My photos

My photos

Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2020

Lý Nhã Kỳ: 'Phụ nữ phải bản lĩnh mới hút đàn ông thành đạt'

Lý Nhã Kỳ khẳng định phụ nữ đẹp trong cuộc sống không thiếu, nhưng để kiếm một người có bản lĩnh, khí chất và hiểu biết là điều không dễ dàng.

Lý Nhã Kỳ tại Cannes 2018.
- Cảm xúc của chị khi biết LHP Cannes 2020 bị hủy do Covid-19?
- Đến Cannes với tư cách nhà đầu tư, nhà bảo trợ và sản xuất phim, tôi luôn chuẩn bị hết sức chỉn chu. Tham dự nhiều mùa nhưng với tôi, Cannes năm nay có ý nghĩa hết sức đặc biệt bởi tôi có phim đóng vai chính cùng tài tử Han Jae Suk. Do đó, tôi càng chăm chút cho những bộ trang phục để thể hiện sự tôn trọng với ban tổ chức, mọi người và với chính mình. Tôi đã liên hệ những nhà thiết kế hàng đầu Việt Nam như Hoàng Hải, Anh Thơ, Đỗ Long, Lê Thanh Hòa... để chuẩn bị trang phục. 
Từ Tết Nguyên đán, tôi và ê-kíp đã bàn bạc, lên layout cụ thể cho sự xuất hiện này trong từng ngày tại Cannes. Liên hoan phim này là nơi để những ngôi sao từ khắp mọi nơi đổ về, khoe nhan sắc trong những bộ váy áo rực rỡ. Có những thiết kế tiêu tốn cả tháng trời thực hiện. Tuy nhiên, sự kiện bị hủy bởi những biến động khó lường của Covid-19. Quyết định hủy bỏ sự kiện là việc nên làm, song điều này khiến fan điện ảnh, các nhà làm phim phải gánh chịu sự thiệt thòi rất lớn khi mất đi cơ hội được theo dõi các bộ phim, những minh tinh tầm cỡ thế giới tham dự. 
Tôi bỏ ra nhiều tâm huyết, háo hức chờ ngày "bung lụa" nên không tránh khỏi cảm giác hụt hẫng khi nhận được email thông báo sự kiện điện ảnh có quy mô hàng đầu thế giới bị hủy. Tôi tin, không chỉ mình mà các nhà làm phim, giới showbiz thế giới đều khó có thể cảm thấy vui vẻ với thông tin này.  Đầu tư nhiều, việc không thể xuất hiện như dự kiến khiến tôi bị thiệt hại về kinh tế. Tuy nhiên, đây chỉ là con số nhỏ so với rất nhiều người khác. Nhìn vào mặt tích cực, tôi thấy mình có thêm thời gian, ý tưởng cho Cannes 2021.
Video Player is loading.
Current Time 0:25
/
Duration 0:25
Loaded: 0%
Progress: 0%
Lý Nhã Kỳ trên thảm đỏ Cannes.
- Năm ngoái, tại Cannes, một người mẫu Việt nhận nhiều chỉ trích khi diện trang phục bị nhận xét "gợi dục" trên thảm đỏ. Chị có từng nghe BTC Cannes phàn nàn về vấn đề này?
- Chúng ta hoàn toàn có cách phân biệt được việc ai đến Cannes với tư cách cá nhân, ai đến để đại diện cho ngành giải trí, nghệ thuật Việt Nam. Một diễn viên, ngôi sao, nghệ sĩ, chỉ đại diện cho hình ảnh quốc gia khi đất nước cử bạn tới tham dự, hoặc được chính ban tổ chức liên hoan phim ấy mời. Nếu ai đến Cannes với tư cách khán giả mà nói họ đại diện cho hình ảnh quốc gia thì không công bằng với những người được mời chính thức. Thành phần khán giả đến Cannes rất nhiều. Năm ngoái, Cannes cũng có những trang phục bị nhận xét là "gợi dục" trên thảm đỏ. Tôi nghĩ ban tổ chức đã quá quen với hình ảnh ấy rồi và họ cũng đã lường trước được khi tổ chức.
Tôi hạnh phúc khi truyền thông trong nước và khán giả công nhận những nỗ lực, đóng góp của mình trong quá trình vươn lên, khẳng định vị trí cá nhân tại Cannes. Với tư cách khách mời chính thức tại LHP Cannes, tôi đã cố gắng rất nhiều trong việc giới thiệu, quảng bá hình ảnh, văn hóa, đất nước con người Việt Nam. Chuyện những khán giả vô danh, làm lố tại Cannes không còn xa lạ. Chắc chắn, hình ảnh xấu của bất kỳ cá nhân nào đến Cannes ít nhiều cũng gây ảnh hưởng đến quốc gia. Ví dụ, chúng ta thường hay ấn tượng xấu về những nghệ sĩ Trung Quốc khi họ cố tình làm lố trên thảm đỏ để tạo scandal. Nhiều người khác cũng có cảm nhận tương tự. 
Hình ảnh gần gũi, bình dị của Lý Nhã Kỳ gần đây.
- Chuyện tình cảm đổ vỡ, showbiz quá bon chen là nguyên nhân khiến chị chọn sống lặng lẽ nửa năm qua?
- Đây là một nguyên nhân. Đầu 2020, vì Covid-19 nên tôi có thời gian rảnh, tận hưởng cuộc sống chậm. Từ hình ảnh mỹ nhân trên thảm đỏ, tôi thường xuyên đăng ảnh làm nông dân, lấm lem bùn đất. Tôi vào bếp nấu ăn, thu hoạch nông sản ở vườn rau, cây ăn quả của mình.
Hơn hết, tôi muốn truyền cảm hứng sống chan hòa với thiên nhiên, sử dụng rau củ quả sạch, bảo vệ môi trường tới mọi người. Việc làm nông khá vất vả. Khi trực tiếp bắt tay vào làm, tôi trân trọng hơn thành quả của người nông dân. Nó giúp tôi tĩnh tâm hơn sau những ngày làm việc căng thẳng. Hiện tại, tôi thích cuộc sống chân lấm tay bùn. Tôi chẳng quan tâm việc da mình có đen đi hay không, mặc đồ quê mùa thế nào. Với tôi, được trải nghiệm cuộc sống của người nông dân, ăn những nông sản tự tay trồng rất tuyệt vời. Bên cạnh đó, tôi cũng dồn sức vào công việc kinh doanh nên hạn chế xuất hiện ở các sự kiện của làng giải trí.
- Dành hết thời gian cho kinh doanh, tiền và sự nghiệp giúp chị hạnh phúc ra sao?
- Tiền và sự nghiệp chỉ là một phần trong cuộc sống của chúng ta, không nên là tất cả. Một người phụ nữ thành công, bản lĩnh luôn biết cách hưởng thụ hiện tại. Không chỉ biết tự yêu bản thân, họ còn học được cách dừng lại đúng lúc, nhìn nhận những giá trị tốt đẹp của cuộc sống xung quanh, không giữ trong lòng những suy nghĩ tiêu cực làm ảnh hưởng tới bản thân và không đem lại lợi ích gì. Có lối tư duy tích cực, chúng ta mới có thể đi càng xa, gặp được càng nhiều hạnh phúc.
- Công chúng thấy Lý Nhã Kỳ là mẫu phụ nữ bản lĩnh, mạnh mẽ. Chị có bao giờ yếu lòng?
- Là phụ nữ, dù mạnh mẽ hay nhẹ nhàng, tình cảm trong chuyện tình yêu thì chắc chắn sẽ có những phút giây yếu lòng. Chúng tôi không nên trốn tránh những điều thuộc về chúng ta. Sự đa cảm, rung động; quyết định dựa vào tình cảm hay trân trọng mọi mối quan hệ vừa là thứ thuộc về phụ nữ, vừa là thứ thử thách phụ nữ. 
Không dễ dàng để vượt qua những phút yếu lòng. Nhưng tôi tin rằng mình đã làm rất tốt. Cái gì giữ quá trong lòng cũng không tốt. Phụ nữ như tôi hay đa sầu, đa cảm, dễ rơi vào trạng thái cô đơn, trầm kha nên đôi khi cần được tâm sự, sẻ chia để được giải tỏa cho nhẹ lòng hơn.
 - Sau khi trải qua một mối tình lâu năm, phụ nữ thường lười yêu, chị thì sao?
-  Khó khăn sẽ càng trở nên nặng nề, khó khắc phục nếu chúng ta cô đơn. Điều này làm cho sự yếu mềm của phụ nữ trở nên nặng nề, càng khó vượt qua thử thách. Khi cô đơn, có thể chúng ta sẽ khó tìm được một điểm tựa. Nhưng rõ ràng không có cô gái nào muốn sống một cuộc đời tách biệt hoàn toàn với xã hội. Chỉ là trong khó khăn, chúng ta nhìn nhận ra ai là người sẵn lòng chia sẻ với mình điều đó. Và ngay cả chính bản thân chúng ta, đã đủ sẵn sàng để mở lòng chia sẻ với người khác hay chưa. Tôi tin nếu mở lòng và chân thành, chúng ta sẽ tìm được người chia sẻ.
- Chị nghĩ gì về bình luận 'Vì Lý Nhã Kỳ quá thành đạt nên vô tình trở thành rào cản khiến nhiều quý ông không dám tiếp cận'?
- Tôi nghĩ rằng những cô gái độc lập, tinh tế, thành công mới khiến nhiều người đàn ông thành đạt mơ ước. Ở họ có sự trải nghiệm. Khí chất là sức hút vô hình không thể nhìn thấy. Nó được hình thức qua cách sống, trải nghiệm được tôi luyện mỗi ngày.
Những người phụ nữ đẹp trong cuộc sống xung quanh không thiếu, nhưng để kiếm một người phụ nữ có bản lĩnh, khí chất và hiểu biết lại chẳng dễ dàng. Chắc chắn, họ luôn biết cách khơi gợi các câu chuyện khiến người đàn ông trở nên tốt hơn. Nhiều chàng trai không dám tiếp cận những cô gái thành đạt là do bản thân họ thôi.
- Để trở thành một người mẹ, người vợ ở tương lại, chị nghĩ mình nên tiết chế tính cách gì?
- Tôi nghĩ cả hai người sẽ phải giảm bớt cái tôi, học cách chia sẻ, chấp nhận cái không tốt của nhau. Điều quan trọng nhất của hôn nhân là sự sẻ chia. Chỉ khi hai vợ chồng chia sẻ, xích lại gần nhau hơn thì đối phương mới thấy mình cần ở bên quan tâm, yêu thương bạn đời nhiều hơn mỗi ngày. 
Chuyện hôn nhân khó nói trước, tôi vẫn chờ duyên tới. Quan điểm của tôi vẫn là phải tìm được người tâm đầu ý hợp. Làm một người chồng tốt cũng cần nhiều tính chất khác nhau. Tôi mong chọn người được một người phù hợp với mình, và đặc biệt phải thật sự yêu thương mình.
- Kế hoạch sắp tới của chị?
- Lo lắng nhiều không làm bạn tốt hơn. Thay vì tập trung vào những chuyện không hay đã xảy ra trong cuộc sống, tôi luôn nghĩ về tương lai. Từ guồng quay công việc mang đến, tôi học cách sắp xếp thời gian biểu sao cho phù hợp để cân bằng sở thích, đam mê của bản thân với các mối quan hệ ngoài xã hội. 
Nhờ ê-kíp chuyên nghiệp, tôi luôn giải quyết công việc một cách nhanh chóng, hiệu quả để có thời gian dành cho những mối bận tâm riêng như chăm sóc cây cối. Sắp tới, tôi sẽ cho ra mắt phim Thiên đường do mình làm nhà đầu tư kiêm diễn viên chính.
Thiên Anh

Chỉ người tài giỏi mới có những mối quan hệ xã hội có ích, còn trẻ tuổi mà nhiều bạn bè cũng là xã giao vô bổ mà thôi

Năm ấy, tôi một mình lên thành phố mang theo lời dặn của bố: "Nhớ kết bạn nhiều vào nhé con!".
Vì thế khi vào đại học tôi rất thích giao lưu kết bạn, tham gia cùng lúc cả mấy câu lạc bộ, hoạt động nào cũng thấy tôi có mặt. Tôi rất thích lưu số điện thoại của người khác. Thậm chí có lúc tôi còn khoe đống số điện thoại mình có trong máy như một thứ gì đó rất đáng để tự hào. Tôi đối xử với mọi người rất nhiệt tình, chân thành nhưng không hiểu vì sao lại luôn bị xem nhẹ. Chỉ khi cần ai đó chạy chân, họ mới nhớ ra trong câu lạc bộ có sự tồn tại của tôi. Khoảng thời gian đó, rõ ràng là tôi có mặt trong hầu hết các trường hợp nhưng chưa bao giờ được coi là nòng cốt, mọi người cũng không quá muốn kết bạn với tôi. Sau mỗi hoạt động, người ở lại dọn dẹp lúc nào cũng là tôi.
Hồi đó tôi có quen một giáo viên trong trường. Có lần thầy trực ban một mình nên gọi tôi lên văn phòng trực cùng. Vì còn là học sinh nên tôi cũng vội vã lên ngay. Tôi nghe thầy nói chuyện rất lâu, tuy không có chuyện gì đặc biệt mà chỉ vài ba câu xã giao. Thấy khoe với tôi thầy phụ trách quản lý hồ sơ của trường. Tôi chăm chú lắng nghe, trước khi về còn xin số điện thoại của thầy, còn biếu thầy hai túi hoa quả mang theo. Sau này, tôi có chuyện cần viết thư giới thiệu. Vì không biết có thể lên mạng tải bản mẫu về, nên tôi lơ ngơ gửi tin nhắn nhờ thầy giúp, thầy lạnh lùng trả lời: "Tôi không rảnh."
Thực ra tôi cũng quen với việc bị từ chối như vậy nhiều rồi. Bạn nghĩ bạn lưu số điện thoại của đối phương nghĩa là sau này hai người có thể giúp đỡ lẫn nhau, nhưng bạn đã quên một điều rất quan trọng, đó là: Chỉ khi mối quan hệ bình đẳng, người ta mới có thể giúp đỡ nhau.
Chỉ người tài giỏi mới có những mối quan hệ xã hội có ích, còn trẻ tuổi mà nhiều bạn bè cũng là xã giao vô bổ mà thôi - Ảnh 1.
Câu chuyện kể trên vẫn chưa kết thúc. Vài năm sau, khi đã trở thành một giáo viên tiếng Anh, tôi nhận được một cú điện thoại vào lúc nửa đêm. Người gọi đến chính là vị thầy giáo năm xưa. Thầy cười cười trò chuyện với tôi vài ba câu đã vào ngay chủ đề chính, hóa ra thầy muốn nhờ tôi giới thiệu cho thầy một giáo viên tiếng Anh đáng tin cậy một chút, làm gia sư dạy cho con trai thầy.
Khoảng thời gian đó ngày nào tôi cũng phải lên lớp, ban ngày thì mệt thở không ra hơi, khuya đến vẫn bận hoa mắt chóng mặt, rồi lại thêm quá khứ không mấy tốt đẹp ngày xưa nên tôi trả lời qua loa: "Để hôm nào em xem giúp thầy nhé", sau đó cúp điện thoại. Tất nhiên, tôi đã không giúp gì cho thầy hết.
Sau này khi nghĩ đến chuyện này, tôi thường đặt câu hỏi vì sao tôi lại không giúp thầy, hay nói cách khác, vì sao ngày trước thầy không chịu giúp tôi?
Câu trả lời rất đơn giản, ngoài tình cảm hai bên dành cho nhau, điều kiện cơ bản khiến một người giúp đỡ bạn đó là bạn phải báo đáp lại họ được bằng một điều có giá trị tương đương. Nghĩ kĩ lại, ngày xưa tôi còn là học sinh, tôi không thể báo đáp thầy ở mức độ ngang bằng; còn sau này tôi không cần nhờ đến chuyên môn của thầy nên thầy cũng không thể trả ơn "đồng giá". Hơn nữa, nền tảng tình cảm của chúng tôi cơ bản là một con số 0 tròn trĩnh.
Hiện thực rất phũ phàng, nhưng đây chính là hiện thực. Chúng ta thích giao lưu kết bạn mà không biết rằng rất nhiều mối quan hệ nếu chỉ ở mức xã giao thì không có tác dụng gì hết. Ví dụ như lưu số điện thoại người ta, tới lúc cần giúp đỡ thì coi như bạn phí công gọi một cú điện thoại mà thôi.
Vì ở thời điểm đó, chúng ta chưa đủ xuất sắc. Tàn nhẫn vậy đấy nhưng nào có ai thực lòng muốn trợ giúp một người không xuất sắc đâu.
Chỉ người tài giỏi mới có những mối quan hệ xã hội có ích, còn trẻ tuổi mà nhiều bạn bè cũng là xã giao vô bổ mà thôi - Ảnh 2.
Có người bạn từng hỏi tôi rằng: "Tớ có rất nhiều mối quan hệ xã hội, bạn bè cũng không ít, vậy tại sao tớ càng ngày càng cảm thấy cô đơn? Đến tận hôm nay, có nhiều chuyện tớ vẫn phải tự làm vì chẳng có ai giúp đỡ hết, tớ buồn lắm."
Tôi hỏi cô ấy: "Những lúc nói chuyện xã giao, chẳng hạn giới thiệu đến tớ, cậu sẽ nói như thế nào?"
Cô ấy đáp: "Ừ thì đây là Long, bạn tôi."
Tôi lại hỏi: "Thế bình thường người ta hay giới thiệu mấy người giỏi giỏi thế nào?"
Cô ấy đáp: "À, thì chắc đây là tác giả/ MC/ đạo diễn/ giáo sư... gì gì đó."
Tôi cười: "Thế nên cậu hiểu chưa? Nếu cậu không xuất sắc, những mối quan hệ xã hội của cậu thực chất chẳng có nghĩa lý gì hết. Chỉ có những sự trao đổi bình đẳng mới có thể đổi lại bằng sự giúp đỡ hợp lý. Thế nên, khi cậu chưa đủ giỏi, chưa đủ ưu tú, đừng tốn thời gian cho các cuộc xã giao, hãy dùng thời gian ấy để học tập, nâng cao kỹ năng. Ai trong chúng ta cũng từng có mặt trong một buổi tụ họp rồi phát hiện ra bản thân chẳng biết nói gì, thậm chí cũng chẳng biết nên làm gì vì chúng ta không thuộc về tập thể đó."
Hãy nhớ rằng, chỉ có những người tài giỏi, mới có thể có được những mối quan hệ xã hội có ích.
Chỉ người tài giỏi mới có những mối quan hệ xã hội có ích, còn trẻ tuổi mà nhiều bạn bè cũng là xã giao vô bổ mà thôi - Ảnh 3.
Một người bạn làm nhà văn của tôi từng kể cho tôi nghe, trước khi cậu ấy nổi tiếng, có vài ba đầu sách xuất bản, cậu ấy từng gửi bản thảo đến một nhà xuất bản rất lớn thế nhưng năm lần bảy lượt gửi đi vẫn không có động tĩnh gì. Một năm sau, sách của cậu ấy thành hàng "best seller", tổng biên tập của nhà xuất bản này đã tự mình tìm đến cậu ấy để đề nghị viết bản thảo. Quan hệ của cậu ấy và vị tổng biên tập kia đến giờ vẫn rất tốt, bởi vì một người cần bán sách còn một người cần sách chất lượng. Có người cảm thán về mối quan hệ đặc biệt này, cậu ấy chỉ nói một câu: "Trao đổi đồng giá mới có tình bạn đồng giá."
Đừng nghĩ rằng thế giới quá khắc nghiệt, đây chỉ là quy tắc của trò chơi mà thôi.
Đừng đau buồn vì thế giới này lạnh tanh như sắt thép, tất cả đều có lý do của nó.
Năm đầu tiên tôi Nam tiến lập nghiệp, chẳng có gì trong tay nhưng tuần nào cũng có một đứa bạn đến thăm, đưa tôi đưa ăn. Nó là bạn thân nhất của tôi.
Nó từng nói, dù mày là ai thì mày vẫn là anh em của tao. Sau này tôi cũng có chút tiếng tăm nhưng gặp nó, nó vẫn nói y câu cũ, đừng có nghĩ mày là ai, mày chỉ là anh em của tao thôi. Những kiểu người như bạn tốt, được gọi là bạn thật, nó không thích hợp với quá nhiều quy tắc gò ép. Bất kể lúc nào nó cũng bằng lòng giúp bạn, dù bạn nghèo khổ hay yếu đuối, bởi vì hai bạn đã từng cùng nhau trải qua nhiều chuyện nên mọi chuyện có thế nào thì hai bạn vẫn sẽ bên nhau. Sự giúp đỡ hai bạn dành cho nhau không cần sự báo đáp đồng giá, chỉ cần tình cảm trao đi là ngang bằng, vậy là đủ. Kiểu người như vậy không cần nhiều, trong thế giới phù phiếm này, có đôi ba người cũng đủ rồi.
Thế nên, hãy từ bỏ bớt những mối quan hệ xã giao vô dụng kia đi, tập trung cải thiện, phát triển chính mình mới là cách giúp cuộc đời bạn thêm tốt đẹp. Và cũng đừng quên tình bạn thực sự vẫn tồn tại, ít nhất là ở sâu trong nội tâm bạn, hãy dốc sức để bảo vệ lấy nó.
Lý Thượng Long
Lý Thượng Long sinh năm 1990, quê tại Ô Lỗ Mộc Tề, Tân Cương (Trung Quốc). Anh là nhà văn, biên kịch nổi tiếng ở Trung Quốc với những tác phẩm về thanh niên. Bài viết trên được trích từ cuốn sách "Gọi là ổn định, thật ra là hoài phí cuộc sống" xuất bản năm 2016 của anh.

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2020

Tiếng khóc đằng sau cơn giận

BẢN CHẤT CỦA CƠN GIẬN

TIẾNG KHÓC ĐẰNG SAU CƠN GIẬN

Qua những năm tôi tư vấn cho hàng trăm người muốn hiểu ý nghĩa về cơn giận của họ, tôi biết được một điều là luôn có điều gì đó nuôi dưỡng cơn giận hơn cái người ta thấy biểu hiện ở bên ngoài. Người tức giận, bề ngoài có thể như mạnh mẽ, quyết tâm hoặc bất di bất dịch, nhưng chắc chắn là bên dưới cái vẻ bề ngoài đó là nỗi lo sợ, sự đơn độc và áy náy lẫn đau đớn. Đặc biệt là bị đau khổ. Dù họ có thừa nhận hay không, người tức giận là người đã bị tổn thương và phần nào họ tin rằng họ có thể giải quyết sự đau khổ của riêng mình bằng cách làm cho người khác cũng phải chịu tổn thương. Lý lẽ của họ thường thiếu sự nhận thức đến nơi đến chốn; tuy vậy, mỗi khi cơn giận bộc lộ không đúng lúc, nó là sự phản ảnh của vết thương sâu xa đang mong được chữa lành.
Khi tôi làm việc với các cá nhân đang cố vượt qua những ảnh hưởng tai hại của cơn giận, tôi nhận thấy họ vẫn bị vướng vào trong cơn giận của họ nếu họ không biết cách nhìn sâu vào trong tâm hồn để tìm ra các nhân tố thúc đẩy cơn giận. Đúng vậy, nếu bạn cần biết được những điều đó thì họ cũng sẽ cần biết được các phương pháp được cho là biện pháp tiến bộ để đối phó với tâm trạng bực tức, và họ có thể biết chắc là cần phải phân biệt được sự khác nhau giữa trạng thái tức giận lành mạnh và tức giận không lành mạnh.
Tuy nhiên, họ cần nhận ra rằng chỉ cố gắng chỉnh đốn cách biểu lộ cơn giận mà không đào sâu vào các vấn đề gây ra đau khổ thì có cố gắng lắm cũng chỉ đem lại sự thay đổi hời hợt bên ngoài.
Để thoát khỏi cái bẫy của cơn giận, những người này cần nhận ra tiếng khóc đằng sau cơn giận.
Sự tức giận hiện rõ trên khuôn mặt Julie khi cô ngồi trong văn phòng của tôi cùng với chồng Steve. “Chúng tôi lấy nhau được sáu năm”, cô ấy giải thích: “Và suốt thời gian đó tôi khó mà có được giây phút bình yên. Khi chúng tôi còn hẹn hò thì Steve là một người đàn ông hào hoa phong nhã. Thật ra, anh ấy quá tử tế với tôi và các con riêng của tôi, quá tốt đến không sao tưởng nổi. Thế rồi, trong tháng đầu tiên sau khi cưới, tôi mới nhận thấy được điều tốt đẹp trong quá khứ không phải như vậy. Anh chàng này có một tính tình chẳng giống ai mà tôi từng quen biết”. Mặt Julie ửng đỏ lên và mắt ngấn lệ khi cô cố giữ bình tĩnh.
“Trong vài tháng đầu sau khi cưới, tôi biết được anh ta bộc lộ trong cách sống về rất nhiều điều anh ta cho làm và cấm không cho làm. Điều gì anh ta cũng có nguyên tắc và nếu như tôi hay một trong các đứa con tôi vi phạm một nguyên tắc thì cơn giận của anh ta sẽ ào ào bộc phát”. Julie tiếp tục giải thích là Steve có thể dễ dàng chửi rủa cô, gọi cô bằng những tên thô tục và điên cuồng buộc tội cô. Đôi lúc anh ta đóng sầm cửa, quăng ném đồ dùng hoặc đấm vào tường. Khi đang lái xe, anh ta thường chạy sát đuôi những xe mà tài xế chạy quá chậm và anh ta thường đưa ra những lời phê bình thô tục, mặc dù điều đó hoàn toàn chẳng khiến cho xe cộ di chuyển êm xuôi hơn. Là nhà thầu cung cấp ống nước, Steve chưa hề bị đuổi việc, vì anh là chủ công ty ấy. Nhiều năm qua, anh ta đã đuổi hết nhân viên này đến nhân viên khác vì tính khí anh quá thất thường và hung hăng. Cơn giận có vẻ là đặc điểm nổi bật ở tính cách của anh ta.
Khi tôi hỏi Steve, anh nghĩ gì về những điều mà Julie kể lại, anh ta nhe răng cười và nhún vai: “Tôi biết nói gì đây? Cô ấy nói đúng, tôi nóng tính. Nhưng này, hầu hết mọi người không vậy sao? Tôi chẳng đánh đập hay có hành động vũ phu nào”.
Với kiểu trả lời như thế, Julie đành thở dài: “Anh không thể thay đổi và tôi không biết anh ta có thay đổi được không! Cơn giận của anh làm tôi không còn hơi sức đâu để vui sống và tôi không thể chịu đựng điều đó mãi được. Nếu anh ta không biết giữ gìn, anh ta sẽ vướng phải vụ ly dị thứ ba vì tôi sẽ không tiếp tục chịu đựng nữa, cũng giống như hai bà vợ trước đây của anh ta vậy”.
Trong phòng tư vấn, tôi đã gặp những người giống như Steve, họ dường như tìm cách đáp trả cơn giận vào một người bạn cũ mà người ấy thực sự đã không tốt với họ. Dù có nhiều kinh nghiệm đau thương, nhưng họ vẫn cứ tiếp tục theo kiểu giận dữ như trước vì họ không biết cách nào khác để phản ứng lại khi cuộc sống xã hội của họ có vấn đề. Các thành viên gia đình và bạn bè có thể yêu cầu họ thay đổi cách đối xử, nhưng không đem lại ích lợi gì. Ngay cả ngay sau khi đã xin lỗi và hứa sẽ cải thiện, vẫn có thể đoán được là trạng thái giận dữ tai hại ấy sẽ quay trở lại. Có vẻ như phi lý, nhưng dường như đối với những người hay giận dữ thì cơn giận chắc chắn vẫn sẽ tiếp tục làm cho họ có những cảm xúc không hay. Tất nhiên họ đã không cam kết có được sự thay đổi nào tốt hơn.
Những người dễ có phản ứng giận dữ như Steve , dù họ có thể cởi mở thừa nhận cơn giận của họ đem lại rất ít kết quả tích cực, nhưng họ vẫn tiếp tục vướng vào cái vòng luẩn quẩn vô ích, như thể bị nó cuốn hút rất mạnh. Cơn giận vô ích này trở thành cái bẫy giam hãm họ vào bên trong cuộc đời khổ sở.
Chúng ta công nhận là không ai hoàn toàn tránh được cơn giận. Dù ta có muốn điều đó hay không thì nó vẫn là một phần trong trải nghiệm của cuộc đời mình, nó tồn tại tự nhiên với mỗi cá nhân. Đôi lúc chúng ta kiềm chế nhưng nó có thể xuất hiện hoàn toàn bất ngờ. Có những lúc cơn giận nổ ra do một tổn thương tức thì hoặc một tâm trạng thất vọng, còn những lúc khác do ký ức về một trải nghiệm trong quá khứ gây ra. Khi tôi tư vấn cho những người hay tức giận, không phải trải nghiệm của cơn giận làm tôi quan tâm; thay vào đó tôi tập trung vào những cảm xúc nào làm họ không kiềm chế được và tại sao cơn giận có thể quá dễ xảy ra.
Khi tiếp tục nói chuyện với Steve về cơn giận của anh, tôi nhận thấy vấn đề sau đã dày vò anh ta trong phần lớn cuộc sống. Chính cha của Steve cũng đã sống trong tình trạng mắc phải cái bẫy của cơn giận. Dễ bị kích động, cha anh nổi tiếng là có những cơn giận hung bạo dường như xảy đến thật vô cớ. Steve nhớ lại: “Tôi nhớ khi còn là một học sinh tiểu học, lúc tôi và em tôi cãi nhau ở ghế sau xe của gia đình khi chúng tôi đang đi nghỉ. Chẳng nói chẳng rằng, cha tôi lái xe lên vệ đường, rồi ông đi lại mở cửa xe. Ông kéo mạnh cửa xe, lôi tôi ra khỏi xe, rồi đánh thật mạnh vào mông tôi. Em trai của tôi bắt đầu gào khóc và mẹ tôi quát lại bố tôi vì ông đánh đến bầm dập, nhưng chẳng làm ông bối rối. Ông lại đẩy tôi vào xe hơi và không hề nói một lời, chúng tôi tiếp tục đi”. Cha của anh ta là kiểu người như thế. “Ông ta keo kiệt và lạnh lùng. Tôi không sao đếm xuể được bao nhiêu lần ông ta nổi giận như vậy đối với tôi hoặc em trai tôi”.
Tôi hỏi dò: “Lối đối xử ác nghiệt như vậy đã ảnh hưởng đến anh ra sao?”
Vẫn cố tỏ ra bình thản, Steve nhún vai nói: “Tôi không thích thái độ đó, nhưng tôi cũng đã quen với điều đó. Nó đã đến mức không còn khiến tôi bực mình được nữa”.
Tôi không đồng ý với lời nói ấy chút nào. Việc hứng chịu lối đối xử ngược đãi như vậy đã làm Steve phải lo lắng và nó đóng vai trò quan trọng trong cơn giận của Steve khi trưởng thành. Trong suốt tuổi niên thiếu, rồi qua lứa tuổi 20, 30 và bây giờ là ngoài 40, cơn giận của Steve bộc phát theo kiểu gần như không sao chặn đứng được. Cơn giận đó không phải là không có nguồn gốc. Nó có gốc rễ rất sâu xa gắn chặt với sự đau khổ mà anh ta không bao giờ xử lý được khi còn bé, đã từng sống trong nỗi sợ hãi vì cơn giận của cha mình. Để cải thiện được việc kiềm chế các cảm xúc hiện nay của mình, anh cần phải sẵn sàng tiếp thu những ý kiến hiểu biết sâu sắc và sự chỉnh đốn. Mặc cho anh ta phản đối, tôi nhận thấy Steve là một người đàn ông bị tổn thương nặng nề và mức độ bộc phát cơn giận hiện nay của anh ta là dấu hiệu rõ ràng cho thấy anh ta không bao lâu sẽ chịu bó tay chấp nhận nỗi khổ của mình.

Mục đích của cơn giận

Khi nghe câu chuyện của những người hay tức giận và những người sống với họ, tôi biết rằng những điều đã trải qua khiến gây ra cơn giận rất khác nhau. Thí dụ: cơn giận có thể phát sinh nếu một thành viên gia đình nói với giọng không thích hợp. Nó bộc lộ khi một người cùng làm việc không tạo ra được các kết quả như ý. Cơn giận khi giao thông không thuận lợi, khi người khác hay cãi lý, khi đầy các hóa đơn phải thanh toán, khi con chó cứ thích chui vào nhà, khi bị ai đó thất hứa, khi bị phê bình, khi một đứa trẻ không chịu để ý hay khi người ta cảm thấy bị phớt lờ.
Trong hầu hết các trường hợp đó đều gây ra cơn giận, cảm xúc ấy có thể bị chi phối một cách rất khó chịu, thường bằng thái độ lăng mạ, khinh thường hay vô cảm. Ở vào trường hợp như thế, nhiều người sẽ kết luận rằng cơn giận không có tác động tích cực. Dường như đó là phản ứng của người có đầu óc nhỏ nhen hay ít quan tâm đến những người khiêu khích phản ứng ấy.
Tuy vậy cơn giận không phải là một cảm xúc hời hợt và chúng ta không đơn giản loại bỏ nó như là chuyện không may. Mặc dù chắc chắn nó có thể được xem như là một thái độ không lành mạnh hoặc không ổn định, nhưng không phải lúc nào cảm thấy tức giận cũng là sai. Thực chất của cơn giận là tiếng kêu để được tôn trọng.
Mặc dù những người tức giận có thể không nói đúng những lời này, cảm xúc của họ có thể bộc lộ những ý tưởng như sau:
Bạn cần hiểu rằng tôi cũng quan trọng”.
“Tôi muốn được coi trọng”.
“Tôi chán nản vì cảm thấy như thể cuộc đời là một cuộc đấu tranh lâu dài”.
“Tôi đáng được đối xử tốt hơn những gì tôi hiện đang nhận được”.
“Tôi sẽ không bỏ qua cho anh vì đối xử tệ bạc với tôi”.
“Những ý kiến của tôi cũng tốt như của bất cứ ai. Hãy chú ý đến tôi!”
“Đừng coi thường tôi. Đó là xúc phạm”.
Khi người ta tức giận, đó là một phản ứng đáp lại sự đe dọa hay sự khinh thường mà họ cảm nhận được. Cơn giận chạm đến mong muốn cơ bản là bản năng tự vệ. Thật ra, cơn giận có thể được định nghĩa là bản năng tự vệ. Đặc biệt là người tức giận muốn bảo vệ giá trị cá nhân, các nhu cầu và những sự tin tưởng chân thành. Người tức giận muốn cảm thấy họ có ý nghĩa, ...
Tuy nhiên, người tức giận thường không có được lợi ích gì vì những lời nói chính đáng thuộc bản năng tự vệ được bộc lộ quá gay gắt đến nỗi người nghe những lời ấy chẳng thấy gì tốt đẹp. Ví dụ: Steve mô tả cho tôi biết cơn giận của anh ta có thể nổ ra bởi tính hay quên của Julie. Có thể cô ấy nói với anh là sẽ đến tiệm giặt hấp lấy áo cho anh, nhưng cuối ngày khi anh hỏi cô về những cái áo ấy thì anh ta lại nghe được: “Ồ, em quên mất rồi”. Cũng thế, anh ta nhờ cô ấy mua một vật cụ thể nào đó khi cô ấy đi mua thực phẩm và cô có thể dễ dàng chọn mua một số thứ, nhưng cô lại quên ngay thứ anh ta nhờ mua. Steve giải thích cho tôi: “Trong cuộc sống hôn nhân của chúng tôi, cô ấy đã quên quá nhiều lần đến nỗi tôi không còn có thể chịu đựng được nữa. Khi nào thì cô ấy mới nảy ra được ý nghĩ mình cần phải tỏ ra là người có thể tin tưởng được?”
Vậy Steve cảm thấy tức giận có sai không? Không hẳn là thế. Thực ra, đối với anh ta nói thẳng thắn với Julie về tính hay quên của cô là biết điều. Tuy vậy, thay vì nói ra những điều lên án của mình một cách xây dựng thì kiểu diễn đạt của Steve lại giống như phóng hỏa tiễn. Anh ta thường quát lên: “Xử sự như vậy em coi được sao?” “Tại sao em không thể giúp tôi một việc cỏn con như thế?” Dĩ nhiên là Julie không bao giờ hứng chịu cơn giận như thế một cách vui vẻ, nghĩa là phần diễn đạt lời nói chính đáng của anh ta sẽ hoàn toàn mất hết.
Những người như Steve có thể học cách bày tỏ cơn giận một cách xây dựng. Ví dụ: Các yêu cầu về cách đối xử thích hợp có thể được đưa ra mà không cần biến yêu cầu ấy thành cơ hội có thể bị xem thường hay bị đe dọa. Có thể đặt ra các giới hạn hay điều quy định ngay cả là người xúc phạm cũng được đối xử đúng mực. Trải nghiệm về cơn giận không những không được trở thành một điểm khởi đầu thúc đẩy cho lối đối xử tệ bạc, mà nó thực sự có thể thúc đẩy người kia ủng hộ các nhu cầu và những sự tin tưởng bằng thái độ tích cực.
Tuy nhiên, những người bị vướng vào cái bẫy của cơn giận đã không biết cách giải quyết cơn giận một cách xây dựng. Bị trói buộc bởi sự bất an, cái tôi dễ bị tổn thương, nỗi nhục hay sự nghi ngờ, cơn giận của họ quá thô thiển đến nỗi nó có thể bộc lộ trong các tình huống thực sự không cần phải tức giận và nó thường bộc lộ bằng thái độ làm mất hết cơ hội phát triển mối quan hệ hoặc hàn gắn lại.

Vấn đề sâu xa hơn

Khi những người như Steve cố gắng hiểu ra được cơn giận của họ, thì họ bị lôi cuốn chỉ tập trung vào sự kiện trước mắt gây ra cảm xúc đó. Thí dụ: Steve có thể đổ lỗi cho Julie về cơn giận của mình bằng cách nói: “Nếu em có trách nhiệm hơn thì anh sẽ chẳng cảm thấy căng thẳng như vậy”. Hay có lẽ anh ta nói: “Anh phải phản ứng thế nào khác hơn khi một trong những đứa con nói với anh bằng một giọng hỗn xược đó?” Không phải anh ta sai hoàn toàn khi liên kết cơn giận với tình huống ngay tức thì đó, nhưng khi làm vậy, anh ta dễ dàng bỏ qua vấn đề sâu xa hơn.
Người hay tức giận là người dễ bị tổn thương, lại dễ làm hỏng việc. Trong hầu hết các trường hợp, họ mang trong mình nỗi nhục chưa được giải quyết trong nhiều năm, thậm chí nhiều thập niên.
Ví dụ: Dù cơn giận có thể có vẻ như là một phản ứng với sự thiếu hợp tác hiện thời của một người nào đó, nó cũng là một cách phản ứng có thể bắt nguồn từ nỗi đau khổ và sự từ chối trong các mối quan hệ quan trọng đã phải chịu trong nhiều năm. Dù cho hầu hết những người hay tức giận không thể hiện ra bằng những lời này, nhưng họ đã kết luận rằng thế giới là một nơi thù địch, thường không thân thiện mà con người không thể tin tưởng hoàn toàn. Cảm nhận này hầu hết thường được hình thành trong tuổi niên thiếu và lớn dần theo trong những năm tháng trưởng thành.
Trong nhiều năm, tôi đã gặp hàng trăm người tham gia những buổi hội thảo về cơn giận do tôi tổ chức. Khi chúng tôi tìm hiểu các nguyên nhân gây ra cơn giận và những lựa chọn để kiềm chế nó, tôi cố gắng đặt thói quen của họ vào một cái nhìn rộng hơn. Tôi hỏi: “Bao nhiêu người trong số các bạn lớn lên có ít nhất cha hoặc mẹ có các vấn đề liên quan đến cơn giận?” Gần 100% những người tham dự buổi hội thảo đều giơ tay. Lúc đó, tôi nhấn mạnh là cơn giận ở giai đoạn hiện nay của họ chính là sự nối tiếp của sự đau khổ mà họ đã trải qua trong cuộc sống ở tuổi thơ ấu như thế nào vì họ đã chứng kiến những lời chỉ trích, tình trạng phải hạ mình hoặc bị khinh thường. Cơn giận dường như là cách phản ứng lại với tâm trạng thất vọng hiện thời, nó thực sự đang được nuôi dưỡng bởi một loạt những nguyên nhân sâu xa rút ra từ những ký ức về tình trạng bị từ chối.
Không ai sinh ra vốn đã có tính giận dữ cay nghiệt. Tạo hóa của chúng ta ban cho mỗi người cuộc sống nhằm mục đích trở thành người vừa đón nhận cũng như cho đi tình yêu. Cơn giận phát sinh từ sự biết được điều gây đau lòng là tình yêu không được để ý tới, bị chỉ trích, bị từ chối hay có vẻ như biết rõ mình bị ruồng bỏ. Khi những trải nghiệm chất chứa tình yêu không được quan tâm, thì tinh thần trở nên bi quan, dẫn đến cơn giận tự do bộc phát không kiềm chế tiêu biểu cho sự khao khát quay về với tình yêu từ khởi nguồn của Tạo hóa. Theo nghĩa này, cơn giận được xem là tốt, nếu chúng ta có thể, nhưng phải đáp lại bằng sự xây dựng của nó. Tuy nhiên, nhiều người dùng cơn giận để đáp lại sự từ chối bằng sự khước từ, đáp lại sự thù địch bằng sự hằn thù, đáp lại sự căm ghét bằng sự ghen ghét. Khi điều này diễn ra thường xuyên, thì lòng hảo tâm bị thay thế bằng tâm trạng luôn luôn đen tối mà rốt cuộc sẽ khó xóa nhòa.
Nếu bạn đã từng trải qua nỗi thất vọng hoặc có xích mích trong quan hệ, nó có thể vô tình khiến bạn bi quan về cuộc sống. Ví dụ: Steve có thể nhớ lại từng giai đoạn trong thời niên thiếu khi cha anh thường hay quát tháo với anh. Cha anh ta nóng tính và chỉ làm hơi trái ý ông một chút có thể bị la mắng cay nghiệt. Nếu như Steve tỏ ra có tâm trạng buồn chán hay uể oải khi gia đình quây quần quanh bàn ăn tối, thì cha anh sẽ hiểu đó như là sự coi thường ông, vì thế ông có thể gầm lên giận dữ: “Mày bị làm sao? Mày ngạo mạn đến mức không sao nói được một tiếng với những người lớn sao?” Nếu Steve cãi cọ với chị, cha cậu có thể hét lên: “Mày thật vô dụng. Mày chỉ có thể làm được một chuyện là gây rối!” Đương nhiên, những lời này làm tổn thương anh ta và Steve chất chứa trong mình những cảm giác oán giận. Anh ta ước sao mình có được một người cha biết nhẫn lại, cảm thông và nâng đỡ.
Bây giờ ở độ tuổi ngoài bốn mươi, Steve không còn phải lo lắng về tình trạng xích mích hằng ngày với cha mình nữa, nhưng thỉnh thoảng anh ta có thể nghe những lời nói của Julie và nhớ đến những những lời gay gắt của cha vào thời niên thiếu. Một lần kia, Julie đề cập đến việc cô muốn anh ta nói rõ hơn về giờ giấc của mình để anh và cô có thể cùng chia sẻ công việc với với nhau cho đồng bộ. Cô nói bằng một giọng đều đều và yêu cầu của cô chính đáng. Thế mà, Steve đùng đùng nổi giận: “Sao lúc nào cô cũng cố kìm kẹp tôi? Tôi không cần cô làm bảo mẫu, ra lệnh cho tôi phải báo cáo giờ giấc với cô!” Julie sửng sốt vì cơn giận của anh có vẻ chẳng liên quan gì đến lời yêu cầu của cô.
Điều gì đang diễn ra? Steve đã có sẵn thái độ đố kỵ với Julie. Giả sử cô ấy cố chi phối hay làm cho anh ta khó chịu, thì anh ta có nhận thức sai lầm ngay là mình sẽ không để cho Julie hay bất cứ ai khác ra lệnh cho anh phải làm gì. Dù lúc đó không ý thức, nhưng về mặt cảm xúc thì đang gợi cho anh ta nhớ về hàng trăm lần cha anh đã coi thường anh và bảo anh cách làm thế nào để sắp xếp lối sống theo đúng ý của ông. Với lối suy nghĩ đã có từ đời trước, anh ta cho rằng Julie đang xử sự với một thái độ đố kỵ cũng giống như vậy. Cơn giận của anh bộc lộ ra cho thấy anh không thể tin vào Julie vì anh chưa bao giờ học cách tin vào người cha hay tức giận của mình.
Khi bạn cố gắng hiểu ra được cơn giận hiện nay của mình, hãy sẵn sàng xem xét cảm xúc ấy bằng cái nhìn thấu đáo hơn. Dĩ nhiên thế nào bạn cũng muốn bảo vệ lòng tự trọng cá nhân của mình vì bạn cảm thấy rằng thế giới đang đối xử không đẹp với bạn, và điều đó khiến bạn suy nghĩ. Liệu bạn có sẵn sàng tự hỏi tại sao cơn giận của bạn lại quá nóng nảy hoặc có thể đã đổ sang cho một người không đáng phải chịu bị quở trách cay nghiệt như vậy không?
 ----------- 
Về tác giả: Tiến sĩ Les Carter là một chuyên gia rất được tín nhiệm về các chủ đề giải quyết chuyện xung khắc, liên quan đến cảm xúc và tình trạng tâm thần. Ông đã viết cuốn sách này nhằm trình bày cách làm thế nào để vượt qua cơn giận mang ý nghĩa tiêu cực và cải thiện các mối quan hệ. Với sự khôn ngoan từng trải, bằng tình thần hòa nhã và sự nghiên cứu tâm lý vững chắc, tiến sĩ Carter hướng dẫn bạn tạo cho chính bạn, cho gia đình và đồng nghiệp của bạn cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc hơn. Cái bẫy của cơn giận là một cuốn sách được soạn thảo rất xuất sắc, mang đến những sự hiểu biết thấu đáo các nhân tố có thể vây hãm các cá nhân vào trong những kiểu thất vọng không mong muốn...

Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2020

Muốn đàn ông lúc nào cũng nhớ tới mình, phụ nữ hãy áp dụng 10 tuyệt chiêu 'nhỏ mà có võ'!

Những người phụ nữ luôn lo lắng về sự chung thủy của đàn ông. Cho dù cả hai bạn đã yêu nhau rất lâu, bên nhau thắm thiết đến mức nào đi chăng nữa thì chuyện muốn bạn trai lúc nào cũng nhớ đến mình rất quan trọng. Thế nhưng, để nhận được điều ấy đâu có dễ dàng gì đâu, phải có bí quyết cả đấy!
Dưới đây là những tuyệt chiêu phụ nữ nên có để đảm bảo người đàn ông của bạn lúc nào cũng nhớ nhung, chẳng thể rời xa được.
Đừng bao giờ kè kè bên anh ta
Khi đang yêu một người, ai cũng muốn dành nhiều thời gian cho người đó. Nhưng nếu muốn khiến anh ấy có cảm giác nhớ nhung bạn thì tốt nhất cả hai đừng lúc nào cũng ở lỳ bên nhau. Bạn đừng dành hết thời gian mình có cho anh ấy.
Bạn nên tạo không gian riêng cho chính mình, rời xa anh ấy để đối phương có thể nhận ra bạn đặc biệt đến thế nào và nhớ bạn ra sao.
Muốn đàn ông lúc nào cũng nhớ tới mình, phụ nữ hãy áp dụng 10 tuyệt chiêu 'nhỏ mà có võ'! 0
Hãy đi chơi với bạn bè
Bạn đừng rời xa bạn bè của chính mình. Đôi khi hãy cùng họ có một chuyến đi chơi, sau đó chia sẻ những khoảnh khắc vui vẻ cho anh ấy xem. Sau vài ngày xa anh ấy, có thể bạn sẽ rất thỏa mãn vì trải nghiệm mới còn anh ấy lại ghen tuông vì muốn được tham gia cùng bạn đấy. Bằng cách này, bạn sẽ cân bằng được thời gian mà còn khiến đối phương nhớ nhung mãi.
Dùng mạng xã hội làm 'bàn đạp'
Bạn có thể cập nhật mạng xã hội thường xuyên bằng những khoảnh khắc vui vẻ của chính mình, thể hiện niềm vui bạn đang có. Các chàng trai luôn là 'sinh vật trực quan', họ thích những gì có thể thấy được và bị cuốn hút.
Đừng vội vàng trả lời tin nhắn hay cuộc gọi
Một cách khác khiến bạn trai nhớ bạn là không trả lời tin nhắn hay cuộc gọi của anh ấy một cách 'ngay lập tức'. Cho anh ấy biết rằng thế giới xung quanh bạn còn rất nhiều thứ phải quan tâm.
Tìm mùi hương đặc trưng cho chính mình
Hãy tìm một mùi hương đặc trưng mà bạn thích rồi dùng nó thường xuyên. Ví dụ như nước hoa, dầu gội, kem dưỡng da… lâu ngày tiếp xúc với bạn, anh ấy sẽ quen với kiểu mùi hương đó và dần dần mùi hương ấy mặc định dành cho bạn thôi.
Đầu tư vào bản thân
Dù đã có người yêu hay có chồng phụ nữ cũng đừng ngừng chuyện trang điểm, ăn mặc hay thay đổi kiểu tóc. Nó sẽ khiến bạn hấp dẫn và khó quên trong mắt anh ấy. Nhiều lúc ngồi tưởng tượng đến sự xinh đẹp củ bạn, anh ấy sẽ thích thú và muốn gần gũi hơn. Bởi vậy, bạn đừng ngại đầu tư vào bản thân mình nhé.
Muốn đàn ông lúc nào cũng nhớ tới mình, phụ nữ hãy áp dụng 10 tuyệt chiêu 'nhỏ mà có võ'! 1
Hãy để anh ấy được tự do đi cùng bạn bè
Đừng lo lắng về việc anh ấy tận dụng thời gian rảnh để xuất hiện bên bạn bè. Việc được 'thả cửa' hoàn toàn ban đầu có thể khiến chàng trai vui vẻ. Nhưng lâu dần, anh ấy lại khao khát có nhiều thời gian bên bạn hơn. Bởi vậy, nếu như bạn trai muốn được đi chơi với đám bạn đàn ông, hãy cứ đồng ý thôi. Anh ấy càng rời xa bạn thì sẽ càng cảm nhận thấy mình thiếu cái gì.
Anh ấy sẽ sớm nhận ra rằng bạn bè quan trọng nhưng cũng biết không thể dành cả đời cho họ. Điều anh cần là bạn cơ.
Phụ nữ phải độc lập
Phụ nữ độc lập, ít dựa dẫm sẽ khiến đàn ông nhớ tới họ nhiều hon. Khi bạn ngừng hỏi han nhờ vả anh ấy vì những điều nho nhỏ, anh ấy sẽ tự hỏi mọi thứ và những điều ấy có lợi cho bạn đó.
Bạn hãy luôn là người vui vẻ
Ai sẽ bỏ qua một cô bạn gái vui vẻ, lúc nào cũng tràn đầy sức sống cơ chứ. Anh ấy sẽ nhớ đến bạn với những khoảnh khắc xuất hiện niềm vui, nụ cười. Nếu khôn gặp nhau, anh ấy sẽ thấy bứt rứt, nhớ nhung thôi. Hình ảnh của bạn vui vẻ, sống động sẽ ở trong tâm trí anh ấy bất cứ lúc nào.
Hãy biết cách yêu thương và quan tâm anh ấy
Điều mà các chàng trai chắc chắn mình không mất thời gian ngu ngốc là họ cũng được đối xử thật đặc biệt. Nếu bạn muốn anh nhớ mình sâu đậm thì hãy khiến anh ấy yêu bạn sâu đậm. Bạn hãy dành sự quan tâm, yêu thương, dịu dàng cho anh, luôn giúp đối phương bớt buồn và đói xử với họ thật tốt. Chỉ có cách cho đi thật nhiều, bạn mới được nhận lại thật nhiều mà thôi.
Phụ nữ lúc nào cũng muốn đàn ông nhớ nhung, chẳng dứt nổi mình ra thế nhưng đâu phải ai cũng nắm được bí quyết thực hiện điều đó đâu. Hãy thử áp dụng những cách trên, biết đâu bạn sẽ sớm thành công!
Theo Inspiringtips