Bạn luôn tự hỏi tại sao có những người họ luôn tìm kiếm tình yêu, nhưng khi tình yêu đến thì lại … chạy mất dép ??? Đây chính là Philophobia hay còn gọi là hội chứng sợ phải yêu.
Hội chứng sợ phải yêu
Bất kỳ ai trên thế gian này đều mong muốn có được một người quan tâm và yêu thương mình bằng cả trái tim. Tình yêu là một món quà diệu kỳ mà bất kỳ ai đều khát khao có được. Tuy việc rơi vào lưới tình có vẻ rất hấp dẫn, song, với một số người, việc yêu một ai đó lại khá đáng sợ. Những nỗi sợ vô cớ, những mối lo âu về việc phải yêu một ai đó được gọi là hội chứng sợ yêu (Philophobia).
Từ Philophobia bắt nguồn từ từ “filos” trong tiếng Hy Lạp, mang nghĩa yêu hoặc được yêu. Người mắc hội chứng sợ yêu luôn cực kỳ tỉnh táo trước bất kỳ hình thức gắn kết yêu thương với mọi người và họ có xu hướng tránh đi mọi sự liên kết về mặt tình cảm. Những người mắc hội chứng này luôn tìm mọi cách có thể để tránh mọi sự hình thành tình cảm, gắn bó ngay kể cả khi trong chính bản thân anh ấy/cô ấy tình cảm đó đã ươm mầm. Đây có thể là một vấn đề nghiêm trọng khi nỗi ám ảnh này sẽ dẫn họ hướng đến một cuộc sống cô độc.
Nguyên nhân gây nên hội chứng sợ yêu
Một số nguyên nhân chủ yếu có thể khiến một người mắc phải hội chứng sợ yêu là:
Trải nghiệm khủng hoảng tinh thần trong quá khứ
Hội chứng sợ yêu có liên hệ mật thiết với những trải nghiệm khủng hoảng tinh thần trong quá khứ, thường liên quan đến tình yêu và những mối quan hệ. Nếu một người đã từng không thành công trong các mối quan hệ ở quá khứ, ví dụ như đã từng ly hôn; có thể gây ra nỗi ám ảnh sợ yêu cho người đó. Hội chứng sợ yêu còn có thể là kết quả từ việc phải chứng kiến những thăng trầm trong đời sống hôn nhân của bố mẹ từ khi còn bé. Thêm vào đó, chứng kiến cảnh một người khác trải qua chuyện tình cảm đầy sóng gió cũng có thể khiến một người cảm thấy ảm ánh về việc phải yêu một ai đó.
Chuẩn mực văn hoá
Trong nhiều nền văn hóa tính ngưỡng, chuyện yêu đương được xem như một tội đồ. Những tín đồ có thể rất xem trọng các mức độ hình phạt tàn bạo dành cho họ khi những chuẩn mực này bị phá bỏ. Điều này có thể tạo nên sự sợ hãi, âu lo với một người về việc đem lòng yêu thương.
Âu lo phiền muộn
Một người có thể cảm thấy tự tin và căn thẳng khi được đặt trong mối quan hệ yêu đương, tin tưởng lẫn nhau nếu anh ấy/cô ấy đã từng suy sụp tinh thần. Sự âu lo, muộn phiền có thể khiến lý trí yếu đi và ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tự tôn của một người. Nếu một người đã từng đắm chìm trong sự âu lo, anh ta/cô ta sẽ dễ bị tổn thương hơn người thường để rồi tự cô bản thân mình với người khác và tránh tuyệt đối bất kỳ mối quan hệ yêu đương nào.
(Ảnh minh họa)
Triệu chứng của hội chứng sợ yêu
Những triệu chứng thông thường của hội chứng này là:
- Cực kỳ lo lắng trong việc hẹn hò yêu đương với một người khác
- Thường xuyên kìm nén cảm xúc thật của mình
- Hoàn toàn tránh lui tới những nơi có nhiều cặp đôi như công
- viên hay rạp chiếu phim
- Lãng tránh việc kết hôn và không đến dự đám cưới của những người khác
- Cô lập bản thân với thế giới bên ngoài do sợ phải rung động
- Những dấu hiệu về thể chất như: run rẩy, nhịp tim tăng nhanh, khó thở, đổ mồ hôi, chết đứng, buồn nôn, thậm chí là ngất xỉu khi đối mặt với bất kỳ thứ gì có liên quan đến tình yêu
Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Hội chứng sợ yêu là một trong những hội chứng kỳ lạ nhất trong các hội chứng ám ảnh, song đồng thời cũng nghiêm trọng tương đương. Người mắc hội chứng này có thể tự cô lập cuộc sống của mình và dấu kín những nỗi buồn vào sâu trong tim. Nếu những dấu hiệu trên đã diễn ra trong một khoảng thời gian dài, đủ để bạn ý thức được điều đó, hơn sáu tháng một lần, làm rối loạn cuộc sống thường nhật thì đã đến lúc bạn tìm đến bác sĩ tư vấn.
Hội chứng sợ yêu được chữa trị như thế nào?
Những liệu pháp tâm lý và một số phương thuốc (chỉ dùng trong một số trường hợp nhất định) rất hữu dụng trong việc điều trị hội chứng sợ yêu, cụ thể là:
Liệu pháp nhận thức – hành vi (Cognitive Behavioral Therapy – CBT)
CBT có lẽ là liệu pháp trị liệu lý tưởng nhất cho người mắc hội chứng sợ phải yêu. Nhìn chung, những suy nghĩ thầm kín và sự tưởng tượng về những viễn cảnh có thể xảy ra khi sa vào lưới tình là nguyên nhân chủ yếu cho mối lo ngại này. Phương pháp CBT giúp bạn nhận ra những suy nghĩ đó và chúng đã tạo ra nỗi ám ảnh cho bạn như thế nào. Các chuyên viên tâm lý sẽ hướng cho bạn đến cách trò chuyện và chia sẻ một cách thường trực hơn và thay đổi cả quan niệm của bạn về tình yêu. Ngoài ra, các chuyên viên còn hướng dẫn bạn thông qua việc xây dựng những hành vi tích cực, giảm nhẹ các mối âu lo.
Liệu pháp nhận thức – hành vi bằng việc đối mặt lại với sự kiện gây chấn thương tâm lý (Exposure therapy)
Đây cũng là một phương thức chữa trị hiệu quả với hội chứng sợ yêu. Các chuyên viên tư vấn sẽ mô phỏng lại một khung cảnh tương tự như một buổi hẹn hò lãng mạn; việc tương tác với người khác; hoặc một bộ phim tình cảm lãng mạn trước mặt người bệnh và nghiên cứu xem họ sẽ phản ứng như thế nào. Dần dần, người bệnh có thể giảm bớt được nỗi âu lo và sự sợ hãi đến những cảnh tượng tình cảm thông qua những biểu hiện thông thường.
Thuốc
Trong một số trường hợp, thuốc là phương pháp hữu hiệu trong việc kiểm soát nỗi buồn của một người. Loại thuốc thường được sử dụng để điều trị là thuốc chống trầm cảm. Chúng dùng để khống chế những nỗi buồn và những cảm xúc tuyệt vọng của con người.
Nguồn:
https://www.healthtopia.net/disease/mental-health/phobia/philophobia-fear-of-love
Dịch bởi: Reaila Blue
Source: http://tuvantamly.com.vn/2250-2/
Source: http://tuvantamly.com.vn/2250-2/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét