My photos

My photos

Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

Góc nhìn về giáo dục Phần Lan của chị Nguyễn Huyền

SỰ THẬT GD PHẦN LAN (P1)
Bạn Nhung Hong Do- cộng sự đi cùng mình (do mình rủ, may thế, có thêm ng quan sát) tới Phần Lan. Bạn cũng đang học hơn 3 năm Media Education ở Phần Lan luôn.
Link đính kèm là chỉ nói riêng chuyện bài tập về nhà do mình viết. Nên đọc thêm status của Nhung. Tụi mình ko có ý chê bai GD PL mà ngược lại là rất ngưỡng mộ, nhưng cực kỳ ghét cái thói quen 'tô hồng' và huyền thoại hoá ở nhà mình. Bởi vì khi huyền thoại hoá thì họ chỉ ngưỡng mộ và mơ tưởng chứ chả buồn làm gì để vươn tới sự tốt đẹp hơn. GD PL được như hôm nay là nỗ lực ko ngừng của họ.
Status bạn Nhung:
'Bạn Huyền - giảng viên ĐH Sư phạm TP. HCM, sắp thành Tiến sĩ Giáo dục học ở Anh - và tôi đã dành 1 tuần năm ngoái "đột nhập" vào các trường phổ thông ở khu vực Helsinki và Turku để tận mắt chứng kiến giáo dục Phần Lan là như thế nào. Dĩ nhiên là quá tuyệt vời! Khiến tôi chỉ ước ao lúc nhỏ mình được học như vậy, và khao khát trẻ em VN cũng được vậy chứ ko phải vật lộn quần quật với bài vở cả ngày.
Nhưng mọi thứ không ở mức tuyệt đối và hồng chói lói như cái clip của Michael Moore mà mọi người share ào ạt tuần rồi.
Học sinh tiểu học Phần Lan không có bài tập về nhà ư? Có chứ. Điểm khác biệt là những bài tập này chỉ đòi hỏi các bé dành 5 - 15 phút mỗi ngày để làm, và nội dung thì không hề đánh đố. Để biết thêm chi tiết, mời xem bài viết sau của Huyền.
Còn lên những bậc học cao hơn thì dĩ nhiên bài tập nhiều và khó hơn (so với tiểu học PL, chứ chỉ là con muỗi so với cấp 3 VN). Tôi đã từng ngồi vài tiết trong một trường cấp 3 hệ IB (tú tài quốc tế) và cũng nhận ra sự uể oải chán học của một số em, cả đám HS lớp 10 đánh vật với một phép tính khá đơn giản vào giờ Toán ôn tập kiến thức cấp 2. Điều khác biệt là GV rất kiên nhẫn chờ HS ra kết quả, giảng giải tận tình kiến thức lớp dưới chứ ko cáu. HS làm sai cũng ko có lí do gì để nhục.
Và cũng có HS lười, ko chịu làm bài tập, cô giáo hỏi tới thì đổ thừa máy tính của em hư, em bệnh blablabla. Cô giáo đương nhiên là biết nó dóc tổ nhưng cũng chỉ mỉm cười cho qua, và dặn lần sau làm bài đưa cô xem.
Dường như càng lên cao thì áp lực kiến thức khiến những lớp học phổ thông ít vui hơn. HS cấp 3 ngồi bàn ghế bình thường, mặc dù muốn ngồi đâu cũng được, chứ lớp học ko bố trí linh hoạt như cấp 1, 2 nữa.
Học sinh tiểu học PL có căng thẳng ko? Cũng ko phải là ko. Bạn tôi có một đứa cháu trai năm ngoái vào lớp 1. Suốt một học kì đầu, thằng bé biếng ăn hẳn, khiến giáo viên lo lắng báo với phụ huynh. Trước đó, thằng bé vốn khá bụ bẫm và đam mê ăn uống vô cùng tận, nhưng khi bắt đầu đi học nó tỏ ra đăm chiêu, lo lắng, ở nhà lẫn ở trường đều ăn ít hơn trước. Nhưng qua học kì 2 thì nó quen và bình thường trở lại.
Một cô bé khác từng rất ghét trượt tuyết năm học lớp 3. Lý do là vì trong một số giờ học trượt tuyết ở trường, bé khá chậm và thua bạn. Bé không thích cảm giác ấy nên ghét luôn môn này, về nhà ba mẹ rủ cũng nhất quyết ko thèm trượt tuyết. Nhưng một vài năm sau gặp lại, tôi đã thấy bé trượt tuyết vèo vèo, yêu tất cả các môn thể thao, nhất là điền kinh và trượt băng.
Tóm lại, những hiện tượng gọi là "cá biệt" của giáo dục thì PL cũng có, nhưng họ ko dán nhãn cho HS là "cá biệt" mà dành cho nó sự quan tâm nhiều hơn, phối hợp với gia đình chặt chẽ và kiên nhẫn tìm cách khắc phục.
Điều làm tôi nể phục giáo dục và người làm giáo dục PL nhất là họ không bao giờ nghĩ mình đang ở trên đỉnh thế giới và không cần thay đổi nữa. Họ cũng chẳng mấy quan tâm năm nay PISA PL lên hay xuống hạng. Suy nghĩ phổ biến nhất của họ là: "À, chúng tôi đang là tốt đấy, nhưng vẫn còn nhiều chỗ có thế thể tốt hơn nữa".
PL sắp kết thúc năm học đầu tiên với chương trình mới, được xem như cải cách giáo dục lần 2. Tại sao phải cải cách trong khi thế giới đang ngưỡng mộ họ? Vì chương trình kia đã dùng hơn 10 năm, nhiều điều đã ko còn phù hợp với thời đại mới. SGK mới, cũng như cũ, được viết ra bởi những giáo viên phổ thông nhiều kinh nghiệm đứng lớp, qua rất nhiều bàn thảo góp ý (của những chuyên gia giáo dục uy tín, chứ ko phải của toàn dân cõi mạng vốn là tiến sĩ ném đá như FB xứ Việt), và có nhiều bộ sách để GV tùy ý lựa chọn.
Còn ấn tượng nhất ở trường phổ thông PL? Là ở đây, tôi đã gặp những phụ nữ PL duyên dáng nhất, kiên nhẫn, tận tâm, uyên bác, khéo léo, dịu dàng, yêu trẻ em... nhất xứ. Đúng nghĩa "cô giáo như mẹ hiền". Nghĩa là quy trình tuyển chọn và đào tạo sinh viên Sư phạm rất chặt chẽ và nghiêm cẩn của PL đã phát huy tác dụng. Nghề giáo ở PL cũng được kính trọng trong xã hội hơn nhiều nước phương Tây khác. Lương của GV PL ko phải là cao nhất (PISA có so sánh mục này) nhưng đủ sống thoải mái, và được 2 tháng nghỉ hè hàng năm (nghỉ thật sự chứ ko phải nghỉ trên danh nghĩa như GV VN). Nghề nghiệp được xem là "most-wanted" cho phép các trường ĐH Sư phạm PL tuyển sinh những sinh viên phù hợp nhất. Họ ko hẳn là người giỏi nhất, thông minh nhất, nhưng là người sở hữu những phẩm chất cần có của một nhà giáo.
Viết dông dài vậy để nói: clip của Michael Moore thú vị, nhưng có phần phiến diện và tô hồng. Điều này cũng ko gây ngạc nhiên cho tôi, vì M. Moore, vốn nổi tiếng với "Fahrenheit 9/11", "Sicko", "The Awful Truth", là người luôn phê phán mãnh liệt chính trị - xã hội Mỹ quyết liệt và cay nghiệt nhất.
Không riêng gì Moore, search trên mạng thấy các bài viết của Mỹ về giáo dục PL thường dùng những từ như "phép lạ", "huyền thoại", "kì diệu"... Nhiều bài báo VN cũng vậy.
Tất nhiên, nếu so sánh với những nền giáo dục đang mắc đủ chứng bệnh trầm kha thì giáo dục PL hẳn là phép màu. Nhưng cổ tích ko có thật, mà giáo dục PL thì rất thật, nên nó giống tiểu thuyết hay phim tài liệu hơn. Có tốt có xấu, có thăng có trầm, có đủ mảng màu sáng tối như mọi lĩnh vực trong đời sống này. Vậy mới vui chứ. Quan trọng hơn, nếu nghĩ giáo dục PL là huyền thoại, cổ tích, thì những nước khác coi như tuyệt vọng nếu có ý muốn học tập, bởi phép lạ trời cho ai nấy hưởng, điều kì diệu đâu đến hai lần. Người Phần ko hề "giấu nghề" khi ai hỏi về giáo dục nước mình, họ có bộ phận chuyên trách để phổ biến kinh nghiệm cho khách khứa năm châu muốn học hỏi. Estonia là một ví dụ thành công, đang được gọi là "Phần Lan mới" trong giáo dục.

Source: https://www.facebook.com/ngtt.huyen/posts/10213198144653638

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét