Hiện nay, tình trạng phỏng vấn tìm việc tại các công ty lớn đầu ngành ngày một trở nên khó khăn. Đứng trước quá nhiều ứng cử viên, các bộ phận nhân sự sẽ phải tìm mọi cách để lựa chọn ra những tài năng tốt nhất đóng góp cho sự phát triển của công ty, vì vậy, những câu hỏi phỏng vấn cũng ngày càng đa dạng và đòi hỏi một tư duy cực kỳ linh hoạt mới có thể thành công.
Ví dụ như: "Nếu gặp tỷ phú Jack Ma trong thang máy, bạn sẽ nói gì với ông ấy để bắt chuyện?"
Hoặc là: "Làm thế nào để biến '1+1+1=13' trở nên có nghĩa?"
Ngày hôm nay, anh Trương cũng gặp tình huống khó tương tự như vậy khi tham gia ứng tuyển vị trí phó phòng quản lý của một công ty bất động sản. Tuy là người vừa tốt nghiệp, chưa có kinh nghiệm nhưng từ nhỏ, anh đã được cha mình là một nhà quản lý đất đai lâu năm dẫn dắt, nên anh Trương có thể tự tin trả lời tất cả những câu hỏi chuyên môn của người phỏng vấn. Quả nhiên, anh là một trong 3 người thể hiện tốt nhất được công ty giữ lại, được đích thân giám đốc tuyển chọn trong vòng cuối cùng.
Để kiểm tra khả năng trả lời tại chỗ của họ, giám đốc đã lần lượt đưa ra câu hỏi cho cả 3 người như sau: "Thứ gì tay phải cầm được mà tay trái không cầm được?" và quy định các ứng viên sẽ phải trả lời trong vòng 25 giây.
Không kinh nghiệm, chàng trai vẫn chinh phục nhà tuyển dụng ngay từ câu trả lời đầu tiên cho lời hỏi: Thứ gì tay phải cầm được mà tay trái không cầm được? - Ảnh 1.
Người thứ nhất vừa nghe xong câu hỏi đã giật mình và "hóa đá" tại chỗ. Cô ấy không kịp suy nghĩ gì nhiều mà vội vàng trả lời: "Có phải thứ gì nóng bỏng tay hay không?"
Vị giám đốc không bình luận gì, chỉ nói cô ra ngoài chờ kết quả.
Đến lượt người thứ hai, anh ta thẳng thừng: "Trên đời làm gì có thứ nào như vậy!"
Giám đốc tiếp tục mời anh ta ra ngoài.
Đến lượt anh Trương là người cuối cùng. Nghe xong câu hỏi, anh suy nghĩ khoảng 20 giây, cúi xuống nhìn tay của mình rồi trả lời: "Đó là tay trái."
Lúc này, giám đốc mới nói: "Nhất định anh sẽ trở thành một nhà quản lý kinh doanh tài giỏi!"
Từ câu chuyện của anh Trương, chúng ta có thể thấy rằng, lối suy nghĩ linh hoạt, tư duy bay bổng không chỉ dành cho nghệ sĩ hay nhà văn mà còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong những ngành nghề khác. Đó là khả năng mà mỗi người đều cần rèn giũa không ngừng.
George Bernard Shaw đã từng nói "Những người không thể thay đổi tư duy thì không thể thay đổi gì hết." Giống như nhà vật lý, tác giả nổi tiếng Leonard Mlodinow phát biểu: "Tất cả chúng ta đều có thể trở thành người xử lý rắc rối nếu chúng ta muốn sinh tồn và phát triển trong thế giới biến động ngày nay, chúng ta buộc phải linh hoạt." Ông cho rằng suy nghĩ linh hoạt là thứ mà ai cũng cần có khi đối mặt với tình hình thay đổi hoặc một vấn đề mới nào đó đột nhiên phát sinh. Nếu chỉ biết tuân theo một quy tắc và khuôn mẫu nhất định, chúng ta rất dễ dàng thất bại trong mọi cuộc chơi.
Không kinh nghiệm, chàng trai vẫn chinh phục nhà tuyển dụng ngay từ câu trả lời đầu tiên cho lời hỏi: Thứ gì tay phải cầm được mà tay trái không cầm được? - Ảnh 2.
Ông mô tả Uber và Google là những ví dụ nổi bật nơi suy nghĩ linh hoạt làm nền tảng cho sự sáng tạo và sự thích nghi của họ. "Bạn sẽ thấy những công ty mới - đa phần là các công ty khởi nghiệp công nghệ - đều có những băng ghế để mọi người ngồi thư thả và nhìn lên trần nhà," Mlodinow cho biết. "Nhân viên không bị những quản lý sẽ đi vòng vòng theo dõi vì họ biết rằng mỗi người đều cần có thời gian để ấp ủ ý tưởng mới hay xử lý ý tưởng."
Trả lời được câu hỏi "làm thế nào để 1 + 1 + 1 = 13?", anh chàng ứng viên khiến đối thủ cay đắng nhận ra bài học nhớ đời!
Với những ai muốn sử dụng cách suy nghĩ linh hoạt, Mlodinow đề nghị nên dành thời gian để mơ màng, nói chuyện với người lạ, những người không nằm trong các mối quan hệ thông thường của bạn, để tiếp thu luồng tư duy mới, thoát khỏi vùng an toàn.
Hãy nhớ rằng: Một khi suy nghĩ của bạn đã thành hình và trở nên cứng nhắc, bạn sẽ thất bại. Khi bạn nghĩ bạn biết tất cả các câu trả lời, bạn sẽ mắc kẹt. Khi bạn đóng đinh trên con đường của bạn, bạn đã trở thành một phần của lịch sử.
Ngay giây phút bạn để mình sa vào khuôn mẫu, bạn đã tự để mình bị loại khỏi cuộc chơi. Mà trong cuộc chơi đó, đừng xem cuộc đời như kẻ thù địch, hãy coi nó như đối thủ thân thiện trên sàn đấu, như một chuỗi những cuộc phiêu lưu. Mỗi cuộc phiêu lưu lại là một cơ hội để học hỏi khám phá, mở rộng kinh nghiệm và mối quan hệ xung quanh, để kéo dài đường chân trời của bạn.
Chấm dứt chuỗi phiêu lưu đó đồng nghĩa với việc bạn cũng chấm hết. Suy nghĩ linh hoạt cũng gần giống như một môn võ tinh thần - luôn sẵn sàng né đòn. Bạn linh động, bạn sẽ thấy nó thật tuyệt và tận hưởng cuộc đấu. Nếu bạn đứng yên một chỗ, gần như chắc chắn bạn sẽ bị nốc ao.
http://kenh14.vn/khong-kinh-nghiem-chang-trai-van-chinh-phuc-nha-tuyen-dung-ngay-tu-cau-tra-loi-dau-tien-cho-loi-hoi-thu-gi-tay-phai-cam-duoc-ma-tay-trai-khong-cam-duoc-20190504001456531.chn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét