút về cá nhân bạn. Tự tiết lộ dần dần là một cách tuyệt vời để kết bạn".
Sự tin tưởng sâu sắc sẽ phát triển theo thời gian, vì vậy hãy để quá trình này diễn ra dần dần. Thể hiện bạn cảm thấy thoải mái và đang tin tưởng sẽ khiến người khác cảm thấy an toàn hơn để họ làm điều tương tự.
Nguồn: Independent
Source: http://kenh14.vn/cu-lam-1-trong-nhung-dieu-nay-bao-sao-nguoi-khac-co-muon-cung-khong-dam-tin-tuong-ban-20180424095428908.chn
1. Nói hay hơn làm
Tuy lời nói là "công cụ" mang lại ấn tượng ban đầu cho người đối diện nhưng thực chất, hành động lại cho thấy nhiều điều hơn về bạn.
Bất kì ai muốn đánh giá bạn có phải người đáng tin cậy hay không đều phải xem xét từ hành động, thói quen, sự nỗ lực và những kết quả mà bạn đã làm được.
Cứ làm 1 trong những điều này bảo sao người khác có muốn cũng không dám tin tưởng bạn - Ảnh 1.
Tác giả của cuốn sách "Spark: Cách tự đưa bản thân và người khác đến thành công" khẳng định: Khoảng cách giữa lời nói và việc làm càng lớn thì bạn càng là người không đáng tin.
Một trong những trường hợp rõ nét nhất để minh họa câu nói này là khi chúng ta quyết định việc sử dụng thời gian của mình như thế nào.
Thật dễ dàng khi bạn nói với cô gái mình đang tán tỉnh hoặc người yêu mình rằng: "Em là người quan trọng nhất trong đời anh". Tuy nhiên, hành động của bạn lại không chứng minh được điều đó. Nếu bạn dành đến 12 tiếng mỗi ngày ở văn phòng làm việc, và chừng 5-10 phút với "người quan trọng nhất đời" mình, rõ ràng là có một sự mâu thuẫn quá lớn giữa lời nói của bạn với việc làm. Các cô gái sẽ bắt đầu nghi ngờ liệu bạn có thực sự đáng tin cậy trong mối quan hệ này hay không.
2. Cười "gượng gạo", không tự nhiên
Cứ làm 1 trong những điều này bảo sao người khác có muốn cũng không dám tin tưởng bạn - Ảnh 2.
Một nghiên cứu năm 2016 được công bố trong Hội nghị quốc tế ACM lần thứ 18 về Tương tác đa phương thức cho thấy rằng: một số biểu hiện trên khuôn mặt được coi là dấu hiệu của sự không đáng tin.
Những người tham gia nghiên cứu được chia theo cặp để thực hiện các cuộc đàm phán, sau đó trả lời phiếu câu hỏi.
Kết quả chỉ ra những nụ cười không tự nhiên (hay còn gọi là cười gượng gạo) của người đối diện khiến họ cảm thấy không đáng tin cậy, không an toàn. Thực tế khi tiếp xúc với những người cười không tự nhiên, chúng ta sẽ cảm giác họ đang cố tình che giấu một suy nghĩ, ý đồ nào đó mà không muốn bị chúng ta phát hiện ra .
3. Đối xử với người khác "hời hợt" theo cách bạn muốn được đối xử
Trong xã hội vẫn luôn tồn tại quy tắc vàng: Hãy đối xử với người khác theo cách mà bạn muốn được người khác đối xử.
Cứ làm 1 trong những điều này bảo sao người khác có muốn cũng không dám tin tưởng bạn - Ảnh 3.
Tuy nhiên, chuyên gia phân tích hành vi của FBI - Robin Dreeke đưa ra lời khuyên nên sử dụng quy tắc "bạch kim" để khiến mọi người tin tưởng bạn: Hãy đối xử với người khác theo cách họ muốn được đối xử.
Việc không hiểu đối phương muốn gì sẽ là một trở ngại lớn khi xây dựng niềm tin với người đó. Bạn nói về chủ đề họ không muốn nghe, vô tình sẽ làm họ mất cảm tình, tệ hại hơn nữa đôi khi còn sinh ra hiểu nhầm, thù ghét chứ đừng nói là tin tưởng.
Nếu muốn người khác tin tưởng, hãy xuất phát từ việc nói trúng vào những điều họ muốn nghe, làm những việc họ thấy thích.
Như vậy, họ sẽ "có cảm tình" nghiêng về bạn. Dần dần, mối quan hệ tốt đẹp này sẽ được nâng cao lên thành sự tin tưởng dành cho bạn.
4. Khen ngợi cấp trên quá nhiều
Cứ làm 1 trong những điều này bảo sao người khác có muốn cũng không dám tin tưởng bạn - Ảnh 4.
Sandhir - Giám đốc điều hành đồng thời là người sáng lập HighGround chia sẻ: "Ông có một người nhân viên rất giỏi về chuyên môn nhưng lại cực kỳ thích đánh bóng tên tuổi sếp của mình nên khiến các nhân viên khác trong công ty hoài nghi về tính cách và nhân phẩm của chính anh ta".
Đánh giá cao và khen ngợi cấp trên quá mức tại nơi làm việc có thể dẫn đến việc đồng nghiệp đặt câu hỏi là: Liệu nên tin bạn bao nhiêu phần trăm.
5. Hứa và hứa suốt thôi - "Tôi sẽ..." là câu cửa miệng
Cứ làm 1 trong những điều này bảo sao người khác có muốn cũng không dám tin tưởng bạn - Ảnh 5.
Chuyên gia về việc làm Lynn Taylor đưa ra lời khuyên: Để sếp hoặc người quản lý dành nhiều sự tin tưởng hơn cho bạn, bạn không nên nói những câu như: Tôi nghĩ là tôi sẽ..., Tôi không dám hứa chắc nhưng mà..., Tôi sẽ thử…
Những câu nói này vô tình bộc lộ ra sự chần chừ, rụt rè, thiếu chắc chắn và quyết tâm của bạn. Dĩ nhiên không ai muốn giao việc, đặc biệt những dự án lớn hay sản phẩm quan trọng cho người thiếu quyết tâm cả.
6. Không tin tưởng người khác
Việc tạo dựng lòng tin giữa hai người chắc chắn là một thử thách. Tất cả chúng ta đã từng tin tưởng và đều bị thất vọng bởi người khác.
Vì vậy việc mở lòng không phải lúc nào cũng dễ dàng. Nhưng một khi bạn cứ ngờ vực và hoài nghi tất cả, đối phương sẽ càng cảm thấy khó tin tưởng bạn hơn. Bởi vì đơn giản là: Tại sao họ phải tin tưởng bạn khi bạn không có niềm tin ở họ?
Cứ làm 1 trong những điều này bảo sao người khác có muốn cũng không dám tin tưởng bạn - Ảnh 6.
Heidi Grant Halvorson - giáo sư tại Đại học Columbia nói rằng: "Trước hết, bạn phải tin tưởng vào người khác thì bạn mới có thể nhận lại sự tin tưởng từ họ. Nếu bạn quá bảo vệ bản thân mình, luôn nghi ngờ mọi người xung quanh thì họ cũng sẽ đáp lại bạn như vậy. Hãy tin tưởng mọi người và chia sẻ một chút về cá nhân bạn. Tự tiết lộ dần dần là một cách tuyệt vời để kết bạn".
Sự tin tưởng sâu sắc sẽ phát triển theo thời gian, vì vậy hãy để quá trình này diễn ra dần dần. Thể hiện bạn cảm thấy thoải mái và đang tin tưởng sẽ khiến người khác cảm thấy an toàn hơn để họ làm điều tương tự.
Nguồn: Independent
Source: http://kenh14.vn/cu-lam-1-trong-nhung-dieu-nay-bao-sao-nguoi-khac-co-muon-cung-khong-dam-tin-tuong-ban-20180424095428908.chn
Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2018
Đi dạy trường tiếng việt 22/4
Ngày nhiều sự kiện - nhiều cảm xúc:
1. Cậu bé với căn bệnh tự kỷ trong lớp:
Đúng như dự đoán, mỗi lần ko cho ẻm ra chơi - bắt phải ở lại làm bài cho xong mới được ra chơi thì ẻm nổi cơn tam bành, giận dỗi, khóc lóc này kia các kiểu.
Mình nhận ra là mình đôi khi hơi soft và chiều ẻm quá. Thế là hôm nay mình mặc kệ, để cho ẻm ngồi đó khóc lóc làm gì làm, mình lo chấm bài, lo hướng dẫn các em khác.
Một bài học: soft tùy lúc, lúc nào cần cứng thì cứng. Đối với mấy đứa ăn vạ, 1 là dỗ ngọt nó ban đầu xíu, 2 là lơ nó đi, nó tự khóc tự hết.
Với em bé tự kỉ này thì thêm điều phải lưu ý là em ko kiểm soát được cơn giận của mình, nên phải lơ em đi, đừng có đi theo hỏi "Oh con bị sao" hay gì cả. Cứ để nó ngồi 1 mình calm down lại, rồi mới hỏi chuyện nó.
Một bài học: Lần sau nếu nó có throw a tantrum như vậy, thì phải cho nó ra ngoài khoảng 5-10' để calm down. Hoặc dạy nó count from 1 to 10, để calm down rồi nói cho cô nghe có chuyện gì.
Người mẹ trẻ của em bé đó dạy mình nhiều bài học về cách ứng phó với trẻ tự kỉ - những điều mình đã đọc qua sách vở nhưng chưa tận mắt thấy và thực hành bao giờ:
* Mỗi lần lên cơn tantrum, cứ cho ra ngoài calm down HOẶC
Dạy nó count từ 1 đến 10 rồi mới nói chuyện HOẶC
Nói là sẽ gọi mẹ HOẶC
Nói là "Ok ko muốn đi học nữa thì thôi, hôm sau không cần đến lớp". Nó sẽ sợ. Vì nó rất thích đi học tiếng việt HOẶC
Lơ nó đi, cho nó tự calm down, rồi một hồi sau get back lại với nó sau.
Nhìn cách người mẹ nói chuyện với cô Phương và cô Sa, mình thấy được tấm lòng của người mẹ này bao la tới cỡ nào. Nhìn ánh mắt nửa van nài, nửa tha thiết, nửa bảo vệ con, nửa khẩn cầu, làm mình chột dạ suy nghĩ. Thì ra lòng mẹ bao la là vậy. Mình đọc được trong ánh mắt của người mẹ trẻ sáng nay rằng đừng từ bỏ con của cô ấy, rằng con cô ấy không phải là đứa tệ, những hành động của nó sáng hôm nay chỉ là vì nó hơi đặc biệt hơn những bạn khác, mong thầy cô hiểu và cùng phối hợp với gia đình để giúp đỡ cháu. Mình đánh giá cao thái độ của bà mẹ trẻ này - rất văn minh và hợp tác. Cô ấy còn cung cấp nhiều thông tin và cách để nói con cô ấy phải nghe. Mình có phần vừa nể vừa phục người mẹ này.
Hôm nay sự kiện em bé tự kỉ nổi cơn tam bành, rồi chọi một lượt ba bốn cây viết chì lên bảng về phía mình, rồi sau đó khi calm down lại rề rề đến gần mình xoa xoa tay mình ra vẻ xin lỗi, rồi nũng nịu với mình như là em bé nũng nịu với mẹ, làm mình có cảm giác vừa thương vừa giận. Thương nhiều hơn giận. Gian vì em cư xử sai quá. Nhưng thương nhiều hơn, vì em đặc biệt hơn các bạn khác. Thương vì em biết hối lỗi sau khi làm sai. Thương vì thấy em cư xử với mình như vậy, nghĩa là em tin tưởng mình và coi mình như mẹ vậy - mới làm những hành động đó. Mình hiểu lớp học ồn một tí thôi cũng làm em nhức đầu và nổi cơn tam bành. Mình nhớ em đã từng viết lên bảng từng mức độ ồn sẽ khiến em cảm thấy thế nào. Lúc ấy, mình nhận ra "à mình đang làm việc với một cậu bé đặc biệt". Mình nhớ em từng sáng tạo và học nhanh ra sao trong lớp. Mình nhớ em creative thế nào với con khủng long để biến thành rabbit trong Easter. Mình nhớ em học và đọc từ vèo vèo ra sao - trong khi các bạn cùng lớp vẫn còn đang bập bẹ. Mình chấp nhận phần khiếm khuyết đó của em, và xem đó là một vấn đề cần có cách giải quyết - chứ ko phải là con người em. Mình học được từ môi trường giáo dục ở Úc rằng - khi một đứa trẻ có bất kì issue nào, thì cô giáo phải học cách nhìn nhận vấn đề riêng biệt: CON NGƯỜI CỦA ĐỨA TRẺ ĐÓ - VÀ - VẤN ĐỀ MÀ ĐỨA TRẺ ĐÓ GẶP PHẢI. Hai đứa trẻ có thể có cùng 1 vấn đề (vd như dễ bị distract, hoặc cùng có autism), nhưng tích cách mỗi đứa mỗi khác. Người giáo viên phải tùy cơ ứng biến và có cách tương tác phù hợp với mỗi cháu.
Hôm nay cô Sa còn dạy mình một bài học rằng: Mình là cô giáo - nhất là với lớp nhỏ - mình phải care nó như mình là mẹ nó. Có bất kì vấn đề gì đều phải lưu ý và báo cho gia đình. Lo lắng và yêu thương tụi nó như con của mình vậy, thì tụi nó mới thương và nghe lời mình.
Mà thực sự là sau term 1 đầy căng thẳng vất vả làm quen với rất nhiều thứ, khi vào term 2 mình đã bắt đầu tự tin hơn - thoải mái hơn khi nói chuyện và giao tiếp với các em. Mình không còn quá bị áp lực hay đè nặng nữa. Nhớ hoài cái câu hỏi của bé học sinh lớn trong lớp mình: "Cô không thích dạy tụi con huh cô? Tại con ít thấy cô cười". Lúc đó mình mới giật mình nhận ra là ah mình áp lực quá, mà quên mất, dạy học cũng là giao tiếp với con người. Và con người, nhất là con trẻ, phải dùng cảm xúc chân thật để giao tiếp.
2. Tiếp xúc với Long và má Tuyết là một cột mốc khác thay đổi cách minh nhìn nhận mọi thứ:
Mình vốn ko phải là đứa hay bộc lộ cảm xúc, có gì cũng giữ kín trong lòng, vững vàng, xù xì, gai góc. Thế nên khi gặp Long và má, được tập cho bộc lộ cảm xúc, cho ôm, cho hôn mỗi lúc mệt mỏi hay yếu lòng. Mình thấy nhẹ lòng đi rất nhiều. Mình luôn biết ơn hai người này đã dạy cho mình một khía cạnh khác của cuộc đời, rằng đôi khi sống tình cảm cũng có cái hay của nó. Sống lý trí, lạnh lùng, gai góc quá đôi khi làm mệt chính bản thân mình. Đôi khi phải học cách thả lỏng, và tập bày tỏ cảm xúc.
Như hôm nay, sau cuộc gặp với phụ huynh học sinh và các thầy cô, mình rất mệt mỏi, may lúc đó có Long choàng tay qua ôm nhẹ một cái thôi, mà thấy đỡ hơn rất nhiều. Lúc ấy, bao nhiêu mệt mỏi tan biến hết.
Ngày xưa, có lúc mình nghĩ mình sẽ tìm một người chồng lạnh lùng - nói ít làm nhiều. Nhưng mình thấy đôi khi một người chồng biết bộc lộ cảm xúc, vỗ về mình những lúc mệt mỏi, yếu lòng cũng rất cần thiết. Những lúc ấy, mình được phép yếu đuối, không phải gồng nữa. Mình được là chính mình.
Mình còn biết ơn má và Long vì dạy mình bài học rằng : Sống ở đời, cái tình quan trọng hơn tiền. Phải thương người, phải giúp người không nhằm mục đích vụ lợi gì cả. Má và Long đã dạy cho mình bài học về lòng nhân ái và tử tế như vậy đó. Mình biết ơn họ rất nhiều.
1. Cậu bé với căn bệnh tự kỷ trong lớp:
Đúng như dự đoán, mỗi lần ko cho ẻm ra chơi - bắt phải ở lại làm bài cho xong mới được ra chơi thì ẻm nổi cơn tam bành, giận dỗi, khóc lóc này kia các kiểu.
Mình nhận ra là mình đôi khi hơi soft và chiều ẻm quá. Thế là hôm nay mình mặc kệ, để cho ẻm ngồi đó khóc lóc làm gì làm, mình lo chấm bài, lo hướng dẫn các em khác.
Một bài học: soft tùy lúc, lúc nào cần cứng thì cứng. Đối với mấy đứa ăn vạ, 1 là dỗ ngọt nó ban đầu xíu, 2 là lơ nó đi, nó tự khóc tự hết.
Với em bé tự kỉ này thì thêm điều phải lưu ý là em ko kiểm soát được cơn giận của mình, nên phải lơ em đi, đừng có đi theo hỏi "Oh con bị sao" hay gì cả. Cứ để nó ngồi 1 mình calm down lại, rồi mới hỏi chuyện nó.
Một bài học: Lần sau nếu nó có throw a tantrum như vậy, thì phải cho nó ra ngoài khoảng 5-10' để calm down. Hoặc dạy nó count from 1 to 10, để calm down rồi nói cho cô nghe có chuyện gì.
Người mẹ trẻ của em bé đó dạy mình nhiều bài học về cách ứng phó với trẻ tự kỉ - những điều mình đã đọc qua sách vở nhưng chưa tận mắt thấy và thực hành bao giờ:
* Mỗi lần lên cơn tantrum, cứ cho ra ngoài calm down HOẶC
Dạy nó count từ 1 đến 10 rồi mới nói chuyện HOẶC
Nói là sẽ gọi mẹ HOẶC
Nói là "Ok ko muốn đi học nữa thì thôi, hôm sau không cần đến lớp". Nó sẽ sợ. Vì nó rất thích đi học tiếng việt HOẶC
Lơ nó đi, cho nó tự calm down, rồi một hồi sau get back lại với nó sau.
Nhìn cách người mẹ nói chuyện với cô Phương và cô Sa, mình thấy được tấm lòng của người mẹ này bao la tới cỡ nào. Nhìn ánh mắt nửa van nài, nửa tha thiết, nửa bảo vệ con, nửa khẩn cầu, làm mình chột dạ suy nghĩ. Thì ra lòng mẹ bao la là vậy. Mình đọc được trong ánh mắt của người mẹ trẻ sáng nay rằng đừng từ bỏ con của cô ấy, rằng con cô ấy không phải là đứa tệ, những hành động của nó sáng hôm nay chỉ là vì nó hơi đặc biệt hơn những bạn khác, mong thầy cô hiểu và cùng phối hợp với gia đình để giúp đỡ cháu. Mình đánh giá cao thái độ của bà mẹ trẻ này - rất văn minh và hợp tác. Cô ấy còn cung cấp nhiều thông tin và cách để nói con cô ấy phải nghe. Mình có phần vừa nể vừa phục người mẹ này.
Hôm nay sự kiện em bé tự kỉ nổi cơn tam bành, rồi chọi một lượt ba bốn cây viết chì lên bảng về phía mình, rồi sau đó khi calm down lại rề rề đến gần mình xoa xoa tay mình ra vẻ xin lỗi, rồi nũng nịu với mình như là em bé nũng nịu với mẹ, làm mình có cảm giác vừa thương vừa giận. Thương nhiều hơn giận. Gian vì em cư xử sai quá. Nhưng thương nhiều hơn, vì em đặc biệt hơn các bạn khác. Thương vì em biết hối lỗi sau khi làm sai. Thương vì thấy em cư xử với mình như vậy, nghĩa là em tin tưởng mình và coi mình như mẹ vậy - mới làm những hành động đó. Mình hiểu lớp học ồn một tí thôi cũng làm em nhức đầu và nổi cơn tam bành. Mình nhớ em đã từng viết lên bảng từng mức độ ồn sẽ khiến em cảm thấy thế nào. Lúc ấy, mình nhận ra "à mình đang làm việc với một cậu bé đặc biệt". Mình nhớ em từng sáng tạo và học nhanh ra sao trong lớp. Mình nhớ em creative thế nào với con khủng long để biến thành rabbit trong Easter. Mình nhớ em học và đọc từ vèo vèo ra sao - trong khi các bạn cùng lớp vẫn còn đang bập bẹ. Mình chấp nhận phần khiếm khuyết đó của em, và xem đó là một vấn đề cần có cách giải quyết - chứ ko phải là con người em. Mình học được từ môi trường giáo dục ở Úc rằng - khi một đứa trẻ có bất kì issue nào, thì cô giáo phải học cách nhìn nhận vấn đề riêng biệt: CON NGƯỜI CỦA ĐỨA TRẺ ĐÓ - VÀ - VẤN ĐỀ MÀ ĐỨA TRẺ ĐÓ GẶP PHẢI. Hai đứa trẻ có thể có cùng 1 vấn đề (vd như dễ bị distract, hoặc cùng có autism), nhưng tích cách mỗi đứa mỗi khác. Người giáo viên phải tùy cơ ứng biến và có cách tương tác phù hợp với mỗi cháu.
Hôm nay cô Sa còn dạy mình một bài học rằng: Mình là cô giáo - nhất là với lớp nhỏ - mình phải care nó như mình là mẹ nó. Có bất kì vấn đề gì đều phải lưu ý và báo cho gia đình. Lo lắng và yêu thương tụi nó như con của mình vậy, thì tụi nó mới thương và nghe lời mình.
Mà thực sự là sau term 1 đầy căng thẳng vất vả làm quen với rất nhiều thứ, khi vào term 2 mình đã bắt đầu tự tin hơn - thoải mái hơn khi nói chuyện và giao tiếp với các em. Mình không còn quá bị áp lực hay đè nặng nữa. Nhớ hoài cái câu hỏi của bé học sinh lớn trong lớp mình: "Cô không thích dạy tụi con huh cô? Tại con ít thấy cô cười". Lúc đó mình mới giật mình nhận ra là ah mình áp lực quá, mà quên mất, dạy học cũng là giao tiếp với con người. Và con người, nhất là con trẻ, phải dùng cảm xúc chân thật để giao tiếp.
2. Tiếp xúc với Long và má Tuyết là một cột mốc khác thay đổi cách minh nhìn nhận mọi thứ:
Mình vốn ko phải là đứa hay bộc lộ cảm xúc, có gì cũng giữ kín trong lòng, vững vàng, xù xì, gai góc. Thế nên khi gặp Long và má, được tập cho bộc lộ cảm xúc, cho ôm, cho hôn mỗi lúc mệt mỏi hay yếu lòng. Mình thấy nhẹ lòng đi rất nhiều. Mình luôn biết ơn hai người này đã dạy cho mình một khía cạnh khác của cuộc đời, rằng đôi khi sống tình cảm cũng có cái hay của nó. Sống lý trí, lạnh lùng, gai góc quá đôi khi làm mệt chính bản thân mình. Đôi khi phải học cách thả lỏng, và tập bày tỏ cảm xúc.
Như hôm nay, sau cuộc gặp với phụ huynh học sinh và các thầy cô, mình rất mệt mỏi, may lúc đó có Long choàng tay qua ôm nhẹ một cái thôi, mà thấy đỡ hơn rất nhiều. Lúc ấy, bao nhiêu mệt mỏi tan biến hết.
Ngày xưa, có lúc mình nghĩ mình sẽ tìm một người chồng lạnh lùng - nói ít làm nhiều. Nhưng mình thấy đôi khi một người chồng biết bộc lộ cảm xúc, vỗ về mình những lúc mệt mỏi, yếu lòng cũng rất cần thiết. Những lúc ấy, mình được phép yếu đuối, không phải gồng nữa. Mình được là chính mình.
Mình còn biết ơn má và Long vì dạy mình bài học rằng : Sống ở đời, cái tình quan trọng hơn tiền. Phải thương người, phải giúp người không nhằm mục đích vụ lợi gì cả. Má và Long đã dạy cho mình bài học về lòng nhân ái và tử tế như vậy đó. Mình biết ơn họ rất nhiều.
Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2018
Why So Many Grown-Ups Still Act Like Babies
There’s a baby in every family. Sometimes it’s an actual baby, only a few months old, but more often it’s an idea of a baby. The siblings themselves may have all grown up; they may be children, teenagers, or adults by now. And yet "the baby" is still powerfully present in the family psyche — still screaming, still unable to take responsibility for itself, still thought of as a danger or as a delight. Sometimes one of the grown-up siblings — not necessarily the youngest — takes on the role of the baby, either fierce and furious or cute and cuddly, in order to satisfy some personal need or because they are obliged to take on the role by everyone else in the family. Sometimes a parent takes on the role — helpless, irritable, wounded, needing to be looked after, needing to be soothed or comforted.
In families and in organizations (which are like families), it’s as if we need someone to take on the role, as if the baby represents our collective chaos — our vulnerability, powerlessness, and need — as well as our potential to make sense of chaos. By allocating the role to someone else — “Why don’t you grow up? When are you going to stop behaving like a baby?" — we avoid having to acknowledge our own baby tendencies, because someone else is unwittingly expressing them for us. We can then sit back and enjoy the vicarious satisfactions of tending to a baby in distress or curtailing its destructive tendencies.
Babies are useful. The idea of a baby links us to the past, to a time when there really was a baby in our family or when behaving like a baby was commonplace. Members of the family may think of that time as a golden age to be re-discovered, or as a turbulent, unresolved time the wounds of which remain unhealed. The baby may serve to remind everyone of a time when the parents split up, when someone died, or when something important got stuck in the family’s relationships, with members now unconsciously revisiting the idea of the baby in an oblique attempt to move things on, to deal with old, unresolved anxieties. How can we help this re-created baby? How can we pacify its rage? Make it smile? Make it happier?
Young people have strongly ambivalent feelings about babies — protective of them in some ways and scornful of them in others. They feel so strongly because they’re so ambivalent about the baby in themselves, seeing in the family or organizational baby their own panic, vulnerability, chaos, need, frustration, and longing, as well as their potential to be good and to do good things.
In families, in organizations, and in political life, we create and maintain the idea of a baby — an idea much more powerful than any actual baby — because babies encapsulate our hopes and fears. When the prevailing political mood is gloomy, when the world seems impossible to understand, full of conflicts and confusion, stories about babies emerge in the press — a baby abandoned, a baby in need of a transplant, a baby dying of cancer, a baby lost and found. Our anxieties coalesce around the idea of a baby. Together we worry about how best to look after and love the baby, and how to fix its difficulties, hoping that our endeavors will make things better. Babies give our lives meaning, even as they disappoint and frighten us.
Source: https://www.psychologytoday.com/us/blog/young-people-close/201707/why-so-many-grown-ups-still-act-babies?utm_source=FacebookPost&utm_medium=FBPost&utm_campaign=FBPost
In families and in organizations (which are like families), it’s as if we need someone to take on the role, as if the baby represents our collective chaos — our vulnerability, powerlessness, and need — as well as our potential to make sense of chaos. By allocating the role to someone else — “Why don’t you grow up? When are you going to stop behaving like a baby?" — we avoid having to acknowledge our own baby tendencies, because someone else is unwittingly expressing them for us. We can then sit back and enjoy the vicarious satisfactions of tending to a baby in distress or curtailing its destructive tendencies.
Babies are useful. The idea of a baby links us to the past, to a time when there really was a baby in our family or when behaving like a baby was commonplace. Members of the family may think of that time as a golden age to be re-discovered, or as a turbulent, unresolved time the wounds of which remain unhealed. The baby may serve to remind everyone of a time when the parents split up, when someone died, or when something important got stuck in the family’s relationships, with members now unconsciously revisiting the idea of the baby in an oblique attempt to move things on, to deal with old, unresolved anxieties. How can we help this re-created baby? How can we pacify its rage? Make it smile? Make it happier?
Young people have strongly ambivalent feelings about babies — protective of them in some ways and scornful of them in others. They feel so strongly because they’re so ambivalent about the baby in themselves, seeing in the family or organizational baby their own panic, vulnerability, chaos, need, frustration, and longing, as well as their potential to be good and to do good things.
In families, in organizations, and in political life, we create and maintain the idea of a baby — an idea much more powerful than any actual baby — because babies encapsulate our hopes and fears. When the prevailing political mood is gloomy, when the world seems impossible to understand, full of conflicts and confusion, stories about babies emerge in the press — a baby abandoned, a baby in need of a transplant, a baby dying of cancer, a baby lost and found. Our anxieties coalesce around the idea of a baby. Together we worry about how best to look after and love the baby, and how to fix its difficulties, hoping that our endeavors will make things better. Babies give our lives meaning, even as they disappoint and frighten us.
Source: https://www.psychologytoday.com/us/blog/young-people-close/201707/why-so-many-grown-ups-still-act-babies?utm_source=FacebookPost&utm_medium=FBPost&utm_campaign=FBPost
Cặp đôi dâu Việt rể Đức: “Tóm gọn” tim nhau chỉ nhờ 1 câu nói, chuyện tình thì ngọt lịm và hành trình trăng mật ấn tượng qua 15 nước
"Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ" – câu nói này có lẽ phù hợp để nói về câu chuyện tình đặc biệt của Colin McGovern (30 tuổi, quốc tịch Đức) và Trần Linh Tâm (27 tuổi). Chung sở thích "dịch chuyển" nên không có gì lạ khi hành trình tình yêu của cả hai đều gắn với rất nhiều địa điểm khác nhau.
Colin là người Đức, Linh Tâm là người Việt Nam. Nhưng có một điểm đặc biệt là nơi khởi đầu cho tình yêu của hai người lại là Úc. Colin đến Úc vào năm 2012 sau khi tốt nghiệp thạc sĩ ở Đức. Sau một năm du lịch quanh nước Úc và một số nước Đông Nam Á, Colin được một công ty địa chất biển nhận vào làm việc. Nhưng Colin luôn nghĩ rằng làm một thời gian, tích lũy kinh nghiệm và tài chính rồi sẽ tiếp tục đi du lịch hoặc chuyển về Đức hoặc châu Âu trở lại. Cho đến khi gặp Linh Tâm thì kế hoạch hoàn toàn thay đổi.
Tâm và Colin đã có 3 năm bên nhau.
Chào Tâm và Colin, 2 bạn có thể bật mí về cơ duyên mà hai người gặp nhau?
- Linh Tâm: Mình đến Úc năm 2009, khi mới 19 tuổi đế học đại học. Sau khi tốt nghiệp năm 2012, Tâm đầu quân cho một công ty marketing, rồi ổn định cuộc sống ở Perth. Thời điểm này, Tâm luôn mong muốn tìm được tình yêu thực sự của đời mình, duyên số đã đưa Tâm gặp Colin vào tháng 10 năm 2014. Tâm hay gọi đây là một sự tình cờ đem lại nhiều hạnh phúc cho mình.
Hôm đó là một ngày nắng ấm, Linh Tâm và Colin cùng đến tham dự một buổi BBQ bên bờ biển của một người bạn tổ chức. Buổi BBQ bắt đầu từ buổi trưa, nhưng khoảng 1 - 2h chiều hôm đó, Tâm mới đến. Tâm đến chào hỏi các bạn của mình và mọi người cùng ngồi xuống quây quần trên thảm cỏ đánh đàn và hát trong khi chờ thức ăn chín. Một lúc sau Tâm tình cờ ngoảnh lại thì thấy mấy người lạ đang nói chuyện với bạn mình, trong số đó có Colin. Vừa nhìn thấy Colin, Tâm đã thích anh rồi.
Một lúc sau, Tâm nhìn thấy Colin đứng đằng sau và đang ăn bánh mì một mình. Thấy thế, mình bèn gọi Colin và bảo: "Sao bạn không lại đây ngồi chơi với nhóm bọn mình, bọn mình đang đánh đàn ukulele này. Có chỗ trống ngay cạnh mình này". Thế là Colin ngồi xuống và không đứng dậy nữa. Sau này, Colin mới tiết lộ, anh đã để ý Tâm từ ngay khoảnh khắc đầu tiên nhìn thấy mình giữa đám đông, vì thế mà anh nghĩ ngay tới việc tìm cớ đứng gần chỗ Tâm để bắt chuyện. Nhưng chưa kịp mở lời thì Tâm đã hỏi anh mất rồi.
Hai người đang cùng nhau thực hiện chuyến hành trình ấn tượng kéo dài 1 năm qua 15 quốc gia.
- Colin: Ban đầu, Colin thậm chí còn tưởng Tâm đã có bạn trai bởi thấy cô khá thân mật với một bạn nam ngồi cạnh mà anh không biết rằng anh bạn đó là gay. Đến khi thấy bạn nam đó đi về trước mà không thấy Tâm về theo thì anh mới chắc chắn rằng cô vẫn độc thân.
Lần đầu tiên gặp gỡ nhưng hai người say sưa nói chuyện suốt buổi chiều đến tận hoàng hôn, quên cả thời gian. Đến khi các bạn dọn dẹp đồ nghề chuẩn bị ra về và gọi thì họ mới nhận ra là đã hoàng hôn rồi, đã muộn rồi và mọi người sắp sửa về hết. Lúc đó, Colin mới hỏi cách liên lạc với Tâm, ngay tối hôm đó Colin đã nhắn tin cho Tâm.
Ấn tượng đầu tiên của bạn về đối phương thế nào?
- Linh Tâm: Ấn tượng đầu tiên khi nói chuyện là mình thấy một sự trung thực, chân thành, đáng tin cậy toát ra từ ánh mắt nụ cười và cách nói chuyện của Colin.
- Colin: Còn cô ấy thì có một khuôn mặt thật dễ thương, cởi mở, ấm áp, biết lắng nghe, có vẻ còn một chút ngây thơ nữa. Bọn mình càng nói chuyện càng thấy nhiều điểm hợp nhau, nhiều sở thích tương đồng.
Cuộc sống của hai bạn thay đổi ra sao kể từ khi có nhau trong cuộc đời?
- Colin: Cuộc sống xoay chuyển và tập trung vào Linh Tâm, ngày nào chúng tôi cũng gặp, tất cả thời gian rảnh chúng tôi đều ở bên nhau. Tất cả những thứ khác trở nên không quan trọng bằng việc ở bên nhau. Kế hoạch quay trở lại Đức hay đi du lịch bằng những ngày nghỉ phép đều bị lãng quên. Tôi không đi du lịch bằng ngày nghỉ phép nữa mà dành thời gian ở bên cô ấy. Đặc thù công việc của tôi phải đi khảo sát địa chất ở ngoài biển khá nhiều. Mỗi chuyến đi biển đều cảm thấy khó khăn hơn, buồn hơn vì phải bỏ lại Tâm ở nhà, nó không còn dễ dàng như hồi còn một mình.
- Linh Tâm: Cuộc sống của mình cũng xoay chuyển và tập trung vào Colin, chúng mình gặp nhau hằng ngày và cả vào cuối tuần. Bọn mình không nhất thiết phải làm gì đặc biệt, chỉ cần ở bên nhau là đủ thấy hạnh phúc rồi. Từ trước đến giờ mình sống xa nhà, xa gia đình, có Colin xuất hiện trong cuộc sống của mình giống như là có một gia đình nhỏ ở đất người vậy.
Colin và Tâm có một sự hợp nhau đến mức khó cắt nghĩa.
Yêu một người nước ngoài có khiến bạn gặp khó khăn gì không?
- Colin: Có, đó là sự sạch sẽ khi chuẩn bị thực phẩm. Ở Đức không cần rửa rau kĩ lắm nhưng Linh Tâm rửa rau quả rất kĩ và yêu cầu tôi cũng phải làm như vậy. Linh Tâm thích ăn thức ăn Việt Nam hơn và lại là người thường xuyên nấu bếp hơn nên lúc nào ở nhà chúng tôi cũng ăn thức ăn Việt Nam. Nhưng tôi không thấy đấy là sự khó khăn, vì tôi rất thích các món ăn Việt Nam như phở, bún bò Huế, đậu phụ rán chấm mắm tỏi... mà Tâm nấu. Tâm cũng dần dần thích ăn các món ăn của tôi hơn, ví dụ như dạo này Tâm đã biết ăn phô mai và cũng thích ăn pancake và bánh mì hơn.
Về mặt khác biệt văn hóa thì ở Đức quan trọng cuộc sống cá nhân hơn, nhưng ở Việt Nam, gia đình là quan trọng nhất. Ông bà, bố mẹ và em trai của Linh Tâm rất quan trọng với cô ấy và cô ấy đã giúp tôi dần dần hiểu tầm quan trọng của gia đình trong thời gian chúng tôi quen nhau. Tôi cảm thấy cô ấy sẽ là một người mẹ, người phụ nữ chăm sóc cho gia đình thật tuyệt vời.
- Linh Tâm: Lúc mới gặp Colin, mình không quen với cách ăn uống đơn giản của Colin: kẹp thịt nguội, phô mai và salad vào bánh mì là xong bữa ăn. Bữa ăn của mình cần phải có thức ăn nóng, cần có cơm, có canh. May mà mình làm trưởng bếp còn Colin là trưởng phòng rửa bát nên đa số các bữa ăn đều ăn theo ý mình. Nhưng dần dần mình cũng biết và thích ăn phô mai, bánh mì hơn.
Mình không gặp nhiều khó khăn để hiểu và dung hòa với văn hóa của Colin vì mình đã sống trong văn hóa đấy một thời gian dài, mình cũng rất cởi mở nên không có vấn đề gì. Còn Colin chưa bao giờ biết và hiểu về văn hóa Á Đông nên mình đã thủ thỉ tâm sự và chia sẻ với Colin dần dần ngày từ khi mới bắt đầu quen nhau để Colin có thể từ từ hiểu và thích nghi.
Cô gái Việt yêu chàng trai Đức tại Úc và hành trình trăng mật 365 ngày qua 15 nước: Khi yêu cuộc sống bỗng hóa ngôn tình! - Ảnh 5.
Colin đã tạm gác lại dự định chỉ vì Linh Tâm.
Cô gái Việt yêu chàng trai Đức tại Úc và hành trình trăng mật 365 ngày qua 15 nước: Khi yêu cuộc sống bỗng hóa ngôn tình! - Ảnh 6.
Tâm cảm nhận được sự ấm áp và tin tưởng khi ở bên cạnh Colin.
Hai bạn có ấn tượng gì về quê hương của nhau?
- Linh Tâm: Kỷ niệm lớn nhất của mình về nước Đức là bọn mình đã tổ chức đám cưới tại đấy, trong một lâu đài nhỏ ở phía Bắc thành phố Hamburg. Mình đã có ông bà, bố mẹ, cô chú, các em - những người thân yêu nhất đến tham dự đám cưới của mình ở Đức.
- Colin: Tôi yêu những bữa ăn gia đình thật ấm cúng ở Việt Nam và thấy về Việt Nam thật là sướng, ăn hết bữa này lại đến bữa khác, bữa ăn nào cũng thật thịnh soạn và rất ngon, lại do bà hay mẹ của Linh Tâm nấu, các bữa ăn là dịp để cả gia đình quây quần.
Nhưng những điều đáng nhớ nhất về Việt Nam là được biết và được hiểu Linh Tâm đã lớn lên ở đâu, với ai, như thế nào, cô ấy đã sống như thế nào, văn hóa của cô ấy ra sao, chuyến đi Việt Nam đầu tiên quan trọng hơn hết đã giúp tôi hiểu thêm về Linh Tâm của tôi, một góc con người Tâm mà tôi chưa biết hết khi ở Úc. Cũng trong chuyến thăm này tôi đã nói "Anh yêu em" lần đầu tiên với cô ấy.
Bây giờ nghĩ lại, hai bạn có khi nào nghĩ rằng sau này mình lại yêu và cưới một người không cùng một quốc gia như hiện tại không. Nếu được lựa chọn lại một lần nữa, hai bạn liệu có lựa chọn nhau?
- Colin: Người tôi chọn không phải là một cô gái Việt Nam, một cô gái Đức hay gì cả. Người tôi chọn là Linh Tâm. Tôi luôn cho rằng tình yêu không phân biệt vào xuất xứ, chỉ cần là người đem đến tình yêu thì đó đã là lựa chọn của tôi rồi.
- Linh Tâm: Người mình chọn không phải là một anh chàng ngoại quốc, người mình chọn là Colin. Mình tin vào cảm xúc trong tình yêu, và chắc chắn rằng chỉ có Colin mới đem đến cho mình cảm xúc đó.
Hai người cùng có chung sở thích du lịch.
Được biết, hai bạn đang ở trong chuyến du lịch dài hơi kéo dài tới 1 năm trời và đi qua 15 quốc gia. Hai bạn có thể chia sẻ nhiều hơn về chuyến trăng mật đặc biệt này?
- Colin: Quyết định đi du lịch bụi 1 năm là do Linh Tâm khởi xướng, vì cô ấy chưa có chuyến đi lớn nào còn tôi thì đã đi vòng quanh Úc một năm rồi. Tuy nhiên, tôi luôn yêu thích du lịch và khám phá thế giới, nên đã dễ dàng bị thuyết phục.
- Linh Tâm: Bọn mình hứa với nhau từ cuối năm 2016 là sẽ cố gắng thực hiện chuyến đi du lịch bụi ở Trung và Nam Mỹ trước khi bọn mình ổn định cuộc sống và bắt đầu một gia đình nhỏ. Bọn mình đã cùng nhau tiết kiệm một năm để chuẩn bị chi phí cho chuyến đi và làm việc nhiều giờ để gây ấn tượng tốt với sếp của bọn mình để các sếp có thể mở đường cho bọn mình quay trở lại công ty sau 1 năm đi du lịch bụi. Bọn mình cũng tạo một trang web và YouTube channel kể về các chuyến đi của bọn mình để chia sẻ và giữ liên lạc với gia đình và bạn bè trong suốt hành trình một năm của bọn mình.
Xin chúc 2 bạn có một chuyến hành trình thật nhiều niềm vui!
Source: http://afamily.vn/cap-doi-viet-duc-va-hanh-trinh-trang-mat-365-ngay-qua-15-nuoc-khi-yeu-cuoc-song-bong-hoa-ngon-tinh-20180418165740752.chn
Colin là người Đức, Linh Tâm là người Việt Nam. Nhưng có một điểm đặc biệt là nơi khởi đầu cho tình yêu của hai người lại là Úc. Colin đến Úc vào năm 2012 sau khi tốt nghiệp thạc sĩ ở Đức. Sau một năm du lịch quanh nước Úc và một số nước Đông Nam Á, Colin được một công ty địa chất biển nhận vào làm việc. Nhưng Colin luôn nghĩ rằng làm một thời gian, tích lũy kinh nghiệm và tài chính rồi sẽ tiếp tục đi du lịch hoặc chuyển về Đức hoặc châu Âu trở lại. Cho đến khi gặp Linh Tâm thì kế hoạch hoàn toàn thay đổi.
Tâm và Colin đã có 3 năm bên nhau.
Chào Tâm và Colin, 2 bạn có thể bật mí về cơ duyên mà hai người gặp nhau?
- Linh Tâm: Mình đến Úc năm 2009, khi mới 19 tuổi đế học đại học. Sau khi tốt nghiệp năm 2012, Tâm đầu quân cho một công ty marketing, rồi ổn định cuộc sống ở Perth. Thời điểm này, Tâm luôn mong muốn tìm được tình yêu thực sự của đời mình, duyên số đã đưa Tâm gặp Colin vào tháng 10 năm 2014. Tâm hay gọi đây là một sự tình cờ đem lại nhiều hạnh phúc cho mình.
Hôm đó là một ngày nắng ấm, Linh Tâm và Colin cùng đến tham dự một buổi BBQ bên bờ biển của một người bạn tổ chức. Buổi BBQ bắt đầu từ buổi trưa, nhưng khoảng 1 - 2h chiều hôm đó, Tâm mới đến. Tâm đến chào hỏi các bạn của mình và mọi người cùng ngồi xuống quây quần trên thảm cỏ đánh đàn và hát trong khi chờ thức ăn chín. Một lúc sau Tâm tình cờ ngoảnh lại thì thấy mấy người lạ đang nói chuyện với bạn mình, trong số đó có Colin. Vừa nhìn thấy Colin, Tâm đã thích anh rồi.
Một lúc sau, Tâm nhìn thấy Colin đứng đằng sau và đang ăn bánh mì một mình. Thấy thế, mình bèn gọi Colin và bảo: "Sao bạn không lại đây ngồi chơi với nhóm bọn mình, bọn mình đang đánh đàn ukulele này. Có chỗ trống ngay cạnh mình này". Thế là Colin ngồi xuống và không đứng dậy nữa. Sau này, Colin mới tiết lộ, anh đã để ý Tâm từ ngay khoảnh khắc đầu tiên nhìn thấy mình giữa đám đông, vì thế mà anh nghĩ ngay tới việc tìm cớ đứng gần chỗ Tâm để bắt chuyện. Nhưng chưa kịp mở lời thì Tâm đã hỏi anh mất rồi.
Hai người đang cùng nhau thực hiện chuyến hành trình ấn tượng kéo dài 1 năm qua 15 quốc gia.
- Colin: Ban đầu, Colin thậm chí còn tưởng Tâm đã có bạn trai bởi thấy cô khá thân mật với một bạn nam ngồi cạnh mà anh không biết rằng anh bạn đó là gay. Đến khi thấy bạn nam đó đi về trước mà không thấy Tâm về theo thì anh mới chắc chắn rằng cô vẫn độc thân.
Lần đầu tiên gặp gỡ nhưng hai người say sưa nói chuyện suốt buổi chiều đến tận hoàng hôn, quên cả thời gian. Đến khi các bạn dọn dẹp đồ nghề chuẩn bị ra về và gọi thì họ mới nhận ra là đã hoàng hôn rồi, đã muộn rồi và mọi người sắp sửa về hết. Lúc đó, Colin mới hỏi cách liên lạc với Tâm, ngay tối hôm đó Colin đã nhắn tin cho Tâm.
Ấn tượng đầu tiên của bạn về đối phương thế nào?
- Linh Tâm: Ấn tượng đầu tiên khi nói chuyện là mình thấy một sự trung thực, chân thành, đáng tin cậy toát ra từ ánh mắt nụ cười và cách nói chuyện của Colin.
- Colin: Còn cô ấy thì có một khuôn mặt thật dễ thương, cởi mở, ấm áp, biết lắng nghe, có vẻ còn một chút ngây thơ nữa. Bọn mình càng nói chuyện càng thấy nhiều điểm hợp nhau, nhiều sở thích tương đồng.
Cuộc sống của hai bạn thay đổi ra sao kể từ khi có nhau trong cuộc đời?
- Colin: Cuộc sống xoay chuyển và tập trung vào Linh Tâm, ngày nào chúng tôi cũng gặp, tất cả thời gian rảnh chúng tôi đều ở bên nhau. Tất cả những thứ khác trở nên không quan trọng bằng việc ở bên nhau. Kế hoạch quay trở lại Đức hay đi du lịch bằng những ngày nghỉ phép đều bị lãng quên. Tôi không đi du lịch bằng ngày nghỉ phép nữa mà dành thời gian ở bên cô ấy. Đặc thù công việc của tôi phải đi khảo sát địa chất ở ngoài biển khá nhiều. Mỗi chuyến đi biển đều cảm thấy khó khăn hơn, buồn hơn vì phải bỏ lại Tâm ở nhà, nó không còn dễ dàng như hồi còn một mình.
- Linh Tâm: Cuộc sống của mình cũng xoay chuyển và tập trung vào Colin, chúng mình gặp nhau hằng ngày và cả vào cuối tuần. Bọn mình không nhất thiết phải làm gì đặc biệt, chỉ cần ở bên nhau là đủ thấy hạnh phúc rồi. Từ trước đến giờ mình sống xa nhà, xa gia đình, có Colin xuất hiện trong cuộc sống của mình giống như là có một gia đình nhỏ ở đất người vậy.
Colin và Tâm có một sự hợp nhau đến mức khó cắt nghĩa.
Yêu một người nước ngoài có khiến bạn gặp khó khăn gì không?
- Colin: Có, đó là sự sạch sẽ khi chuẩn bị thực phẩm. Ở Đức không cần rửa rau kĩ lắm nhưng Linh Tâm rửa rau quả rất kĩ và yêu cầu tôi cũng phải làm như vậy. Linh Tâm thích ăn thức ăn Việt Nam hơn và lại là người thường xuyên nấu bếp hơn nên lúc nào ở nhà chúng tôi cũng ăn thức ăn Việt Nam. Nhưng tôi không thấy đấy là sự khó khăn, vì tôi rất thích các món ăn Việt Nam như phở, bún bò Huế, đậu phụ rán chấm mắm tỏi... mà Tâm nấu. Tâm cũng dần dần thích ăn các món ăn của tôi hơn, ví dụ như dạo này Tâm đã biết ăn phô mai và cũng thích ăn pancake và bánh mì hơn.
Về mặt khác biệt văn hóa thì ở Đức quan trọng cuộc sống cá nhân hơn, nhưng ở Việt Nam, gia đình là quan trọng nhất. Ông bà, bố mẹ và em trai của Linh Tâm rất quan trọng với cô ấy và cô ấy đã giúp tôi dần dần hiểu tầm quan trọng của gia đình trong thời gian chúng tôi quen nhau. Tôi cảm thấy cô ấy sẽ là một người mẹ, người phụ nữ chăm sóc cho gia đình thật tuyệt vời.
- Linh Tâm: Lúc mới gặp Colin, mình không quen với cách ăn uống đơn giản của Colin: kẹp thịt nguội, phô mai và salad vào bánh mì là xong bữa ăn. Bữa ăn của mình cần phải có thức ăn nóng, cần có cơm, có canh. May mà mình làm trưởng bếp còn Colin là trưởng phòng rửa bát nên đa số các bữa ăn đều ăn theo ý mình. Nhưng dần dần mình cũng biết và thích ăn phô mai, bánh mì hơn.
Mình không gặp nhiều khó khăn để hiểu và dung hòa với văn hóa của Colin vì mình đã sống trong văn hóa đấy một thời gian dài, mình cũng rất cởi mở nên không có vấn đề gì. Còn Colin chưa bao giờ biết và hiểu về văn hóa Á Đông nên mình đã thủ thỉ tâm sự và chia sẻ với Colin dần dần ngày từ khi mới bắt đầu quen nhau để Colin có thể từ từ hiểu và thích nghi.
Cô gái Việt yêu chàng trai Đức tại Úc và hành trình trăng mật 365 ngày qua 15 nước: Khi yêu cuộc sống bỗng hóa ngôn tình! - Ảnh 5.
Colin đã tạm gác lại dự định chỉ vì Linh Tâm.
Cô gái Việt yêu chàng trai Đức tại Úc và hành trình trăng mật 365 ngày qua 15 nước: Khi yêu cuộc sống bỗng hóa ngôn tình! - Ảnh 6.
Tâm cảm nhận được sự ấm áp và tin tưởng khi ở bên cạnh Colin.
Hai bạn có ấn tượng gì về quê hương của nhau?
- Linh Tâm: Kỷ niệm lớn nhất của mình về nước Đức là bọn mình đã tổ chức đám cưới tại đấy, trong một lâu đài nhỏ ở phía Bắc thành phố Hamburg. Mình đã có ông bà, bố mẹ, cô chú, các em - những người thân yêu nhất đến tham dự đám cưới của mình ở Đức.
- Colin: Tôi yêu những bữa ăn gia đình thật ấm cúng ở Việt Nam và thấy về Việt Nam thật là sướng, ăn hết bữa này lại đến bữa khác, bữa ăn nào cũng thật thịnh soạn và rất ngon, lại do bà hay mẹ của Linh Tâm nấu, các bữa ăn là dịp để cả gia đình quây quần.
Nhưng những điều đáng nhớ nhất về Việt Nam là được biết và được hiểu Linh Tâm đã lớn lên ở đâu, với ai, như thế nào, cô ấy đã sống như thế nào, văn hóa của cô ấy ra sao, chuyến đi Việt Nam đầu tiên quan trọng hơn hết đã giúp tôi hiểu thêm về Linh Tâm của tôi, một góc con người Tâm mà tôi chưa biết hết khi ở Úc. Cũng trong chuyến thăm này tôi đã nói "Anh yêu em" lần đầu tiên với cô ấy.
Bây giờ nghĩ lại, hai bạn có khi nào nghĩ rằng sau này mình lại yêu và cưới một người không cùng một quốc gia như hiện tại không. Nếu được lựa chọn lại một lần nữa, hai bạn liệu có lựa chọn nhau?
- Colin: Người tôi chọn không phải là một cô gái Việt Nam, một cô gái Đức hay gì cả. Người tôi chọn là Linh Tâm. Tôi luôn cho rằng tình yêu không phân biệt vào xuất xứ, chỉ cần là người đem đến tình yêu thì đó đã là lựa chọn của tôi rồi.
- Linh Tâm: Người mình chọn không phải là một anh chàng ngoại quốc, người mình chọn là Colin. Mình tin vào cảm xúc trong tình yêu, và chắc chắn rằng chỉ có Colin mới đem đến cho mình cảm xúc đó.
Hai người cùng có chung sở thích du lịch.
Được biết, hai bạn đang ở trong chuyến du lịch dài hơi kéo dài tới 1 năm trời và đi qua 15 quốc gia. Hai bạn có thể chia sẻ nhiều hơn về chuyến trăng mật đặc biệt này?
- Colin: Quyết định đi du lịch bụi 1 năm là do Linh Tâm khởi xướng, vì cô ấy chưa có chuyến đi lớn nào còn tôi thì đã đi vòng quanh Úc một năm rồi. Tuy nhiên, tôi luôn yêu thích du lịch và khám phá thế giới, nên đã dễ dàng bị thuyết phục.
- Linh Tâm: Bọn mình hứa với nhau từ cuối năm 2016 là sẽ cố gắng thực hiện chuyến đi du lịch bụi ở Trung và Nam Mỹ trước khi bọn mình ổn định cuộc sống và bắt đầu một gia đình nhỏ. Bọn mình đã cùng nhau tiết kiệm một năm để chuẩn bị chi phí cho chuyến đi và làm việc nhiều giờ để gây ấn tượng tốt với sếp của bọn mình để các sếp có thể mở đường cho bọn mình quay trở lại công ty sau 1 năm đi du lịch bụi. Bọn mình cũng tạo một trang web và YouTube channel kể về các chuyến đi của bọn mình để chia sẻ và giữ liên lạc với gia đình và bạn bè trong suốt hành trình một năm của bọn mình.
Xin chúc 2 bạn có một chuyến hành trình thật nhiều niềm vui!
Source: http://afamily.vn/cap-doi-viet-duc-va-hanh-trinh-trang-mat-365-ngay-qua-15-nuoc-khi-yeu-cuoc-song-bong-hoa-ngon-tinh-20180418165740752.chn
Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2018
Cảnh sống 'ác mộng' của giới trẻ tại địa ngục trần gian Syria
Cảnh sống 'ác mộng' của giới trẻ tại địa ngục trần gian Syria
Giới trẻ Syria suốt 7 năm qua chỉ có hai con đường sống: rời bỏ quê hương để lánh nạn hoặc chấp nhận chung sống với bom đạn chiến tranh.
Tối ngày 13/4 giờ địa phương, tổng thống Mỹ - Donald Trump - ra lệnh không kích Syria nhằm đáp trả vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở thành phố Douma, Syria diễn ra vào ngày 8/4. Tuyên bố của ông Trump đã dấy lên một làn sóng tranh cãi trong cộng đồng quốc tế khi Anh, Pháp hết sức ủng hộ quyết định tấn công, còn Nga và Israel thì phản đối kịch liệt.
Trước khi làm dậy sóng đấu trường chính trị, Syria được cả thế giới biết đến với cuộc nội chiến thảm khốc bắt đầu từ năm 2011 và vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc. Nguyên nhân của những cuộc chiến tranh tàn khốc ở đất nước Trung Đông này bắt nguồn từ những tranh chấp về quyền lực và quan điểm của các giáo phái Hồi giáo.
Sau khi thánh Mohamed quy tiên, các tín đồ Hồi giáo nảy ra cuộc tranh cãi về việc bố vợ và con rể của Mohamed, ai xứng đáng trở thành người "nối ngôi". Do không bên nào chịu nhượng bộ, Hồi giáo chia ra làm hai bè phái chính. 90% tín đồ Hồi giáo lựa chọn đi theo bố vợ của nhà tiên tri và lập ra giáo phái Sunni, những người đi theo con rể của Mohamed lập ra giáo phái thứ hai tên là Shia.
Tổng thống Syria, Bashar al-Assad.
Ngoài hai giáo phái chính, Hồi giáo cũng phân ra rất nhiều các nhánh nhỏ. Ở Syria, đa số người dân thuộc phái Sunni trong khi đương kim tổng thống Bashar al-Assad lại là tín đồ của giáo phái Alawite, một nhánh của Shia. Bất mãn với chế độ độc tài của Assad và những xung đột liên quan đến tôn giáo, một số tín đồ cực đoan bên giáo phái Sunni đã nổi dậy hòng lật đổ chính quyền Assad.
Từ đó, cuộc nội chiến Syria với sự đối đầu căng thẳng giữa phe cầm quyền thuộc phái Hồi giáo Shia dòng Alawite và phe nổi dậy thuộc giáo phái Sunni chính thức bắt đầu và kéo dài cho đến tận ngày nay, gây ra bao hậu quả khủng khiếp với người dân vô tội của đất nước này mà trong đó nạn nhân khủng khiếp nhất chính là các thanh thiếu niên, những đối tượng "sinh ra ở thời bình, nhưng sống trong thời loạn".
Làm bạn với bom đạn, bị thương nhiều như cơm bữa
Vùng Đông Ghouta ở Syria được xem là thánh địa tử thần của Syria, nơi diễn ra hàng loạt cuộc chiến giữa hai phe phái Sunni và Shia. Để bảo toàn tính mạng của bản thân và gia đình, nhiều người dân đã chọn cách rời bỏ quê hương và sống tị nạn ở nước ngoài. Những người còn lại do một vài lý do cụ thể vẫn tiếp tục bám trụ ở chảo lửa khắc nghiệt này và sống chung với làn mưa bom bão đạn hàng ngày.
Một quả bom chùm nằm trên con đường của thị trấn Douma, thuộc vùng Đông Ghouta. Bức ảnh do phóng viên Bassam Khabieh (Reuters) chụp vào ngày 5/11/2015.
Những mảnh vỡ của một đầu đạn tên lửa hạt nhân hay một quả bom chùm khổng lồ nằm rải rác trên đường phố là cảnh tượng quá đỗi quen thuộc đối với các bạn trẻ ở thị trấn Douma, thành phố Aleppo hay thủ đô Damascuscho, những vùng chiến sự khốc liệt nhất. Âm thanh dữ dội từ máy bay trực thăng, tiếng súng đạn nhả ra liên tục ngoài đường và hình ảnh đổ vỡ của các tòa nhà khi bị đánh bom đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây.
Thay vì được tận hưởng một cuộc đời bình thường như bao người khác, giới trẻ ở các tử địa này ngày nào cũng sống trong sợ hãi, lo lắng liệu hôm nay có phải là "ngày giỗ" của mình và người thân hay không nếu chẳng may một quả bom nguyên tử vô tình rơi trúng nhà mình hay chỉ đi ra đường vài phút thôi cũng dễ dàng bị trúng một viên đạn đi lạc.
Thanh niên Syria được người dân cứu hộ sau một vụ đánh bom trên không nhằm vào thành phố Aleppo, Syria.
"Chúng tôi đang đợi đến lượt mình chết. Đây là điều duy nhất tôi có thể nói vào lúc này". Bilal Abu Salah, một thanh niên Syria 22 tuổi chia sẻ với Business Insider. Anh hiện đã kết hôn và có con nhỏ, vợ anh đang mang thai em bé thứ hai được 5 tháng.
Vật lộn mưu sinh thay vì cắp sách tới trường
Chiến tranh đã tàn phá nhà cửa, bệnh viện và trường học, khiến kinh tế của Syria rơi vào khủng hoảng. Trẻ em ở những vùng chiến sự không thể đến trường mà phải sống quanh những khu hầm dưới lòng đất để bảo toàn tính mạng. Không đi học, các em phải phụ giúp bố mẹ lao động vất vả để kiếm miếng ăn trong thời buổi loạn lạc. Trường học cũng buộc phải đóng cửa do bị tấn công hoặc trở thành căn cứ quân sự.
Một em bé bán bánh trên một con phố ở Aleppo.
Những người trưởng thành cũng phải chịu cảnh thất nghiệp, không thể kiếm nổi một công việc tử tế ở cái nơi đầy rẫy máu và súng đạn. Họ phải ra chợ bán hàng rong, lao động chân tay hay đi lính để kiếm miếng ăn nuôi miệng.
Giống như nhiều bạn trẻ ở vùng Đông Ghouta, Syria, Muhammad Najem phải nghỉ học để ở nhà giúp đỡ bố mẹ.
Cậu bé Muhammad Najem, 15 tuổi, đang sống ở vùng Đông Ghouta đã gây chấn động thế giới khi đăng tải nhiều hình ảnh và clip mô tả cuộc sống khốn khó mà những đứa trẻ như cậu đang phải chịu đựng tại nơi đây. Nổi bật trong đó là bức ảnh Muhammad đang đẩy một bao tải gỗ với dòng chú thích: "Giống như bao đứa trẻ khác ở Ghouta. Thay vì tới trường, cháu đang đi mua gỗ cho mẹ để nấu bữa trưa. Hy vọng chiến tranh kết thúc và chúng cháu sẽ được đi học trở lại".
Chịu đựng điều kiện sống khắc nghiệt
Đã phải làm quen với cảnh đầu rơi máu chảy, người dân nói chung và các bạn trẻ nói riêng phải đối mặt với cuộc đua sinh tồn do khan hiếm nước, thực phẩm và thuốc men. Các cửa hàng rau, quả, thịt hay các tiệm thuốc, bệnh viện đều trở thành đống đổ nát hoang tàn do sức tàn phá chiến tranh. Các nguồn cung cấp viện trợ cũng khó lòng tiếp cận với những khu vực dân sinh gần chiến tuyến. Chính phủ thì mải mê dồn lực đầu tư vào quân đội và các vũ khí chiến tranh để chống lại phiến quân nổi loạn và khủng bố, để lại dân đen phải tự xoay sở từng ngày với câu hỏi ăn bằng gì, uống bằng gì.
“Các cửa tiệm bị bỏ hoang, đường phố bị tàn phá, bom đạn thì nã khắp nơi", Mohamad, một thanh niên 20 tuổi hiện đang thất nghiệp chia sẻ. "Đôi lúc tôi thấy như mình đang sống trong một bộ phim Hollywood, nhất khi tôi học được cách con người sinh tồn trong tình cảnh này".
Thịt là thực phẩm quý hơn vàng ở Syria hiện nay.
chiến tranh ở Syria
Cuộc sống của người dân vùng Đông Ghouta, Syria qua lời kể của cậu bé Muhammed Najem, 15 tuổi.
Tảo hôn và nỗi lo không chồng của các cô gái Syria
Tại Syria, tỷ lệ đàn ông con trai đang ngày càng giảm dần. Hầu hết nam giới nếu không chết trong các vụ đánh bom cảm tử cũng đều phải tham gia quân ngũ, bỏ mạng trên chiến trường. Các cô gái Syria ngoài nỗi lo bị xâm hại bởi những kẻ tàn bạo thuộc phiến quân IS còn rơi vào thảm cảnh không chồng dù đã ngoài 30 tuổi. Hôn nhân trở thành một điều xa xỉ với phụ nữ nơi đây bởi hàng ngày, họ còn phải vật lộn với nhiều vấn đề liên quan đến sống chết và miếng ăn sinh tồn.
Người dân Syria sống tại trại tị nạn Yarmouk, nơi được gọi là "địa ngục trần gian", là địa điểm tồi tệ nhất Trái đất với điều kiện sống vô cùng khắc nghiệt.
Hoàn cảnh của những cô gái Syria chọn cảnh sống tị nạn ở nước ngoài cũng chẳng sung sướng gì hơn khi đại đa số phải chấp nhận bị gả bán cho những người đàn ông ngoại quốc, thậm chí là đáng tuổi ông mình dù các cô bé chưa đủ tuổi vị thành niên. Chiến tranh đã khiến nhiều gia đình Syria phải bỏ quê để sống tị nạn ở Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan.
Một cuộc tảo hôn giữa bé gái Syria 12 tuổi và một người đàn ông trung niên Lebanon.
Với các gia đình có con gái, sống lưu vong ở nơi đất khách quê người thực sự khó khăn, họ chỉ có thể trông chờ vào phiếu lương thực và khoản tiền trợ cấp nhỏ nho từ Liên Hợp Quốc, người lao động chính trong nhà đa phần là đàn ông. Các bé gái tị nạn cũng hiếm khi được đến trường vì cha mẹ lo sợ các em sẽ trở thành đối tượng bị xâm hại tình dục ở xứ lạ. Không được đi học, cũng chẳng thể kiếm tiền để phụ giúp gia đình, các cô bé miễn cưỡng đồng ý kết hôn với những người đàn ông nước ngoài với hy vọng kiếm được chỗ dựa cho mình, đồng thời giúp gia đình thoát khỏi gánh nặng tài chính.
Vẫn phải tiếp tục sống và hy vọng
Đang ở độ tuổi trẻ trung, khỏe mạnh, tràn đầy sức sống nhưng phải chịu cảnh "sống không bằng chết", tương lai mù mịt, các bạn trẻ Syria vẫn không hề mất đi niềm tin và hy vọng vào một ngày mai tương sáng hơn. Làm bạn với thuốc súng, bom đạn, bị thương nhiều như cơm bữa, thiếu nước dùng và phải lao động vất vả để nuôi miệng, các bạn trẻ này vẫn cố gắng duy trì cuộc sống sinh hoạt như bình thường. Họ vẫn thức dậy vào mỗi buổi sáng, lao động chăm chỉ để kiếm cơm nuôi miệng và không quên tìm trò giải khuây để xua tan cảm xúc tiêu cực mà chiến tranh mang lại. Hình ảnh các thiếu niên Syria vui vẻ chơi đùa bên nhau, phía sau là đống đổ nát của những ngôi nhà cao tầng chính là minh chứng cho nghị lực phi thường của thế hệ trẻ Syria.
Người dân Syria ăn mừng khi đội bóng quốc gia gỡ hòa tỷ số với Australia tại lượt play-off để giành vé tham dự World Cup 2018.
Cậu bé Muhammad Najem đã thể hiện được ý chí kiên cường và tinh thần lạc quan của giới trẻ Syria khi đăng tải bức hình đang ngồi nấu ăn trong một ngôi nhà hoang tàn, đổ nát minh họa cho dòng trạng thái đầy tích cực: "Đây là những chàng trai của Ghouta! Bất chấp mưa bom bão đạn, bất chấp cái chết, bất chấp việc thiếu ăn, thiếu thuốc men, chúng tôi vẫn luôn mỉm cười".
Muhammad Najem thể hiện nghị lực sống mạnh mẽ.
Source: https://ione.vnexpress.net/projects/canh-song-ac-mong-cua-gioi-tre-tai-dia-nguc-tran-gian-syria-3736984/index.html
Giới trẻ Syria suốt 7 năm qua chỉ có hai con đường sống: rời bỏ quê hương để lánh nạn hoặc chấp nhận chung sống với bom đạn chiến tranh.
Tối ngày 13/4 giờ địa phương, tổng thống Mỹ - Donald Trump - ra lệnh không kích Syria nhằm đáp trả vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở thành phố Douma, Syria diễn ra vào ngày 8/4. Tuyên bố của ông Trump đã dấy lên một làn sóng tranh cãi trong cộng đồng quốc tế khi Anh, Pháp hết sức ủng hộ quyết định tấn công, còn Nga và Israel thì phản đối kịch liệt.
Trước khi làm dậy sóng đấu trường chính trị, Syria được cả thế giới biết đến với cuộc nội chiến thảm khốc bắt đầu từ năm 2011 và vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc. Nguyên nhân của những cuộc chiến tranh tàn khốc ở đất nước Trung Đông này bắt nguồn từ những tranh chấp về quyền lực và quan điểm của các giáo phái Hồi giáo.
Sau khi thánh Mohamed quy tiên, các tín đồ Hồi giáo nảy ra cuộc tranh cãi về việc bố vợ và con rể của Mohamed, ai xứng đáng trở thành người "nối ngôi". Do không bên nào chịu nhượng bộ, Hồi giáo chia ra làm hai bè phái chính. 90% tín đồ Hồi giáo lựa chọn đi theo bố vợ của nhà tiên tri và lập ra giáo phái Sunni, những người đi theo con rể của Mohamed lập ra giáo phái thứ hai tên là Shia.
Tổng thống Syria, Bashar al-Assad.
Ngoài hai giáo phái chính, Hồi giáo cũng phân ra rất nhiều các nhánh nhỏ. Ở Syria, đa số người dân thuộc phái Sunni trong khi đương kim tổng thống Bashar al-Assad lại là tín đồ của giáo phái Alawite, một nhánh của Shia. Bất mãn với chế độ độc tài của Assad và những xung đột liên quan đến tôn giáo, một số tín đồ cực đoan bên giáo phái Sunni đã nổi dậy hòng lật đổ chính quyền Assad.
Từ đó, cuộc nội chiến Syria với sự đối đầu căng thẳng giữa phe cầm quyền thuộc phái Hồi giáo Shia dòng Alawite và phe nổi dậy thuộc giáo phái Sunni chính thức bắt đầu và kéo dài cho đến tận ngày nay, gây ra bao hậu quả khủng khiếp với người dân vô tội của đất nước này mà trong đó nạn nhân khủng khiếp nhất chính là các thanh thiếu niên, những đối tượng "sinh ra ở thời bình, nhưng sống trong thời loạn".
Làm bạn với bom đạn, bị thương nhiều như cơm bữa
Vùng Đông Ghouta ở Syria được xem là thánh địa tử thần của Syria, nơi diễn ra hàng loạt cuộc chiến giữa hai phe phái Sunni và Shia. Để bảo toàn tính mạng của bản thân và gia đình, nhiều người dân đã chọn cách rời bỏ quê hương và sống tị nạn ở nước ngoài. Những người còn lại do một vài lý do cụ thể vẫn tiếp tục bám trụ ở chảo lửa khắc nghiệt này và sống chung với làn mưa bom bão đạn hàng ngày.
Một quả bom chùm nằm trên con đường của thị trấn Douma, thuộc vùng Đông Ghouta. Bức ảnh do phóng viên Bassam Khabieh (Reuters) chụp vào ngày 5/11/2015.
Những mảnh vỡ của một đầu đạn tên lửa hạt nhân hay một quả bom chùm khổng lồ nằm rải rác trên đường phố là cảnh tượng quá đỗi quen thuộc đối với các bạn trẻ ở thị trấn Douma, thành phố Aleppo hay thủ đô Damascuscho, những vùng chiến sự khốc liệt nhất. Âm thanh dữ dội từ máy bay trực thăng, tiếng súng đạn nhả ra liên tục ngoài đường và hình ảnh đổ vỡ của các tòa nhà khi bị đánh bom đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây.
Thay vì được tận hưởng một cuộc đời bình thường như bao người khác, giới trẻ ở các tử địa này ngày nào cũng sống trong sợ hãi, lo lắng liệu hôm nay có phải là "ngày giỗ" của mình và người thân hay không nếu chẳng may một quả bom nguyên tử vô tình rơi trúng nhà mình hay chỉ đi ra đường vài phút thôi cũng dễ dàng bị trúng một viên đạn đi lạc.
Thanh niên Syria được người dân cứu hộ sau một vụ đánh bom trên không nhằm vào thành phố Aleppo, Syria.
"Chúng tôi đang đợi đến lượt mình chết. Đây là điều duy nhất tôi có thể nói vào lúc này". Bilal Abu Salah, một thanh niên Syria 22 tuổi chia sẻ với Business Insider. Anh hiện đã kết hôn và có con nhỏ, vợ anh đang mang thai em bé thứ hai được 5 tháng.
Vật lộn mưu sinh thay vì cắp sách tới trường
Chiến tranh đã tàn phá nhà cửa, bệnh viện và trường học, khiến kinh tế của Syria rơi vào khủng hoảng. Trẻ em ở những vùng chiến sự không thể đến trường mà phải sống quanh những khu hầm dưới lòng đất để bảo toàn tính mạng. Không đi học, các em phải phụ giúp bố mẹ lao động vất vả để kiếm miếng ăn trong thời buổi loạn lạc. Trường học cũng buộc phải đóng cửa do bị tấn công hoặc trở thành căn cứ quân sự.
Một em bé bán bánh trên một con phố ở Aleppo.
Những người trưởng thành cũng phải chịu cảnh thất nghiệp, không thể kiếm nổi một công việc tử tế ở cái nơi đầy rẫy máu và súng đạn. Họ phải ra chợ bán hàng rong, lao động chân tay hay đi lính để kiếm miếng ăn nuôi miệng.
Giống như nhiều bạn trẻ ở vùng Đông Ghouta, Syria, Muhammad Najem phải nghỉ học để ở nhà giúp đỡ bố mẹ.
Cậu bé Muhammad Najem, 15 tuổi, đang sống ở vùng Đông Ghouta đã gây chấn động thế giới khi đăng tải nhiều hình ảnh và clip mô tả cuộc sống khốn khó mà những đứa trẻ như cậu đang phải chịu đựng tại nơi đây. Nổi bật trong đó là bức ảnh Muhammad đang đẩy một bao tải gỗ với dòng chú thích: "Giống như bao đứa trẻ khác ở Ghouta. Thay vì tới trường, cháu đang đi mua gỗ cho mẹ để nấu bữa trưa. Hy vọng chiến tranh kết thúc và chúng cháu sẽ được đi học trở lại".
Chịu đựng điều kiện sống khắc nghiệt
Đã phải làm quen với cảnh đầu rơi máu chảy, người dân nói chung và các bạn trẻ nói riêng phải đối mặt với cuộc đua sinh tồn do khan hiếm nước, thực phẩm và thuốc men. Các cửa hàng rau, quả, thịt hay các tiệm thuốc, bệnh viện đều trở thành đống đổ nát hoang tàn do sức tàn phá chiến tranh. Các nguồn cung cấp viện trợ cũng khó lòng tiếp cận với những khu vực dân sinh gần chiến tuyến. Chính phủ thì mải mê dồn lực đầu tư vào quân đội và các vũ khí chiến tranh để chống lại phiến quân nổi loạn và khủng bố, để lại dân đen phải tự xoay sở từng ngày với câu hỏi ăn bằng gì, uống bằng gì.
“Các cửa tiệm bị bỏ hoang, đường phố bị tàn phá, bom đạn thì nã khắp nơi", Mohamad, một thanh niên 20 tuổi hiện đang thất nghiệp chia sẻ. "Đôi lúc tôi thấy như mình đang sống trong một bộ phim Hollywood, nhất khi tôi học được cách con người sinh tồn trong tình cảnh này".
Thịt là thực phẩm quý hơn vàng ở Syria hiện nay.
chiến tranh ở Syria
Cuộc sống của người dân vùng Đông Ghouta, Syria qua lời kể của cậu bé Muhammed Najem, 15 tuổi.
Tảo hôn và nỗi lo không chồng của các cô gái Syria
Tại Syria, tỷ lệ đàn ông con trai đang ngày càng giảm dần. Hầu hết nam giới nếu không chết trong các vụ đánh bom cảm tử cũng đều phải tham gia quân ngũ, bỏ mạng trên chiến trường. Các cô gái Syria ngoài nỗi lo bị xâm hại bởi những kẻ tàn bạo thuộc phiến quân IS còn rơi vào thảm cảnh không chồng dù đã ngoài 30 tuổi. Hôn nhân trở thành một điều xa xỉ với phụ nữ nơi đây bởi hàng ngày, họ còn phải vật lộn với nhiều vấn đề liên quan đến sống chết và miếng ăn sinh tồn.
Người dân Syria sống tại trại tị nạn Yarmouk, nơi được gọi là "địa ngục trần gian", là địa điểm tồi tệ nhất Trái đất với điều kiện sống vô cùng khắc nghiệt.
Hoàn cảnh của những cô gái Syria chọn cảnh sống tị nạn ở nước ngoài cũng chẳng sung sướng gì hơn khi đại đa số phải chấp nhận bị gả bán cho những người đàn ông ngoại quốc, thậm chí là đáng tuổi ông mình dù các cô bé chưa đủ tuổi vị thành niên. Chiến tranh đã khiến nhiều gia đình Syria phải bỏ quê để sống tị nạn ở Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan.
Một cuộc tảo hôn giữa bé gái Syria 12 tuổi và một người đàn ông trung niên Lebanon.
Với các gia đình có con gái, sống lưu vong ở nơi đất khách quê người thực sự khó khăn, họ chỉ có thể trông chờ vào phiếu lương thực và khoản tiền trợ cấp nhỏ nho từ Liên Hợp Quốc, người lao động chính trong nhà đa phần là đàn ông. Các bé gái tị nạn cũng hiếm khi được đến trường vì cha mẹ lo sợ các em sẽ trở thành đối tượng bị xâm hại tình dục ở xứ lạ. Không được đi học, cũng chẳng thể kiếm tiền để phụ giúp gia đình, các cô bé miễn cưỡng đồng ý kết hôn với những người đàn ông nước ngoài với hy vọng kiếm được chỗ dựa cho mình, đồng thời giúp gia đình thoát khỏi gánh nặng tài chính.
Vẫn phải tiếp tục sống và hy vọng
Đang ở độ tuổi trẻ trung, khỏe mạnh, tràn đầy sức sống nhưng phải chịu cảnh "sống không bằng chết", tương lai mù mịt, các bạn trẻ Syria vẫn không hề mất đi niềm tin và hy vọng vào một ngày mai tương sáng hơn. Làm bạn với thuốc súng, bom đạn, bị thương nhiều như cơm bữa, thiếu nước dùng và phải lao động vất vả để nuôi miệng, các bạn trẻ này vẫn cố gắng duy trì cuộc sống sinh hoạt như bình thường. Họ vẫn thức dậy vào mỗi buổi sáng, lao động chăm chỉ để kiếm cơm nuôi miệng và không quên tìm trò giải khuây để xua tan cảm xúc tiêu cực mà chiến tranh mang lại. Hình ảnh các thiếu niên Syria vui vẻ chơi đùa bên nhau, phía sau là đống đổ nát của những ngôi nhà cao tầng chính là minh chứng cho nghị lực phi thường của thế hệ trẻ Syria.
Người dân Syria ăn mừng khi đội bóng quốc gia gỡ hòa tỷ số với Australia tại lượt play-off để giành vé tham dự World Cup 2018.
Cậu bé Muhammad Najem đã thể hiện được ý chí kiên cường và tinh thần lạc quan của giới trẻ Syria khi đăng tải bức hình đang ngồi nấu ăn trong một ngôi nhà hoang tàn, đổ nát minh họa cho dòng trạng thái đầy tích cực: "Đây là những chàng trai của Ghouta! Bất chấp mưa bom bão đạn, bất chấp cái chết, bất chấp việc thiếu ăn, thiếu thuốc men, chúng tôi vẫn luôn mỉm cười".
Muhammad Najem thể hiện nghị lực sống mạnh mẽ.
Source: https://ione.vnexpress.net/projects/canh-song-ac-mong-cua-gioi-tre-tai-dia-nguc-tran-gian-syria-3736984/index.html
Hà Anh Tuấn: 'Tôi muốn sống tử tế như bố mình'
- Từ trước đến giờ đời sống của tôi trong mắt công chúng chỉ có âm nhạc. Những gì thuộc về gia đình, với tôi là quý giá nên khi xảy ra biến cố lớn, tôi cần có thời gian tĩnh lặng. Bởi sự nhạy cảm nơi người nghệ sĩ cao gấp trăm, nghìn lần người bình thường.
Những lúc gặp khó khăn, tôi cũng muốn hét toáng với người hâm mộ, bạn bè đồng nghiệp về nỗi đau, dằn vặt để vơi bớt đi. Khi suy nghĩ lại tôi thấy đôi khi sự chia sẻ không đúng mực sẽ khiến nỗi đau càng thêm thấm thía.
Trong nỗi đau cá nhân đó, tôi vẫn cảm nhận được khoảnh khắc hạnh phúc. Tôi biết được tình cảm của gia đình dành cho mình ra sao. Sau khi bố mất tôi có chia sẻ vài dòng tâm sự trên trang cá nhân. Tôi cảm nhận được tình yêu của người hâm mộ dành cho mình qua cách họ đồng cảm. Với tôi như vậy là trọn vẹn rồi.
ha-anh-tuan-toi-muon-song-tu-te-nhu-bo-minh
Ca sĩ Hà Anh Tuấn mất một khoảng thời gian khá dài đồng hành cùng bố trên giường bệnh.
- Anh vượt qua khó khăn ra sao khi phát hiện bố bị ung thư?
- Tôi thấy rất khó khăn trong suốt thời gian bố nằm trên giường bệnh. Tôi đã phải định vị lại tinh thần trong guồng xoay cuộc sống về chuyện đi hát, việc riêng lẫn chuyện gia đình.
Nếu tôi để lại mọi thứ, chỉ ngồi bên cạnh bố thì đôi khi đó là một hướng giải quyết sai. Nó sẽ kéo tất cả đi xuống, xóa sự lạc quan còn sót lại trong tôi. Tôi quyết định sống bình thường và xem căn bệnh ung thư phổi của bố như một sự kiện mới trong đời của mình và đồng hành cùng nó. Tất nhiên bản thân tôi không tránh khỏi sự đau lòng.
Tôi loay hoay trong 7-8 tháng bố bị bệnh, một mình cân bằng tâm lý của bản thân. Có những lúc tôi muốn hát rất nhiều vì không nói ra được. Có lúc tôi lại không muốn hát, không muốn gặp ai vì nhớ lại những khó khăn mình đang gặp phải. Đến giờ khi đi đâu làm gì, tôi cảm nhận mình có một sức mạnh phía sau lưng bởi sự ảnh hưởng của bố với tôi rất lớn.
- Anh nhớ gì về giây phút cuối cùng bên bố?
- Tôi tự hào về bố. Bố chưa bao giờ đầu hàng, cho đến giây cuối ông vẫn nghĩ mình sẽ khỏi bệnh và vượt qua. Theo tôi trong cuộc sống, điều quan trọng không phải mỗi người sống bao lâu hay khiến mọi người nghĩ gì về mình. Quan trọng là khoảnh khắc cuối cùng trên đời, mình thể hiện ra sao. Tôi cảm nhận lúc đó bố tôi rất hạnh phúc vì tôi và cả nhà ngồi bên cạnh, ông ra đi bình an.
Trước đó, bố nằm viện vài ngày thì muốn về nhà vì ông xem căn phòng của mình là khu vực "VIP". Ngày trước ông nội mất, tôi thấy bố hôn lên trán ông. Lúc bố nhắm mắt tôi cũng muốn làm vậy. Tuy nhiên, trong dân gian người ta khuyên kiêng giọt nước mắt của người nhà rơi trên cơ thể người đã khuất.
- Với con cái, bố anh là người thế nào?
- Bố tôi coi con cái là tài sản lớn nhất. Ông luôn trăn trở cho tương lai của con. Nhưng bố không bao giờ phản đối mà luôn tin vào quyết định của con mình. Ông âm thầm bảo vệ lựa chọn của con trước áp lực của đại gia đình, họ hàng. Bố luôn biết tôi hát ở đâu, chương trình nào dù tôi không bao giờ nói ra. Ông hỏi trợ lý của tôi để theo dõi bước chân tôi đi. Điều đó khiến tôi có sức mạnh đương đầu với những áp lực của người nổi tiếng. Đến giờ nghĩ về bố, tôi luôn cảm thấy ấm áp và không còn cảm giác sợ hãi điều gì cả.
- Bố ảnh hưởng thế nào đến quan niệm sống của anh?
- Tôi có hình hài, khuôn mặt giống bố. Mọi người nói nhìn bố là ra tôi và ngược lại. Tôi và bố ít nói chuyện hay tranh cãi về bất cứ vấn đề gì. Tôi nghĩ giữa bố và con trai thì ánh mắt là nơi họ giao tiếp nhiều nhất. Những ngày cuối, tôi và bố hay nhìn nhau và tôi cảm nhận được những gì ông muốn nói.
Ông luôn sống tử tế, đúng đắn, nghiêm chỉnh dù làm bất cứ điều gì. Điều đó ảnh hưởng đến tư duy, suy nghĩ của tôi. Hiếm ai thành công mà lại "hiền", ở họ luôn có sự "ghê gớm". Với người của công chúng, sự "ghê gớm" đó còn sâu hơn nhiều. Nhưng tôi luôn là người sống tử tế trong mối quan hệ với mọi người xung quanh. Cái ít tử tế của tôi là sống sòng phẳng với chính mình.
ha-anh-tuan-toi-muon-song-tu-te-nhu-bo-minh-1
Nam ca sĩ tâm niệm luôn sống tử tế như bố của mình.
- Điều gì khiến anh có sự điềm tĩnh khi vừa trải qua nỗi đau mất mát?
- Bố giao lại nhiệm vụ cho tôi là người đàn ông lớn nhất trong gia đình. Điều tôi cần làm là cân bằng mọi thứ. Bởi chúng ta không thể ngăn được dòng đời đã chảy. Mỗi sự kiện dù hạnh phúc hay đau khổ thì nó đều phải xảy ra.
Với tôi, còn bao nhiêu con người đang chờ tôi đứng trong đội ngũ đã xây dựng trước đó. Và tôi không để họ phải lo lắng cho mình. Tuy nhiên, trong tôi vẫn còn sự hoang mang và nó sẽ còn kéo dài trong cuộc sống của tôi lúc về khuya.
Sau khi bố tôi mất, tôi đi hát với một tâm thế khác. Bởi nhìn một người sống tử tế như ông mà phải ra đi như vậy khiến tôi có sự thay đổi trong cách nhìn nhận về những giận hờn, người không tốt với mình.
Nếu chúng ta cứ mất thời gian về việc tại sao người khác không được như mình muốn, họ tệ với mình thì thật lãng phí vì cuộc đời này vốn ngắn. Mình cứ nghĩ mình đúng thì làm.
Source: https://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-sao/trong-nuoc/ha-anh-tuan-toi-muon-song-tu-te-nhu-bo-minh-3317024.html
Những lúc gặp khó khăn, tôi cũng muốn hét toáng với người hâm mộ, bạn bè đồng nghiệp về nỗi đau, dằn vặt để vơi bớt đi. Khi suy nghĩ lại tôi thấy đôi khi sự chia sẻ không đúng mực sẽ khiến nỗi đau càng thêm thấm thía.
Trong nỗi đau cá nhân đó, tôi vẫn cảm nhận được khoảnh khắc hạnh phúc. Tôi biết được tình cảm của gia đình dành cho mình ra sao. Sau khi bố mất tôi có chia sẻ vài dòng tâm sự trên trang cá nhân. Tôi cảm nhận được tình yêu của người hâm mộ dành cho mình qua cách họ đồng cảm. Với tôi như vậy là trọn vẹn rồi.
ha-anh-tuan-toi-muon-song-tu-te-nhu-bo-minh
Ca sĩ Hà Anh Tuấn mất một khoảng thời gian khá dài đồng hành cùng bố trên giường bệnh.
- Anh vượt qua khó khăn ra sao khi phát hiện bố bị ung thư?
- Tôi thấy rất khó khăn trong suốt thời gian bố nằm trên giường bệnh. Tôi đã phải định vị lại tinh thần trong guồng xoay cuộc sống về chuyện đi hát, việc riêng lẫn chuyện gia đình.
Nếu tôi để lại mọi thứ, chỉ ngồi bên cạnh bố thì đôi khi đó là một hướng giải quyết sai. Nó sẽ kéo tất cả đi xuống, xóa sự lạc quan còn sót lại trong tôi. Tôi quyết định sống bình thường và xem căn bệnh ung thư phổi của bố như một sự kiện mới trong đời của mình và đồng hành cùng nó. Tất nhiên bản thân tôi không tránh khỏi sự đau lòng.
Tôi loay hoay trong 7-8 tháng bố bị bệnh, một mình cân bằng tâm lý của bản thân. Có những lúc tôi muốn hát rất nhiều vì không nói ra được. Có lúc tôi lại không muốn hát, không muốn gặp ai vì nhớ lại những khó khăn mình đang gặp phải. Đến giờ khi đi đâu làm gì, tôi cảm nhận mình có một sức mạnh phía sau lưng bởi sự ảnh hưởng của bố với tôi rất lớn.
- Anh nhớ gì về giây phút cuối cùng bên bố?
- Tôi tự hào về bố. Bố chưa bao giờ đầu hàng, cho đến giây cuối ông vẫn nghĩ mình sẽ khỏi bệnh và vượt qua. Theo tôi trong cuộc sống, điều quan trọng không phải mỗi người sống bao lâu hay khiến mọi người nghĩ gì về mình. Quan trọng là khoảnh khắc cuối cùng trên đời, mình thể hiện ra sao. Tôi cảm nhận lúc đó bố tôi rất hạnh phúc vì tôi và cả nhà ngồi bên cạnh, ông ra đi bình an.
Trước đó, bố nằm viện vài ngày thì muốn về nhà vì ông xem căn phòng của mình là khu vực "VIP". Ngày trước ông nội mất, tôi thấy bố hôn lên trán ông. Lúc bố nhắm mắt tôi cũng muốn làm vậy. Tuy nhiên, trong dân gian người ta khuyên kiêng giọt nước mắt của người nhà rơi trên cơ thể người đã khuất.
- Với con cái, bố anh là người thế nào?
- Bố tôi coi con cái là tài sản lớn nhất. Ông luôn trăn trở cho tương lai của con. Nhưng bố không bao giờ phản đối mà luôn tin vào quyết định của con mình. Ông âm thầm bảo vệ lựa chọn của con trước áp lực của đại gia đình, họ hàng. Bố luôn biết tôi hát ở đâu, chương trình nào dù tôi không bao giờ nói ra. Ông hỏi trợ lý của tôi để theo dõi bước chân tôi đi. Điều đó khiến tôi có sức mạnh đương đầu với những áp lực của người nổi tiếng. Đến giờ nghĩ về bố, tôi luôn cảm thấy ấm áp và không còn cảm giác sợ hãi điều gì cả.
- Bố ảnh hưởng thế nào đến quan niệm sống của anh?
- Tôi có hình hài, khuôn mặt giống bố. Mọi người nói nhìn bố là ra tôi và ngược lại. Tôi và bố ít nói chuyện hay tranh cãi về bất cứ vấn đề gì. Tôi nghĩ giữa bố và con trai thì ánh mắt là nơi họ giao tiếp nhiều nhất. Những ngày cuối, tôi và bố hay nhìn nhau và tôi cảm nhận được những gì ông muốn nói.
Ông luôn sống tử tế, đúng đắn, nghiêm chỉnh dù làm bất cứ điều gì. Điều đó ảnh hưởng đến tư duy, suy nghĩ của tôi. Hiếm ai thành công mà lại "hiền", ở họ luôn có sự "ghê gớm". Với người của công chúng, sự "ghê gớm" đó còn sâu hơn nhiều. Nhưng tôi luôn là người sống tử tế trong mối quan hệ với mọi người xung quanh. Cái ít tử tế của tôi là sống sòng phẳng với chính mình.
ha-anh-tuan-toi-muon-song-tu-te-nhu-bo-minh-1
Nam ca sĩ tâm niệm luôn sống tử tế như bố của mình.
- Điều gì khiến anh có sự điềm tĩnh khi vừa trải qua nỗi đau mất mát?
- Bố giao lại nhiệm vụ cho tôi là người đàn ông lớn nhất trong gia đình. Điều tôi cần làm là cân bằng mọi thứ. Bởi chúng ta không thể ngăn được dòng đời đã chảy. Mỗi sự kiện dù hạnh phúc hay đau khổ thì nó đều phải xảy ra.
Với tôi, còn bao nhiêu con người đang chờ tôi đứng trong đội ngũ đã xây dựng trước đó. Và tôi không để họ phải lo lắng cho mình. Tuy nhiên, trong tôi vẫn còn sự hoang mang và nó sẽ còn kéo dài trong cuộc sống của tôi lúc về khuya.
Sau khi bố tôi mất, tôi đi hát với một tâm thế khác. Bởi nhìn một người sống tử tế như ông mà phải ra đi như vậy khiến tôi có sự thay đổi trong cách nhìn nhận về những giận hờn, người không tốt với mình.
Nếu chúng ta cứ mất thời gian về việc tại sao người khác không được như mình muốn, họ tệ với mình thì thật lãng phí vì cuộc đời này vốn ngắn. Mình cứ nghĩ mình đúng thì làm.
Source: https://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-sao/trong-nuoc/ha-anh-tuan-toi-muon-song-tu-te-nhu-bo-minh-3317024.html
Tình yêu cổ tích từ thuở nàng chưa biết tiếng Nhật, còn chàng chưa biết tiếng Việt gây sốt
Câu chuyện tình ấy thuộc về cô bạn Nguyễn Huyền Trang (SN 1996, du học sinh trường quốc tế Thái Bình Dương tại thành phố Okayama - Nhật Bản) và chàng trai Osanaga Rui (SN 1995, giáo viên cấp 2 tại thành phố Sagamihara - Nhật Bản).
Từng là Á hậu 1 cuộc thi miss VYSA nhưng ngày trước Trang chưa từng có một mảnh tình nào vắt vai, thậm chí gia đình còn lo lắng bởi tính cách cô nàng khá đanh đá.
Tuy nhiên cuộc gặp gỡ định mệnh với Rui tại nước Nhật của cô nàng đã khiến mọi người ngạc nhiên
Trang gặp Rui lần đầu tiên tại cổng trường, khi đó cả hai chỉ trò chuyện xã giao và không hề trao đổi số điện thoại hay có bất cứ liên lạc nào sau đó. Rồi những lần chạm mặt tình cờ khác khiến cả hai trò chuyện thân thiết hơn, bẵng đi 6 tháng sau thì Rui đã chính thức trở thành mối tình đầu của cô nàng.
Lần đó Rui hẹn gặp mình đi ngắm hoa anh đào, đó cũng là lần đầu tiên mình được ngắm khung cảnh tuyệt vời như vậy. Mình cũng có linh cảm lạ lạ nhưng đến tận cuối ngày khi chuẩn bị về nhà thì bạn ấy mới nói lời tỏ tình, mà đặc biệt nói hai lần bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Nhật luôn nữa' - Huyền Trang nhớ lại.
Thời gian đó Trang chưa nói được nhiều tiếng Nhật, Rui cũng không hiểu tiếng Việt nên cả hai giao tiếp đều khó khăn, có lúc còn dùng cả tiếng Anh kèm cử chỉ để có thể hiểu nhau.
'Mình nhận ra rằng Rui luôn cố gắng làm mọi điều tốt nhất cho mình, cậu ấy cũng rất hiền đến nỗi mình không nỡ bắt nạt luôn. Chắc từ lúc quen nhau mình hiền hơn cũng vì lý do này' - Trang nói.
Không chỉ có chuyện tình đẹp như mơ với chàng trai ngoại quốc mà Huyền Trang còn khiến mọi người ghen tị khi cô nàng được cả gia đình nhà Rui quan tâm chăm sóc rất tỉ mỉ.
'Lần nào mình sang chơi bố mẹ cậu ấy đều chuẩn bị khăn, bàn chải, nước ấm để tắm, thậm chí cả những điều nhỏ xíu như chăn nệm cũng đều chuẩn bị sẵn luôn. Mình cảm thấy rất ấm áp và coi đây như gia đình của mình vậy' - Trang tâm sự.
Cô nàng cũng chia sẻ thêm rằng vì có lần sang chơi, khi ngồi ăn bánh mochi vô tình làm đổ cái hộp khiến đường bay tứ tung. Từ lần đó mỗi lần Trang sang ăn cơm là luôn được mọi người trải mấy tờ giấy ăn trước mặt để không dây bẩn ra xung quanh.
Khi Trang giới thiệu Rui với mọi người trong nhà thì bố mẹ cô nàng đều khá lo lắng cho cuộc sống sau này bởi trước giờ đều quen với tính cách đanh đá của con gái.
Sau khi gặp Rui mọi người đều rất quý mến tính cách hiền lành chu đáo của cậu ấy và rất ủng hộ chuyện chúng mình' - Trang hạnh phúc kể.
Câu chuyện tình yêu không hào nhoáng, vội vã của cặp đôi này hiện nay đang nhận được rất nhiều sự quan tâm, ủng hộ của cộng đồng mạng
Source: http://tiin.vn/tin-anh/chuyen-muc/yeu/tinh-yeu-co-tich-tu-thuo-nang-chua-biet-tieng-nhat-con-chang-chua-biet-tieng-viet-gay-sot/1155520.html?page=14
Từng là Á hậu 1 cuộc thi miss VYSA nhưng ngày trước Trang chưa từng có một mảnh tình nào vắt vai, thậm chí gia đình còn lo lắng bởi tính cách cô nàng khá đanh đá.
Tuy nhiên cuộc gặp gỡ định mệnh với Rui tại nước Nhật của cô nàng đã khiến mọi người ngạc nhiên
Trang gặp Rui lần đầu tiên tại cổng trường, khi đó cả hai chỉ trò chuyện xã giao và không hề trao đổi số điện thoại hay có bất cứ liên lạc nào sau đó. Rồi những lần chạm mặt tình cờ khác khiến cả hai trò chuyện thân thiết hơn, bẵng đi 6 tháng sau thì Rui đã chính thức trở thành mối tình đầu của cô nàng.
Lần đó Rui hẹn gặp mình đi ngắm hoa anh đào, đó cũng là lần đầu tiên mình được ngắm khung cảnh tuyệt vời như vậy. Mình cũng có linh cảm lạ lạ nhưng đến tận cuối ngày khi chuẩn bị về nhà thì bạn ấy mới nói lời tỏ tình, mà đặc biệt nói hai lần bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Nhật luôn nữa' - Huyền Trang nhớ lại.
Thời gian đó Trang chưa nói được nhiều tiếng Nhật, Rui cũng không hiểu tiếng Việt nên cả hai giao tiếp đều khó khăn, có lúc còn dùng cả tiếng Anh kèm cử chỉ để có thể hiểu nhau.
'Mình nhận ra rằng Rui luôn cố gắng làm mọi điều tốt nhất cho mình, cậu ấy cũng rất hiền đến nỗi mình không nỡ bắt nạt luôn. Chắc từ lúc quen nhau mình hiền hơn cũng vì lý do này' - Trang nói.
Không chỉ có chuyện tình đẹp như mơ với chàng trai ngoại quốc mà Huyền Trang còn khiến mọi người ghen tị khi cô nàng được cả gia đình nhà Rui quan tâm chăm sóc rất tỉ mỉ.
'Lần nào mình sang chơi bố mẹ cậu ấy đều chuẩn bị khăn, bàn chải, nước ấm để tắm, thậm chí cả những điều nhỏ xíu như chăn nệm cũng đều chuẩn bị sẵn luôn. Mình cảm thấy rất ấm áp và coi đây như gia đình của mình vậy' - Trang tâm sự.
Cô nàng cũng chia sẻ thêm rằng vì có lần sang chơi, khi ngồi ăn bánh mochi vô tình làm đổ cái hộp khiến đường bay tứ tung. Từ lần đó mỗi lần Trang sang ăn cơm là luôn được mọi người trải mấy tờ giấy ăn trước mặt để không dây bẩn ra xung quanh.
Khi Trang giới thiệu Rui với mọi người trong nhà thì bố mẹ cô nàng đều khá lo lắng cho cuộc sống sau này bởi trước giờ đều quen với tính cách đanh đá của con gái.
Sau khi gặp Rui mọi người đều rất quý mến tính cách hiền lành chu đáo của cậu ấy và rất ủng hộ chuyện chúng mình' - Trang hạnh phúc kể.
Câu chuyện tình yêu không hào nhoáng, vội vã của cặp đôi này hiện nay đang nhận được rất nhiều sự quan tâm, ủng hộ của cộng đồng mạng
Source: http://tiin.vn/tin-anh/chuyen-muc/yeu/tinh-yeu-co-tich-tu-thuo-nang-chua-biet-tieng-nhat-con-chang-chua-biet-tieng-viet-gay-sot/1155520.html?page=14
Phía sau kiểu đầu 'táo cắn dở' vợ cắt cho chồng là chuyện tình 'kiếp sau anh nguyện làm Lee Min Ho để được em yêu'
Theo trào lưu khoe chồng con của các mẹ bỉm sữa, Hòa Phạm - bà mẹ trẻ đã khiến các chị em trên một diễn đàn phụ nữ phải ghen tị khi kể về chồng mình. Hòa viết:
'Nguồn sống của em đấy các mẹ! Chồng em tâm lý yêu vợ thương con hết mực. Trưa nay ổng hỏi em nếu có kiếp sau em có lấy anh không? Em đùa bảo: không thèm anh, kiếp sau em lấy Lee Min Ho cho đẹp trai. Thế là ổng bảo: ừ thôi được, vậy kiếp sau anh đầu thai là Lee Min Ho. Hỏi các mẹ xem ổng có đáng ghét không?'. Đính kèm bài viết là bức ảnh chụp chồng và con gái nhỏ của Hòa đang chơi đùa trước sân nhà – hai điều tuyệt vời mà cô ví von là 'nguồn sống' của cuộc đời mình.
Hai 'nguồn sống' của cuộc đời Hòa.
Hai 'nguồn sống' của cuộc đời Hòa.
Chia sẻ về bài viết dễ thương này, Hòa cho biết đây là một câu chuyện có thực, cô chia sẻ cho mọi người cùng đọc vì cảm thấy ấm lòng và rất vui vì những câu nói đùa của ông xã. Ngoài đời thực, Hòa cũng vẫn giữ niềm tự hào về cuộc sống hôn nhân hiện tại của mình. Khá bất ngờ khi Hòa tiết lộ: cả cô và ông xã đều là 'người đến sau' của nhau. Trước đây, Hòa đã từng kết hôn và có một con. Cô đã ly hôn được 11 năm nay.
Chồng Hòa – anh Trung cũng đã từng có một cuộc hôn nhân trước đó và có một cô con gái. Anh là người hiền lành, yêu vợ thương con nhưng vợ cũ của anh đi nước ngoài rồi không muốn về nước nữa. Mặc cho vợ cũ gửi đơn ly hôn về đã 3 năm nhưng anh vẫn không đồng ý và quyết chờ vợ về. Cho đến khi gặp Hòa, anh mới chấp nhận buông bỏ cuộc hôn nhân cũ.
'Ngày đó, mình chuẩn bị đi nước ngoài thì mẹ mình bị đau khớp, chân sưng không đi lại được. Trong lúc rối như tơ vò vì không có ai trông nom mẹ, trong khi đưa mẹ đi chạy chữa khắp nơi không khỏi. Một buổi tối, anh ấy đến chơi cùng dì ruột của mình. Hôm gặp, mình còn tưởng anh ấy là bác sỹ mà dì mình đưa đến khám chân cho mẹ, vì khi ngồi nói chuyện với mẹ, anh ấy xem khớp chân cho mẹ. Mãi sau này mới biết là anh đến xem mặt mình vì qua lời dì mình giới thiệu bà có một đứa cháu gái nên anh muốn gặp một lần', Hòa kể.
Hòa và Trung đã từng một lần trải qua đổ vỡ hôn nhân.
Hòa và Trung đã từng một lần trải qua đổ vỡ hôn nhân.
Hòa tự hào khoe kiểu đầu 'táo cắn dở' có một không hai mà tự tay cô cắt cho chồng.
Hòa tự hào khoe kiểu đầu 'táo cắn dở' có một không hai mà tự tay cô cắt cho chồng.
Vốn có điểm chung vì cùng chịu nhiều tổn thương tình cảm trong quá khứ, Hòa và Trung nhanh chóng tìm thấy ở nhau sự đồng cảm. Hai người quen nhau gần 1 năm thì quyết định làm đám cưới. Con gái riêng của Trung năm nay đã 11 tuổi, rất ngoan và học giỏi, hiện đang sống cùng bà nội để tiện đi học.
Hòa và Trung cũng vừa đón thêm một thành viên nhí nữa đến với gia đình. Với phụ nữ, khi sinh con có lẽ là lúc chứng kiến được sự tận tình và chu đáo của chồng. Với Hòa cũng vậy, khi sinh em bé, cô cảm nhận được rõ nhất sự quan tâm của ông xã, cô càng thấy may mắn hơn khi đã gặp được người đàn ông chu đáo như vậy.
Nhớ nhất hôm ở viện, Hòa sinh ở trạm xá xã vào đúng một đêm mất điện, phải đem theo đèn tích điện mà ánh sáng vẫn hạn chế. 'Lúc đau mình không kêu để giữ sức nhưng cơn đau đến, mình không chịu nổi, chỉ muốn khuỵu xuống thì anh ấy luôn ở bên cạnh vì sợ mình không có chỗ bám. Đến khi lên bàn đẻ thì đã 11h đêm rồi, vật lộn mãi chưa sinh được. Chồng mình lo lắng cho vợ con quá, không biết làm thế nào nên đã quỳ xuống sân trạm xá cầu xin trời phật giúp vợ con sinh nhanh không mất sức', Hòa kể lại.
'Mình sinh con mà cả mẹ chồng, mẹ đẻ đều chưa phải bế cháu đêm nào, cũng chưa bao giờ phải tắm cho cháu vì việc đó chồng mình làm hết. Đến giờ cũng vậy, con 6 tháng rồi mà chồng mình vẫn bảo anh bế con cả đời không chán, cho con ăn, ru con ngủ còn khéo hơn vợ', Hòa chia sẻ.
Phía sau kiểu đầu 'táo cắn dở' vợ cắt cho chồng là chuyện tình 'kiếp sau anh nguyện làm Lee Min Ho để được em yêu' 3
Phía sau kiểu đầu 'táo cắn dở' vợ cắt cho chồng là chuyện tình 'kiếp sau anh nguyện làm Lee Min Ho để được em yêu' 4
Trung được nhận xét là chăm con rất chu đáo, lại không ngại việc nhà.
Trung được nhận xét là chăm con rất chu đáo, lại không ngại việc nhà.
Tái hôn với một người cũng đã từng đi qua đổ vỡ, việc cư xử sao cho phải với mối quan hệ 'dì ghẻ con chồng' cũng từng là điều khiến Hòa nghĩ ngợi. Nhưng cô cho rằng vì bản thân đã có con riêng, cháu ở với bố và vợ mới của bố nên Hòa luôn nghĩ: con mình sao thì con chồng vậy. Bởi cha mẹ bỏ nhau thì thiệt thòi nhất và khổ nhất là con cái. Nên khi gặp con riêng của chồng, Hòa đã nhìn thấy nét buồn sâu thẳm trên khuôn mặt của cô bé.
Điều đó đã khiến Hòa thân thiện với con, chưa bao giờ cô ngần ngại chuyện 'dì ghẻ con chồng', luôn dành những sự quan tâm cho cô bé để bù đắp những ngày con sống không có mẹ ở bên. 'Ơn trời, con cũng rất yêu quý mình', Hòa xúc động cho hay.
Trong cuộc sống hiện tại, Hòa hoàn toàn hài lòng về mọi thứ, bởi cho dù làm việc gì thì cô vẫn luôn nhận được sự chăm sóc của chồng. Đặc biệt, Trung chưa khi nào nề hà bất cứ công việc nhà hay chăm con nào để giúp vợ. 'Chồng mình làm điện tử điện lạnh, nhà mình bán hàng, mình thì ở nhà chăm con, anh ấy khi đi làm hay chở hàng lắp cho khách xong là về nhà luôn, nếu không bế con thì lại nấu cơm đi chợ, anh chẳng ngại việc gì cả, ngay cả rửa bát, nếu mình mà bận cho con ăn là anh rửa hết chứ không bao giờ để đợi vợ. Anh còn học cả massage để làm cho vợ khi mình đau đầu nữa', Hòa nói.
Đến giờ, khi đã sống cùng một nhà, cũng đã có thêm một 'trái ngọt' dễ thương, Hòa cho biết cô vô cùng hạnh phúc với sự lựa chọn của mình. Nhiều người bảo: người đã từng ly hôn thì 'lắm tài nhiều tật', kiểu gì cũng phải có lý do của nó, nhưng ở trường hợp của Hòa thì có lẽ đổ vỡ trong quá khứ là cơ hội để cô làm lại. 'Mình thầm cảm ơn người vợ cũ đã bỏ anh ấy, để mình mới gặp được người đàn ông tốt, có thể dựa vào nửa đời còn lại', Hòa tự hào với nụ cười lấp lánh niềm vui.
Source: http://tiin.vn/chuyen-muc/yeu/phia-sau-kieu-dau-tao-can-do-vo-cat-cho-chong-la-chuyen-tinh-kiep-sau-anh-nguyen-lam-lee-min-ho-de-duoc-em-yeu-1.html
'Nguồn sống của em đấy các mẹ! Chồng em tâm lý yêu vợ thương con hết mực. Trưa nay ổng hỏi em nếu có kiếp sau em có lấy anh không? Em đùa bảo: không thèm anh, kiếp sau em lấy Lee Min Ho cho đẹp trai. Thế là ổng bảo: ừ thôi được, vậy kiếp sau anh đầu thai là Lee Min Ho. Hỏi các mẹ xem ổng có đáng ghét không?'. Đính kèm bài viết là bức ảnh chụp chồng và con gái nhỏ của Hòa đang chơi đùa trước sân nhà – hai điều tuyệt vời mà cô ví von là 'nguồn sống' của cuộc đời mình.
Hai 'nguồn sống' của cuộc đời Hòa.
Hai 'nguồn sống' của cuộc đời Hòa.
Chia sẻ về bài viết dễ thương này, Hòa cho biết đây là một câu chuyện có thực, cô chia sẻ cho mọi người cùng đọc vì cảm thấy ấm lòng và rất vui vì những câu nói đùa của ông xã. Ngoài đời thực, Hòa cũng vẫn giữ niềm tự hào về cuộc sống hôn nhân hiện tại của mình. Khá bất ngờ khi Hòa tiết lộ: cả cô và ông xã đều là 'người đến sau' của nhau. Trước đây, Hòa đã từng kết hôn và có một con. Cô đã ly hôn được 11 năm nay.
Chồng Hòa – anh Trung cũng đã từng có một cuộc hôn nhân trước đó và có một cô con gái. Anh là người hiền lành, yêu vợ thương con nhưng vợ cũ của anh đi nước ngoài rồi không muốn về nước nữa. Mặc cho vợ cũ gửi đơn ly hôn về đã 3 năm nhưng anh vẫn không đồng ý và quyết chờ vợ về. Cho đến khi gặp Hòa, anh mới chấp nhận buông bỏ cuộc hôn nhân cũ.
'Ngày đó, mình chuẩn bị đi nước ngoài thì mẹ mình bị đau khớp, chân sưng không đi lại được. Trong lúc rối như tơ vò vì không có ai trông nom mẹ, trong khi đưa mẹ đi chạy chữa khắp nơi không khỏi. Một buổi tối, anh ấy đến chơi cùng dì ruột của mình. Hôm gặp, mình còn tưởng anh ấy là bác sỹ mà dì mình đưa đến khám chân cho mẹ, vì khi ngồi nói chuyện với mẹ, anh ấy xem khớp chân cho mẹ. Mãi sau này mới biết là anh đến xem mặt mình vì qua lời dì mình giới thiệu bà có một đứa cháu gái nên anh muốn gặp một lần', Hòa kể.
Hòa và Trung đã từng một lần trải qua đổ vỡ hôn nhân.
Hòa và Trung đã từng một lần trải qua đổ vỡ hôn nhân.
Hòa tự hào khoe kiểu đầu 'táo cắn dở' có một không hai mà tự tay cô cắt cho chồng.
Hòa tự hào khoe kiểu đầu 'táo cắn dở' có một không hai mà tự tay cô cắt cho chồng.
Vốn có điểm chung vì cùng chịu nhiều tổn thương tình cảm trong quá khứ, Hòa và Trung nhanh chóng tìm thấy ở nhau sự đồng cảm. Hai người quen nhau gần 1 năm thì quyết định làm đám cưới. Con gái riêng của Trung năm nay đã 11 tuổi, rất ngoan và học giỏi, hiện đang sống cùng bà nội để tiện đi học.
Hòa và Trung cũng vừa đón thêm một thành viên nhí nữa đến với gia đình. Với phụ nữ, khi sinh con có lẽ là lúc chứng kiến được sự tận tình và chu đáo của chồng. Với Hòa cũng vậy, khi sinh em bé, cô cảm nhận được rõ nhất sự quan tâm của ông xã, cô càng thấy may mắn hơn khi đã gặp được người đàn ông chu đáo như vậy.
Nhớ nhất hôm ở viện, Hòa sinh ở trạm xá xã vào đúng một đêm mất điện, phải đem theo đèn tích điện mà ánh sáng vẫn hạn chế. 'Lúc đau mình không kêu để giữ sức nhưng cơn đau đến, mình không chịu nổi, chỉ muốn khuỵu xuống thì anh ấy luôn ở bên cạnh vì sợ mình không có chỗ bám. Đến khi lên bàn đẻ thì đã 11h đêm rồi, vật lộn mãi chưa sinh được. Chồng mình lo lắng cho vợ con quá, không biết làm thế nào nên đã quỳ xuống sân trạm xá cầu xin trời phật giúp vợ con sinh nhanh không mất sức', Hòa kể lại.
'Mình sinh con mà cả mẹ chồng, mẹ đẻ đều chưa phải bế cháu đêm nào, cũng chưa bao giờ phải tắm cho cháu vì việc đó chồng mình làm hết. Đến giờ cũng vậy, con 6 tháng rồi mà chồng mình vẫn bảo anh bế con cả đời không chán, cho con ăn, ru con ngủ còn khéo hơn vợ', Hòa chia sẻ.
Phía sau kiểu đầu 'táo cắn dở' vợ cắt cho chồng là chuyện tình 'kiếp sau anh nguyện làm Lee Min Ho để được em yêu' 3
Phía sau kiểu đầu 'táo cắn dở' vợ cắt cho chồng là chuyện tình 'kiếp sau anh nguyện làm Lee Min Ho để được em yêu' 4
Trung được nhận xét là chăm con rất chu đáo, lại không ngại việc nhà.
Trung được nhận xét là chăm con rất chu đáo, lại không ngại việc nhà.
Tái hôn với một người cũng đã từng đi qua đổ vỡ, việc cư xử sao cho phải với mối quan hệ 'dì ghẻ con chồng' cũng từng là điều khiến Hòa nghĩ ngợi. Nhưng cô cho rằng vì bản thân đã có con riêng, cháu ở với bố và vợ mới của bố nên Hòa luôn nghĩ: con mình sao thì con chồng vậy. Bởi cha mẹ bỏ nhau thì thiệt thòi nhất và khổ nhất là con cái. Nên khi gặp con riêng của chồng, Hòa đã nhìn thấy nét buồn sâu thẳm trên khuôn mặt của cô bé.
Điều đó đã khiến Hòa thân thiện với con, chưa bao giờ cô ngần ngại chuyện 'dì ghẻ con chồng', luôn dành những sự quan tâm cho cô bé để bù đắp những ngày con sống không có mẹ ở bên. 'Ơn trời, con cũng rất yêu quý mình', Hòa xúc động cho hay.
Trong cuộc sống hiện tại, Hòa hoàn toàn hài lòng về mọi thứ, bởi cho dù làm việc gì thì cô vẫn luôn nhận được sự chăm sóc của chồng. Đặc biệt, Trung chưa khi nào nề hà bất cứ công việc nhà hay chăm con nào để giúp vợ. 'Chồng mình làm điện tử điện lạnh, nhà mình bán hàng, mình thì ở nhà chăm con, anh ấy khi đi làm hay chở hàng lắp cho khách xong là về nhà luôn, nếu không bế con thì lại nấu cơm đi chợ, anh chẳng ngại việc gì cả, ngay cả rửa bát, nếu mình mà bận cho con ăn là anh rửa hết chứ không bao giờ để đợi vợ. Anh còn học cả massage để làm cho vợ khi mình đau đầu nữa', Hòa nói.
Đến giờ, khi đã sống cùng một nhà, cũng đã có thêm một 'trái ngọt' dễ thương, Hòa cho biết cô vô cùng hạnh phúc với sự lựa chọn của mình. Nhiều người bảo: người đã từng ly hôn thì 'lắm tài nhiều tật', kiểu gì cũng phải có lý do của nó, nhưng ở trường hợp của Hòa thì có lẽ đổ vỡ trong quá khứ là cơ hội để cô làm lại. 'Mình thầm cảm ơn người vợ cũ đã bỏ anh ấy, để mình mới gặp được người đàn ông tốt, có thể dựa vào nửa đời còn lại', Hòa tự hào với nụ cười lấp lánh niềm vui.
Source: http://tiin.vn/chuyen-muc/yeu/phia-sau-kieu-dau-tao-can-do-vo-cat-cho-chong-la-chuyen-tinh-kiep-sau-anh-nguyen-lam-lee-min-ho-de-duoc-em-yeu-1.html
Sư thầy 9x nhận học bổng toàn phần Harvard trả lời câu hỏi: Du học thì tu vào lúc nào?
Thông tin sư thầy Thích Tâm Tiến giành được học bổng toàn phần của 2 Đại học hàng đầu thế giới Harvard và Yale được chia sẻ khắp mạng xã hội. Trước khi nhận học bổng lớn, sư thầy trẻ tuổi này từng gây ấn tượng với nhiều bạn trẻ qua những bài giảng Phật pháp thấm nhuần đạo lý làm người.
Sở hữu gương mặt sáng, đôi mắt linh hoạt, khoé miệng cười hiền hậu cùng má lúm đồng tiền duyên dáng, thầy Tâm Tiến (quê gốc Quảng Trị) trẻ hơn tuổi 27 của mình. Phật pháp đến với Tâm Tiến như một mối duyên lành. 15 tuổi, khi bạn đồng đồng trang lứa vẫn sống trong vòng tay bao bọc của gia đình sớm chiều 2 buổi đến trường, Tâm Tiến quyết định vào chùa, cạo đầu, đi tu. Cậu trở thành "học trò" ở chùa Hoằng Pháp, Hóc Môn, Sài Gòn từ đó đến nay.
Vào chùa không có nghĩa là lánh đời, trái lại, Tâm Tiến còn tập trung vào việc học nhiều hơn nữa. Sư thầy từng học sơ cấp và trung cấp Phật học ở Việt Nam, sau đó học cử nhân ở Thái Lan. Hiện tại, Tâm Tiến đang theo học bậc Thạc sĩ ngành Triết học tôn giáo ở ĐH Naropa (Mỹ).
Học bổng 50% của ĐH Yale hay mức hỗ trợ học phí 100% trong năm học đầu tiên (sẽ được tiếp tục xem xét trong những năm sau đó) mà Harvard gửi đến Tâm Tiến, là sự ghi nhận, một phần thưởng xứng đáng dành cho một "du học sinh" đặc biệt.
Sư thầy 9x nhận học bổng toàn phần Harvard trả lời câu hỏi: Du học thì tu vào lúc nào? - Ảnh 1.
Chân dung thầy Thích Tâm Tiến
Đi tu không có nghĩa là ngừng học, vào chùa không phải để lánh đời
Thầy Tâm Tiến từng tham gia sinh hoạt Gia Đình Phật Tử từ nhỏ và cũng nhờ đó mà được học Phật pháp. Gia đình thầy có truyền thống là mỗi tháng 2 lần vào ngày Rằm và Mùng một đều tập trung lại tụng kinh tại nhà nên điều đó cũng giúp thầy biết đến lời Phật dạy.
Lúc mới đi tu, những ngày đầu tập làm quen với cuộc sống của một nhà tu, lần đầu được khoác áo tu sĩ là những cảm xúc mà Tâm Tiến không bao giờ quên được.
Thầy chia sẻ: "Đi tu là con đường giúp mình "trở ngược" lại cuộc đời để giúp đỡ mọi người chứ đó không phải là việc trốn tránh. Nhiều người nghĩ vào chùa để được "an thân", không lo chuyện đời, sống cuộc đời không trách nhiệm với xã hội. Mình nghĩ suy nghĩ này quá sai lệch với những gì những người xuất gia đã và đang làm. Người xuất gia giúp đỡ được nhiều người hơn vì họ không bị vướng bận về chuyện gia đình, con cái.
Và cũng ít có người mang đến cho ta niềm vui bằng chính sự tự tại trong tâm hồn. Ta chỉ có một kiếp sống để mỉm cười và cống hiến cho đời, hà cớ gì ta lại bận lòng chuyện được mất của thế gian! Sống với tất cả những gì ta có thì nụ cười ấy mãi luôn làm rạng ngời những ngày đen tối nhất."
Sư thầy 9x nhận học bổng toàn phần Harvard trả lời câu hỏi: Du học thì tu vào lúc nào? - Ảnh 2.
Thầy Tiến từng học cử nhân tại International Buddhist College (tại Thái Lan). Điểm đến tiếp theo trên chặng đường tri thức của sư thầy trẻ tuổi là hệ Thạc sĩ ở trường Đại học Naropa, Colorado, Mỹ. Tháng 5 này, Tâm Tiến sẽ tốt nghiệp. Thầy đã quyết định sẽ vào Harvard, 3 tháng sau đó.
Với thầy, du học là một thử thách và là sự khám phá, đi được nhiều nơi thì sẽ học được nhiều điều mới mẻ. Thầy luôn quan niệm rằng: "Tu không học là tu mù - mình không muốn bị mù" đâu".
Đi hiều, biết rộng, Tâm Tiến trăn trở người trẻ giàu năng lượng như vậy tại sao không sử dụng năng lượng và sức trẻ ấy để học được càng nhiều càng tốt? Bởi như vậy, sau này ra đời sẽ phụng sự xã hội sẽ dễ dàng hơn. Tuổi trẻ chỉ đến một lần thôi, mỗi người nên tận dụng thời gian đó để khi về già mình không phải sống trong tiếc nuối.
Thầy tu mà đi du học thì tu vào lúc nào?
Tâm Tiến mỉm cười, vẫn nụ cười má lúm duyên dáng ấy. Thầy tâm sự ngày nào mình cũng dành thời gian ngồi thiền. Những lúc này, Tâm Tiến thấy tâm mình thực sự hướng về quê hương, về đất Phật. Ngồi thiền không phải là một hình thức tôn giáo, đó là cách thầy an tĩnh tâm mình lại sau một ngày học căng thẳng, ngồi thiền cũng có thể giúp chúng ta xả stress rất hiệu quả.
"Chữ "tu" với mình đơn giản là sửa chữa và hoàn thiện. Ai trên đời này cũng cần tu cả. Ai cũng cần sửa đổi bản thân để trở thành người tốt hơn. Mình không dám nói mình hơn ai nhưng mình tự nhận thấy mỗi ngày đi qua con người mình được tốt hơn, thanh thản hơn là mình thấy an lành rồi.
Việc sửa đổi bản thân cũng giúp cho mình nhìn sâu vào những yếu tố chưa tốt trong mình, mình ngồi tĩnh tâm để thấy được rằng những hành động, lời nói của mình có thể mang lại hạnh phúc nhưng cũng có thể mang lại khổ đau cho người khác. Vì vậy hãy luôn biết quay lại với tự tâm của mình để khi mình đối xử với người, mình luôn mang lại an vui cho họ", thầy Tâm Tiến chia sẻ bí quyết để sống an vui.
Sư thầy 9x nhận học bổng toàn phần Harvard trả lời câu hỏi: Du học thì tu vào lúc nào? - Ảnh 3.
Là một nhà tu hành, đi du học, nhiều người đặt ra câu hỏi thầy làm thế nào để tránh những thú vui ở đời. Thực ra, thú vui thì tầng lớp nào cũng có, chủ yếu là tâm của mình có bị chi phối hay chạy theo những thú vui đó hay không mà thôi. Một tu sĩ như thầy, không hút thuốc, không uống rượu, không đi chơi,... thì tâm sẽ không bị vướng vào bất cứ thú vui nào cả.
Sư thầy nhận học bổng toàn phần ĐH Harvard: Nên tử tế với đam mê của mình và tử tế với đam mê của người khác - Ảnh 4.
Người giàu cũng khổ, chẳng qua là không nói ra!
Ở trong chùa, ngày ngày làm bạn với kinh kệ nhưng không có suy nghĩ nào của người trẻ mà thầy Tâm Tiến không biết. Bản thân thầy cũng còn rất trẻ, mặt khác, thầy Tiến thường tham gia các buổi nói chuyện - giảng giải Phật pháp cho mọi người vì thế ở sư thầy, có một sự thấu cảm rất đặc biệt.
Điều mà thầy quan tâm nhất đó là làm sao các bạn trẻ định hướng được tương lai của bản thân. Sống có ước mơ, ước mơ lớn và có đủ sự dũng cảm để theo đuổi ước mơ đó.
Tiếp xúc và tư vấn cho nhiều bạn trẻ, thầy Tâm Tiến thấy các bạn thường bị "chênh vênh" trong cuộc sống và trong học tập. Cả đời thầy chỉ khát khao muốn giúp các bạn ấy thấy được con đường mà các bạn sẽ đi, không cần phải thấy thật rõ, chỉ cần xác định được bản thân muốn gì và sẽ làm như thế nào để đạt được nó, bất cứ khó khăn nào mình gặp phải đều là những bậc thang để mình bước lên một đỉnh cao mới.
Trong các bài giảng của mình, thầy luôn nói với các học sinh rằng, tất cả chúng ta ai đến chùa cũng tìm về nơi an lành, thanh bình và tĩnh tại của tâm hồn. Lâu lâu trong cuộc sống của mỗi chúng ta cũng đều có nhiều nỗi khổ đau. Tìm đến chùa để được lắng dịu lại thâm tâm của mình và có thể nghe giảng từ các Thầy để mình tìm được hướng giải quyết cho những bế tắc trong cuộc sống. Đừng nghĩ những người giàu có, địa vị xã hội là không khổ. Họ khổ mà không dám nói ra thôi. Nói ra họ sợ bị tổn thương bản ngã của họ.
Sư thầy 9x nhận học bổng toàn phần Harvard trả lời câu hỏi: Du học thì tu vào lúc nào? - Ảnh 5.
Hãy xem những điều chưa tốt trong bản thân như là bùn, và dùng bùn đó để nuôi dưỡng hoa sen là những điều tốt trong mình
Suy cho cùng, sẽ đến lúc con người ta ai cũng muốn tránh khỏi thị phi, tránh khỏi tham sân si ở đời để tâm hồn được thanh tịnh nhất. Thầy Tâm Tiến cho rằng: "Muốn tránh được tham sân si ở đời phải cười nhiều! Khi gặp khó khăn chúng ta lại càng nên cười. Mình thường nói đùa là "mình cười vào mặt nó", cười để mình biết được rằng bản chất của khó khăn đó cũng rất vô thường. Nó tới rồi nó cũng qua thôi. Cười để mình thấy rằng mình may mắn còn có được những thử thách để thử sức bản thân, mình còn sống để "chiến đấu" với sự lười biếng trong con người mình, và hơn hết, cười làm mình đẹp hơn! "
Bài giảng của thầy được nhiều bạn trẻ chia sẻ nhất chính là "trên đời không có soái ca đâu con". Làm sao tìm được người hoàn hảo trên cuộc đời này? "Mình biết bản thân có những điểm yếu nào và cố gắng rèn luyện, học hỏi để những điểm yếu đó được mạnh hơn là tốt rồi. Nếu bạn biết mình chưa tốt thì chính bạn cũng đã tốt lên một phần nào đó rồi. Hãy xem những điều chưa tốt trong bản thân như là bùn, và dùng bùn đó để nuôi dưỡng hoa sen là những điều tốt trong mình".
Sư thầy 9x nhận học bổng toàn phần Harvard trả lời câu hỏi: Du học thì tu vào lúc nào? - Ảnh 6.
Con người ta ít khi đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu nhau hơn. Thầy bày tỏ rằng mình nên tử tế với đam mê của mình và nên tử tế với đam mê của người khác. Ai cũng có một cuộc đời riêng. Họ theo đuổi điều gì, muốn trở thành người như thế nào đều là sự lựa chọn của họ, miễn là họ vẫn giữ được nhưng quy tắc đạo đức căn bản. Mình biết tôn trọng người chính là tôn trọng bản thân. Đừng sợ, đừng đánh giá và đừng thờ ơ với đam mê của bản thân. Có đi mới có đến, đích đến không quan trọng bằng con đường mình đi.
"Mình thích nhất câu nói của Thiền sư Nhất Hạnh đó là "Không có con đường đi đến hạnh phúc, hạnh phúc chính là con đường." Trên mỗi con đường mình đi, nếu mình tìm được niềm vui và hạnh phúc thì có đạt được ước mơ hay không cũng không còn quan trọng. Bởi lẽ, chính hạnh phúc đã là một con đường." - thầy Tâm Tiến nói.
Source: http://kenh14.vn/su-thay-9x-nhan-hoc-bong-toan-phan-harvard-tra-loi-cau-hoi-du-hoc-thi-tu-vao-luc-nao-2018041200313808.chn
Sở hữu gương mặt sáng, đôi mắt linh hoạt, khoé miệng cười hiền hậu cùng má lúm đồng tiền duyên dáng, thầy Tâm Tiến (quê gốc Quảng Trị) trẻ hơn tuổi 27 của mình. Phật pháp đến với Tâm Tiến như một mối duyên lành. 15 tuổi, khi bạn đồng đồng trang lứa vẫn sống trong vòng tay bao bọc của gia đình sớm chiều 2 buổi đến trường, Tâm Tiến quyết định vào chùa, cạo đầu, đi tu. Cậu trở thành "học trò" ở chùa Hoằng Pháp, Hóc Môn, Sài Gòn từ đó đến nay.
Vào chùa không có nghĩa là lánh đời, trái lại, Tâm Tiến còn tập trung vào việc học nhiều hơn nữa. Sư thầy từng học sơ cấp và trung cấp Phật học ở Việt Nam, sau đó học cử nhân ở Thái Lan. Hiện tại, Tâm Tiến đang theo học bậc Thạc sĩ ngành Triết học tôn giáo ở ĐH Naropa (Mỹ).
Học bổng 50% của ĐH Yale hay mức hỗ trợ học phí 100% trong năm học đầu tiên (sẽ được tiếp tục xem xét trong những năm sau đó) mà Harvard gửi đến Tâm Tiến, là sự ghi nhận, một phần thưởng xứng đáng dành cho một "du học sinh" đặc biệt.
Sư thầy 9x nhận học bổng toàn phần Harvard trả lời câu hỏi: Du học thì tu vào lúc nào? - Ảnh 1.
Chân dung thầy Thích Tâm Tiến
Đi tu không có nghĩa là ngừng học, vào chùa không phải để lánh đời
Thầy Tâm Tiến từng tham gia sinh hoạt Gia Đình Phật Tử từ nhỏ và cũng nhờ đó mà được học Phật pháp. Gia đình thầy có truyền thống là mỗi tháng 2 lần vào ngày Rằm và Mùng một đều tập trung lại tụng kinh tại nhà nên điều đó cũng giúp thầy biết đến lời Phật dạy.
Lúc mới đi tu, những ngày đầu tập làm quen với cuộc sống của một nhà tu, lần đầu được khoác áo tu sĩ là những cảm xúc mà Tâm Tiến không bao giờ quên được.
Thầy chia sẻ: "Đi tu là con đường giúp mình "trở ngược" lại cuộc đời để giúp đỡ mọi người chứ đó không phải là việc trốn tránh. Nhiều người nghĩ vào chùa để được "an thân", không lo chuyện đời, sống cuộc đời không trách nhiệm với xã hội. Mình nghĩ suy nghĩ này quá sai lệch với những gì những người xuất gia đã và đang làm. Người xuất gia giúp đỡ được nhiều người hơn vì họ không bị vướng bận về chuyện gia đình, con cái.
Và cũng ít có người mang đến cho ta niềm vui bằng chính sự tự tại trong tâm hồn. Ta chỉ có một kiếp sống để mỉm cười và cống hiến cho đời, hà cớ gì ta lại bận lòng chuyện được mất của thế gian! Sống với tất cả những gì ta có thì nụ cười ấy mãi luôn làm rạng ngời những ngày đen tối nhất."
Sư thầy 9x nhận học bổng toàn phần Harvard trả lời câu hỏi: Du học thì tu vào lúc nào? - Ảnh 2.
Thầy Tiến từng học cử nhân tại International Buddhist College (tại Thái Lan). Điểm đến tiếp theo trên chặng đường tri thức của sư thầy trẻ tuổi là hệ Thạc sĩ ở trường Đại học Naropa, Colorado, Mỹ. Tháng 5 này, Tâm Tiến sẽ tốt nghiệp. Thầy đã quyết định sẽ vào Harvard, 3 tháng sau đó.
Với thầy, du học là một thử thách và là sự khám phá, đi được nhiều nơi thì sẽ học được nhiều điều mới mẻ. Thầy luôn quan niệm rằng: "Tu không học là tu mù - mình không muốn bị mù" đâu".
Đi hiều, biết rộng, Tâm Tiến trăn trở người trẻ giàu năng lượng như vậy tại sao không sử dụng năng lượng và sức trẻ ấy để học được càng nhiều càng tốt? Bởi như vậy, sau này ra đời sẽ phụng sự xã hội sẽ dễ dàng hơn. Tuổi trẻ chỉ đến một lần thôi, mỗi người nên tận dụng thời gian đó để khi về già mình không phải sống trong tiếc nuối.
Thầy tu mà đi du học thì tu vào lúc nào?
Tâm Tiến mỉm cười, vẫn nụ cười má lúm duyên dáng ấy. Thầy tâm sự ngày nào mình cũng dành thời gian ngồi thiền. Những lúc này, Tâm Tiến thấy tâm mình thực sự hướng về quê hương, về đất Phật. Ngồi thiền không phải là một hình thức tôn giáo, đó là cách thầy an tĩnh tâm mình lại sau một ngày học căng thẳng, ngồi thiền cũng có thể giúp chúng ta xả stress rất hiệu quả.
"Chữ "tu" với mình đơn giản là sửa chữa và hoàn thiện. Ai trên đời này cũng cần tu cả. Ai cũng cần sửa đổi bản thân để trở thành người tốt hơn. Mình không dám nói mình hơn ai nhưng mình tự nhận thấy mỗi ngày đi qua con người mình được tốt hơn, thanh thản hơn là mình thấy an lành rồi.
Việc sửa đổi bản thân cũng giúp cho mình nhìn sâu vào những yếu tố chưa tốt trong mình, mình ngồi tĩnh tâm để thấy được rằng những hành động, lời nói của mình có thể mang lại hạnh phúc nhưng cũng có thể mang lại khổ đau cho người khác. Vì vậy hãy luôn biết quay lại với tự tâm của mình để khi mình đối xử với người, mình luôn mang lại an vui cho họ", thầy Tâm Tiến chia sẻ bí quyết để sống an vui.
Sư thầy 9x nhận học bổng toàn phần Harvard trả lời câu hỏi: Du học thì tu vào lúc nào? - Ảnh 3.
Là một nhà tu hành, đi du học, nhiều người đặt ra câu hỏi thầy làm thế nào để tránh những thú vui ở đời. Thực ra, thú vui thì tầng lớp nào cũng có, chủ yếu là tâm của mình có bị chi phối hay chạy theo những thú vui đó hay không mà thôi. Một tu sĩ như thầy, không hút thuốc, không uống rượu, không đi chơi,... thì tâm sẽ không bị vướng vào bất cứ thú vui nào cả.
Sư thầy nhận học bổng toàn phần ĐH Harvard: Nên tử tế với đam mê của mình và tử tế với đam mê của người khác - Ảnh 4.
Người giàu cũng khổ, chẳng qua là không nói ra!
Ở trong chùa, ngày ngày làm bạn với kinh kệ nhưng không có suy nghĩ nào của người trẻ mà thầy Tâm Tiến không biết. Bản thân thầy cũng còn rất trẻ, mặt khác, thầy Tiến thường tham gia các buổi nói chuyện - giảng giải Phật pháp cho mọi người vì thế ở sư thầy, có một sự thấu cảm rất đặc biệt.
Điều mà thầy quan tâm nhất đó là làm sao các bạn trẻ định hướng được tương lai của bản thân. Sống có ước mơ, ước mơ lớn và có đủ sự dũng cảm để theo đuổi ước mơ đó.
Tiếp xúc và tư vấn cho nhiều bạn trẻ, thầy Tâm Tiến thấy các bạn thường bị "chênh vênh" trong cuộc sống và trong học tập. Cả đời thầy chỉ khát khao muốn giúp các bạn ấy thấy được con đường mà các bạn sẽ đi, không cần phải thấy thật rõ, chỉ cần xác định được bản thân muốn gì và sẽ làm như thế nào để đạt được nó, bất cứ khó khăn nào mình gặp phải đều là những bậc thang để mình bước lên một đỉnh cao mới.
Trong các bài giảng của mình, thầy luôn nói với các học sinh rằng, tất cả chúng ta ai đến chùa cũng tìm về nơi an lành, thanh bình và tĩnh tại của tâm hồn. Lâu lâu trong cuộc sống của mỗi chúng ta cũng đều có nhiều nỗi khổ đau. Tìm đến chùa để được lắng dịu lại thâm tâm của mình và có thể nghe giảng từ các Thầy để mình tìm được hướng giải quyết cho những bế tắc trong cuộc sống. Đừng nghĩ những người giàu có, địa vị xã hội là không khổ. Họ khổ mà không dám nói ra thôi. Nói ra họ sợ bị tổn thương bản ngã của họ.
Sư thầy 9x nhận học bổng toàn phần Harvard trả lời câu hỏi: Du học thì tu vào lúc nào? - Ảnh 5.
Hãy xem những điều chưa tốt trong bản thân như là bùn, và dùng bùn đó để nuôi dưỡng hoa sen là những điều tốt trong mình
Suy cho cùng, sẽ đến lúc con người ta ai cũng muốn tránh khỏi thị phi, tránh khỏi tham sân si ở đời để tâm hồn được thanh tịnh nhất. Thầy Tâm Tiến cho rằng: "Muốn tránh được tham sân si ở đời phải cười nhiều! Khi gặp khó khăn chúng ta lại càng nên cười. Mình thường nói đùa là "mình cười vào mặt nó", cười để mình biết được rằng bản chất của khó khăn đó cũng rất vô thường. Nó tới rồi nó cũng qua thôi. Cười để mình thấy rằng mình may mắn còn có được những thử thách để thử sức bản thân, mình còn sống để "chiến đấu" với sự lười biếng trong con người mình, và hơn hết, cười làm mình đẹp hơn! "
Bài giảng của thầy được nhiều bạn trẻ chia sẻ nhất chính là "trên đời không có soái ca đâu con". Làm sao tìm được người hoàn hảo trên cuộc đời này? "Mình biết bản thân có những điểm yếu nào và cố gắng rèn luyện, học hỏi để những điểm yếu đó được mạnh hơn là tốt rồi. Nếu bạn biết mình chưa tốt thì chính bạn cũng đã tốt lên một phần nào đó rồi. Hãy xem những điều chưa tốt trong bản thân như là bùn, và dùng bùn đó để nuôi dưỡng hoa sen là những điều tốt trong mình".
Sư thầy 9x nhận học bổng toàn phần Harvard trả lời câu hỏi: Du học thì tu vào lúc nào? - Ảnh 6.
Con người ta ít khi đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu nhau hơn. Thầy bày tỏ rằng mình nên tử tế với đam mê của mình và nên tử tế với đam mê của người khác. Ai cũng có một cuộc đời riêng. Họ theo đuổi điều gì, muốn trở thành người như thế nào đều là sự lựa chọn của họ, miễn là họ vẫn giữ được nhưng quy tắc đạo đức căn bản. Mình biết tôn trọng người chính là tôn trọng bản thân. Đừng sợ, đừng đánh giá và đừng thờ ơ với đam mê của bản thân. Có đi mới có đến, đích đến không quan trọng bằng con đường mình đi.
"Mình thích nhất câu nói của Thiền sư Nhất Hạnh đó là "Không có con đường đi đến hạnh phúc, hạnh phúc chính là con đường." Trên mỗi con đường mình đi, nếu mình tìm được niềm vui và hạnh phúc thì có đạt được ước mơ hay không cũng không còn quan trọng. Bởi lẽ, chính hạnh phúc đã là một con đường." - thầy Tâm Tiến nói.
Source: http://kenh14.vn/su-thay-9x-nhan-hoc-bong-toan-phan-harvard-tra-loi-cau-hoi-du-hoc-thi-tu-vao-luc-nao-2018041200313808.chn
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)