My photos

My photos

Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

Cách công nương Kate Middleton khéo léo xử lí cơn ăn vạ của con y như một chuyên gia tâm lý

Trong chuyến công du 5 ngày mới đây của gia đình hoàng gia Anh tới Đức và Ba Lan, công chúa nhỏ Charlotte đã cư xử vô cùng ấn tượng và đáng yêu, lúc thì khẽ nhún gối chào các quan chức cấp cao, khi thì bắt tay, và thậm chí mỉm cười với ống kính máy ảnh. Tuy nhiên trong ngày cuối cùng lên chuyến bay để trở về London từ 1 cơ sở đào tạo phi công tại Đức hôm 21/7 vừa qua, Charlotte đã tỏ ra giận hờn và ngồi bệt xuống đường băng để phản đối mẹ Kate. Trong khi nhiều ông bố, bà mẹ có thể nổi xung lên với con thì Công nương xứ Cambridge - Kate Middleton lại tỏ ra khá bình tĩnh khi xử lí cơn giận dỗi của con.
Công chúa Charlotte bắt đầu khóc lóc làm nũng mẹ.
Trước khi lên máy bay riêng, Charlotte bắt đầu giận hờn với mẹ Kate và khóc lóc ăn vạ. Khi mẹ Kate cố gắng trấn tĩnh Charlotte thì cô bé vùng vẫy và lắc tay ra khỏi mẹ, sau đó ngồi bệt xuống đất. Mặc dù cơn ăn vạ của Charlotte không lâu nhưng Công nương Anh Kate cũng vẫn nhanh chóng dừng lại và cúi xuống dỗ dành Charlotte. Công nương liên tục mỉm cười với con và cố gắng làm con bình tĩnh trở lại, dù sao Charlotte cũng chỉ mới 2 tuổi và vẫn còn đang trong độ tuổi ương bướng, hay giận hờn, làm nũng mẹ. Bé Charlotte ngay sau đó được bố mình là Hoàng tử William đưa lên trực thăng để tiếp tục hành trình.
Hình ảnh và clip toàn bộ quá trình Công nương xử lí khéo léo cơn ăn vạ của Công chúa Charlotte.
Cách công nương Kate Middleton khéo léo xử lí cơn ăn vạ của con y như một chuyên gia tâm lý - Ảnh 2.
Khi cả nhà đang di chuyển chuẩn bị lên trực thăng.
Cách công nương Kate Middleton khéo léo xử lí cơn ăn vạ của con y như một chuyên gia tâm lý - Ảnh 3.
...thì Công chúa nhỏ Charlotte bắt đầu khóc làm nũng mẹ.
Thậm chí ngồi bệt xuống đường băng để phản đối mẹ Kate.
Nhưng Công nương đã nhanh chóng ngồi xuống, liên tục mỉm cười để trấn an Công chúa.
sau đó bế Công chúa vào lòng để bé bình tĩnh hơn.
Cách công nương Kate Middleton khéo léo xử lí cơn ăn vạ của con y như một chuyên gia tâm lý - Ảnh 7.
Công nương Kate đã khéo léo dỗ dành Công chúa Charlotte thành công.
Trong khi Công chúa còn đang hờn dỗi thì Hoàng tử nhỏ George lại mải mê ngắm chiếc trực thăng và tỏ vẻ thích thú khi nhìn các chú phi công chuẩn bị cho công việc cất cánh.
Mùa hè năm ngoái, George cũng đã có một lần ăn vạ dữ dội khi tham dự Triển lãm hàng không quân sự Royal Tattoo Air tại RAF Fairford, Gloucestershire. Vào thời điểm đó, George cũng mới chỉ hơn hai tuổi, và có vẻ George bị choáng ngợp trước cảnh tượng hàng chục chiếc máy bay bay trên bầu trời. Và sau đó Hoàng tử nhỏ bắt đầu tỏ ra không nghe lời và bật khóc trước ống kính máy ảnh. Ngay sau đó, Công nương đã bế cậu bé lên và nở nụ cười trấn an giúp George bình tĩnh hơn.
Cách công nương Kate Middleton khéo léo xử lí cơn ăn vạ của con y như một chuyên gia tâm lý - Ảnh 8.
Hoàng tử nhỏ George cũng khóc lóc làm nũng mẹ cách đây 1 năm.
Mặc dù tất cả những điều này có thể xảy ra chỉ trong vài giây nhưng bất kỳ bà mẹ nào đã phải trải qua những cơn giận dỗi, ăn vạ của con mới hiểu được sự bình tĩnh và xử lý khéo léo của Công nương Kate không phải điều dễ dàng.
Các chuyên gia tâm lý luôn nhấn mạnh với phụ huynh rằng trong mọi tình huống con ăn vạ, mè nheo, điều cốt yếu là bố mẹ phải cực kỳ bình tĩnh vì "mình còn không kiểm soát được, dùng lời lẽ và hành động bạo lực thì chẳng thể nào ngăn cản trẻ bạo lực". Và như thế, cơn ăn vạ sẽ kéo dài hơn, khó giải quyết hơn. Công nương Kate đã thực hiện rất tốt nguyên tắc này.
Ngoài ra, có một bài học đáng để bố mẹ học hỏi trong cách xử lý ăn vạ của công nương Kate đó là sau một vài phút con đã bình tĩnh hơn, bố mẹ nên giải thích cho con hiểu vấn đề. Lúc này, trẻ đã kiểm soát được cảm xúc của mình, những lời dạy bảo, giáo dục và đặt ra giới hạn với trẻ là thực sự cần thiết để con hiểu và không "tái phạm" ở lần sau.
Và cũng thêm một vấn đề đáng lưu tâm nữa là khi trẻ ăn vạ, khóc lóc mà bố mẹ cứ đứng nói với trẻ thì sẽ chẳng tác dụng gì đâu. Để ý kĩ có thể thấy Công nương Kate luôn ngồi xuống ngang tầm mắt con để trấn an, xoa dịu và mỉm cười với con. Hành động tuy nhỏ này nhưng nó khiến trẻ thấy cảm xúc của mình được tôn trọng và dễ dàng lắng nghe hơn.

Source: http://kenh14.vn/cach-cong-nuong-kate-middleton-kheo-leo-xu-li-con-an-va-cua-con-y-nhu-mot-chuyen-gia-tam-ly-20170731141424045.chn

Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2017

Chàng rể Thụy Điển tương lai chào bố mẹ vợ là 'chào bờ mi' và đám cưới màu xanh bạc hà

Source: http://tiin.vn/chuyen-muc/yeu/chang-re-thuy-dien-tuong-lai-chao-bo-me-vo-la-chao-bo-mi-va-dam-cuoi-mau-xanh-bac-ha.html


Quen chàng từ một ly bia làm quen giữa buổi tiệc đông người lạ, bắt đầu nhận ra tình yêu với chàng từ một chai rượu được chàng cẩn thận gói ghém suốt chặng đường xa đem về cho nàng chỉ vì đó là loại rượu nàng yêu thích, cho tới đám cưới 'giao lưu giữa hai nền văn hóa' giữa thủ đô Hà Nội - là một hành trình tình yêu dài đáng nhớ của Quỳnh Hương (31 tuổi) và Anders Bergstrom (52 tuổi).
Gặp Hương và Anders vào một buổi sáng cuối hè tại Hà Nội, khi họ vừa hoàn thành xong một nửa kế hoạch cho đám cưới. Hai người nắm tay thật chặt, không ngại ngần dành cho nhau những cử chỉ thân mật kín đáo, thi thoảng lại quay sang trao ánh mắt rất 'tình'. Hương nhẹ nhàng kể về câu chuyện tình dài 2 năm với một nụ cười tươi.

Hương và Anders đã có 3 năm quen biết.
Tất cả những hình ảnh kỷ niệm được hai người lưu giữ cẩn thận.
Quen vì một ly bia
Năm 2014, cô gái Hà Nội lên đường sang Thụy Điển du học, đem theo rất nhiều háo hức về một cuộc sống mới, một tương lai mới. Cũng giống như những du học sinh Việt Nam khác tại đây, Hương yêu sự cổ kính, những góc nhỏ yên bình của đất nước Bắc Âu này. Và có lẽ cô chưa từng nghĩ rằng vào một ngày nào đó, cô lại đem lòng yêu chàng trai ở một nơi cách nơi mình lớn lên tới 18 giờ bay.
Hương gặp Anders tại một buổi tiệc tối. Hôm đó Hương là vị khách người Việt duy nhất. Anders đem tới cho cô một ly bia và mời với mục đích làm quen. Tại thời điểm đó, giữa họ chỉ đơn thuần là những người bạn, không hề có một tiếng sét ái tình nào giống như người ta vẫn tưởng tượng xảy ra cả. Tình bạn được bắt đầu và kéo dài cho tới nửa năm sau, giữa họ đã có một sự thay đổi lớn.
Trong mắt Hương, Anders là một mẫu đàn ông đã trưởng thành và chín chắn. Anh cũng giống như những người Thụy Điển điển hình khác, nhẹ nhàng, khiêm tốn, thẳng thắn, với người khác có thể sẽ nghĩ là nhạt nhẽo khi biết trong mấy năm, Anders chưa từng một lần tặng hoa Hương. Thay vào đó là những lần cùng nhau trao đổi việc học, tìm hiểu mọi thứ về lĩnh vực mình yêu thích hay những buổi chiều vừa ngồi đọc sách vừa ngắm hoàng hôn trên một quán café quen thuộc…
Cô dâu chú rể và dàn phù dâu trong đám cưới tại Hà Nội.
Họ diện Quốc phục Thụy Điển trong tiệc cưới.
Nhưng với cô, Anders chẳng khác gì một người tâm giao, một tri kỷ, anh hiểu cô cần gì, cô yêu và chờ đợi điều gì. Từ ngày quen Anders, Hương yêu và biết thêm rất nhiều điều mới về thành phố nơi hai người sống. Ngược lại, chính Hương là động lực để Anders thực hiện chuyến đi tới Hà Nội một mình - nơi mà trước đây anh chưa từng đặt chân tới. Chuyến du lịch Việt Nam năm đó, Anders cũng kiêm vai trò 'người vận chuyển' khi nhận đem theo rất nhiều quà của gia đình Hương gửi sang cho cô bạn gái. Tuy chưa là gì của nhau nhưng sau này, Anders thú nhận anh rất cảm động về cách quan tâm mà các thành viên trong gia đình dành cho Hương.
Một ngày, khi Anders đi xa trở về và có mời Hương tới nhà ăn tối. Khi anh đem chai rượu đặc biệt ra mời, Hương thực sự bất ngờ khi nhận ra đó là chai Tokaj của Hungary mà một lần cô từng bày tỏ rằng cô rất thích uống, lại càng cảm động hơn khi biết Anders đã phải cất công đem về từ một nơi rất xa xôi, gói ghém cẩn thận trong vali, tỉ mỉ từng chút một mới mang được món quà này về nguyên vẹn. Sự tinh tế này của anh đã chinh phục được trái tim của cô gái Hà Nội. Họ chính thức trở thành người yêu vào một ngày giữa năm 2015 và dọn về sống chung vào mùa xuân năm 2016.
Yêu một chàng trai Thụy Điển, với Hương là cả một bầu trời những điều mới mẻ. Cô dần trải nghiệm những thói quen rất đỗi bình dị và đáng yêu. Hai người cùng thuộc tuýp đơn giản, chung quan điểm là tiền bạc không quan trọng bằng việc tận hưởng ý nghĩa cuộc sống. Vậy nên những lần hẹn hò cũng thật giản đơn, không có mấy chuyến du lịch sang chảnh, lãng mạn mà chỉ là những cuộc gặp tranh thủ thời gian rảnh rỗi ít ỏi của hai người. Họ luôn tìm được lý do để gặp nhau, khi thì cùng khám phá tòa tháp cao nhất giữa lòng thành phố cổ, nơi họ có thể quẳng hết gánh nặng công việc để ngồi an yên bên nhau ngắm hoàng hôn, buổi hẹn tại một góc nhỏ của quán kem Ý với biển tên 'treo ngược', hay cùng cuốc đất trồng cây trong khu vườn nhỏ…
Toàn bộ phần trang trí tiệc cưới đều theo gam màu chủ đạo là xanh bạc hà.
Bàn ghế ăn tiệc cũng mang gam màu này.
Những góc nhỏ của không gian tổ chức tiệc gợi nhớ tới những kiến trúc cổ xưa của Việt Nam
Yêu một cô gái Việt, với Anders giống như bước ngoặt của cuộc đời. Khi quen Hương, anh mới bỏ công việc cũ vì muốn học hỏi thêm bằng cách ghi danh những khóa học mới. Khi quyết định gắn bó cuộc đời với cô, Anders đã chứng tỏ được sự chín chắn của người đàn ông trưởng thành, anh quay lại với công việc cũ với mong muốn sẽ tạo dựng được chỗ dựa vững chắc cho cô gái mình yêu cả về tinh thần lẫn kinh tế. Đó cũng là điều mà Hương trân trọng.
Chàng rể không hiểu tiếng Việt và đám cưới xanh bạc hà giữa Hà Nội
Lần đầu tiên Hương ra mắt gia đình Anders là một buổi tiệc sinh nhật cháu của anh. Cô đã lập tức ấn tượng với không khí ấm áp và cách quan tâm của các thành viên dành cho nhau. Nghĩ tới tương lai sẽ trở thành một phần trong tổ ấm lớn đó, Hương lại mỉm cười hạnh phúc.
Lần đầu tiên Anders 'diện kiến' và gửi lời chào chính thức tới gia đình Hương là vào dịp năm mới 2017 trong 'cầu truyền hình' qua các kênh liên lạc trên mạng xã hội giữa Hương và bố mẹ. 'Mỗi lần nhắc tới là mình lại khá buồn cười bởi trước hôm đó, mình có ghi những lời chào bằng tiếng Việt ra giấy để Anders học thuộc, anh cũng cẩn thận soạn lại thành nhiều bản khác nhau và rải khắp nhà để tự học. Nhưng đến đúng thời khắc quan trọng, Anders đã thay lời chào bố mẹ vợ bằng câu 'chào bờ mi' vì không hiểu tiếng Việt. Cả nhà được một phen cười lăn cười bò', Hương vui vẻ kể lại.
Tình yêu giữa Hương và Anders giống như một cái cây nhỏ, cứ dần lớn lên theo năm tháng. Cho tới một ngày, Hương vẫn nhớ rõ khi đó cả hai đang ngồi ở bàn ăn sau một ngày làm việc mệt nhoài, một người bỗng gợi ý: 'Hay mình cưới nhau nhé!'. Người còn lại nhiệt tình nói lời đồng ý rồi cả hai cùng ngồi tìm hiểu mọi thứ về đám cưới trên máy tính. Mọi việc sau đó diễn ra khá nhanh, từ lễ đăng ký kết hôn theo đúng thủ tục diễn ra đầy náo nhiệt trên tòa thị chính với sự tham gia của đại gia đình nhà Anders, cho tới việc lên kế hoạch tổ chức tiệc cưới ở cả hai nước.
Dàn phù dâu xinh đẹp.
Những cái ôm đầy âu yếm.
Khách mời đến tham dự đều có chung 'dress code' là xanh bạc hà.
Mọi người đều thích thú với không gian buổi tiệc.
Chú rể Anders trông lạ mắt trong bộ Quốc phục.
Cuối tháng 7/2017, Hương và Anders về Việt Nam tổ chức đám cưới. Trong 15 ngày nghỉ phép, hai vợ chồng đã dành gần như toàn bộ thời gian để chuẩn bị cho sự kiện trọng đại. Địa điểm tổ chức là một nhà hàng có sân vườn xanh mát ven sông Hồng. Khâu trang trí, lên nội dung kịch bản, trang phục cô dâu chú rể, cho tới từng chi tiết nhỏ xíu như hoa, quà tặng cho khách mời… được hai người tỉ mỉ chọn lựa và đương nhiên là đều mang gam màu chủ đạo xanh bạc hà.
Hương cất công đem về từng túi quà truyền thống của quê hương chồng, đặt may hai bộ Quốc phục Thụy Điển và áo dài Việt Nam để hai vợ chồng cùng diện trong tiệc cưới. Khách mời cũng được giới hạn chỉ gồm họ hàng và những người bạn thực sự thân thiết của cô dâu, vào khoảng 100 người. Ngay cả quà tặng cho khách đem về cũng thể hiện sự chu đáo tỉ mỉ, khi là những viên kẹo ngọt ngào mang hương vị đặc trưng mà người dân Thụy Điển nào cũng yêu thích.
Ngày cưới, Hương và Anders gây bất ngờ cho mọi người khi xuất hiện trong hai bộ trang phục độc đáo. Hai người cùng kéo toàn thể khách mời vào những trò chơi, đố vui mang đậm cá tính riêng của họ, với mong muốn mọi người đến gần hơn hai nền văn hóa, dẫn dắt họ đến với câu chuyện tình yêu dễ thương của cô dâu chú rể…
Cho tới giờ, Anders vẫn chưa từng quên một kỷ niệm nào trong hành trình yêu của mình với người vợ không chung quốc tịch. Anh tự hào khi được yêu và sát cánh bên Hương, được hòa mình vào một nền văn hóa mới nơi quê hương vợ. Cho dù thi thoảng anh vẫn cười và cho rằng 'tiếng Việt là một thử thách', nhưng tự sâu thẳm tâm hồn, anh hạnh phúc khi kể từ đây, ngoài Thụy Điển, anh sẽ có thêm một chốn để đi về - đó là Việt Nam.
Tiết mục đặc biệt của bố cô dâu dành cho con gái.
Hai cha con ôm nhau tình cảm sau khi tiết mục kết thúc.
Các khách mời đều thích thú với những trò chơi trong tiệc tối.
Tung hoa nào....
Mình may mắn bắt được rồi nhé!

Thứ Bảy, 29 tháng 7, 2017

Good fb post

Chuyện với mentee #1
Học trò: … Em có 2 options là Melbourne Uni và RMIT. Hồi đầu thì e kiên quyết Mel rồi, nhưng sau hỏi ý kiến một số anh chị, e lại thấy confused anh ạ. Mấy anh chị bảo học Mel rất khó, điểm thấp, áp lực ... khó đạt đủ điều kiện để làm thesis. E cũng sợ khó quá, mình theo k kịp. Học RMIT thì nhẹ nhàng hơn, dễ được điểm cao hơn :(( Anh có thể cho em lời khuyên được không ạ?
Long: Quan trọng là em học để làm cái gì? Nếu học chỉ tầm thường để lấy điểm thì em có thể chọn các trường ngoài G8. Còn nếu em đi học để thành một người khác bây giờ, thì hãy chọn Melbourne.
Học trò: Dạ vâng ạ, e hỏi một số anh/chị, thì có 2 người nói như anh, và thực sự e muốn nghe lời khuyên như thế này hơn. Bản thân em nghĩ rằng ở môi trường challenging hơn thì mình sẽ càng hoàn thiện hơn.
Long: Vậy thì bản thân em đã có câu trả lời rồi. Cứ tự tin với nó thôi em.
---
Em ạ, ở cái cõi dở hơi này, lời người ta khuyên em chưa chắc thể hiện sự hiểu biết đâu, nhưng chắc chắn nó thể hiện thái độ của họ với khó khăn. Nếu chính họ không coi khó khăn là cơ hội để rèn luyện bản thân, thì ngay cả với những thứ người khác cho là dễ, họ cũng sẽ đưa ra lời khuyên kiểu “bàn lùi” thôi.
Bản thân họ trì trệ đã đành. Có khi họ còn hả hê khi trì hoãn được sự tiến bộ của người khác bằng mấy lời khuyên nhảm nhí cơ.
Em ạ, hãy chọn bạn mà chơi, chọn người mà hỏi ý kiến. Hãy chọn người ngày nào cũng dành 15 phút để tập thể dục. Người mỗi ngày đều đọc thứ gì mà họ chưa hiểu hết. Người có thể dành vài giờ đồng hồ chỉ để xóa đi một từ trong bài văn. Hay người nào không chỉ dám nói thật cho em biết về khó khăn, mà còn chỉ cho em cách vượt qua nó.
Character cannot be developed in ease and quiet. Only through experience of trial and suffering can the soul be strengthened, vision cleared, ambition inspired, and success achieved. – Câu này của Helen Keller đã quá nổi tiếng rồi.
P/s: Nếu tìm được người vừa có thái độ tích cực, vừa có kiến thức và tư duy tốt, thì đừng để nó thoát nghe em )

Source: Long D Hoang


Đừng bao giờ quên đòi hỏi 6 điều này khi yêu nhau

1. Thời gian

Thời gian là thứ được tìm kiếm nhiều nhất trong cuộc đời. Đó là điều duy nhất mà tiền không thể mua được. Đó là điều duy nhất trên thế giới mà chúng ta ước chúng ta có nhiều hơn nhưng chúng ta không thể có được. Đó là lý do tại sao thời gian lại có giá trị trong các mối quan hệ. Khi bạn dành thời gian cho người bạn yêu, bạn sẽ cho họ biết mối quan hệ này quan trọng với bạn như thế nào. Vì thời gian đã trôi qua thì không thể lấy lại được, nên bạn sẽ chỉ chia sẻ những gì có ý nghĩa nhất với bạn, cùng với người có ý nghĩa nhất với bạn mà thôi.

2. Thấu hiểu

Nếu người yêu của bạn không thể hiểu bạn thì ai có thể? Khi bạn ở trong mối quan hệ, bạn nên được chăm sóc, được bảo vệ, và được đồng hành như thể các bạn là những người đồng đội vậy. Các bạn cần được thấu hiểu lẫn nhau, để có thể bên cạnh nhau cả lúc tốt nhất và thời điểm tồi tệ nhất. Cả hai người đều nên dùng tinh thần "chúng ta chống lại thế giới", vì thế các bạn phải luôn luôn kiên nhẫn và "đọc vị" được đối phương để cùng họ chia sẻ mọi điều diễn ra trong cuộc sống.
Đừng bao giờ quên đòi hỏi 6 điều này khi yêu nhau - Ảnh 1.

3. Chú ý

Đừng nói rằng bạn vẫn có thể yêu ai đó khi mà bạn không dành nhiều sự chú ý cho họ. Khi chúng ta yêu một người, chúng ta sẽ muốn biết tất cả mọi thứ diễn ra trong cuộc sống của người ấy, thậm chí không chỉ là biết mà còn có nhu cầu được góp mặt, được giúp đỡ. Bởi vậy, khi yêu nhau lâu dài, chúng ta cũng cần dành nhiều sự chú ý cho nhau, đừng để điều đó nhạt phai đi, cũng đừng thực hiện như một nghĩa vụ. Hãy chú ý tới đối phương bằng tất cả sự chân thành trong trái tim bạn, và người yêu bạn – đương nhiên cũng nên như thế!

4. Đồng cảm

Sở dĩ chúng ta yêu nhau là bởi chúng ta có thể lắng nghe tiếng nói từ trong tâm tưởng nhau, và có thể sẻ chia chúng bởi vì chúng ta có những tâm hồn đồng điệu. Điều này thật đáng quý, và đừng bao giờ để mất đi sự kết nối giữa hai bạn theo thời gian. Đừng bỏ mặc cảm xúc của nhau mà quên mất rằng chúng ta cần yêu nhau mỗi ngày một nhiều hơn, nồng nàn hơn. Chính vì thế mà chúng ta cần nuôi dưỡng sự đồng cảm từ cả hai phía, để tình yêu được bền lâu và vững chắc.
Đừng bao giờ quên đòi hỏi 6 điều này khi yêu nhau - Ảnh 2.

5. Đổi mới

Theo thời gian, sẽ có những vũ điệu khiến bạn cảm thấy dangd ần trở nên nhàm chán, và bạn là một vũ công hăng say nhưng cũng chẳng còn thiết tha khiêu vũ nữa. Đối với tình yêu cũng vậy, bạn và người bạn yêu cần dắt nhau ra khỏi những vùng an toàn, để đi khám phá những điều mới lạ. Vừa là mồi thêm cảm xúc vào những gì cũ kỹ, vừa là tìm tòi những điều khác biệt, mới mẻ để tạo nên sự thu hút, hấp dẫn lẫn nhau.

6. Cam kết

Cuối cùng, là sự cam kết. Bạn có thể yêu cầu sự cam kết từ đối tác của bạn mọi lúc mọi nơi. Không có điều gì ngẫu nhiên mà xuất hiện, không có thành quả tốt đẹp nào lại ngẫu nhiên xảy ra. Chúng ta cần biết một cái đích cụ thể trước khi bước vào đường đua và co chân chạy. Bởi vậy, bạn và đối phương cũng cần đưa ra sự cam kết tương lai cho cả hai, để cùng nhau cố gắng.

Source: http://kenh14.vn/dung-bao-gio-quen-doi-hoi-6-dieu-nay-khi-yeu-nhau-20170729115206358.chn

Thứ Năm, 27 tháng 7, 2017

10 Ways to Be Nicer to the Person You Love the Most

It’s easy to take for granted the person you’re closest to and care about the most. The extreme familiarity that an intimate relationship carries with it means that you feel so comfortable with your partner that you don’t feel you have to put on any airs. These airs can sometimes be useful, however, if it means you give your partner the same courtesy you would to a stranger. You wouldn’t interrupt someone you don’t know very well, be critical, use coarse language, or be intrusive and interfering. You dress up if you’re going to be meeting someone for the first time, and attend to your grooming so you will be perceived in a socially acceptable manner. Why, then, do you think you can violate the social niceties with your partner?
Research on happy couples suggests that being able to show your true self does contribute to a good relationship as it reflects the closeness of your feelings. However, there may be boundaries to exactly how much you should throw aside the rules of social convention. For example, if you’re in a terrible mood because of something that happened at work, is it a good idea to let your frustrations out on your partner? If you spent all day stifling your anger toward your boss or coworkers, why is it then okay to vent all of that unpleasantness out on the person who you love, and who loves you? We can learn how to avoid these common traps thanks to the work of Western Carolina psychologist Andrew M. Carnes (2017), who investigated the role of work stress on satisfaction among married couples to explore the “boundary conditions” in which strain on the job would translate into marital conflict at home.
In the Carnes investigation, 139 working couples completed measures of marital satisfaction, ability to cope with stressors, amount of family-work role conflict, and degree of perceived role overload. Additionally, they completed a measure of “political skill,” or the extent to which an individual knows how to navigate social relationships. As defined in this study, political skill consists of networking ability, social astuteness, ability to influence others, and being able to appear sincere. Carnes found that political skill played a role in helping to alleviate the stress associated with work-family conflict, particularly for men in relation to their wives. Thus, treating your partner with as much savvy as you treat your coworkers, or others in general, seems to be beneficial in managing this key area of a couple’s relationship.
We can use the Carnes study's findings as the basis for these 10 tips on how to be a nicer person with the person you love the most:
1. Make an effort to understand your partner’s needs.
Political skill, as shown by Carnes, helps men, at least, get along better with their partners insofar as conflict can detract from a couple’s satisfaction. Taking a page from the political skills playbook means that you look at your relationship with your partner as worth your time and energy.
2. Respect your partner’s boundaries.
You would never intrusively ask an acquaintance to share highly personal details. Your partner may have some areas that he or she wishes to keep private. Don’t go where you’re not invited.
3. Be courteous.
There is no reason to be rude or crass with your partner, even though you feel that you can be “yourself.” Maintain at least some of the social graces with your partner that you would when you’re out of the house, including table manners and overall demeanor.
4. Be careful with the words you use.
That political skill index did include social astuteness, or knowing the right things to say to others. You don’t have to edit yourself quite as heavily in your closest relationships, but it’s still important to phrase your communication in a way that isn’t hurtful or disrespectful.
5. Remember that the relationship is a two-way street.
You would like to, and probably indeed expect, that your partner will treat you with kindness and respect. Again, returning to the concept of political skill, part of getting along with others is being able to see yourself in relation to them. How do you want your partner to see you? Presumably, you prefer to be treated with kindness and a modicum of courtesy, and therefore you should demonstrate the same level of tact.
6. Recognize that your partner may be as stressed as you are.
Work-family conflict in terms of role obligations and overload are true competitors with your ability to enjoy your partner. It may feel natural to think of yourself as the stressed-outone, but it’s possible your partner comes home with a similar level of angst. If you can be a sounding board for your partner’s frustration, this can go a long way toward both of you feeling able to take on the outside world. It doesn’t hurt to offer help on days or weeks that are particularly stressful for your partner.
7. Don’t make assumptions about what your partner is feeling.
That social awareness Carnes studied includes being able to read people well, and to do this, you need to maintain an open mind toward what other people are experiencing. You wouldn’t pretend to know what a stranger is thinking, and even though you know your partner very well, be ready to be surprised at what you learn.
8. Take a look in the mirror.
It’s great to feel that you don’t have to put your public face on while at home, but every once in a while your partner may appreciate your getting dressed up, even if it’s just a lazy Sunday afternoon. It’s particularly important that you do so if the Sunday afternoon includes a visit from your partner’s family. Showing respect to the other people your partner cares about may be just as important as showing you care about how your partner sees you.
9. Assume your partner is being truthful.
Are you skeptical of what your partner is doing when you’re not together, or do you feel that your partner sometimes covers up for a mistake or for spending too much on clothes? This makes it difficult for your partner to feel accepted and can lead to your being perceived as untrustworthy yourself.
10. Stop yourself before you say something you’ll wish you could take back.
Once some words are said, they can’t be unsaid, although it’s easier to apologize to your partner than to someone you don’t know that well. Still, if you practice your political skills in the home, you’ll avoid making too many of those uncalled for or overly harsh remarks.
Getting along with your partner requires that both of you navigate and negotiate some highly personal and difficult areas. Practicing niceness can help make your important relationships that much more fulfilling and enjoyable for both of you.
Copyright Susan Krauss Whitbourne 2017
Source: https://www.psychologytoday.com/blog/fulfillment-any-age/201707/10-ways-be-nicer-the-person-you-love-the-most?utm_source=FacebookPost&utm_medium=FBPost&utm_campaign=FBPost

Thứ Tư, 26 tháng 7, 2017

Thỏa thuận trước khi mình cưới nhau

Gửi Quạ,
Em có 10 “thỏa thuận” trước khi quyết định dọn đồ sang ở với anh và mình trở thành vợ chồng.
1. Em là vợ anh. A, B, C, D và những cô gái khác thì không phải.
2. Việc nhà là việc chung, dĩ nhiên em sẽ là người chịu trách nhiệm chính. Nhưng anh cần hiểu trách nhiệm đó không chỉ thuộc về em, và quan trọng là anh làm cùng em, em sẽ rất vui.
3. Em không thường nhõng nhẽo, nũng nịu, nhưng không có nghĩa là anh quên mất em có quyền làm vậy.
4. Anh có thể đi đâu cũng được, bạn bè bù khú, bia bọt bét nhè. Miễn là, anh báo cho em biết trước khi đi và chính xác giờ về. Và cứ vậy, đúng giờ thì anh về. Lo lắng thì cũng sẽ thành sốt ruột. Sốt ruột nhiều sẽ nóng trong người. Mà em thì không muốn đón anh bằng cái mặt hầm hầm hoặc không thèm nói một lời.
5. Trong các bữa nhậu, tuyệt đối không được nói gì về những chủ đề liên quan đến “vợ tao thế này, vợ mày thế nào“. Và khi nói về em với người khác, từ “” để ám chỉ em là từ em cảm thấy không vui.
6. Khi em bực bội, càu nhàu hãy cười hì hì với em. Nếu mình cãi nhau, hãy nhường em ba câu. Vì em nóng nảy và hay la lối. Em sẽ cố gắng sửa. Khi chưa sửa được, em nhờ anh.
7. Mọi chuyện trong nhà, hãy hỏi em và anh là người quyết định. Em vui vì được chia sẻ cùng anh.
8. Anh không cần phải cố gắng miễn cưỡng tặng quà để làm cho em vui, dù em thích quà. Nếu anh thấy vui và thấy việc làm em vui, chăm sóc em bằng mấy thứ nho nhỏ như… quà thì anh cứ làm (nghe vô lý nhỉ?).
9. Chồng em là người sẽ ở cạnh em suốt cả những ngày sau này. Em muốn được tự hào vì có anh làm chồng. Hãy cho em có cơ hội để tự hào về điều đó.
10. Luôn nhớ rằng, lý do để chúng ta trở thành vợ chồng là tình yêu mỗi ngày một nhiều hơn giữa anh và em. Nó đủ lớn và sẽ ngày càng lớn hơn để tụi mình là một gia đình bền chặt về mãi sau này. Hãy gìn giữ nó cùng em.
(Có thể) là vợ anh,
Mèo.
Source: http://xanhmagazine.com/thoa-thuan-truoc-khi-minh-cuoi-nhau/

Soái ca Trung Quốc 'phải lòng' cô gái Việt từng ly hôn và hơn 4 tuổi

Kim Liên (Quảng Ninh) từng trải qua cuộc hôn không bình yên trước khi gặp và yêu Chen HiYong - ông xã của cô hiện tại. Năm 2014, Liên lên xe hoa cùng chồng cũ nhưng chỉ vỏn vẹn 2 tháng sau, họ quyết định 'đường ai nấy đi'. Cô gái Quảng Ninh chọn cách đi du học để vượt qua biến cố lớn của đời mình. Cô sang Giang Tô để theo học Thạc sĩ ngành Kinh tế và tại đây, số phận Liên đã có nhiều thay đổi.
Chen HiYong kém Liên 4 tuổi, là sinh viên ngành IT cùng trường. Ngày đầu gặp nhau, Liên chẳng có ấn tượng nhiều về "cậu em", ngoại trừ việc anh chàng đẹp trai, thư sinh và điềm đạm. Lần đó nghỉ lễ, Chen không về nhà mà ở lại trường. Liên là du học sinh nên cũng không về nước trong kỳ nghỉ ngắn. Chen hẹn Liên buổi tối sẽ cùng nhau đi ăn bánh trôi. Liên đã nhận lời nhưng rồi mải làm thêm nên lỡ hẹn.

"Tối hôm đó, tôi đi làm về thì thấy anh ấy đừng chờ dưới sân ký túc xá. Tôi nói rằng bây giờ đã rất khuya nên chẳng còn chỗ nào bán bánh trôi nữa. Anh ấy vẫn không chịu nên chúng tôi cùng nhau đi mua đồ về tự làm. Sau khi cùng nhau ăn xong và dọn dẹp sạch sẽ phòng ký túc, Chen nói với tôi rằng: 'Hôm nay ăn bánh bánh trôi của em rất ngon, hay là mình yêu nhau đi'. Tôi có chút bất ngờ nhưng không mấy bận tậm, tôi từ chối thằng thừng vì cho rằng điều đó quá vớ vẩn",Liên kể lại lần được Chen tỏ tình một cách "chóng vánh".
Chen về phòng vẫn không quên nhắn tin thuyết phục Liên. Anh khuyên cô suy nghĩ thêm về lời đề nghị của mình. Cô gái Quảng Ninh cũng bị rung động trước sự hiền lành, chân thật của cậu em kém tuổi, nhưng cô tự ti về hoàn cảnh của mình. Liên trăn trở 2 ngày rồi quyết định nói hết những gì mình đang giấu kín. Chen không trả lời tin nhắn của Liên cho tới tận mấy hôm sau, anh hồi âm cho bạn gái ngắn gọn: "Chỉ cần từ giây phút này, em yêu mình tôi. Quá khứ của em, chúng ta sẽ không bao giờ nhắc đến".
Hình ảnh Liên và Chen những ngày đầu yêu nhau tại trường đại học Southeast, Trung Quốc.
"Anh ấy nói được và quả nhiên đã làm được. Kể từ đó tới nay gần 3 năm bên nhau, trong những lúc mâu thuẫn nhất, anh ấy cũng không mang quá khứ của tôi ra trách móc", Liên chia sẻ. Nhiều người không hiểu vì sao Chen trẻ tuổi, nhiều ưu điểm như vậy lại "phải lòng" một cô gái "đã cũ" như Liên. "Bạn bè hỏi tôi có 'chiêu' gì để mê hoặc anh? Tôi cũng không biết ở mình có gì khiến người đàn ông ấy si mê đến vậy. Chỉ biết Chen rất nghe lời tôi, thậm chí có bao nhiêu tiền cũng đưa tôi giữ hết. Có lần hai đứa cãi nhau, Chen tức giận bỏ đi nhưng ra tới cổng ký túc xá lại quay về xin lỗi vì trong người chẳng còn đồng nào", Liên kể lại kỷ niệm dở khóc, dở cười.
"Khi Chen quen tôi, có rất nhiều cô gái khác để mắt tới anh ấy. Nhưng Chen là dân IT khô khan, cũng chẳng có nhiều thời gian để đầu tư cho chuyện theo đuổi, tán tỉnh. Tôi lại hiểu chuyện, không đòi hỏi anh phải cung phụng hay chiều chuộng mình. Có lẽ vì thế mà Chen cảm thấy tôi phù hợp nhất với anh", cô gái sinh năm 1990 cho rằng đó là lý do Chen chọn cô để dành tình cảm.
Khi quen Chen, Liên không nghĩ anh lại xuất thân từ một gia đình "trâm anh thế phiệt". Cha của Chen là giám đốc của tập đoàn xây dựng có tiếng tại thành phố Thượng Hải. Khi đưa Liên về giới thiệu, mẹ Chen tỏ ý không vừa lòng khi con trai yêu một cô gái hơn tuổi, thấp bé và nhan sắc không có gì nổi trội. Nhưng cha mẹ anh không gay gắt ngăn cản chuyện tình cảm của Chen mà muốn thử thách tình yêu đôi trẻ. Theo lời cha mẹ, Chen phải sang Canada du học 3 năm, nếu cả hai vượt qua được quãng thời gian này thì sẽ nhận được lời chúc phúc từ họ.
"Soái ca" của Liên không ngại vào bếp nấu nướng, giặt đồ, dọn dẹp nhà giúp bạn gái.
Khi tình yêu vừa chớm nở đã phải xa cách, Liên rất đau khổ. 2 năm Chen học ở nước ngoài, ngày nào Liên cũng dậy từ 4h để nói chuyện cùng bạn trai. Đổi lại, Chen luôn cố thức khuya để hỏi han, quan tâm bạn gái sau mỗi ngày đi làm, đi học vất vả. "Anh ấy thương tôi 'có tuổi', sợ tôi chờ đợi quá lâu nên rất cố gắng học. Quãng thời gian 3 năm được rút ngắn xuống còn 2 năm. Anh vừa về nước hồi tháng 5 vừa qua", Liên nói.
Những tưởng chuyện tình của Liên và Chen đã tới hồi kết đẹp, họ lại vấp phải sự phản đối dữ dội từ gia đình Liên. Bố mẹ cô thương con gái từng đổ vỡ, thấy chàng rể tương lai ít tuổi, nhà giàu nên rất lo. Chen chẳng cách nào thuyết phục bố mẹ bạn gái ngoài sự chân thành.
"Sau khi tôi tốt nghiệp về nước thì vùi mình vào công việc. Thấy tôi chẳng yêu ai, vẫn giữ liên lạc với anh nên bố mẹ tôi cũng dần hiểu ra mối quan hệ này là nghiêm túc. Đợt vừa rồi anh về Việt Nam thăm tôi, bố mẹ tôi cũng thiện cảm và giờ đón nhận vui vẻ", Liên kể.
Khi được hỏi: "Đã một lần lỡ dở, tại sao lại tin vào người đàn ông kém mình 4 tuổi?", Liên trả lời: "Tôi từng kết hôn với người chồng hơn mình 4 tuổi nhưng vẫn phải là người phải đứng ra bao bọc đối phương. Còn với anh, tôi thấy mình nhỏ bé và bình yên dù anh trẻ tuổi. Chen có thể cùng tôi nấu ăn, rửa bát và dọn đồ. Có đôi lúc ở bên tôi, anh ấy giống như một đứa trẻ. Nhưng những việc lớn đều đứng ra gánh vác, lo liệu. Chính anh giúp tôi hiểu, tuổi tác không phải vấn đề quá quan trọng".
Hiện tại, Liên dành nhiều thời gian cho công việc quản lý tại một công ty xuất nhập khẩu. Cô cũng theo đuổi việc học tập để giành tấm bằng Tiến sĩ Kinh tế tại trường Đại học Fudan, Thượng Hải. Nói về những dự định trong tương lai, Kim Liên chia sẻ: "Chúng tôi sẽ không tổ chức đám cưới mà chỉ đăng ký kết hôn rồi cùng nhau đi du lịch. Tất nhiên vẫn sẽ có bữa tiệc nhỏ dành cho gia đình, bạn bè vào tháng 8 tới. Tiếp đó, Chen sẽ về Việt Nam làm việc và sống với tôi một thời gian. Khi chúng tôi có con, cả nhà sẽ về Thượng Hải để bắt đầu ổn định cuộc sống".

Source: http://tiin.vn/chuyen-muc/yeu/soai-ca-trung-quoc-phai-long-co-gai-viet-tung-ly-hon-va-hon-4-tuoi.html

Tiến sĩ Hàn chấp nhận sống ở Việt Nam để vợ không phải làm dâu

Ít có bộ phim nào được bàn luận nhiều giống như Sống chung với mẹ chồng. Trong phim này, biên kịch Đặng Thiếu Ngân đã ít nhiều lấy cảm hứng từ mình - làm dâu trong một gia đình 'trâm anh thế phiệt' Hàn Quốc, có người mẹ chồng từng tốt nghiệp ngành Nội trợ - Làm vợ tại Lee Hwa (Đại học nữ danh tiếng nhất Hàn Quốc), nên rất chu toàn, nghiêm khắc. Nhưng điều đáng nói là, chồng của chị đã từ bỏ sự hậu thuẫn của gia đình, cùng tương lai xán lạn ở quê nhà, chứ không để vợ phải 'sống chung với mẹ chồng'.
Tiếp xúc với Đặng Thiếu Ngân, vẻ đẹp và sự cá tính, độc lập ở chị sẽ khiến phụ nữ ngưỡng mộ, đàn ông thì cảm thấy khó chinh phục. Cũng vì cá tính này, Ngân đã lọt vào mắt xanh của chàng trai Hàn Quốc Park Ji Hoon - hiện là tiến sĩ ngôn ngữ giảng dạy tại Đại học quốc gia Hà Nội.

Biên kịch Đặng Thiếu Ngân, phim Sống chung với mẹ chồng.
Vào năm 1993, khi là sinh viên ngành văn hóa và ngôn ngữ Hàn Quốc, cô nữ sinh Thiếu Ngân đã gặp anh Ji Hoon - khi anh đang là trợ giáo tại khoa Tiếng Việt (Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc) - sang Việt Nam và thăm lớp chuyên ngành của Ngân. Cô gái Việt 18 tuổi chẳng mấy ấn tượng với chàng trai Hàn Quốc hơn mình 5 tuổi, nhưng anh thì bị ấn tượng mạnh.
'Hồi xưa tiếng Hàn tôi còn kém. Lúc thấy anh ấy châm thuốc hút, tôi đã nói một từ, với nghĩa là 'thằng nghiện', khiến anh ấy sững sờ không nói được câu nào', chị Ngân nhớ lại.
Họ gặp lại nhau lần hai, khi Thiếu Ngân được học bổng du lịch Hàn Quốc vào nghỉ hè trước năm cuối. Tình cờ thay, Ji Hoon là người chịu trách nhiệm hướng dẫn cô. Lần gặp này, trước khá đông sinh viên, chàng trợ giáo đề nghị Ngân hát một bài. Trùng hợp sao, cô gái Việt hát đúng bài mà anh rất thích. Cũng vì thế anh càng để ý chị hơn.
Một tháng tiếp theo, anh hộ tống Ngân và người bạn cùng lớp rong ruổi khám phá Hàn Quốc. Năm sau, anh sang Việt Nam học phó tiến sĩ. Trong hai năm ở đây, Ngân và Ji Hoon thỉnh thoảng hẹn nhau đi chơi cùng đám bạn chung, cũng có những lần chị ghé qua nhà nhờ vả vài việc. Cô gái đôi mươi vẫn vô tư chơi với Ji Hoon như bao bạn khác giới, không hề biết chàng trai Hàn Quốc dành cho mình tình cảm đặc biệt.
'Đến một ngày anh ấy nói: 'Nếu anh muốn cầu hôn em thì có được không?'. Tôi trợn tròn mắt đáp: 'Không được' và cười ha hả', chị kể. Sau này nhớ lại, chị thấy xấu hổ vì cái tính vô tư đến mức vô tâm của mình.
Đặng Thiếu Ngân (cô gái trong ảnh) và anh Park Ji Hoon (đeo kính đen bên trái) gặp nhau lần thứ hai vào năm 1994 ở Hàn Quốc.
Đó là khoảng thời gian hạnh phúc thì ít, mà đau khổ thì nhiều với 'giáo sư Park' (tên bạn bè thường gọi anh). Mang hy vọng tràn trề đến Việt Nam học hành, có cơ hội ở bên cô gái mình thương, nhưng cô gái Việt này giống như một tâm hồn tự do, không thể nắm bắt. Bao lần trái tim anh đau đớn, chỉ biết tìm đến men rượu.
Lâu ngày không thấy người bạn này hỏi thăm, Thiếu Ngân gọi đến nhà thì người giúp việc nói anh bị ốm phải về nước điều trị. Người này cũng trách chị vô tình và khiến chàng trai Hàn Quốc bị ốm tới vậy. 'Được kể tôi mới biết, nhiều lần tôi hẹn đến nhà chơi, anh ấy trang hoàng nhà cửa, thổi bóng, thắp nến, chọn nhạc, đặt bánh... để tạo bất ngờ cho tôi nhưng đều 'bể show'. Anh ấy từng loét dạ dày do buồn bực bởi nghĩ tôi không cảm nhận được tình cảm của anh', chị kể thêm.
Sau lần đó, chị bớt vô tình với anh, tình cảm cũng dần nảy nở. Cuối 1997, Đặng Thiếu Ngân sang Hàn học MBA. Anh Ji Hoon lại đang ở Việt Nam. Thời ấy anh đã phải bán chiếc xe máy - tài sản giá trị nhất của mình thời đó - để gọi điện thoại cho chị mỗi tối trước khi ngủ, chỉ vì chị... sợ ma.
Tình cảm của anh cuối cùng cũng chinh phục được chị. Cuối năm 1999, hai người về ra mắt gia đình. Mẹ và các chị của Ji Hoon không hề muốn con trai lấy vợ Việt, song không thể xoay chuyển được quyết tâm của anh.
Hai con của biên kịch Đặng Thiếu Ngân 17 tuổi và 10 tuổi, đang học trường tiếng Hàn ở Hà Nội.
Họ kết hôn vào năm 2000. Sau đám cưới, biết chắc vợ không thể đáp ứng được các tiêu chuẩn của mẹ chồng, nếu sống tại Hàn, hạnh phúc của họ khó có thể đảm bảo, nên người đàn ông này đã từ bỏ con đường được trải thảm, mà chọn cuộc sống tự bươn trải ở Việt Nam.
Dù không phải làm dâu nhưng những kỳ nghỉ về với gia đình chồng, cũng đủ chị Ngân hiểu sự gian nan khi có mẹ chồng Hàn Quốc. Chị kể, mẹ chồng chị quan niệm không nên ăn nhiều, chỉ nên ăn vừa. Thời chị mới mang bầu bé đầu mỗi bữa chỉ dám ăn bát cơm, bởi gia đình chồng ai cũng một lượt xới. Tối nào bụng chị cũng kêu gào, nhưng nghĩ 'nhập gia tùy tục' nên cố làm quen.
Lại có lần khi gia ngoài cùng nhau, chị vừa phải bế con, vừa phải mang đồ trẻ con. Chị đưa túi cho chồng cầm, đến lúc về thì bị mẹ chồng phi thẳng túi đó vào người, nói đó là việc của phụ nữ. Sững sờ trước hành động đó, nhưng chị vẫn nói: 'Vâng, về sau con sẽ cầm', bởi chị hiểu mẹ đã vất vả
Mình không vui nhưng cũng không sưng sỉa, mình không ghi sổ thù vặt hay gì cả. Mình hiểu rằng tấm lòng người mẹ, mẹ chồng nào cũng yêu con họ vô cùng, người ta hy sinh tất cả cho đứa con thành đạt, coi con mình là số 1, hoặc người ta chưa ưa mình, thì mình phải chịu. Quan trọng là làm sao mình nỗ lực để đến lúc nào bà sẽ tự nói với con bà cầm túi cho mình.
Bao nhiêu áp lực, căng thẳng từ gia đình, anh chịu hết. Về phần Ngân, không hề biết gia đình chồng quyền quý đến mức nào, cũng không hề biết mình chẳng được lòng gia đình. Thậm chí, chị còn tự tin nghĩ mình ở Việt Nam cũng không đến nỗi nào, chắc sẽ được chào đón.
'Nhờ sự hồn nhiên của tôi, mà suốt 18 năm qua tôi đã có cuộc sống bình thường, không có bất cứ va chạm nào với nhà chồng, cho đến khi mẹ chồng mất, tôi mới sửng sốt nghe bà không hề thích mình', chị Ngân kể.
Vượt qua sự phản đối của gia đình, vượt qua cả cái tôi quá lớn, Đặng Thiếu Ngân và chồng đã xây dựng cuộc sống hôn nhân dựa trên tinh thần... hai người bạn. Chị thấy may mắn vì anh luôn thấu hiểu, nhường nhịn và tâm lý với vợ.
'Với chúng tôi, khái niệm 'vì nhau' rõ hơn 'yêu nhau'. Anh ấy thì luôn giúp vợ được sống đúng là mình. Tôi cũng luôn cố gắng giúp chồng đạt được tâm nguyện riêng. Vợ chồng chưa bao giờ có mâu thuẫn đáng phải bận tâm, nhưng cũng chẳng bao giờ nói với nhau mấy lời sến sẩm', chị cho biết thêm. Hơn chục năm qua, chị luôn tặng anh tấm thiệp sinh nhật có khẩu hiệu 'Best friend forever'.
Đặng Thiếu Ngân cho rằng, không phải tính cách hồn nhiên hay sự khéo léo của chị giúp cho cuộc hôn nhân và công việc suôn sẻ, mà bởi vì chị 'thông minh và biết nể chồng'.
Không như đa số đàn ông Hàn Quốc, anh Ji Hoon rất gần gũi gia đình nhà vợ. Anh cho biết luôn thấy biết ơn vì được bố vợ - Đạo diễn Đặng Tất Bình - và chị vợ - biên kịch Đặng Diệu Hương - rất chiều mình.
Hơn 40 tuổi, Đặng Thiếu Ngân có cuộc sống nhiều người mơ ước. Chị vừa có bằng Tiến sĩ về Văn hoá Hàn Quốc, hiện là Phó chủ tịch Hội nghiên cứu Hàn Quốc, Phó tổng biên tập Tạp chí Hàn Quốc và đảm nhiệm chức vụ Giám đốc đối ngoại - Marketing của một công ty Hàn Quốc ở Việt Nam. Chị cũng có một tổ ấm hạnh phúc. Hai con chị đang học ở trường quốc tế ở Hà Nội.
'Tôi không thèm bất cứ thứ gì về vật chất của người xung quanh, cũng không nhìn người khác để so sánh. Tôi cũng chưa từng có một giấc mơ cháy bỏng, chưa từng đặt bất cứ mục tiêu nào cho cuộc đời mình... Có vì thế, tất mọi thứ đều đến một cách tự nhiên', chị bộc bạch.