Châu Bùi và Decao là couple được giới trẻ yêu mến trên MXH. Từ phong cách thời trang mix match với nhau đến những trò lầy lội của couple, ai nhìn vào cũng nói: Đúng là trời sinh một cặp!
Nhưng có thật sự họ hợp nhau ngay từ đầu và có một tình yêu suôn sẻ qua ngày tháng hay không? Dĩ nhiên là không. Bằng chứng là màn chia tay kéo dài 7 tháng của Châu Bùi và Decao năm ngoái. Trong thời gian này, cả Châu Bùi và Decao đều vướng nghi án có tình mới. Thậm chí dân tình còn soi được cảnh Decao đội bàn hôn gái xinh Vũ Ngọc Châm dưới mưa.
Nhưng đó chỉ là những gì chúng ta được biết. Có nhiều câu chuyện phía sau 1 tình yêu mà nếu người trong cuộc không tiết lộ thì chẳng ai dám tin. Điển hình khi Châu Bùi khi xuất hiện trong chương trình "Những cô nàng năng động" mới đây. Châu đã có những chia sẻ gây choáng về bạn trai mình - Decao.
Châu Bùi thuật lại chuyện bạn trai "lady killer" quen 10 cô trong vòng 7 tháng.
Cụ thể, Châu Bùi cho biết trong 7 tháng chia tay mình Decao đã kịp quen đến... 10 cô gái. Trước khi yêu đương nghiêm túc với nàng IT girl, Decao nổi danh là sát thủ tán gái, tình trường dày vô kể. Công nhận là con gái, nghe tới đây ai cũng thấy ái ngại. Nhưng "quả quýt dày thì có móng tay nhọn" ấy mà.
.
Không nói không ai biết...
... Decao là Lady Killer đẳng cấp vậy.
"Em và người yêu quen nhau đến nay đã năm thứ 4 rồi cho nên em có cái nhìn rất khách quan. Bởi vì ngày xưa mới gặp thì tất cả mọi người đều nói anh không tốt, anh lăng nhăng lắm, yêu bao nhiêu bạn rồi chỉ thích đi chinh phục thôi. Mới yêu em một cái đi xăm cái hình "Lady Killer" tức là tay sát gái, em khóc ròng rã cả tuần chỉ vì cái hình xăm đó", Châu Bùi kể.
Dù biết Decao sau khi chia tay đã gặp gỡ nhiều cô gái khác nhau nhưng Châu Bùi vẫn ủng hộ anh ra ngoài để xem thử ai phù hợp với mình: "Em biết mình phải yêu bản thân hơn nên cũng chịu chăm chút cho mình. Nếu anh ấy có ra ngoài gặp nhiều cô gái hơn, em cảm thấy rất tự tin "Anh phải đi ra ngoài để biết rằng ai phù hợp với mình, để xem mình sống tốt như thế nào". Có khoảng thời gian em với anh ấy chia tay nhau tầm 7 tháng, anh về cũng bảo là... quen thêm 10 người. Đúng kiểu sát gái, như kiểu ngày đầu tiên em gặp anh là hôm sau yêu luôn vì tài ăn nói quá tốt".
Châu Bùi quả là cao tay trong việc dạy cho người yêu biết cái gì và ai là tốt nhất với anh. Không phải lúc nào giữ người yêu khư khư bên cạnh mình thì người ấy sẽ là của mình mãi.
Sở hữu trang IG 1,4 triệu follower, nhất cử nhất động của Châu Bùi và anh người yêu đều được fan soi rất kĩ.
Biết là sau khi chia tay ai cũng có người mới nhưng cư dân mạng vẫn bất ngờ với con số 10 người/ 7 tháng của Decao.
Nàng hot girl nhìn thấy nhiều người dành hết thời gian cho bạn trai, cứ nghĩ mình yêu hết lòng thì người ta sẽ yêu mình nhưng quên mất là: "Người ta yêu mình vì mình phải yêu mình đã!". Cô đưa ra lời khuyên cho fan: đẹp lên mỗi ngày. Để lỡ có gặp phải người đàn ông không tốt thì chẳng việc gì phải tiếc.
Suy nghĩ vô cùng thực tế!
Không chỉ đồng điệu trong phong cách, couple này còn đồng điệu trong tâm hồn và suy nghĩ.
Dù yêu bạn trai nhưng không có nghĩa là Châu sẽ chôn chân ở nhà giữ chàng.
Cô bạn luôn biết cách tạo ra những giá trị riêng cho bản thân.
Nhờ công việc, sở thích tập gym, nuôi thú cưng, chăm sóc nhan sắc,...
Nhờ thế mà mối quan hệ của Châu Bùi - Decao luôn khắng khít, đầy ắp tiếng cười.
http://kenh14.vn/chau-bui-ke-trong-7-thang-chia-tay-decao-da-kip-hen-ho-10-co-gai-tiet-lo-chieu-tri-benh-lang-nhang-cua-ban-trai-20190613115322999.chn
My photos
Tổng số lượt xem trang
Thứ Năm, 13 tháng 6, 2019
Thứ Tư, 12 tháng 6, 2019
Bí mật đen tối của ngành công nghiệp mỹ phẩm: Đằng sau hộp phấn thỏi son bóng bẩy là mồ hôi và xương máu của trẻ em nghèo "bán mạng" vì mica
Mỗi sớm bình minh, cô bé Pooja Bhurla nhỏ nhắn đều thức giấc bên cạnh bà của em trên chiếc giường dệt bằng dây mà người ta hay gọi là charpoy - sản phẩm truyền thống của người Ấn Độ. Căn phòng nhỏ đến mức mà Pooja phải nằm gần đàn dê con của gia đình, nhưng đối với cô bé 11 tuổi ấy, ở chung phòng với động vật là điều thật tuyệt vời.
Như thường lệ, Pooja mặc lên người chiếc quần legging màu vàng cũ nát và một chiếc váy màu xanh lá cây thêu vài kiểu hoa văn rồi xỏ chân vào đôi dép tông màu nâu bám đầy bụi đất và quàng chiếc khăn màu hồng sáng lên vai. Thỉnh thoảng, cô bé giúp cha mẹ quét sân hoặc trông nom 2 đứa em trai nhỏ nhưng đa số các buổi sáng, Pooja phải dậy sớm để theo cha đến mỏ mica.
Bí mật đen tối của ngành công nghiệp mỹ phẩm: Đằng sau hộp phấn thỏi son bóng bẩy là mồ hôi và xương máu của trẻ em nghèo bán mạng vì mica - Ảnh 1.
Hình ảnh cô bé Pooja Bhurla cùng những đứa trẻ đang ngày ngày mạo hiểm tính mạng của mình để có cơm ăn.
Hai cha con cứ đi dọc theo một con đường đất ngoằn ngoèo xuyên qua vùng đất trống bên ngoài ngôi làng nhỏ nơi gia đình họ sinh sống và những mẩu mica lấp lánh chẳng khác nào những mẩu bánh mì cứu đói dẫn lối cho họ. Pooja lẽo đẽo cuốc bộ theo sau cha trên con đường làng bụi bặm. Ở nơi ấy, ngay cả đất dưới chân cũng sáng lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời, vì xen lẫn trong đất là một nguồn tài nguyên vô giá được hình thành từ hàng trăm năm qua: mica.
Càng đến gần khu mỏ, những hạt bụi lấp lánh càng dày đặc. Khi 2 cha con Pooja đến nơi, những đứa trẻ tầm tuổi em đã lúi húi đào đất dưới những cái hố, khuôn mặt chúng lấm lem đầy bụi đất lẫn cả những mảnh mica nhỏ li ti lấp lánh.
Suốt cả ngày dài, Pooja và những người bạn của em - một số đứa trẻ chỉ mới 5 tuổi - sẽ chui vào những con đường hầm nhỏ trong các bờ kè quanh khu vực để làm nhiệm vụ của mình. Đem theo đá, búa và giỏ, chúng cẩn thận chui vào những cái hố nhỏ đó để đào đất, cho vào giỏ rồi mang ra ngoài. Những đứa trẻ thay phiên nhau đổ những cái giỏ đất đã đào được ấy vào một miếng lưới lớn có khung gỗ để lọc lấy những mảnh mica, một hỗn hợp khoáng chất đã hình thành dưới lòng đất trong hàng trăm năm. Không một đứa trẻ nào được trang bị đồ bảo hộ lao động, dù chỉ là một chiếc mũ giữ an toàn cho đầu của các em.
Bí mật đen tối của ngành công nghiệp mỹ phẩm: Đằng sau hộp phấn thỏi son bóng bẩy là mồ hôi và xương máu của trẻ em nghèo bán mạng vì mica - Ảnh 2.
Những đứa trẻ thay phiên nhau đổ những cái giỏ đất vào một miếng lưới lớn có khung gỗ để lọc lấy những mảnh mica.
Nếu may mắn, Pooja sẽ kiếm được từ 20 đến 30 rupee (tương đương khoảng 6.000-10.000 đồng) cho một ngày làm việc cật lực, số tiền ấy quá ít ỏi so với công sức và thời gian cô bé phải bỏ ra.
Bí mật đen tối của ngành công nghiệp mỹ phẩm: Đằng sau hộp phấn thỏi son bóng bẩy là mồ hôi và xương máu của trẻ em nghèo bán mạng vì mica - Ảnh 3.
Vậy mà, công việc này đâu phải chỉ khiến Pooja mất cơ hội đến trường, nó còn bòn rút sức khỏe, thậm chí đe doạ tính mạng của em mỗi ngày. Nếu cái đường hầm nhỏ hẹp đó sập xuống, em sẽ có nguy cơ bị chấn thương, tàn tật, hoặc chết. Pooja thừa hiểu điều đó chứ. Đôi bàn tay đầy sẹo vì bị những mảnh đá sắc nhọn cứa đứt của Pooja cũng nhắc nhở em điều đó mỗi ngày. Hơn nữa, chính mắt Pooja đã trông thấy một cậu bé tầm tuổi mình bị đất đá chôn vùi.
Mối nguy hiểm đối với Pooja cũng là mối đe dọa cho cho khoảng 22.000 đứa trẻ đang ngày đêm làm việc trong các mỏ mica ở các bang lân cận Jharkhand và Bihar, nơi có những kho tàng mica "màu mỡ" nhất trên đất nước Ấn Độ.
Pooja không hề biết mica sẽ được đưa về đâu sau khi nó được bán cho các nhà môi giới trong thị trấn - em chỉ biết rằng đó là cách duy nhất để nuôi sống gia đình khốn khổ của em.
Bí mật đen tối nhất của ngành công nghiệp làm đẹp
Ít ai biết rằng, những mảnh mica thô mà Pooja và các bạn của em khai thác được sẽ được các thương lái thu mua, sau đó bán cho các nhà xuất khẩu, họ sẽ phân phối chúng cho nhiều nhà sản xuất ở các nước khác, chủ yếu là Trung Quốc.
Mica sau đó được nghiền nhỏ thành những thứ bột tinh xảo lấp lánh như bột ngọc trai, cung cấp cho các công ty mỹ phẩm trên thế giới để làm nguyên liệu tạo ra độ sáng cho phấn mắt, phấn má hồng, son môi và nhiều loại mỹ phẩm khác nữa mà chị em vẫn thường sử dụng. Tất cả các mắt xích trong chuỗi cung ứng đều được hưởng lợi về mặt tài chính từ việc che giấu nguồn gốc của việc khai thác mica, và những đứa trẻ vẫn ngày ngày bị bóc lột không ai hay biết.
Bí mật đen tối của ngành công nghiệp mỹ phẩm: Đằng sau hộp phấn thỏi son bóng bẩy là mồ hôi và xương máu của trẻ em nghèo bán mạng vì mica - Ảnh 4.
Những mảnh mica thô mà Pooja và các bạn của em khai thác được sẽ được các thương lái thu mua, sau đó bán cho các nhà xuất khẩu, họ sẽ phân phối chúng cho nhiều nhà sản xuất ở các nước khác, chủ yếu là Trung Quốc.
Nếu các sản phẩm làm đẹp có chứa các thành phần như mica, kali nhôm silicat và CI 77019 thì chúng sẽ có giá trị hơn bởi đó là thành phần giúp kem dưỡng da hoặc phấn mắt sáng hơn, thậm chí chúng còn được dùng để làm cho kem đánh răng trông sáng hơn. Không giống như bột tạo bóng làm từ nhựa, ánh sáng tinh tế của mica là một trong những thành phần vô cùng quan trọng tạo ra vẻ lấp lánh tự nhiên.
Hiện nay, 60% mica chất lượng cao được sử dụng trong mỹ phẩm đều có nguồn góc từ Ấn Độ, chủ yếu từ các vùng như Bihar và Jharkhand, nơi những đứa trẻ và cả các công nhân khai thác mỏ bị bóc lột đến sức cùng lực kiệt.
Các mỏ khai thác mica, tương tự như mỏ gần ngôi làng của Pooja, nằm rải rác khắp bang Jharkhand và Bihar, cách thủ đô New Delhi hơn 12 giờ đi tàu. Từ nhiều thiên niên kỷ trước, người dân địa phương đã khai thác mica và sử dụng nó để trang trí và làm thuốc Ayurvedic. Nhưng mọi thứ đã thay đổi vào cuối thế kỷ 19, khi thực dân Anh phát hiện ra khoáng sản này rất có giá trị và đặt cho Ấn Độ biệt danh "vành đai mica". Năm 1947, Ấn Độ giành được độc lập khỏi sự cai trị của đế quốc Anh, quốc gia này đã tiến hành khai thác khoảng 700 mỏ mica, với số lượng công nhân lên đến 20.000 người.
Bí mật đen tối của ngành công nghiệp mỹ phẩm: Đằng sau hộp phấn thỏi son bóng bẩy là mồ hôi và xương máu của trẻ em nghèo bán mạng vì mica - Ảnh 5.
Ấn Độ từng được đặt cho biệt danh "vành đai mica".
Khi Liên Xô - nơi khan hiếm và "thèm khát" mica sụp đổ - tạo ra một cuộc suy thoái mica nhỏ, và cuối cùng chính phủ Ấn Độ buộc phải ngừng khai thác mica. Vào những năm 1980, họ ngăn cấm khai thác mica bất hợp pháp dưới danh nghĩa ngăn chặn nạn phá rừng, nhưng không thực sự đóng cửa các mỏ hoặc chuyển hướng công nhân sang các ngành công nghiệp mới, tạo ra khoảng trống kinh tế.
Ngày nay, mica lại được về thời kỳ hoàng kim khi nó trở thành thứ nguyên liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, nơi những thương hiệu mỹ phẩm hàng đầu thế giới có thể thu về lợi nhuận hàng chục cho đến hàng trăm tỷ đô mỗi năm.
Tai họa ập đến bất kỳ lúc nào
Khoảng 70% mica được sản xuất tại Ấn Độ có nguồn gốc từ các mỏ khai thác bất hợp pháp và hoàn toàn không được kiểm soát bởi chính phủ. Không có ngành công nghiệp nào khác trong khu vực, khiến nhiều gia đình chẳng còn lựa chọn nào ngoài việc tiếp tục làm trong các mỏ khai thác mica và trở thành những "mica mafia". Và những bàn tay nhỏ bé, thoăn thoắt của những đứa trẻ chính là "công cụ" lý tưởng để luồn lách trong cái hầm chật hẹp và phân loại các mảnh mica nhỏ li ti.
Bí mật đen tối của ngành công nghiệp mỹ phẩm: Đằng sau hộp phấn thỏi son bóng bẩy là mồ hôi và xương máu của trẻ em nghèo bán mạng vì mica - Ảnh 6.
Bí mật đen tối của ngành công nghiệp mỹ phẩm: Đằng sau hộp phấn thỏi son bóng bẩy là mồ hôi và xương máu của trẻ em nghèo bán mạng vì mica - Ảnh 7.
Gia đình ông Kishar Kumari đã mất đi một đứa con gái.
Khi tiếp cận những mỏ khai thác mica như vậy, người ta nhận thấy rằng các mỏ ở Jharkhand đều có trẻ em mới 5 tuổi. Hầu hết trong số chúng đều không được đến trường. Không ai trong số chúng biết mica được đưa về đâu, nhưng các em đều biết những nguy hiểm đang rình rập xung quanh mình.
Hít phải bụi trong các mỏ mica có thể gây nhiễm trùng, bệnh tật và tổn thương phổi... nhưng có một mối nguy hiểm đáng sợ hơn nhiều, đó là khi hầm bị sập.
Cô bé Surma Kumari, 11 tuổi và chị gái Lakmi, 14 tuổi, đang hì hục đào đất dưới một đường hầm thì bất ngờ nó sập xuống. Hai chị em cố gắng chạy thoát thân nhưng Surma bị mắc kẹt dưới một tảng đá còn Lakmi bị đất đá chôn vùi. Cha mẹ của 2 em đang ở trong làng khi nghe tin dữ, họ lập tức chạy ra nhưng lúc đến nơi thì Lakmi đã chết. Cô bé Surma nhớ lại khoảnh khắc ám ảnh cả đời em: "Suốt 1 tiếng sau đó, người ta không thể đưa chị cháu ra ngoài".
Bí mật đen tối của ngành công nghiệp mỹ phẩm: Đằng sau hộp phấn thỏi son bóng bẩy là mồ hôi và xương máu của trẻ em nghèo bán mạng vì mica - Ảnh 8.
Bí mật đen tối của ngành công nghiệp mỹ phẩm: Đằng sau hộp phấn thỏi son bóng bẩy là mồ hôi và xương máu của trẻ em nghèo bán mạng vì mica - Ảnh 9.
Hơn 1 năm sau tai nạn khủng khiếp, cuộc sống Surma vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề. Em bị vỡ cả hai xương bàn chân, một chân bị gãy, tổn thương cột sống. Bố em phải vay tiền để chạy chữa trong bệnh viện suốt thời gian dài, sau đó cô bé phải nằm bất động trên giường 6 tháng liền. Hiện tại một chân của Surma dài hơn chân còn lại, và em không thể chạy nhảy hay chơi đùa, chỉ đi lại cũng khiến em đau đớn. Em đã ngừng làm việc tại hầm mỏ và được đến trường, đó chính là "điểm sáng" duy nhất sau hàng loạt tai ương ập đến với em và gia đình nhỏ của em. Surma không biết mọi chuyện sẽ trở nên tốt hơn hay tồi tệ hơn, nhưng gia đình em vẫn không nguôi hy vọng về điều tốt đẹp nhất sẽ đến, dù họ đã mất đi một đứa con.
Bố của Surma, ông Kishar Kumari, cho biết tai nạn chết người tại các hầm mỏ đã trở nên quen thuộc và phổ biến đến nỗi các thương lái nắm quyền kiểm soát các hầm mỏ trong khu vực này không còn coi trọng tính mạng của người dân, họ tự đưa ra một mức giá cố định cho những gia đình có người thân mất vì tai nạn khi khai thác mica. "Đối với mỗi người chết, họ cho gia đình 30.000 rupee (khoảng 10 triệu đồng). Chỉ thế thôi, họ không làm gì cả để bảo đảm an toàn". Ông Kishar chưa bao giờ thấy cảnh sát điền vào một bản báo cáo nào khi họ đến để đưa thi thể của cô bé Lakmi đi kiểm tra, và nói rằng không có hình phạt nào cho các thương lái kiểm soát mỏ. Công việc kinh doanh, khai thác của họ vẫn diễn ra bình thường.
Biết nguy hiểm là vậy nhưng ông Kishar chẳng còn công việc nào khác nên đành phải bất chấp mạng sống để tiếp tục làm việc. Ông chọn cách làm việc trên mặt đất để tránh rủi ro. "Chúng tôi không biết làm gì để sống nữa, đói thì đầu gối phải bò thôi", ông nói.
Ánh sáng có đến ở phía cuối đường hầm?
Một cuộc điều tra năm 2016 của Reuters cho thấy, không chỉ có trẻ em thường xuyên chết trong các mỏ này, mà nhiều trường hợp tử vong đã bị các quan chức địa phương che đậy, khiến cho việc thống kê con số chính xác trở nên khó khăn. Theo Nagasayee Malathy, giám đốc điều hành của tổ chức xã hội Kailash Satyarthi Children Foundation (KSCF), không có nhiều thay đổi kể từ cuộc điều tra đó. Cô ước tính rằng có khoảng 10 đến 20 người chết trong các mỏ mỗi tháng, một con số mập mờ dựa trên những gì họ nghe được trên mặt đất.
Bí mật đen tối của ngành công nghiệp mỹ phẩm: Đằng sau hộp phấn thỏi son bóng bẩy là mồ hôi và xương máu của trẻ em nghèo bán mạng vì mica - Ảnh 10.
Khi câu chuyện bị phanh phui trên các mặt báo, một vài công ty mỹ phẩm quyết định chấm dứt hợp đồng với nhà cung cấp mica. Năm ngoái, công ty mỹ phẩm Lush có trụ sở tại Anh đã quyết định sử dụng mica tổng hợp - một sắc tố ánh sáng có thể phân hủy sinh học được tạo ra trong phòng thí nghiệm - và tuyên bố các sản phẩm của họ hoàn toàn không có mica.
"Chúng tôi thực sự không có nhiều sự lựa chọn. Chúng tôi được thông báo rằng không thể đến thăm mỏ mà không có người giám sát, chúng tôi không thể xác minh độc lập hoặc truy xuất nguồn gốc của mica. Vì vậy, lựa chọn duy nhất chúng tôi là thay thế nguyên liệu để không tiếp tay cho những kẻ thiếu đạo đức", Gabbi Loedolff, người chịu trách nhiệm mảng nguyên liệu thô của Lush nói.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng giải pháp ngừng hợp tác có thể khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn đối với người lao động.
Bí mật đen tối của ngành công nghiệp mỹ phẩm: Đằng sau hộp phấn thỏi son bóng bẩy là mồ hôi và xương máu của trẻ em nghèo bán mạng vì mica - Ảnh 11.
Aysel Sabahoglu, cựu cố vấn về quyền trẻ em tại Terre des Hommes, chuyên theo dõi vấn đề mica ở Ấn Độ nói rằng: "Chấm dứt hợp đồng, ngừng hợp tác sẽ không giải quyết được bất kỳ vấn đề nào của họ. Điều quan trọng là ở lại để đảm bảo rằng những người dân này có được một mức giá kha khá từ các nguyên liệu thô mà họ khai thác. Có như thế, nghèo đói mới không đeo bám họ. Mica là sinh kế sinh nhai duy nhất của họ. Họ phụ thuộc vào mica".
Cho đến nay, hầu hết các tập đoàn mỹ phẩm lớn nhất thế giới, như L'Oréal - công ty sở hữu các thương hiệu như Maybelline, Urban Decay, Essie, Nyx và nhiều hơn nữa - đã đi theo một hướng khác. "Chúng tôi tin rằng việc ngừng sử dụng mica Ấn Độ sẽ làm cho tình hình của người dân địa phương thêm tồi tệ. L'Oréal cam kết tiếp tục tìm nguồn cung cấp mica tự nhiên từ Ấn Độ để tạo điều kiện cho những người dân nghèo khó có thu nhập. Để làm như vậy, L'Oréal đảm bảo truy xuất nguồn gốc và tính minh bạch của toàn bộ chuỗi cung ứng của mình để đảm bảo công bằng và có trách nhiệm", đại diện của L'Oréal nói. Thương hiệu này cho biết họ chỉ mua nguyên liệu có nguồn gốc từ các mỏ khai thác được kiểm chứng độc lập, nơi trẻ em không được tham gia khai thác.
Bí mật đen tối của ngành công nghiệp mỹ phẩm: Đằng sau hộp phấn thỏi son bóng bẩy là mồ hôi và xương máu của trẻ em nghèo bán mạng vì mica - Ảnh 15.
Quả thực, việc ngừng hợp tác có đồng nghĩa với việc chấm dứt nạn lao động trẻ em bất hợp pháp ở Ấn Độ hay không? Điều này không hề đơn giản như việc chui ra khỏi hầm mỏ và đi về nhà như mọi người nghĩ. Ngừng khai thác mica sẽ đẩy cả một cộng đồng vào chỗ nghèo đói.
Ông Kishar biết rằng cuộc đời mình sẽ gắn với những mỏ mica ấy thôi, nhưng ông muốn bày tỏ nguyện vọng sẽ được tạo điều kiện làm việc trong một môi trường an toàn với mức lương tương xứng với sức lao động bỏ ra. Thế nhưng, khi đồng tiền luôn làm người ta "mờ mắt", thì chẳng biết đến bao giờ nguyện vọng nhỏ nhoi của những người lao động nghèo như ông mới được đáp ứng. Chỉ biết rằng những đứa trẻ như cô bé Pooja Bhurla, như con gái ông Kishar vẫn sẽ còn tiếp tục mò mẫm trong những cái hầm mỏ tối tăm ấy. Và một khi đã đặt chân vào, không ai biết chúng có quay trở ra được hay không...
(Nguồn: refinery29)
http://kenh14.vn/bi-mat-den-toi-cua-nganh-cong-nghiep-my-pham-dang-sau-hop-phan-thoi-son-bong-bay-la-mo-hoi-va-xuong-mau-cua-tre-em-ngheo-ban-mang-vi-mica-20190612232616296.chn
Như thường lệ, Pooja mặc lên người chiếc quần legging màu vàng cũ nát và một chiếc váy màu xanh lá cây thêu vài kiểu hoa văn rồi xỏ chân vào đôi dép tông màu nâu bám đầy bụi đất và quàng chiếc khăn màu hồng sáng lên vai. Thỉnh thoảng, cô bé giúp cha mẹ quét sân hoặc trông nom 2 đứa em trai nhỏ nhưng đa số các buổi sáng, Pooja phải dậy sớm để theo cha đến mỏ mica.
Bí mật đen tối của ngành công nghiệp mỹ phẩm: Đằng sau hộp phấn thỏi son bóng bẩy là mồ hôi và xương máu của trẻ em nghèo bán mạng vì mica - Ảnh 1.
Hình ảnh cô bé Pooja Bhurla cùng những đứa trẻ đang ngày ngày mạo hiểm tính mạng của mình để có cơm ăn.
Hai cha con cứ đi dọc theo một con đường đất ngoằn ngoèo xuyên qua vùng đất trống bên ngoài ngôi làng nhỏ nơi gia đình họ sinh sống và những mẩu mica lấp lánh chẳng khác nào những mẩu bánh mì cứu đói dẫn lối cho họ. Pooja lẽo đẽo cuốc bộ theo sau cha trên con đường làng bụi bặm. Ở nơi ấy, ngay cả đất dưới chân cũng sáng lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời, vì xen lẫn trong đất là một nguồn tài nguyên vô giá được hình thành từ hàng trăm năm qua: mica.
Càng đến gần khu mỏ, những hạt bụi lấp lánh càng dày đặc. Khi 2 cha con Pooja đến nơi, những đứa trẻ tầm tuổi em đã lúi húi đào đất dưới những cái hố, khuôn mặt chúng lấm lem đầy bụi đất lẫn cả những mảnh mica nhỏ li ti lấp lánh.
Suốt cả ngày dài, Pooja và những người bạn của em - một số đứa trẻ chỉ mới 5 tuổi - sẽ chui vào những con đường hầm nhỏ trong các bờ kè quanh khu vực để làm nhiệm vụ của mình. Đem theo đá, búa và giỏ, chúng cẩn thận chui vào những cái hố nhỏ đó để đào đất, cho vào giỏ rồi mang ra ngoài. Những đứa trẻ thay phiên nhau đổ những cái giỏ đất đã đào được ấy vào một miếng lưới lớn có khung gỗ để lọc lấy những mảnh mica, một hỗn hợp khoáng chất đã hình thành dưới lòng đất trong hàng trăm năm. Không một đứa trẻ nào được trang bị đồ bảo hộ lao động, dù chỉ là một chiếc mũ giữ an toàn cho đầu của các em.
Bí mật đen tối của ngành công nghiệp mỹ phẩm: Đằng sau hộp phấn thỏi son bóng bẩy là mồ hôi và xương máu của trẻ em nghèo bán mạng vì mica - Ảnh 2.
Những đứa trẻ thay phiên nhau đổ những cái giỏ đất vào một miếng lưới lớn có khung gỗ để lọc lấy những mảnh mica.
Nếu may mắn, Pooja sẽ kiếm được từ 20 đến 30 rupee (tương đương khoảng 6.000-10.000 đồng) cho một ngày làm việc cật lực, số tiền ấy quá ít ỏi so với công sức và thời gian cô bé phải bỏ ra.
Bí mật đen tối của ngành công nghiệp mỹ phẩm: Đằng sau hộp phấn thỏi son bóng bẩy là mồ hôi và xương máu của trẻ em nghèo bán mạng vì mica - Ảnh 3.
Vậy mà, công việc này đâu phải chỉ khiến Pooja mất cơ hội đến trường, nó còn bòn rút sức khỏe, thậm chí đe doạ tính mạng của em mỗi ngày. Nếu cái đường hầm nhỏ hẹp đó sập xuống, em sẽ có nguy cơ bị chấn thương, tàn tật, hoặc chết. Pooja thừa hiểu điều đó chứ. Đôi bàn tay đầy sẹo vì bị những mảnh đá sắc nhọn cứa đứt của Pooja cũng nhắc nhở em điều đó mỗi ngày. Hơn nữa, chính mắt Pooja đã trông thấy một cậu bé tầm tuổi mình bị đất đá chôn vùi.
Mối nguy hiểm đối với Pooja cũng là mối đe dọa cho cho khoảng 22.000 đứa trẻ đang ngày đêm làm việc trong các mỏ mica ở các bang lân cận Jharkhand và Bihar, nơi có những kho tàng mica "màu mỡ" nhất trên đất nước Ấn Độ.
Pooja không hề biết mica sẽ được đưa về đâu sau khi nó được bán cho các nhà môi giới trong thị trấn - em chỉ biết rằng đó là cách duy nhất để nuôi sống gia đình khốn khổ của em.
Bí mật đen tối nhất của ngành công nghiệp làm đẹp
Ít ai biết rằng, những mảnh mica thô mà Pooja và các bạn của em khai thác được sẽ được các thương lái thu mua, sau đó bán cho các nhà xuất khẩu, họ sẽ phân phối chúng cho nhiều nhà sản xuất ở các nước khác, chủ yếu là Trung Quốc.
Mica sau đó được nghiền nhỏ thành những thứ bột tinh xảo lấp lánh như bột ngọc trai, cung cấp cho các công ty mỹ phẩm trên thế giới để làm nguyên liệu tạo ra độ sáng cho phấn mắt, phấn má hồng, son môi và nhiều loại mỹ phẩm khác nữa mà chị em vẫn thường sử dụng. Tất cả các mắt xích trong chuỗi cung ứng đều được hưởng lợi về mặt tài chính từ việc che giấu nguồn gốc của việc khai thác mica, và những đứa trẻ vẫn ngày ngày bị bóc lột không ai hay biết.
Bí mật đen tối của ngành công nghiệp mỹ phẩm: Đằng sau hộp phấn thỏi son bóng bẩy là mồ hôi và xương máu của trẻ em nghèo bán mạng vì mica - Ảnh 4.
Những mảnh mica thô mà Pooja và các bạn của em khai thác được sẽ được các thương lái thu mua, sau đó bán cho các nhà xuất khẩu, họ sẽ phân phối chúng cho nhiều nhà sản xuất ở các nước khác, chủ yếu là Trung Quốc.
Nếu các sản phẩm làm đẹp có chứa các thành phần như mica, kali nhôm silicat và CI 77019 thì chúng sẽ có giá trị hơn bởi đó là thành phần giúp kem dưỡng da hoặc phấn mắt sáng hơn, thậm chí chúng còn được dùng để làm cho kem đánh răng trông sáng hơn. Không giống như bột tạo bóng làm từ nhựa, ánh sáng tinh tế của mica là một trong những thành phần vô cùng quan trọng tạo ra vẻ lấp lánh tự nhiên.
Hiện nay, 60% mica chất lượng cao được sử dụng trong mỹ phẩm đều có nguồn góc từ Ấn Độ, chủ yếu từ các vùng như Bihar và Jharkhand, nơi những đứa trẻ và cả các công nhân khai thác mỏ bị bóc lột đến sức cùng lực kiệt.
Các mỏ khai thác mica, tương tự như mỏ gần ngôi làng của Pooja, nằm rải rác khắp bang Jharkhand và Bihar, cách thủ đô New Delhi hơn 12 giờ đi tàu. Từ nhiều thiên niên kỷ trước, người dân địa phương đã khai thác mica và sử dụng nó để trang trí và làm thuốc Ayurvedic. Nhưng mọi thứ đã thay đổi vào cuối thế kỷ 19, khi thực dân Anh phát hiện ra khoáng sản này rất có giá trị và đặt cho Ấn Độ biệt danh "vành đai mica". Năm 1947, Ấn Độ giành được độc lập khỏi sự cai trị của đế quốc Anh, quốc gia này đã tiến hành khai thác khoảng 700 mỏ mica, với số lượng công nhân lên đến 20.000 người.
Bí mật đen tối của ngành công nghiệp mỹ phẩm: Đằng sau hộp phấn thỏi son bóng bẩy là mồ hôi và xương máu của trẻ em nghèo bán mạng vì mica - Ảnh 5.
Ấn Độ từng được đặt cho biệt danh "vành đai mica".
Khi Liên Xô - nơi khan hiếm và "thèm khát" mica sụp đổ - tạo ra một cuộc suy thoái mica nhỏ, và cuối cùng chính phủ Ấn Độ buộc phải ngừng khai thác mica. Vào những năm 1980, họ ngăn cấm khai thác mica bất hợp pháp dưới danh nghĩa ngăn chặn nạn phá rừng, nhưng không thực sự đóng cửa các mỏ hoặc chuyển hướng công nhân sang các ngành công nghiệp mới, tạo ra khoảng trống kinh tế.
Ngày nay, mica lại được về thời kỳ hoàng kim khi nó trở thành thứ nguyên liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, nơi những thương hiệu mỹ phẩm hàng đầu thế giới có thể thu về lợi nhuận hàng chục cho đến hàng trăm tỷ đô mỗi năm.
Tai họa ập đến bất kỳ lúc nào
Khoảng 70% mica được sản xuất tại Ấn Độ có nguồn gốc từ các mỏ khai thác bất hợp pháp và hoàn toàn không được kiểm soát bởi chính phủ. Không có ngành công nghiệp nào khác trong khu vực, khiến nhiều gia đình chẳng còn lựa chọn nào ngoài việc tiếp tục làm trong các mỏ khai thác mica và trở thành những "mica mafia". Và những bàn tay nhỏ bé, thoăn thoắt của những đứa trẻ chính là "công cụ" lý tưởng để luồn lách trong cái hầm chật hẹp và phân loại các mảnh mica nhỏ li ti.
Bí mật đen tối của ngành công nghiệp mỹ phẩm: Đằng sau hộp phấn thỏi son bóng bẩy là mồ hôi và xương máu của trẻ em nghèo bán mạng vì mica - Ảnh 6.
Bí mật đen tối của ngành công nghiệp mỹ phẩm: Đằng sau hộp phấn thỏi son bóng bẩy là mồ hôi và xương máu của trẻ em nghèo bán mạng vì mica - Ảnh 7.
Gia đình ông Kishar Kumari đã mất đi một đứa con gái.
Khi tiếp cận những mỏ khai thác mica như vậy, người ta nhận thấy rằng các mỏ ở Jharkhand đều có trẻ em mới 5 tuổi. Hầu hết trong số chúng đều không được đến trường. Không ai trong số chúng biết mica được đưa về đâu, nhưng các em đều biết những nguy hiểm đang rình rập xung quanh mình.
Hít phải bụi trong các mỏ mica có thể gây nhiễm trùng, bệnh tật và tổn thương phổi... nhưng có một mối nguy hiểm đáng sợ hơn nhiều, đó là khi hầm bị sập.
Cô bé Surma Kumari, 11 tuổi và chị gái Lakmi, 14 tuổi, đang hì hục đào đất dưới một đường hầm thì bất ngờ nó sập xuống. Hai chị em cố gắng chạy thoát thân nhưng Surma bị mắc kẹt dưới một tảng đá còn Lakmi bị đất đá chôn vùi. Cha mẹ của 2 em đang ở trong làng khi nghe tin dữ, họ lập tức chạy ra nhưng lúc đến nơi thì Lakmi đã chết. Cô bé Surma nhớ lại khoảnh khắc ám ảnh cả đời em: "Suốt 1 tiếng sau đó, người ta không thể đưa chị cháu ra ngoài".
Bí mật đen tối của ngành công nghiệp mỹ phẩm: Đằng sau hộp phấn thỏi son bóng bẩy là mồ hôi và xương máu của trẻ em nghèo bán mạng vì mica - Ảnh 8.
Bí mật đen tối của ngành công nghiệp mỹ phẩm: Đằng sau hộp phấn thỏi son bóng bẩy là mồ hôi và xương máu của trẻ em nghèo bán mạng vì mica - Ảnh 9.
Hơn 1 năm sau tai nạn khủng khiếp, cuộc sống Surma vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề. Em bị vỡ cả hai xương bàn chân, một chân bị gãy, tổn thương cột sống. Bố em phải vay tiền để chạy chữa trong bệnh viện suốt thời gian dài, sau đó cô bé phải nằm bất động trên giường 6 tháng liền. Hiện tại một chân của Surma dài hơn chân còn lại, và em không thể chạy nhảy hay chơi đùa, chỉ đi lại cũng khiến em đau đớn. Em đã ngừng làm việc tại hầm mỏ và được đến trường, đó chính là "điểm sáng" duy nhất sau hàng loạt tai ương ập đến với em và gia đình nhỏ của em. Surma không biết mọi chuyện sẽ trở nên tốt hơn hay tồi tệ hơn, nhưng gia đình em vẫn không nguôi hy vọng về điều tốt đẹp nhất sẽ đến, dù họ đã mất đi một đứa con.
Bố của Surma, ông Kishar Kumari, cho biết tai nạn chết người tại các hầm mỏ đã trở nên quen thuộc và phổ biến đến nỗi các thương lái nắm quyền kiểm soát các hầm mỏ trong khu vực này không còn coi trọng tính mạng của người dân, họ tự đưa ra một mức giá cố định cho những gia đình có người thân mất vì tai nạn khi khai thác mica. "Đối với mỗi người chết, họ cho gia đình 30.000 rupee (khoảng 10 triệu đồng). Chỉ thế thôi, họ không làm gì cả để bảo đảm an toàn". Ông Kishar chưa bao giờ thấy cảnh sát điền vào một bản báo cáo nào khi họ đến để đưa thi thể của cô bé Lakmi đi kiểm tra, và nói rằng không có hình phạt nào cho các thương lái kiểm soát mỏ. Công việc kinh doanh, khai thác của họ vẫn diễn ra bình thường.
Biết nguy hiểm là vậy nhưng ông Kishar chẳng còn công việc nào khác nên đành phải bất chấp mạng sống để tiếp tục làm việc. Ông chọn cách làm việc trên mặt đất để tránh rủi ro. "Chúng tôi không biết làm gì để sống nữa, đói thì đầu gối phải bò thôi", ông nói.
Ánh sáng có đến ở phía cuối đường hầm?
Một cuộc điều tra năm 2016 của Reuters cho thấy, không chỉ có trẻ em thường xuyên chết trong các mỏ này, mà nhiều trường hợp tử vong đã bị các quan chức địa phương che đậy, khiến cho việc thống kê con số chính xác trở nên khó khăn. Theo Nagasayee Malathy, giám đốc điều hành của tổ chức xã hội Kailash Satyarthi Children Foundation (KSCF), không có nhiều thay đổi kể từ cuộc điều tra đó. Cô ước tính rằng có khoảng 10 đến 20 người chết trong các mỏ mỗi tháng, một con số mập mờ dựa trên những gì họ nghe được trên mặt đất.
Bí mật đen tối của ngành công nghiệp mỹ phẩm: Đằng sau hộp phấn thỏi son bóng bẩy là mồ hôi và xương máu của trẻ em nghèo bán mạng vì mica - Ảnh 10.
Khi câu chuyện bị phanh phui trên các mặt báo, một vài công ty mỹ phẩm quyết định chấm dứt hợp đồng với nhà cung cấp mica. Năm ngoái, công ty mỹ phẩm Lush có trụ sở tại Anh đã quyết định sử dụng mica tổng hợp - một sắc tố ánh sáng có thể phân hủy sinh học được tạo ra trong phòng thí nghiệm - và tuyên bố các sản phẩm của họ hoàn toàn không có mica.
"Chúng tôi thực sự không có nhiều sự lựa chọn. Chúng tôi được thông báo rằng không thể đến thăm mỏ mà không có người giám sát, chúng tôi không thể xác minh độc lập hoặc truy xuất nguồn gốc của mica. Vì vậy, lựa chọn duy nhất chúng tôi là thay thế nguyên liệu để không tiếp tay cho những kẻ thiếu đạo đức", Gabbi Loedolff, người chịu trách nhiệm mảng nguyên liệu thô của Lush nói.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng giải pháp ngừng hợp tác có thể khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn đối với người lao động.
Bí mật đen tối của ngành công nghiệp mỹ phẩm: Đằng sau hộp phấn thỏi son bóng bẩy là mồ hôi và xương máu của trẻ em nghèo bán mạng vì mica - Ảnh 11.
Aysel Sabahoglu, cựu cố vấn về quyền trẻ em tại Terre des Hommes, chuyên theo dõi vấn đề mica ở Ấn Độ nói rằng: "Chấm dứt hợp đồng, ngừng hợp tác sẽ không giải quyết được bất kỳ vấn đề nào của họ. Điều quan trọng là ở lại để đảm bảo rằng những người dân này có được một mức giá kha khá từ các nguyên liệu thô mà họ khai thác. Có như thế, nghèo đói mới không đeo bám họ. Mica là sinh kế sinh nhai duy nhất của họ. Họ phụ thuộc vào mica".
Cho đến nay, hầu hết các tập đoàn mỹ phẩm lớn nhất thế giới, như L'Oréal - công ty sở hữu các thương hiệu như Maybelline, Urban Decay, Essie, Nyx và nhiều hơn nữa - đã đi theo một hướng khác. "Chúng tôi tin rằng việc ngừng sử dụng mica Ấn Độ sẽ làm cho tình hình của người dân địa phương thêm tồi tệ. L'Oréal cam kết tiếp tục tìm nguồn cung cấp mica tự nhiên từ Ấn Độ để tạo điều kiện cho những người dân nghèo khó có thu nhập. Để làm như vậy, L'Oréal đảm bảo truy xuất nguồn gốc và tính minh bạch của toàn bộ chuỗi cung ứng của mình để đảm bảo công bằng và có trách nhiệm", đại diện của L'Oréal nói. Thương hiệu này cho biết họ chỉ mua nguyên liệu có nguồn gốc từ các mỏ khai thác được kiểm chứng độc lập, nơi trẻ em không được tham gia khai thác.
Bí mật đen tối của ngành công nghiệp mỹ phẩm: Đằng sau hộp phấn thỏi son bóng bẩy là mồ hôi và xương máu của trẻ em nghèo bán mạng vì mica - Ảnh 15.
Quả thực, việc ngừng hợp tác có đồng nghĩa với việc chấm dứt nạn lao động trẻ em bất hợp pháp ở Ấn Độ hay không? Điều này không hề đơn giản như việc chui ra khỏi hầm mỏ và đi về nhà như mọi người nghĩ. Ngừng khai thác mica sẽ đẩy cả một cộng đồng vào chỗ nghèo đói.
Ông Kishar biết rằng cuộc đời mình sẽ gắn với những mỏ mica ấy thôi, nhưng ông muốn bày tỏ nguyện vọng sẽ được tạo điều kiện làm việc trong một môi trường an toàn với mức lương tương xứng với sức lao động bỏ ra. Thế nhưng, khi đồng tiền luôn làm người ta "mờ mắt", thì chẳng biết đến bao giờ nguyện vọng nhỏ nhoi của những người lao động nghèo như ông mới được đáp ứng. Chỉ biết rằng những đứa trẻ như cô bé Pooja Bhurla, như con gái ông Kishar vẫn sẽ còn tiếp tục mò mẫm trong những cái hầm mỏ tối tăm ấy. Và một khi đã đặt chân vào, không ai biết chúng có quay trở ra được hay không...
(Nguồn: refinery29)
http://kenh14.vn/bi-mat-den-toi-cua-nganh-cong-nghiep-my-pham-dang-sau-hop-phan-thoi-son-bong-bay-la-mo-hoi-va-xuong-mau-cua-tre-em-ngheo-ban-mang-vi-mica-20190612232616296.chn
Sát thủ Lê Văn Luyện
Một ngày đầu tháng 6, chúng tôi tìm về phố Sàn, huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang nơi xảy ra vụ thảm án giết người cướp tài sản rúng động cả nước vào năm 2011.
8 năm trôi qua, tiệm vàng Ngọc Bích, nơi sát thủ máu lạnh Lê Văn Luyện (SN 1993) ra tay gây án sau thời gian để không nay đã có người ở, thành nơi buôn bán đồ dùng cho học sinh.
Cách tiệm vàng xảy ra vụ án đau lòng khoảng 6km, tại xã Thanh Lâm (Lục Nam, Bắc Giang) ngôi nhà nhỏ của người thân Luyện đang sinh sống từ đó đến nay im bặt.
Thời gian trôi đi, nhưng những gì con trai gây ra vẫn còn khiến khuôn mặt và ánh mắt của ông Lê Văn Miên và bà Trương Thị Thơm (là bố và mẹ của Luyện) đượm buồn và mệt mỏi.
Sau 8 năm, bố sát thủ Lê Văn Luyện trải lòng về chuỗi ngày tăm tối và những dòng thư xúc động gửi cán bộ trại giam - Ảnh 1.
Con đường dẫn vào nhà người thân Lê Văn Luyện đang được tu sửa.
Trong vụ án này, ông Miên bị truy tố, xét xử tội "che giấu tội phạm", phải nhận mức án 48 tháng tù giam. Tại phiên tòa xét xử con trai, ông Miên đã thốt lên: "Sau khi biết sự thật, bị cáo đã rất đau đớn...".
Ông Miên tâm sự, khoảng thời gian đầu khi sự việc xảy ra, ông đã suy sụp hoàn toàn. Ông Miên mang trong mình nỗi lo về người con nghịch tử đang phải thụ án ở trại giam khác và mặc cảm về người cha của kẻ sát nhân máu lạnh. Nỗi dằn vặt khiến ông đã từng nghĩ về cái chết, chết đi để trút bỏ mọi gánh nặng, buồn phiền.
Sau 8 năm, bố sát thủ Lê Văn Luyện trải lòng về chuỗi ngày tăm tối và những dòng thư xúc động gửi cán bộ trại giam - Ảnh 2.
Sau sự việc xảy ra, nhà Lê Văn Luyện im ắng và trở nên vắng vẻ hơn
"Thời gian đó tôi đã không nghĩ mình có thể vượt qua được, mọi thứ như đóng sập lại hoàn toàn với gia đình tôi, tôi gần như đã buông xuôi tất cả. Chỉ trong phút chốc, cuộc sống gia đình tôi đang êm ấm trở nên hỗn độn chỉ vì tội ác tày trời của con mình", ông Miêu nhớ lại.
Sau 8 năm, bố sát thủ Lê Văn Luyện trải lòng về chuỗi ngày tăm tối và những dòng thư xúc động gửi cán bộ trại giam - Ảnh 3.
Lê Văn Luyện và bố (phải).
Lá thư xúc động ngày trở về
Ông Miêu chia sẻ, những tháng ngày tăm tối của cuộc đời trong chốn ngục tù, ông may mắn gặp được cán bộ Phó giám thị và Trưởng ban nhân lực trại giam giàu lòng nhân ái.
Sau 8 năm, bố sát thủ Lê Văn Luyện trải lòng về chuỗi ngày tăm tối và những dòng thư xúc động gửi cán bộ trại giam - Ảnh 4.
Trong nhà Lê Văn Luyện luôn thiếu ánh sáng nhưng cũng đã bớt mùi ẩm mốc
Họ không phải giúp ông về tiền bạc mà động viên ông vượt qua và tạo điều kiện cho ông làm việc, cải tạo tốt.
Thân là phạm nhân, không tiền của, không còn gì cả nhưng được các cán bộ quan tâm như vậy, ông xúc động vô cùng.
Ngày 29/8/2014 ông Miêu mãn hạn tù, trở về nhà, để bày tỏ sự cảm ơn nên đã viết hai lá thư gửi cho hai cán bộ trại tạm giam, những người đã giúp đỡ ông trong quãng thời gian suy sụp nhất.
Sau 8 năm, bố sát thủ Lê Văn Luyện trải lòng về chuỗi ngày tăm tối và những dòng thư xúc động gửi cán bộ trại giam - Ảnh 5.
Lá thư ông Miên gửi cán bộ trại giam trước khi được mãn hạn tù. Ảnh: Vietnamnet
Trong thư ông Miên gửi cán bộ trại giam có đoạn: "Ban ạ, con người ta từ lúc sinh ra cho tới hết cuộc đời ai cũng có những sai lầm. Cho dù là sai lầm đó là lớn hay nhỏ mà thôi. Cuộc đời cháu cũng vậy, chỉ vì những sai lầm đó mà cháu và anh em trong gia đình đã phải đối mặt với sự đàm tiếu, kỳ thị của xã hội...
Và một điều thật là may mắn, trong những ngày cải tạo tại nơi đây, cháu gặp được người cán bộ giàu lòng nhân ái như Ban, đã tiếp thêm nghị lực giúp cháu cải tạo tốt hơn…".
Sau 8 năm, bố sát thủ Lê Văn Luyện trải lòng về chuỗi ngày tăm tối và những dòng thư xúc động gửi cán bộ trại giam - Ảnh 6.
Để kiếm thêm thu nhập, bố mẹ Luyện làm thêm nghề vàng mã
Lá thư ngắn ngủi, với nét chữ nguệch ngoạc nhưng đầy sự chân thành của ông Miêu có lẽ đã khiến những người nhận được cảm thấy ấm lòng.
Tiếp tục sống để trả nợ đời cho con trai
Trở về với cuộc sống đời thường dù còn mang mặc cảm nhưng nghĩ đến vợ con bên cạnh, ông Miêu cố gắng làm việc để bù đắp lỗi lầm mà người con nghịch tử đã gây ra.
Ông Miên biết rằng, những chuyện đã qua dù có suy nghĩ tiêu cực hay buông xuôi thì cũng không thể thay đổi được gì.
Sau 8 năm, bố sát thủ Lê Văn Luyện trải lòng về chuỗi ngày tăm tối và những dòng thư xúc động gửi cán bộ trại giam - Ảnh 7.
Đồ đan lát vàng mã được chất đầy trước cửa nhà
Ông chỉ biết cật lực làm việc ngày đêm để có tiền bồi thường thiệt hại do thằng con nghịch tử gây ra, giúp gia đình dần tìm lại ánh sáng.
Hằng ngày vào dịp thời vụ, vợ chồng ông Miên đi làm đồng, trồng cây ăn quả. Khi hết thời vụ, ông Miên đi xây, phụ hồ, kiếm thêm thu nhập.
Những khi không có việc, ông ở nhà phụ vợ đan lát làm đồ vàng mã, dành dụm để nuôi người con út ăn học và đền bù thiệt hại do Lê Văn Luyện gây ra.
Nhìn về phía cậu con út trong gia đình năm nay lên lớp 6 đang lụi mụi nghịch quả bóng đã cũ mèm phía góc nhà dưới ánh đèn tiết kiệm điện tối mập mờ, ông Miên nói: "Giờ tôi chỉ còn biết đổ cho số phận, cũng không suy nghĩ tiêu cực nữa.
Sau 8 năm, bố sát thủ Lê Văn Luyện trải lòng về chuỗi ngày tăm tối và những dòng thư xúc động gửi cán bộ trại giam - Ảnh 8.
Ông Miên thường đi làm đồng đến tối mịt mới trở về nhà
Chỉ biết động viên vợ con cố gắng, thằng con thứ hai sau chuyện của anh thì nó cũng bỏ học giờ đi làm công ty kiếm thêm phụ giúp bố mẹ, còn thằng út thì còn quá nhỏ nên nó cũng không biết gì.
Miễn là ông trời còn để tôi sống, tôi sẽ làm để đền bù thiệt hại, trả hết nợ. Tôi không nghĩ tiêu cực vì xác định nó là cái số rồi nên phải chấp nhận, có muốn chán hay tìm đến cái chết cũng không được vì không giải quyết được vấn đề gì nữa cả.
Sau 8 năm, bố sát thủ Lê Văn Luyện trải lòng về chuỗi ngày tăm tối và những dòng thư xúc động gửi cán bộ trại giam - Ảnh 9.
Bà Thơm mẹ Lê Văn Luyện
Làng xóm cũng bình thường, người nọ người kia chứ không còn áp lực như những ngày đầu", ông Miên chia sẻ.
Do kinh tế khó khăn nên 2 năm một lần, người thân trong gia đình Lê Văn Luyện mới đi thăm Luyện vào dịp đại hội gia đình gặp mặt phạm nhân.
Sau 8 năm, bố sát thủ Lê Văn Luyện trải lòng về chuỗi ngày tăm tối và những dòng thư xúc động gửi cán bộ trại giam - Ảnh 10.
Lê Văn Luyện trong trại giam
Về phía gia đình nạn nhân, thời gian đầu ông Miên cũng ngỏ ý muốn đến thăm hỏi, xin lỗi nhưng bị từ chối nên ông cũng đành chấp nhận.
Cũng đã cởi mở hơn những ngày trước, bà Trương Thị Thơm đã bớt nghĩ tiêu cực và gắng làm để đền bù thiệt hại do con gây ra.
http://kenh14.vn/sau-8-nam-bo-sat-thu-le-van-luyen-trai-long-ve-chuoi-ngay-tam-toi-va-nhung-dong-thu-xuc-dong-gui-can-bo-trai-giam-2019061012301303.chn
*********************
Lê Văn Luyện bước vào phòng và lễ phép ngồi xuống. Sau 3 năm thụ án, Luyện vẫn vậy với đôi lông mày chổi xể dữ tợn.
Tuy nhiên, nét khắc sát trong tia mắt đã mờ dần. Luyện kể, đã từng nung nấu ý định trốn trại, nhưng hơn một năm nay, tâm hồn quỷ ám đó đã có nhiều lục vấn, day dứt.
Sự đổi thay ấy, Luyện cho biết, đã đến từ những ứng xử đầy tình người của cán bộ quản giáo. Năm qua, kết quả cải tạo của Luyện đạt khá. Anh ta đã nói về nỗi khát khao được làm người một lần nữa. Phải chăng, chút mầm thiện mong manh ấy đang lớn dần dưới sự chăm bẵm của những người thầy nơi đây?
Những ngày mới nhập trại
Lịch sử tư pháp Việt Nam đã ghi nhận vụ án Lê Văn Luyện như một ví dụ kinh hoàng nhất của tội phạm vị thành niên. Ngày 24/8/2011, Luyện đã giết chết vợ chồng chủ tiệm vàng Ngọc Bích (ở Phương Sơn, Lục Nam, Bắc Giang) cùng con gái 18 tháng tuổi. Con gái lớn của họ, 8 tuổi, bị chém đứt tay. Sau khi hạ sát dã man các nạn nhân, Luyện cướp đi số tài sản gần 1,3 tỷ đồng.
Vụ án đã gây rúng động cả nước bởi sự tàn bạo, man rợ. Dư luận chờ đợi những hình phạt nghiêm khắc nhất dành cho sát nhân máu lạnh này. Thông thường, những tên cướp như Luyện, luôn phải đối diện với án tử. Đó là sự trả giá tương xứng với tính chất, mức độ của tội ác.
Phóng viên trao đổi với Luyện.
Tuy nhiên, quy định về độ tuổi áp dụng hình phạt tử hình đã cho Luyện cơ hội thoát chết. Tính đến thời điểm gây án, Luyện còn thiếu 54 ngày, mới tròn 18 tuổi. Cho nên, dù đã phạm hàng loạt trọng tội, thì tổng hợp hình phạt mà Luyện phải chịu chỉ 18 năm tù.
Ngày 4/6/2012, Luyện đến Trại giam số 3 (thuộc Tổng cục 8 - Bộ Công an) để cải tạo. Ở giữa vùng đồi núi cách TP Vinh hơn 100 km, trên diện tích khoảng 700 ha thuộc địa bàn xã Nghĩa Dũng (huyện Tân Kỳ, Nghệ An), trại giam như một ốc đảo chứa đựng trong nó một xã hội thu nhỏ.
Thiếu tá Hoàng Công Thành (Trưởng phân trại số 1) cho biết: "Khi mới nhập trại, Luyện tỏ ra khá ngang tàng. Không chỉ thiếu tự giác chấp hành nội quy và kỷ luật lao động của trại, Luyện còn 'dính' vào mấy vụ việc nghiêm trọng.
Năm 2013, anh ta đã đứng tên nhận thay một gói quà gửi theo đường bưu phẩm vào trại cho phạm nhân. Đó là một gói kẹo trông bình thường, nhưng bên trong là ma túy. Một lần khác, Luyện đánh lại Đội trưởng phạm nhân, khi bị nhắc nhở về ý thức lao động. Sau những sự việc trên, Luyện đều bị kỷ luật".
Kể về những ngày đầu "ăn cơm tù" tại Trại 3, Luyện thẳng thắn cho biết: "Khi mới nhập trại, một số đại ca đã 'thổi' vào cháu những suy nghĩ tiêu cực. Đang buồn bã, chán nản vì 'tù lâu, án dài', cộng với cá tính ngang tàng..., nên cháu phớt lờ mọi quy định.
Sau lần bị phạt cùm đầu tiên, cháu càng thêm căm tức các thầy. Lúc này cháu chỉ muốn trốn trại và nung nấu cách thoát ra. Không chỉ riêng cháu, bất cứ ai rơi vào cảnh tù tội đều có khao khát được tự do.
Trốn không được thì bất tuân, phá phách cho xả nỗi bực dọc bên trong. Cháu lại là thằng chẳng còn gì để mất. Cả xã hội đã lên án, coi cháu như con quỷ khát máu, không thể cải tạo.
Người ta chỉ nhăm nhăm đòi bắn. Gia đình cũng vì cháu mà tan nát. Bố thì đi tù, em trai thất học, mẹ cháu cũng vì suy nghĩ mà lâm bệnh... Cháu đã quen sống bản năng từ nhỏ, không chịu nghe ai, làm việc không cần suy nghĩ, nên việc nảy sinh tư tưởng chống đối là dễ hiểu thôi".
Những diễn biến tâm lý của Luyện, luôn trong tầm mắt kiểm soát của trại giam. Tại đây, chỉ những phạm nhân có ý thức chấp hành nội quy và kỷ luật lao động, mới được bố trí ra ngoài ruộng đồng, nương đồi làm việc. Còn trường hợp như Luyện phải lao động dưới sự giám sát nghiêm ngặt, trong phạm vi bảo vệ.
Đại tá Bùi Minh Châu (Phó Giám thị) kể: "Luyện có tiếng ở ngoài đời, nhưng vào đây, so với nhiều phạm nhân chúng tôi đang quản lý thì chưa có 'tuổi' gì cả, nếu xét về thứ bậc, đẳng cấp, thủ đoạn, vây cánh... trong thế giới tội phạm. Đây Trại giam loại 1, chuyên giam giữ phạm nhân cộm cán, nguy hiểm nhất, có mức án rất cao từ mọi miền đưa đến.
Do làm tốt công tác quản lý và cảm hóa giáo dục phạm nhân, kết hợp với nắm tình hình, kịp thời giải quyết những nhân tố bất ổn, nên từ nhiều năm nay, trại không để xảy ra bất kỳ cuộc vượt ngục, trốn trại nào".
Tự vấn để đổi thay
Lúc tôi đến Trại giam số 3, xin gặp Lê Văn Luyện vì muốn biết "sát thủ" ngày ấy bây giờ ra sao. Thiếu tá Hoàng Công Thành nói: "Trước đây đã có một số nhà báo tới hỏi chuyện rồi đành phải về tay không, vì Luyện lầm lỳ, không chịu hợp tác.
Nhưng hơn một năm trở lại đây, anh ta đã có một số chuyển biến tích cực, như vượt nhiều định mức công việc, chấp hành khá tốt nội quy của trại và kỷ luật lao động. Kết quả xếp loại cải tạo của Luyện năm 2014 đạt khá".
Phạm nhân Lê Văn Luyện.
Gặp Luyện sau giờ lao động tại xưởng gia công mi mắt giả, anh ta trông khá rắn rỏi. Trên khuôn mặt khá dễ nhìn, nét u uẩn và tàn bạo trong ánh mắt đã mờ dần. Thay vào đó là thái độ tích cực, chủ động khi tiếp xúc. Luyện cho biết vẫn giữ được 55 kg, sức khỏe tốt, không ốm đau, bệnh tật gì.
- Cháu bắt đầu có những suy nghĩ tích cực từ khi nào?
- Từ tháng 9/2013, vì lỗi không chấp hành kỷ luật lao động, đánh lại anh Đội trưởng nên cháu bị cùm chân 10 ngày trong buồng kỷ luật. Cũng trong thời gian đó, cán bộ Giáp, quản giáo Thành đã thường xuyên xuống thăm, phân tích cho cháu thấy điều hơn, lẽ phải.
Mặc dù cháu phạm kỷ luật nhưng các chú ấy không tỏ thái độ ghét bỏ, mà rất kiên trì thuyết phục để cháu hồi tâm chuyển ý. Họ khuyên giải cháu nhiều điều, còn khuyên cháu đọc sách về đạo Phật trong tủ sách hướng thiện của trại. Cách nói chuyện của họ gần gũi như bậc cha chú, khuyên dạy con cháu.
Chính sự chân thành ấy đã giúp cháu nhận ra rằng, cháu vẫn sẽ được đón nhận trở lại cộng đồng nếu thành tâm hối cải, sửa chữa. Những ngày đó, cháu tự vấn lương tâm rất nhiều. Lời chú Giáp, chú Thành nói luôn văng vẳng bên tai. Dần dần, cháu nhận ra mình chưa bao giờ thực sự nghe ai nói.
Vậy là cháu suy ngẫm rất kỹ và thấy điều cán bộ bảo ban là đúng. Suy nghĩ thông suốt rồi cũng là lúc cháu hết thời gian kỷ luật, được trở lại buồng. Cháu đã thay đổi cách sống, tích cực hơn trong công việc và chấp hành nội quy của trại.
- Việc cháu viết thư xin lỗi gia đình nạn nhân như thế nào? Cháu đã viết những gì? Có phải là những suy nghĩ thực sự chân thành của cháu không?
- Thời gian qua, trại giam có mở cuộc vận động phạm nhân viết thư xin lỗi. Đây là dịp để chúng cháu nhìn nhận lại mọi tội lỗi của mình đã gây ra. Cháu đã hưởng ứng bằng việc viết hai lá thư xin lỗi. Một lá gửi ông ngoại của các nạn nhân, một lá cháu gửi cho bố mẹ.
Trong thư gửi gia đình nạn nhân, cháu viết: Hằng đêm, mỗi khi nhắm mắt lại là hình ảnh chém giết lại hiện lên trước mắt. Cháu như bị quả báo vì toàn mơ thấy bị người ta cầm dao, súng đuổi theo chém giết, làm cháu bị cụt chân, cụt tay, bị xẻo từng miếng thịt và vứt vào vạc dầu sôi. Sau mỗi cơn ác mộng, người cháu lại ướt sũng mồ hôi, không tài nào ngủ lại được nữa.
Luyện lao động, cải tạo tại Trại giam số 3.
Cháu cứ nghĩ mãi tại sao mình lại giết người tàn bạo đến thế. Lúc đó cháu như con chó dại, cứ gặp người là cắn. Cháu rất ân hận vì đã không tu chí học hành tử tế, mà lại tụ tập, đàn đúm lêu lổng, mới dẫn đến hậu quả làm tan nát gia đình người ta và làm cả gia đình mình dính vào vòng lao lý.
Cháu hận bản thân rất nhiều và thấy không xứng đáng có mặt trên cuộc đời này nữa. Và nếu cháu chết đi để làm người ta sống lại được thì cháu sẵn lòng xin được chết, dù cái chết có như thế nào, cháu cũng cam lòng.
Trong thư, cháu đã hứa cải tạo thật tốt để đánh đuổi con quỷ trước đây đã ngự trị, điều khiển cháu. Cháu sẽ làm hết sức mình để trở thành một con người lương thiện. Tất cả những điều trên cháu đã viết từ suy nghĩ thật sự trong thâm tâm của mình.
- Ngoài giờ lao động, cháu làm gì?
- Cháu đọc sách. Hiện nay, cháu đang đọc các cuốn sách về đạo Phật, Kinh Dịch và Khí công, có trong tủ sách hướng thiện ở các buồng giam. Trước đây, cháu không để ý đến chúng, nhưng nay nhờ đọc sách Phật mà tâm hồn cháu bình an dần trở lại. Cháu sẽ kiên trì sám hối, để dần đoạn tuyệt với cái tâm ác độc trong mình. Ngoài ra, ban đêm cháu còn luyện khí công để ổn định về sức khỏe và giúp tâm được an tĩnh.
- Cháu muốn làm gì khi được ra trại?
- Vì cháu không có tiền bồi thường dân sự cho gia đình nạn nhân nên rất khó được miễn giảm án. Cháu cũng nghĩ không nên sốt ruột, cứ thuận theo tự nhiên. Nếu được ra trại, cháu muốn làm nghề Đông y, cắt thuốc chữa bệnh cứu người, để mong gột rửa, chuộc lại lỗi lầm tày trời mà cháu đã gây ra. Chú ơi, chú có thể gửi vào đây cho cháu xin mấy quyển sách thuốc Đông y được không?
http://kenh14.vn/xa-hoi/sat-thu-le-van-luyen-nhung-ngay-an-nan-trong-trai-giam-20150418073433664.chn
8 năm trôi qua, tiệm vàng Ngọc Bích, nơi sát thủ máu lạnh Lê Văn Luyện (SN 1993) ra tay gây án sau thời gian để không nay đã có người ở, thành nơi buôn bán đồ dùng cho học sinh.
Cách tiệm vàng xảy ra vụ án đau lòng khoảng 6km, tại xã Thanh Lâm (Lục Nam, Bắc Giang) ngôi nhà nhỏ của người thân Luyện đang sinh sống từ đó đến nay im bặt.
Thời gian trôi đi, nhưng những gì con trai gây ra vẫn còn khiến khuôn mặt và ánh mắt của ông Lê Văn Miên và bà Trương Thị Thơm (là bố và mẹ của Luyện) đượm buồn và mệt mỏi.
Sau 8 năm, bố sát thủ Lê Văn Luyện trải lòng về chuỗi ngày tăm tối và những dòng thư xúc động gửi cán bộ trại giam - Ảnh 1.
Con đường dẫn vào nhà người thân Lê Văn Luyện đang được tu sửa.
Trong vụ án này, ông Miên bị truy tố, xét xử tội "che giấu tội phạm", phải nhận mức án 48 tháng tù giam. Tại phiên tòa xét xử con trai, ông Miên đã thốt lên: "Sau khi biết sự thật, bị cáo đã rất đau đớn...".
Ông Miên tâm sự, khoảng thời gian đầu khi sự việc xảy ra, ông đã suy sụp hoàn toàn. Ông Miên mang trong mình nỗi lo về người con nghịch tử đang phải thụ án ở trại giam khác và mặc cảm về người cha của kẻ sát nhân máu lạnh. Nỗi dằn vặt khiến ông đã từng nghĩ về cái chết, chết đi để trút bỏ mọi gánh nặng, buồn phiền.
Sau 8 năm, bố sát thủ Lê Văn Luyện trải lòng về chuỗi ngày tăm tối và những dòng thư xúc động gửi cán bộ trại giam - Ảnh 2.
Sau sự việc xảy ra, nhà Lê Văn Luyện im ắng và trở nên vắng vẻ hơn
"Thời gian đó tôi đã không nghĩ mình có thể vượt qua được, mọi thứ như đóng sập lại hoàn toàn với gia đình tôi, tôi gần như đã buông xuôi tất cả. Chỉ trong phút chốc, cuộc sống gia đình tôi đang êm ấm trở nên hỗn độn chỉ vì tội ác tày trời của con mình", ông Miêu nhớ lại.
Sau 8 năm, bố sát thủ Lê Văn Luyện trải lòng về chuỗi ngày tăm tối và những dòng thư xúc động gửi cán bộ trại giam - Ảnh 3.
Lê Văn Luyện và bố (phải).
Lá thư xúc động ngày trở về
Ông Miêu chia sẻ, những tháng ngày tăm tối của cuộc đời trong chốn ngục tù, ông may mắn gặp được cán bộ Phó giám thị và Trưởng ban nhân lực trại giam giàu lòng nhân ái.
Sau 8 năm, bố sát thủ Lê Văn Luyện trải lòng về chuỗi ngày tăm tối và những dòng thư xúc động gửi cán bộ trại giam - Ảnh 4.
Trong nhà Lê Văn Luyện luôn thiếu ánh sáng nhưng cũng đã bớt mùi ẩm mốc
Họ không phải giúp ông về tiền bạc mà động viên ông vượt qua và tạo điều kiện cho ông làm việc, cải tạo tốt.
Thân là phạm nhân, không tiền của, không còn gì cả nhưng được các cán bộ quan tâm như vậy, ông xúc động vô cùng.
Ngày 29/8/2014 ông Miêu mãn hạn tù, trở về nhà, để bày tỏ sự cảm ơn nên đã viết hai lá thư gửi cho hai cán bộ trại tạm giam, những người đã giúp đỡ ông trong quãng thời gian suy sụp nhất.
Sau 8 năm, bố sát thủ Lê Văn Luyện trải lòng về chuỗi ngày tăm tối và những dòng thư xúc động gửi cán bộ trại giam - Ảnh 5.
Lá thư ông Miên gửi cán bộ trại giam trước khi được mãn hạn tù. Ảnh: Vietnamnet
Trong thư ông Miên gửi cán bộ trại giam có đoạn: "Ban ạ, con người ta từ lúc sinh ra cho tới hết cuộc đời ai cũng có những sai lầm. Cho dù là sai lầm đó là lớn hay nhỏ mà thôi. Cuộc đời cháu cũng vậy, chỉ vì những sai lầm đó mà cháu và anh em trong gia đình đã phải đối mặt với sự đàm tiếu, kỳ thị của xã hội...
Và một điều thật là may mắn, trong những ngày cải tạo tại nơi đây, cháu gặp được người cán bộ giàu lòng nhân ái như Ban, đã tiếp thêm nghị lực giúp cháu cải tạo tốt hơn…".
Sau 8 năm, bố sát thủ Lê Văn Luyện trải lòng về chuỗi ngày tăm tối và những dòng thư xúc động gửi cán bộ trại giam - Ảnh 6.
Để kiếm thêm thu nhập, bố mẹ Luyện làm thêm nghề vàng mã
Lá thư ngắn ngủi, với nét chữ nguệch ngoạc nhưng đầy sự chân thành của ông Miêu có lẽ đã khiến những người nhận được cảm thấy ấm lòng.
Tiếp tục sống để trả nợ đời cho con trai
Trở về với cuộc sống đời thường dù còn mang mặc cảm nhưng nghĩ đến vợ con bên cạnh, ông Miêu cố gắng làm việc để bù đắp lỗi lầm mà người con nghịch tử đã gây ra.
Ông Miên biết rằng, những chuyện đã qua dù có suy nghĩ tiêu cực hay buông xuôi thì cũng không thể thay đổi được gì.
Sau 8 năm, bố sát thủ Lê Văn Luyện trải lòng về chuỗi ngày tăm tối và những dòng thư xúc động gửi cán bộ trại giam - Ảnh 7.
Đồ đan lát vàng mã được chất đầy trước cửa nhà
Ông chỉ biết cật lực làm việc ngày đêm để có tiền bồi thường thiệt hại do thằng con nghịch tử gây ra, giúp gia đình dần tìm lại ánh sáng.
Hằng ngày vào dịp thời vụ, vợ chồng ông Miên đi làm đồng, trồng cây ăn quả. Khi hết thời vụ, ông Miên đi xây, phụ hồ, kiếm thêm thu nhập.
Những khi không có việc, ông ở nhà phụ vợ đan lát làm đồ vàng mã, dành dụm để nuôi người con út ăn học và đền bù thiệt hại do Lê Văn Luyện gây ra.
Nhìn về phía cậu con út trong gia đình năm nay lên lớp 6 đang lụi mụi nghịch quả bóng đã cũ mèm phía góc nhà dưới ánh đèn tiết kiệm điện tối mập mờ, ông Miên nói: "Giờ tôi chỉ còn biết đổ cho số phận, cũng không suy nghĩ tiêu cực nữa.
Sau 8 năm, bố sát thủ Lê Văn Luyện trải lòng về chuỗi ngày tăm tối và những dòng thư xúc động gửi cán bộ trại giam - Ảnh 8.
Ông Miên thường đi làm đồng đến tối mịt mới trở về nhà
Chỉ biết động viên vợ con cố gắng, thằng con thứ hai sau chuyện của anh thì nó cũng bỏ học giờ đi làm công ty kiếm thêm phụ giúp bố mẹ, còn thằng út thì còn quá nhỏ nên nó cũng không biết gì.
Miễn là ông trời còn để tôi sống, tôi sẽ làm để đền bù thiệt hại, trả hết nợ. Tôi không nghĩ tiêu cực vì xác định nó là cái số rồi nên phải chấp nhận, có muốn chán hay tìm đến cái chết cũng không được vì không giải quyết được vấn đề gì nữa cả.
Sau 8 năm, bố sát thủ Lê Văn Luyện trải lòng về chuỗi ngày tăm tối và những dòng thư xúc động gửi cán bộ trại giam - Ảnh 9.
Bà Thơm mẹ Lê Văn Luyện
Làng xóm cũng bình thường, người nọ người kia chứ không còn áp lực như những ngày đầu", ông Miên chia sẻ.
Do kinh tế khó khăn nên 2 năm một lần, người thân trong gia đình Lê Văn Luyện mới đi thăm Luyện vào dịp đại hội gia đình gặp mặt phạm nhân.
Sau 8 năm, bố sát thủ Lê Văn Luyện trải lòng về chuỗi ngày tăm tối và những dòng thư xúc động gửi cán bộ trại giam - Ảnh 10.
Lê Văn Luyện trong trại giam
Về phía gia đình nạn nhân, thời gian đầu ông Miên cũng ngỏ ý muốn đến thăm hỏi, xin lỗi nhưng bị từ chối nên ông cũng đành chấp nhận.
Cũng đã cởi mở hơn những ngày trước, bà Trương Thị Thơm đã bớt nghĩ tiêu cực và gắng làm để đền bù thiệt hại do con gây ra.
http://kenh14.vn/sau-8-nam-bo-sat-thu-le-van-luyen-trai-long-ve-chuoi-ngay-tam-toi-va-nhung-dong-thu-xuc-dong-gui-can-bo-trai-giam-2019061012301303.chn
*********************
Lê Văn Luyện bước vào phòng và lễ phép ngồi xuống. Sau 3 năm thụ án, Luyện vẫn vậy với đôi lông mày chổi xể dữ tợn.
Tuy nhiên, nét khắc sát trong tia mắt đã mờ dần. Luyện kể, đã từng nung nấu ý định trốn trại, nhưng hơn một năm nay, tâm hồn quỷ ám đó đã có nhiều lục vấn, day dứt.
Sự đổi thay ấy, Luyện cho biết, đã đến từ những ứng xử đầy tình người của cán bộ quản giáo. Năm qua, kết quả cải tạo của Luyện đạt khá. Anh ta đã nói về nỗi khát khao được làm người một lần nữa. Phải chăng, chút mầm thiện mong manh ấy đang lớn dần dưới sự chăm bẵm của những người thầy nơi đây?
Những ngày mới nhập trại
Lịch sử tư pháp Việt Nam đã ghi nhận vụ án Lê Văn Luyện như một ví dụ kinh hoàng nhất của tội phạm vị thành niên. Ngày 24/8/2011, Luyện đã giết chết vợ chồng chủ tiệm vàng Ngọc Bích (ở Phương Sơn, Lục Nam, Bắc Giang) cùng con gái 18 tháng tuổi. Con gái lớn của họ, 8 tuổi, bị chém đứt tay. Sau khi hạ sát dã man các nạn nhân, Luyện cướp đi số tài sản gần 1,3 tỷ đồng.
Vụ án đã gây rúng động cả nước bởi sự tàn bạo, man rợ. Dư luận chờ đợi những hình phạt nghiêm khắc nhất dành cho sát nhân máu lạnh này. Thông thường, những tên cướp như Luyện, luôn phải đối diện với án tử. Đó là sự trả giá tương xứng với tính chất, mức độ của tội ác.
Phóng viên trao đổi với Luyện.
Tuy nhiên, quy định về độ tuổi áp dụng hình phạt tử hình đã cho Luyện cơ hội thoát chết. Tính đến thời điểm gây án, Luyện còn thiếu 54 ngày, mới tròn 18 tuổi. Cho nên, dù đã phạm hàng loạt trọng tội, thì tổng hợp hình phạt mà Luyện phải chịu chỉ 18 năm tù.
Ngày 4/6/2012, Luyện đến Trại giam số 3 (thuộc Tổng cục 8 - Bộ Công an) để cải tạo. Ở giữa vùng đồi núi cách TP Vinh hơn 100 km, trên diện tích khoảng 700 ha thuộc địa bàn xã Nghĩa Dũng (huyện Tân Kỳ, Nghệ An), trại giam như một ốc đảo chứa đựng trong nó một xã hội thu nhỏ.
Thiếu tá Hoàng Công Thành (Trưởng phân trại số 1) cho biết: "Khi mới nhập trại, Luyện tỏ ra khá ngang tàng. Không chỉ thiếu tự giác chấp hành nội quy và kỷ luật lao động của trại, Luyện còn 'dính' vào mấy vụ việc nghiêm trọng.
Năm 2013, anh ta đã đứng tên nhận thay một gói quà gửi theo đường bưu phẩm vào trại cho phạm nhân. Đó là một gói kẹo trông bình thường, nhưng bên trong là ma túy. Một lần khác, Luyện đánh lại Đội trưởng phạm nhân, khi bị nhắc nhở về ý thức lao động. Sau những sự việc trên, Luyện đều bị kỷ luật".
Kể về những ngày đầu "ăn cơm tù" tại Trại 3, Luyện thẳng thắn cho biết: "Khi mới nhập trại, một số đại ca đã 'thổi' vào cháu những suy nghĩ tiêu cực. Đang buồn bã, chán nản vì 'tù lâu, án dài', cộng với cá tính ngang tàng..., nên cháu phớt lờ mọi quy định.
Sau lần bị phạt cùm đầu tiên, cháu càng thêm căm tức các thầy. Lúc này cháu chỉ muốn trốn trại và nung nấu cách thoát ra. Không chỉ riêng cháu, bất cứ ai rơi vào cảnh tù tội đều có khao khát được tự do.
Trốn không được thì bất tuân, phá phách cho xả nỗi bực dọc bên trong. Cháu lại là thằng chẳng còn gì để mất. Cả xã hội đã lên án, coi cháu như con quỷ khát máu, không thể cải tạo.
Người ta chỉ nhăm nhăm đòi bắn. Gia đình cũng vì cháu mà tan nát. Bố thì đi tù, em trai thất học, mẹ cháu cũng vì suy nghĩ mà lâm bệnh... Cháu đã quen sống bản năng từ nhỏ, không chịu nghe ai, làm việc không cần suy nghĩ, nên việc nảy sinh tư tưởng chống đối là dễ hiểu thôi".
Những diễn biến tâm lý của Luyện, luôn trong tầm mắt kiểm soát của trại giam. Tại đây, chỉ những phạm nhân có ý thức chấp hành nội quy và kỷ luật lao động, mới được bố trí ra ngoài ruộng đồng, nương đồi làm việc. Còn trường hợp như Luyện phải lao động dưới sự giám sát nghiêm ngặt, trong phạm vi bảo vệ.
Đại tá Bùi Minh Châu (Phó Giám thị) kể: "Luyện có tiếng ở ngoài đời, nhưng vào đây, so với nhiều phạm nhân chúng tôi đang quản lý thì chưa có 'tuổi' gì cả, nếu xét về thứ bậc, đẳng cấp, thủ đoạn, vây cánh... trong thế giới tội phạm. Đây Trại giam loại 1, chuyên giam giữ phạm nhân cộm cán, nguy hiểm nhất, có mức án rất cao từ mọi miền đưa đến.
Do làm tốt công tác quản lý và cảm hóa giáo dục phạm nhân, kết hợp với nắm tình hình, kịp thời giải quyết những nhân tố bất ổn, nên từ nhiều năm nay, trại không để xảy ra bất kỳ cuộc vượt ngục, trốn trại nào".
Tự vấn để đổi thay
Lúc tôi đến Trại giam số 3, xin gặp Lê Văn Luyện vì muốn biết "sát thủ" ngày ấy bây giờ ra sao. Thiếu tá Hoàng Công Thành nói: "Trước đây đã có một số nhà báo tới hỏi chuyện rồi đành phải về tay không, vì Luyện lầm lỳ, không chịu hợp tác.
Nhưng hơn một năm trở lại đây, anh ta đã có một số chuyển biến tích cực, như vượt nhiều định mức công việc, chấp hành khá tốt nội quy của trại và kỷ luật lao động. Kết quả xếp loại cải tạo của Luyện năm 2014 đạt khá".
Phạm nhân Lê Văn Luyện.
Gặp Luyện sau giờ lao động tại xưởng gia công mi mắt giả, anh ta trông khá rắn rỏi. Trên khuôn mặt khá dễ nhìn, nét u uẩn và tàn bạo trong ánh mắt đã mờ dần. Thay vào đó là thái độ tích cực, chủ động khi tiếp xúc. Luyện cho biết vẫn giữ được 55 kg, sức khỏe tốt, không ốm đau, bệnh tật gì.
- Cháu bắt đầu có những suy nghĩ tích cực từ khi nào?
- Từ tháng 9/2013, vì lỗi không chấp hành kỷ luật lao động, đánh lại anh Đội trưởng nên cháu bị cùm chân 10 ngày trong buồng kỷ luật. Cũng trong thời gian đó, cán bộ Giáp, quản giáo Thành đã thường xuyên xuống thăm, phân tích cho cháu thấy điều hơn, lẽ phải.
Mặc dù cháu phạm kỷ luật nhưng các chú ấy không tỏ thái độ ghét bỏ, mà rất kiên trì thuyết phục để cháu hồi tâm chuyển ý. Họ khuyên giải cháu nhiều điều, còn khuyên cháu đọc sách về đạo Phật trong tủ sách hướng thiện của trại. Cách nói chuyện của họ gần gũi như bậc cha chú, khuyên dạy con cháu.
Chính sự chân thành ấy đã giúp cháu nhận ra rằng, cháu vẫn sẽ được đón nhận trở lại cộng đồng nếu thành tâm hối cải, sửa chữa. Những ngày đó, cháu tự vấn lương tâm rất nhiều. Lời chú Giáp, chú Thành nói luôn văng vẳng bên tai. Dần dần, cháu nhận ra mình chưa bao giờ thực sự nghe ai nói.
Vậy là cháu suy ngẫm rất kỹ và thấy điều cán bộ bảo ban là đúng. Suy nghĩ thông suốt rồi cũng là lúc cháu hết thời gian kỷ luật, được trở lại buồng. Cháu đã thay đổi cách sống, tích cực hơn trong công việc và chấp hành nội quy của trại.
- Việc cháu viết thư xin lỗi gia đình nạn nhân như thế nào? Cháu đã viết những gì? Có phải là những suy nghĩ thực sự chân thành của cháu không?
- Thời gian qua, trại giam có mở cuộc vận động phạm nhân viết thư xin lỗi. Đây là dịp để chúng cháu nhìn nhận lại mọi tội lỗi của mình đã gây ra. Cháu đã hưởng ứng bằng việc viết hai lá thư xin lỗi. Một lá gửi ông ngoại của các nạn nhân, một lá cháu gửi cho bố mẹ.
Trong thư gửi gia đình nạn nhân, cháu viết: Hằng đêm, mỗi khi nhắm mắt lại là hình ảnh chém giết lại hiện lên trước mắt. Cháu như bị quả báo vì toàn mơ thấy bị người ta cầm dao, súng đuổi theo chém giết, làm cháu bị cụt chân, cụt tay, bị xẻo từng miếng thịt và vứt vào vạc dầu sôi. Sau mỗi cơn ác mộng, người cháu lại ướt sũng mồ hôi, không tài nào ngủ lại được nữa.
Luyện lao động, cải tạo tại Trại giam số 3.
Cháu cứ nghĩ mãi tại sao mình lại giết người tàn bạo đến thế. Lúc đó cháu như con chó dại, cứ gặp người là cắn. Cháu rất ân hận vì đã không tu chí học hành tử tế, mà lại tụ tập, đàn đúm lêu lổng, mới dẫn đến hậu quả làm tan nát gia đình người ta và làm cả gia đình mình dính vào vòng lao lý.
Cháu hận bản thân rất nhiều và thấy không xứng đáng có mặt trên cuộc đời này nữa. Và nếu cháu chết đi để làm người ta sống lại được thì cháu sẵn lòng xin được chết, dù cái chết có như thế nào, cháu cũng cam lòng.
Trong thư, cháu đã hứa cải tạo thật tốt để đánh đuổi con quỷ trước đây đã ngự trị, điều khiển cháu. Cháu sẽ làm hết sức mình để trở thành một con người lương thiện. Tất cả những điều trên cháu đã viết từ suy nghĩ thật sự trong thâm tâm của mình.
- Ngoài giờ lao động, cháu làm gì?
- Cháu đọc sách. Hiện nay, cháu đang đọc các cuốn sách về đạo Phật, Kinh Dịch và Khí công, có trong tủ sách hướng thiện ở các buồng giam. Trước đây, cháu không để ý đến chúng, nhưng nay nhờ đọc sách Phật mà tâm hồn cháu bình an dần trở lại. Cháu sẽ kiên trì sám hối, để dần đoạn tuyệt với cái tâm ác độc trong mình. Ngoài ra, ban đêm cháu còn luyện khí công để ổn định về sức khỏe và giúp tâm được an tĩnh.
- Cháu muốn làm gì khi được ra trại?
- Vì cháu không có tiền bồi thường dân sự cho gia đình nạn nhân nên rất khó được miễn giảm án. Cháu cũng nghĩ không nên sốt ruột, cứ thuận theo tự nhiên. Nếu được ra trại, cháu muốn làm nghề Đông y, cắt thuốc chữa bệnh cứu người, để mong gột rửa, chuộc lại lỗi lầm tày trời mà cháu đã gây ra. Chú ơi, chú có thể gửi vào đây cho cháu xin mấy quyển sách thuốc Đông y được không?
http://kenh14.vn/xa-hoi/sat-thu-le-van-luyen-nhung-ngay-an-nan-trong-trai-giam-20150418073433664.chn
Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2019
Trong khi 9x kể khổ và đòi công bằng, nhìn xem 10x đã biết tận dụng thời cơ để kiếm bạc tỷ: Cứ chây ì không chịu thay đổi, chắc chắn bạn sẽ bị thành công xa lánh
Có một thế hệ 10X ưu tú, tài năng, biết kinh doanh
10X ra đời giữa cơn bão công nghệ thông tin và mạng xã hội phát triển rầm rộ. Có quá nhiều phát minh tiên tiến nâng đỡ tương lai của 10X như rồng thêm cánh. Khỏi cần trình bày nhiều mỗi ngày mở facebook hay đọc báo mạng, bạn sẽ đều thấy gương mặt xinh đẹp đáng yêu của 10X được giới thiệu với thành tích khủng về tài năng và bản lĩnh. Bạn chỉ xem 10X là những đứa bằng tuổi em út hay đứa cháu trong nhà nhưng sự thật 10X đã lớn còn bạn thì già rồi.
Một vài 10X nhìn vào giống những kẻ lông bông thực chất nhưng họ đang kiếm tiền bạc tỷ và có sức ảnh hưởng không kém gì ngôi sao giải trí nhờ trở thành streamer, sở hữu kênh youtube riêng. Tôi biết có cậu bé 15 tuổi đã kiếm được 30 triệu mỗi đêm chỉ nhờ việc "ăn" và chia sẻ nó trên MXH. Mỗi đêm, hàng nghìn khán giả chờ đợi trước máy tính để xem cậu bé ăn tối. Công việc của chàng trai 15 tuổi là chuẩn bị thật nhiều đồ ăn và một chiếc camera để ghi lại quá trình ăn của mình rồi phát trực tiếp trên internet.
Có những 10X khác kinh doanh online, họ có những cửa hàng hay thương hiệu riêng về thời trang, công nghệ, mỹ phẩm đem lợi nhuận hàng trăm triệu mỗi tháng.
Có những 10X sớm biết đến là "thần đồng" tài năng của họ được biết đến trong lĩnh vực công nghệ, ta dễ dàng kể ra những cái tên như Đỗ Nhật Nam, Nguyễn Dương Kim Hảo, Phan Thiên Bạch Anh…nổi bật vào thời công nghệ với các sản phẩm thiên về hệ thống làm việc thông minh, robot điều khiển, máy tính hóa học… Không thể phủ nhận 10X là thế hệ những đứa trẻ đa tài.
Với thế hệ 9x đặc biệt là 9x đời đầu bạn sẽ gặp phải áp lực rất lớn và thấy chút mặc cảm khi bị đem ra so sánh với 10X cả về tài năng, bản lĩnh, thậm chí là trải nghiệm thương trường.
Đầu 9X đã gần 30 tuổi có gia đình mới bước vào cuộc chiến tiền bạc thật là sai lầm lớn
Bạn đã trên gần 30 tuổi rồi, đó là sự thật chẳng thể chối cãi. Đã là tuổi tác thì chẳng ai trốn tránh được. Đừng ngạc nhiên khi bạn "được" các bé học sinh gọi là cô - chú không phải vì thần thái chỉn chu hay ăn mặc đứng đắn nhưng chính vì gương mặt bạn đã có nếp nhăn ít nhiều
Có những 9X đã trở thành những ông bố bà mẹ với 2 đứa con. Lúc này họ mới bắt đầu vào cuộc đua tiền bạc thật vật vã và áp lực. Đúng ra cuộc đua này nên bắt đầu từ tuổi 20 hay xuất sắc hơn như thế hệ 10X kiếm tiền từ rất sớm. Chuẩn bị tài chính từ sớm, để đến năm 30 tuổi sau nhiều năm tích lũy tiền bạc chính thời điểm thích hợp nhất để bạn lập gia đình nuôi nấng con trẻ.
30 tuổi mà chưa có gì chắc chắn bạn sẽ hối tiếc vì lãng phí tuổi trẻ. Ngày ngày nhìn thế hệ 10X "phất" lên nhờ công nghệ, nhờ thời thế bản thân 9X kiến thức không nổi trội lại lười học hỏi, nhiều người buông xuôi chẳng buồn cố gắng, cứ như thế mà nhà nghèo thêm nghèo, cuộc sống vốn dĩ túng thiếu nay càng túng thiếu hơn.
Có người nói: "Nếu đã quá muộn tôi còn cố gắng làm gì nữa, làm sao có thể làm lại từ đầu khi đã gồng gánh cả gia đình, thà không làm gì thì hơn". Dù là đàn ông hay phụ nữ, tôi đều cho đây là câu nói đầu hàng của một người hèn nhát và vô trách nhiệm. Cuộc sống này mỗi người đều tự phải có nghĩa vụ xây dựng và biến nó trở nên tốt đẹp. Bạn không trưởng thành cuộc đời sẽ bỏ qua bạn. Bạn không nỗ lực số phận sẽ quật ngã bạn. Không làm gì giống như bạn tiêm liều thuốc độc từ từ rồi chết. Tôi xem đó là cái chết hèn mạt, làm khổ cho vợ con cũng như bố mẹ 2 bên gia đình.
30 tuổi đừng chọn cuộc sống an nhàn nếu muốn nhận thành quả
Nếu bạn nghe nhiều người nói 30 tuổi phải có sự nghiệp riêng, 40 tuổi phải có nhà lầu xe không thì vô nghĩa đời người bạn cũng đừng có tin. Con người buồn cười lắm, họ thích đưa ra những ranh giới và tiêu chuẩn để định nghĩa đồng loại. Tôi khẳng định với bạn các chuẩn mực về tuổi tác và sự nghiệp là một lằn ranh giới mong manh và không đo lường chính xác được. Nó không bao giờ được xem là hằng số và chọn làm tiêu chuẩn. Thứ duy nhất quyết định sự thành công của bạn chính là ý chí và kiến thức.
Cuộc đời không bỏ qua ai bao giờ dù bạn bao nhiêu tuổi, chỉ cần lấy cả tính mạng để nỗ lực thì may mắn ắt xuất hiện và thành công là kết quả cuối cùng. Đừng nghe mấy đứa không một chút ý chí nói chuyện đời. Những người ở dưới đáy chỉ sống để dìm người khác xuống thấp như mình thôi.
Bạn không trưởng thành, chẳng ai trưởng thành thay bạn được!
Cặp đôi vàng của làng phim Thái: Yêu nhau 10 năm không chịu cưới, nhưng hạnh phúc không ngờ vì những lý do rất đáng để chị em học hỏi
Được biết đến là cặp đôi vàng của làng phim Thái nhưng Noon Ramida và Louis Scott vẫn chưa chịu về chung 1 nhà dù đã có 10 năm yêu nhau.
Nam thần Louis Scott dù đã bước sang tuổi 37 nhưng vẫn hút hồn phái nữ bởi vẻ đẹp lai giữa 2 dòng máu Thái và Scotland. Bên nhau từ những ngày chưa phải sao nổi tiếng, nắm tay nhau đến cả 1 thập kỉ, đối với Noon và Louis có lẽ giờ đám cưới chỉ là 1 thủ tục.
Để có được 1 mối quan hệ khá bền lâu như hôm nay, Noon chia sẻ những bí quyết và quan điểm của mình đối với tình yêu, hôn nhân. Theo cô, 10 năm không phải hành trình quá dài nhưng tình cảm giữa cô và Louis cho đến giờ này vẫn tốt đẹp. Tất cả cũng có lý do của nó.
Cặp đôi trai tài gái sắc
Yêu bản thân trước khi yêu người khác
Nữ diễn viên không tuổi cho biết: 'Muốn có sự nghiệp và tình yêu, đầu tiên chúng ta phải đẹp. Đẹp cả mặt lẫn da, từ trong ra ngoài. Không chỉ ăn đủ chất dinh dưỡng mà còn phải luyện tập mỗi ngày. Đó không chỉ là vấn đề về làm đẹp mà còn là chăm sóc sức khỏe. Đàn ông yêu bằng mắt. Chẳng có 1 tâm hồn đẹp nào đủ sức mạnh để níu chân 1 người đàn ông cả đời nếu cô ấy không đẹp'.
Mặc dù bằng tuổi bạn trai nhưng cô nàng có vóc dáng khác xa với độ tuổi gần 40 của mình. Noon nhấn mạnh việc yêu bản thân chính là tạo tiền đề và cơ hội để người khác phải yêu mình.
Hôn nhân rất quan trọng nhưng nó không phải là tất cả trong cuộc sống
Noon cho rằng: 'Nhận thức trong 1 mối quan hệ rất quan trọng. Nhận thức mọi việc, mọi vấn đề, nhất là khi 2 bên xảy ra xung đột. Lúc này không những phải nhận thức đúng lý do nảy sinh mâu thuẫn nữa mà còn là sự quan trọng của mối quan hệ này có đáng để mình cãi vã hay không. Hãy nghĩ về những thứ tích cực và điều nên nói.
Sẽ không sai khi chúng ta muốn chứng minh bản thân, thể hiện quan điểm và cái tôi của mình nhưng đôi khi, nó lại là thứ khiến cả 2 xa cách nhau, làm 2 người tổn thương mãi mãi. Thế nên, chúng tôi luôn điều chỉnh để mọi thứ không đi quá xa'.
Noon cũng đưa ra quan điểm: 'Thông thường, khi tình yêu có dấu hiệu rạn nứt, bạn sẽ nghĩ ngay đến việc chắc chắn đối phương có người mới mà không chịu nhìn nhận cả 2 đều có cái sai với nhau. Đó chính là lý do khiến họ cảm thấy không cùng chung tiếng nói.
Để giải quyết nhanh nhất, hầu như các cặp đôi chọn cách buông bỏ và lao vào 1 mối quan hệ mới để đỡ phải mệt mỏi vì tranh cãi, bất đồng. Ai cũng có thể bắt đầu yêu lại nhưng đừng biến nó trở thành áp lực, cố làm thứ này để quên đi thứ khác dù bản thân không muốn. Riêng tình cảm, hãy để nó diễn ra tự nhiên'.
Noon và Louis khá bận rộn với công việc của mình nhưng họ vẫn dành sự quan tâm cho nhau mỗi ngày. Họ không thể hiện là 1 cặp yêu đến cuồng nhiệt nhưng những cử chỉ dành cho nhau lại bình dị, đời thường như bao cặp đôi khác.
Là 1 phụ nữ từng trải, Noon nghĩ: 'Hôn nhân có thể là giấc mơ của 1 người phụ nữ. Đó là vì họ nhìn thấy tương lai của tình yêu hiện tại, rằng có thể chung sống với người đàn ông mình yêu và cùng nhau xây đắp tổ ấm.
Có rất nhiều cô gái từ nhỏ muốn mình trở thành Cinderella, 1 ngày được khoác lên mình bộ váy lộng lẫy, được dìu bước trong tay chàng hoàng tử. Nhưng khi lớn hơn 1 chút, họ lại chợt nhận ra, thế giới này có vẻ lớn quá, vì thế mà hoàng tử chìm đắm trong biển người mênh mông chẳng tìm ra nữa rồi. Và rồi ta đặt cho mình câu hỏi: Liệu hôn nhân có phải tất cả của cuộc sống? Không cần mặc váy cưới, con gái vẫn có thể hạnh phúc chứ?'.
Không quan trọng yêu ai mà là cách yêu như thế nào
Ngày nay, giữa hàng ngàn vụ ngoại tình, đánh ghen, người ta bắt đầu mất niềm tin vào tình yêu. Nam chọn ế, nữ cũng chọn chẳng cần yêu ai, thậm chí là 1 mối quan hệ mờ ảo: trên tình bạn, dưới tình yêu. Nhưng đó có phải là lựa chọn tốt?
'Thật ra độc thân cũng rất thú vị. Độc thân tự do, lại không làm tổn thương ai. Đó là cuộc sống khiến nhiều người bị ràng buộc trong 1 mối quan hệ mong muốn. Ngay cả khi bạn đang yêu nhưng là yêu 1 cách đơn phương hoặc tồn tại trong mối quan hệ chẳng rõ ràng, bạn vẫn cứ coi đó là niềm hạnh phúc. Nhưng kết quả thì bạn biết rồi đấy, 1 là anh ta sẽ nhận ra tình cảm của bạn và sự cố gắng sẽ được đền đáp. Còn 2 là anh ta coi sự cho đi của bạn là điều tất yếu, anh ta sẽ tự biến mất khỏi cuộc đời bạn khi đã không còn thích thú. Vậy thì lúc này độc thân chẳng phải hạnh phúc hơn rất nhiều sao?
Trong hôn nhân, chúng ta thường mắc 1 sai lầm: Nhìn thấy người khác vui vẻ, hòa thuận và bắt đầu có sự so sánh, rằng tại sao chồng mình không thể như vậy, vợ mình không giống như kia hay cứ thế này thì sống 1 mình cho xong?
Như tôi đã nói, bạn sẽ không cảm thấy khó chịu nếu ngừng so sánh cuộc sống của mình với người khác. Sự thật là bạn chẳng bao giờ đơn độc nếu chúng ta chịu chia sẻ và lắng nghe nhau. Còn nếu bạn vẫn không thể mở lòng và bao dung hơn thì có nghĩa bạn chỉ yêu chính mình chứ không phải vợ hay chồng của mình.
Tất nhiên chúng ta đều cần yêu bản thân nhưng là yêu 1 nửa, còn 1 nửa sẽ dành cho những người bạn chọn gắn bó cuộc đời mình với họ. Nếu bạn không cân bằng mọi thứ, bạn sẽ trở nên ích kỉ và hôn nhân càng chìm trong bế tắc'.
Theo Noon chia sẻ, 1 người phụ nữ thông minh là phải biết yếu đuối và ngây ngô khi cần. Đàn ông không muốn bị quản lý hay lép vế trước phụ nữ. Nhất là đối với người anh ta yêu, anh ta luôn muốn mình bảo vệ, che chở cho cô gái ấy. Bởi theo Noon: 'Đàn ông sinh ra quy định là phái mạnh, nên mong muốn thể hiện sự mạnh mẽ như 1 bản năng. Do đó, phụ nữ tỏ ra lép vế hơn chồng 1 chút cũng là cách để anh ấy được tự hào và còn thể hiện được sự tôn trọng của bạn với người đàn ông mà bạn đã lựa chọn'.
Nguồn: Women, Instagram
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)