Đạo diễn Đỗ Đức Thành đưa con gái sang Singapore để hóa trị theo phương pháp mới. Chỉ trước đấy 1 tháng rưỡi, An vẫn là một cô gái đầy hạnh phúc. Còn bây giờ, mái tóc đen của An cứ rụng đầy trên gối trắng, nhặt thành vốc trên bàn tay. Cô bạn bị chẩn đoán ung thư máu ở tuổi 18.
Câu chuyện đẹp: Chàng shipper trẻ mắc bệnh ung thư và lời cảm ơn xúc động khi được khách tặng 300k
Sau 54 năm, chúng tôi phải lòng nhau. 5 tháng sau đó, tôi mắc ung thư máu
Một buổi tối dễ chịu của kỳ nghĩ lễ 2/9, An ngắm mình trong gương. Đôi má phớt hồng, ánh mắt sáng ngời, mái tóc đen dày buộc cao khoe chiếc cổ đầy kiêu hãnh. Cô gái 18 tuổi hớn hở đi dạo trung tâm thương mại, ăn uống cùng bố mẹ và các em.
Con gái đạo diễn Những ngọn nến trong đêm ung thư máu ở tuổi 18, bố trở thành chiến binh nắm chặt tay con - Ảnh 1.
Hạnh An trước khi biết mình mắc bệnh ung thư máu.
Ngày 21/10, tức là hơn 1 tháng rưỡi sau, An soi mình trong gương. Mái tóc đen không còn. Đôi môi khô khốc. Cổ tay chi chít vết tích sau nhiều lần truyền dịch. Bộ quần áo suôn rộng một màu của bệnh viện khiến An thấy mình thêm gầy gò.
Kết quả xét nghiệm thể hiện sự bất thường trong máu An được Viện Huyết học và truyền máu Trung ương đã khẳng định An bị ung thư máu sau những triệu chứng sốt và chảy máu chân răng.
Cả nhà, mỗi người tìm một góc để khóc. Anh Thành chạy ra cầu thang, chui vào góc tối nhất, mặc kệ cho nước mắt muốn tuôn bao nhiêu thì tuôn.
An đứng bất động trước màn hình máy tính, hộp thư điện tử vẫn mở và tự hỏi: Tại sao những bất công này lại xảy ra với mình?
Con gái đạo diễn Những ngọn nến trong đêm ung thư máu ở tuổi 18, bố trở thành chiến binh nắm chặt tay con - Ảnh 2.
Chỉ 1 tháng rưỡi sau, mọi chuyện đã thay đổi 180 độ.
Thế là cuộc chiến bắt đầu.
18 tuổi chưa dám bấm lỗ tai vì sợ đau, vậy mà...
Hạnh An tên đầy đủ là Đỗ Hạnh An (sinh năm 1999, tại Hà Nội). An là con gái đầu lòng của đạo diễn Đỗ Đức Thành, người đứng sau thành công của những bộ phim hay như Gió qua miền tối sáng, Những ngọn nến trong đêm, Những giấc mơ dài, Lập trình cho trái tim, 7 ngày và 1 đời, Dòng sông phẳng lặng…
An có một cuộc sống dễ chịu. Cô bạn được làm những gì mình thích, học trường quốc tế. Bố mẹ luôn ủng hộ những lựa chọn của con gái. An thích vẽ, thích hát, thích biểu diễn nghệ thuật, thích đặt chân đến những miền đất lạ. Và cô bạn đã làm được nhưng điều đó ở lứa tuổi còn rất trẻ.
Mũi tiêm đi sâu vào da thịt kéo ngược An về với thực tại.
"Có khi mình là người sợ đau nhất thế gian. 18 tuổi đầu, chắc chả có ai chưa bấm lỗ tai vì sợ đau như mình cả. Lần đầu nhìn thấy mũi tiêm, mình đã khóc thét lên. Nhưng đau mãi rồi cũng quen. Hằng ngày, 6 rưỡi sáng y tá vào lấy máu. Lúc đầu, mình còn khó chịu, cảm thấy bất công và sợ hãi lắm. Còn bây giờ, mình chỉ đưa tay ra để họ lấy máu, xong rồi bịt chỗ tiêm lại, ngủ tiếp để lấy sức còn hoá trị", An chậm rãi nói.
Con gái đạo diễn Những ngọn nến trong đêm ung thư máu ở tuổi 18, bố trở thành chiến binh nắm chặt tay con - Ảnh 3.
Cô gái 18 tuổi đã luôn hỏi mình như thế khi phát hiện ung thư máu đã chọn mình.
An là người mạnh mẽ. Cực kỳ ít người thấy cô gái khóc. Từ lúc phát hiện mình bị ung thư máu đến nay, An chỉ khóc đúng 2 lần, là khi phải tiêm lấy ven lần đầu và khi An biết mình bị gen lỗi. 70% bệnh nhân bạch cầu không có gen lỗi, mà An thì lại rơi vào 30% xấu số còn lại. Nó càng làm quá trình điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn gấp nhiều lần.
Lời nói nửa than vãn, nửa bất lực của An khiến người đối diện xót xa: "Như kiểu ung thư đã chưa khó đủ hay sao, bây giờ lại còn thêm gen lỗi nữa. Lúc đấy mình cảm thấy bất công cực kỳ".
Những ngày đầu nhập viện điều trị bệnh, An đã suýt nổi cáu với người thân và với chính bản thân cô. An đã kìm lại được vì biết mọi người chỉ đang làm những gì tốt nhất cho mình, kể cả nó làm mình đau.
"Kiểu như bạn chẳng còn cách nào khác để vượt qua ngoài cách chấp nhận nó. Nó cũng tựa như việc muốn có kết quả xét nghiệm, bạn bắt buộc phải chọc tuỷ, dù là nó có đau tận trong xương vẫn phải làm thôi", An nói.
Con gái đạo diễn Những ngọn nến trong đêm ung thư máu ở tuổi 18, bố trở thành chiến binh nắm chặt tay con - Ảnh 4.
An muốn cắt tóc. Cô bạn không chịu nổi khi thấy tóc mình rụng ngày một nhiều.
Đợt hóa trị đầu tiên kéo dài khoảng 10 ngày khiến An gầy gò, xanh xao và mệt hơn. Sau mỗi lần truyền hóa chất, An đau nhức và tóc cứ rụng đầy trên gối trắng, nhặt thành vốc trên bàn tay. An nói với bố: "Bố ơi, con ghét nhìn thấy tóc rụng thế này, bố cắt tóc cho con đi". Anh Thành đáp: "Tối bố sẽ cắt cho con, gội đầu càng nhanh con à".
Kết quả điều trị 1 tháng với phác đồ điều trị tiêu chuẩn của Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương đối với An không được như ý - kết quả chưa tốt. Bố con An khăn gói sang Singapore để tìm phương pháp tân tiến hơn.
Bố, "chiến binh" nắm chặt tay con chiến đấu với ung thư
"Kết quả xét nghiệm của con như một cú tát thẳng vào mặt tôi", anh Thành nói.
Anh tiếp lời, nói thật nhanh và nhiều, như thể điều đó khiến anh cảm thấy ổn hơn: "Bỏ qua cái chuyện sao Việt Nam lại đứng thứ 2 trên bản đồ thế giới về ung thư. Bỏ qua chuyện sao môi trường không khí, thực phẩm của chúng ta tệ hại thế. Bỏ qua cái chuyện một số người sẵn sàng bơm hóa chất vào thực phẩm, sẵn sàng bán thuốc ung thư giả. Bỏ qua chuyện trách nhiệm thuộc về ai.
Rồi, thôi nhé với buồn, với khổ, đau đấy nhưng đừng có than vãn, Thành à. Quan trọng nhất là phải đối diện với nó và tìm cách vượt qua nó. Anh tự nói với mình như vậy, và từ đó, không buồn, không chán, không sợ, không mệt, không ngừng tiến lên".
Người bố không giấu An việc con bị bệnh ung thư máu, vì anh biết, con người ta chỉ sợ những gì mà ta không hiểu nó. Khi đã hiểu thì không sợ nữa.
Con gái đạo diễn Những ngọn nến trong đêm ung thư máu ở tuổi 18, bố trở thành chiến binh nắm chặt tay con - Ảnh 5.
Đạo diễn Đỗ Đức Thành là một người bố dũng cảm, yêu thương con hơn tất thảy.
Anh cũng nói với con rằng: "Con hiểu đại khái như con đang đi đường, có con chim bay ở trên, nó ị trúng vào đầu mình và mình phải chịu. Nó ị vào người khác thì người khác cũng phải chịu. Quan trọng là mình tìm chỗ mà gội đầu cho sạch thôi con. Tốt nhất là con tìm hiểu nó cho kỹ, rồi con cười tươi với nó mà nói rằng còn lâu chị mới sợ mày - ok!?".
Để chuẩn bị tốt cho cuộc chiến này, điều đầu tiên anh Thành cần giải quyết đó là vấn đề tinh thần của các "chiến binh" trong nhà. Anh cố gắng mang đến cho con và cả nhà niềm vui, niềm hi vọng, niềm tin.
"Hãy sống như dòng nước ấy, dù có đá tảng chặn đường thì nước vẫn cứ vượt qua. Thử thách sẽ chỉ làm gia đình chúng ta dũng cảm và yêu thương nhau nhiều hơn", anh nói với người thân như thế.
Thỉnh thoảng mẹ An vẫn lén khóc nhưng không sao, anh dặn vợ: "Dựa vào vai anh mà khóc nốt đi, có anh ở đây - đừng sợ, gặp con là phải vén môi cười đấy nhé".
Con gái đạo diễn Những ngọn nến trong đêm ung thư máu ở tuổi 18, bố trở thành chiến binh nắm chặt tay con - Ảnh 6.
Lời khuyên của bố giúp An thêm mạnh mẽ hơn.
Cả nhà bắt đầu tìm kiếm thông tin trong và ngoài nước về bệnh tình của An và quan trọng là liên hệ với những người cùng bệnh với con và đã vượt qua, chiến thắng nó. Đó chính là những đồng minh quan trọng trong "cuộc chiến" giúp gia đình anh tự tin hơn. An cũng tự tìm hiểu và liên hệ với một bệnh nhân người Bangladesh. Bệnh nhân ấy đã gợi ý gia đình sang Singapore.
Đã có bác sĩ nhận chữa trị cho An bằng phương pháp mới, song đi Singapore chữa bệnh là một thách thức. Vấn đề đầu tiên gia đình phải thu xếp được đó thời gian, công việc, các mối quan hệ và cuối cùng là vấn đề tài chính cũng rất nan giải vì đó là một số tiền không nhỏ phải chuẩn bị càng nhanh càng tốt.
Nhìn căn bệnh tấn công con hằng ngày, sự sa sút về sức khỏe thể hiện rõ mồn một, nhìn thấy con mỗi khi hết sốt lại ôm đàn hát vang bệnh viện, mệt tới đâu con vẫn cười và nói: "Mai sẽ đỡ hơn, bố nhỉ", anh quyết tâm "phải đi thôi, dù khó khăn vẫn còn đấy".
Anh Thành trở thành đầu bếp nấu những bữa ăn dinh dưỡng cho con. Hằng ngày anh xách ba lô, cặp lồng vào viện... vừa là bố vừa là mẹ, cùng con "chiến đấu" với ung thư.
Khó khăn giúp Thành nhận ra, có nhiều người đang sát cánh bên mình. Đó là các bác sĩ tận tâm ở Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, những người bạn sẵn sàng cho anh vay tiền, người bạn sẵn sàng cùng anh đưa con sang Sing. Đó là những tình bạn đáng quý, đáng trọng biết bao.
Mẹ An muốn đi nhưng vì còn 2 đứa con cần phải chăm sóc, nhất là đứa nhỏ mới được 3 tuổi. Rất may có chị Phương, mẹ của bạn An cũng vì thương An mà tạm dừng công việc kinh doanh bận rộn của mình cùng gia đình đưa An sang Singapore để sắp xếp mọi việc cho thêm chu đáo, thuận lợi.
Con gái đạo diễn Những ngọn nến trong đêm ung thư máu ở tuổi 18, bố trở thành chiến binh nắm chặt tay con - Ảnh 8.
Đó là lời anh Thành dặn vợ.
Ở lại Singapore cùng con gái, hằng ngày, anh Thành đẩy xe lăn đưa con vào bệnh viện. Anh là chỗ dựa tinh thần cho con những lúc yếu lòng, anh thay bàn tay chăm sóc của mẹ để nấu cho con những bữa ăn tốt cho sức khỏe, anh trở thành bác sĩ tâm lý khi ngày qua ngày kể cho con nghe những câu chuyện vượt lên số phận của những bênh nhân ung thư khác. Anh làm tất cả những gì một người bố có thể để giành lại những ngày bình yên, dễ chịu cho con.
An chỉ dừng lại một chút thôi, mọi thứ sẽ ổn mà!
"Bệnh sẽ tới và có thể không tới vì nó rất ngẫu nhiên. Mình không muốn và không nghĩ bản thân bị tách khỏi thế giới đâu. Mình chỉ đang dừng lại một chút thôi, rồi sẽ lại hoà nhập với mọi người. Mình còn nhiều việc phải hoàn thành. Mọi thứ xảy đến khiến mình trưởng thành nhanh chóng hơn, nếu không, bây giờ mình có lẽ đang đi uống trà sữa với các bạn.
Bố mình bảo nếu vấp váp thì hãy đừng dừng lại và đau khổ vì câu hỏi tại sao mình lại khổ thế nhỉ?Mà hãy nhanh chóng tìm ra cách để vượt qua, và hành động để vượt vấp váp đó", An nói, trước khi dừng lại ăn bát canh bố vừa hâm nóng.
Con gái đạo diễn Những ngọn nến trong đêm ung thư máu ở tuổi 18, bố trở thành chiến binh nắm chặt tay con - Ảnh 9.
Hơn lúc nào hết, An khao khát được khỏe lại.
Những ngày hai bố con ở Singapore, họ không cô đơn. Hàng trăm người hỏi thăm và chia sẻ kinh nghiệm, giới thiệu bạn ở Singapore để giúp đỡ hai bố con.
Trường phổ thông nơi An học, các thầy, cô sẵn sàng hiến máu khi An cần. Toàn trường tổ chức một sự kiện với sự tham gia của tất cả giáo viên và học sinh để động viên An và gửi tới An những gì tốt đẹp nhất. Các bạn của bố cùng các cô chú diễn viên như cô Mai Thu Huyền, chú Việt Anh, chú Minh Tiệp cũng gửi nhiều lời động viên cho An.
Tất cả những điều này là nguồn động viên giúp cho con và gia đình thêm sức mạnh để vượt qua thử thách.
"Nếu bạn gặp chuyện và bạn không thể cưỡng lại, đó chính là số phận đang thử thách bạn. Bạn không thể tránh né, bạn hãy chấp nhận nó là một phần trong cuộc đời bạn. Hãy đối xử với nó một cách nhẹ nhàng và luôn tin rằng bạn sẽ vượt qua, bạn sẽ khỏe thôi", anh Thành nói khi chuẩn bị bước vào giờ thiền cùng con.
Con gái đạo diễn Những ngọn nến trong đêm ung thư máu ở tuổi 18, bố trở thành chiến binh nắm chặt tay con - Ảnh 10.
An tâm sự, nếu không bị bệnh chắc gì mình đã nghĩ được chín chắn như thế này.
Hai bố con An bận rộn lắm. Họ không có thời gian rảnh để nghĩ về những nỗi buồn hay đặt câu hỏi tại sao.
An chăm chú đọc những cuốn sách bố mang vào viện, đầy ắp thông tin. Người bố đưa con cây đàn, khuyến khích con hát những bản nhạc vui. Anh ngồi hàng giờ để kể cho con những câu chuyện vui, truyền thêm hi vọng và niềm tin. Hai bố con An tập khí công, thiền để nâng cao thể trạng. An an tâm hơn mỗi đêm trước khi chìm vào giấc ngủ với câu nói của bố: "Hôm nay thế là tốt rồi nhưng ngày mai sẽ tốt hơn, tuần này chưa thật tốt thì tuần sau sẽ tốt hơn".
Con gái đạo diễn Những ngọn nến trong đêm ung thư máu ở tuổi 18, bố trở thành chiến binh nắm chặt tay con - Ảnh 11.
Đừng từ bỏ hy vọng và niềm tin vào cuộc sống, đó là liều thuốc hữu hiệu nhất để chống lại ung thư.
Vậy là, bố con An đã sang Singapore được 10 ngày. Hôm nay, hai bố con chuẩn bị bước vào một đợt hóa trị với loại thuốc mới. Hạnh An, có nghĩa là cuộc đời bình an và hạnh phúc, nên mọi việc sẽ tốt đẹp thôi!
Source: http://kenh14.vn/con-gai-dao-dien-nhung-ngon-nen-trong-dem-ung-thu-mau-o-tuoi-18-bo-tro-thanh-chien-binh-nam-chat-tay-con-20171021184701941.chn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét