My photos

My photos

Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

Chàng trai 9X - giám đốc, đại sứ giới trẻ: Cứ đi và trải nghiệm!

Thích làm tình nguyện và du lịch bụi, Thái Hoàng Vũ (sinh năm 1992, sinh viên Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM) đã trải nghiệm qua 16 quốc gia. Mỗi chuyến đi để lại cho Vũ nhiều kỷ niệm và kết nối với những con người xa lạ.
“Mình tự nhận bản thân là kẻ lang thang. Bởi, Vũ thích cảm giác xê dịch. Đến từng quốc gia, mình được trải nghiệm nhiều công việc khác nhau: phục vụ quán ăn, dạy tiếng Anh, tình nguyện viên giới thiệu văn hóa Việt… Mình tin những trải nghiệm thú vị của bản thân sẽ tìm được đích đến phù hợp, giúp mình trưởng thành hơn”, Thái Hoàng Vũ chia sẻ.
Thích làm tình nguyện và du lịch bụi, Thái Hoàng Vũ (sinh năm 1992, sinh viên trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM) đã trải nghiệm qua 16 quốc gia. Mỗi chuyến đi để lại cho Vũ nhiều kỷ niệm và kết nối với những con người xa lạ.
Chàng trai 9X - giám đốc, đại sứ giới trẻ: Cứ đi và trải nghiệm! - ảnh 1
Hoàng Vũ cùng các em nhỏ trong chuyến đi thiện nguyện ở Santa Rosa, Philippines - ẢNH: NVCC
Làm gia sư tại xứ sở bò tót
Trong thời gian ngồi chờ kết quả đai học, Vũ quyết định tạm gác mọi thứ, xốc balô lên và trải nghiệm du lịch bụi. Địa điểm đầu tiên mà Vũ đặt chân đến là đất nước Campuchia. Nguồn kinh phí thực hiện chuyến đi chỉ vỏn vẹn 100 USD. Thế là, anh bạn sử dụng dịch vụ “couchsurfing” (ở nhờ nhà người dân) để hạn chế chi phí phát sinh. “Lần đó, mình đi đến thành phố Phnom Penh và Sihanouk Ville Trong khoảng thời gian đó, mình có rất nhiều trải nghiệm mới như: tập tành nấu ăn, ngồi thiền vào mỗi buổi sáng. Điều thú vị là mình còn được học cách làm giấy từ vỏ cây cùng với chủ nhà. Hành trình đến Capuchia là bước ngoặt khiến mình đam mê xê dịch đến tận bây giờ”, Vũ nói.


Trở về nước, Vũ nhận giấy báo trúng tuyển và nhập học. Hơn 2 năm học tại trường, Vũ tự trau dồi kỹ năng tiếng Anh, quản lý thời gian, sắp xếp công việc… Năm 2013, Vũ tự tin gửi đơn đăng ký vào “Cazalla Intercultural” (một tổ chức bảo vệ quyền lợi của người dân nhập cư và thanh niên). May mắn, Vũ được Quỹ Liên minh châu Âu chọn làm điều phối viên và tài trợ kinh phí.
Chuyến tình nguyện được thực hiện ở Tây Ban Nha trong vòng 8 tháng. Vũ thích nghi nhanh với môi trường mới. Thế nhưng, ngôn ngữ là rào cản khiến Vũ gặp nhiều trở ngại trong giao tiếp từ việc mua hàng hóa cho đến trò chuyện với mọi người xung quanh. Hơn 3 tháng sinh sống, Vũ tự mày mò học tiếng Tây Ban Nha và góp nhặt kinh nghiệm làm gia sư. Những ngày đầu, anh bạn đảm nhận công việc dạy các em nhỏ mầm non tập múa, hát, các hoạt động ngoại khóa về kỹ năng sống…
Chàng trai 9X - giám đốc, đại sứ giới trẻ: Cứ đi và trải nghiệm! - ảnh 3
Hoàng Vũ cùng người dân ở thành phố Lorca (Tây Ban Nha) - ẢNH: NVCC
Vũ được trải nghiệm tại thành phố Lorca vài tháng. Nhận thấy người dân ở đây không phân biệt được người Việt Nam với các dân tộc châu Á khác, thế là Vũ lên kế hoạch thực hiện dự án cá nhân nhằm giới thiệu văn hóa Việt Nam.
Sau khi trình bày với các trường, Vũ nhận được phản hồi tích cực từ ban giám hiệu nhà trường và mời về giảng dạy ngoại khóa, giao lưu văn hóa. Đối tượng học viên của Vũ là học sinh, sinh viên, các bạn thanh thiếu niên bỏ học và cả người dân trong vùng. “Cách dạy phải gây hứng thú thì học viên mới chịu tiếp thu. Bản thân nhận thấy, khi dạy các em nhỏ thì mình phải lồng ghép hoạt động vừa học, vừa chơi. Còn học viên lớn tuổi hơn, mình phải cung cấp nhiều thông tin và lý giải cụ thể, rõ ràng. Các bạn thanh thiếu niên bỏ học thường có tâm lý mất tập trung vào vấn đề giảng giải kéo dài. Mình dựa vào kiến thức văn hóa bản địa mà các bạn đã hiểu để so sánh với văn hóa Việt Nam. Cách so sánh, dẫn chứng vấn đề giúp học viên hứng thú nghe giảng hơn”, Vũ tâm sự.


Sau buổi học, Vũ còn lồng ghép các hoạt động giao lưu văn hóa, tổ chức các trò chơi dân gian… Từ đó, giúp người dân có cái nhìn riêng biệt về đất nước và con người Việt Nam. Công việc làm gia sư giúp Vũ tự tin giao tiếp, yêu công việc tình nguyện quốc tế.
Chàng trai 9X - giám đốc, đại sứ giới trẻ: Cứ đi và trải nghiệm! - ảnh 5
Thái Hoàng Vũ (bìa phải) tham gia hội thảo của dự án “Our Generation17plus” tại Việt Nam - ẢNH:NVCC
Kẻ lang thang - cứ đi và trải nghiệm
Trải qua 8 tháng ở Tây Ban Nha, Vũ đã hoàn thành công việc tình nguyện quốc tế. Sau thời gian đó, anh dành hơn 1 tháng với số tiến dành dụm 400 Euro để thử cảm giác du lịch bụi đến các quốc gia khác ở châu Âu.
Rời xứ sở bò tót, Vũ đi qua Pháp, Hà Lan, Đức, Hungary… Để tiết kiệm chi phí, Vũ di chuyển bằng các phương tiện công cộng và xin ở nhờ nhà người dân. Mỗi chuyến đi của anh bạn đều đầy ấp những trải nghiệm. Có những lần, Vũ liều mình chạy xuống biển ở Cartagena (Columbia) vào giữa mùa đông, hay hát rong ở Malaga (Tây Ban Nha) với cây đàn Ukulele cùng hai người bạn thân.


Chàng trai 9X - giám đốc, đại sứ giới trẻ: Cứ đi và trải nghiệm! - ảnh 6

TIN LIÊN QUAN

Chàng Mèo dạy nấu ăn trên facebook
Với các công thức được đơn giản hóa, căn bếp 'mở' của chàng trai có biệt danh Mèo Mập thu hút hàng nghìn lượt quan tâm và chia sẻ.
Có những hôm Vũ lang thang một mình dọc sông Seine ở Paris, tới ngủ chui ở Granada. Và cả lần anh thức trắng đêm giơ tay xin đi nhờ xe ở miền quê nước Đức vì bị lạc đường ở biên giới Hà Lan và Đức. “Đôi khi, mình không tìm được chỗ ngủ nên phải ngủ ngoài đường ở Amsterdam (Hà Lan) dưới cái thời tiết lạnh cóng giữa tháng 5. Thậm chí, mình ngủ tạm ở công việc, trạm xăng rồi tiếp tục hành trình. Có những hôm, mình sốt cao khi ở Budapest (Hungary), và Rome (Ý) nhưng vẫn một mình đi tiếp với cái balo nặng trĩu. Vũ còn có rất nhiều kỷ niệm ở Barcelona, Madrid, Praha, Ayuthaya, Berlin…
Hoặc có lần, Vũ quay trở lại Tây Ban Nha để tham dự hội nghị. Anh đi tàu một mình từ Barcelona về Murcia nhưng lại ngủ quên. Đến trạm cuối, Vũ tỉnh dậy thì trời đã tối. Phương tiện công cộng đã dừng hoạt động. Vũ đành phải đi bộ tìm đồn cảnh sát xin ngủ nhờ. “Đến nơi, mình mải mê trò chuyện với các anh cảnh sát. Thấy khả năng nói tiếng Anh tốt, Vũ được nhờ làm gia sư dạy tiếng Anh giúp các anh hoàn thành khóa học ngoại ngữ cơ bản. Đến sáng, mình được các anh cảnh sát nhiệt tình chở về tận nơi và tặng cuốn sổ thay lời cảm ơn”, Vũ vui vẻ kể.
Chàng trai 9X - giám đốc, đại sứ giới trẻ: Cứ đi và trải nghiệm! - ảnh 7
Hoàng Vũ giao lưu văn hóa với bạn bè quốc tế - ẢNH: NVCC
Trên chuyến hành trình, Vũ xin đi nhờ xe và kết nối với nhiều người khác nhau: doanh nhân, người đi du lịch, người lớn tuổi… Vũ cảm thấy thú vị khi nghe họ chia sẻ những câu chuyện cuộc sống. Trong suốt chuyến đi, Vũ tham gia các hoạt động xã hội: dạy học cho trẻ em nghèo, ngồi trò chuyện với người dân nhập cư, đi phụ bán thức ăn dạo trên phố… “Đến Paris, mình tham gia tình nguyện nấu ăn cho người vô gia cư.. Rất khác biệt, mọi người rất tôn trọng lẫn nhau. Vũ học cách phục vụ, thái độ đối với người vô gia cư. Dù họ thiếu thốn nhưng các bạn tình nguyện thể hiện thái độ cởi mở, phục vụ tử tế giống như những vị khách sang trọng. Điều đó giúp mình thay đổi suy nghĩ định kiến trước đó của bản thân”, Vũ kể.


Chàng trai 9X - giám đốc, đại sứ giới trẻ: Cứ đi và trải nghiệm! - ảnh 8

TIN LIÊN QUAN

Cô gái thủ khoa khối A chia sẻ bí quyết học tập
"Sau khi kết thúc kỳ thi, em tham khảo đáp án của Bộ GD-ĐT và ước tính điểm số khoảng 28-29. Nhưng em không thể ngờ mình có thể trở thành thủ khoa khối A kỳ thi THPT quốc gia năm nay", Trần Quỳnh Trang nói.
Đến mỗi quốc gia, Vũ tìm hiểu văn hóa và ẩm thực. Anh thích thú với ẩm thực Tây Ban Nha. Cách người dân dùng dầu ôliu và tỏi chế biến hầu hết các món ăn. Anh được thưởng thức các món như: xúc xích Chorizo, các món ăn nhẹ Tapas, món cơm nổi tiếng Paella và đặc biệt là món trứng khoai tây Tortilla. Hay trải nghiệm ở nước Pháp thơ mộng, Vũ thích mê với món Tartiflete (pho mát đun chảy rưới lên khoai tây luộc nguyên vỏ ăn kèm với các loại thịt nguội và xúc xích)…
Hành trình phượt ở các nước châu Âu giúp Vũ hiểu bản thân hơn, rèn luyện sự bền bỉ, gan lì. Trước khi đến một quốc gia nào đó, Vũ trang bị những kiến thức cơ bản và thử thách bản thân đón nhận cái mới. “Khi đến đất nước xa lạ, mình được trải nghiệm và tự xử lý tình huống khó khăn. Điều đó giúp mình rèn luyện tính tự lập, linh hoạt trong giải quyết vấn đề phát sinh. Hành trình xê dịch ở nước ngoài giúp mình nhận thức được giá trị cuộc sống, học cách chấp nhận mọi thứ”, Vũ nói.
Hiện tại, Vũ là giám đốc điều hành dự án “Our Generation17plus” (dự án nâng cao nhận thức 17 đề mục phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc ở các nước Đông Nam Á, được tài trợ 20.000 USD từ quỹ YSEAL của Tổng thống Mỹ Obama). Vũ còn là nhà sáng lập kiêm huấn luyện viên của dự án “Youth in Action for Sustainable Development Goals”. Anh cũng là 1 trong 17 đại sứ giới trẻ của “YouthSpeak Vietnam 2016” do AIESEC Việt Nam bình chọn.

9 điều chứng tỏ bạn đang yêu một cách trưởng thành

Cái đầu nóng, trái tim lạnh
Chuyện cãi nhau với mỗi cặp đôi là điều bình thường, song trong một mối quan hệ thực sự trưởng thành thì cả hai bên đều chọn lựa cách tranh cãi khôn khéo nhất. Và sẽ không có chuyện nói bóng gió hay lôi những vấn đề từ ngày xửa ngày xưa để chì chiết nhau thêm...
Thỉnh thoảng hai người cũng sẽ cãi nhau vì những thứ nhỏ nhặt (hầu hết các cặp đôi khác đều vậy) nhưng đừng để chúng xảy ra thường xuyên. Hãy tranh cãi khi nó thực sự cần thiết!

Và một khi đã xảy ra cãi nhau, bạn nên quan tâm đến cảm nhận và lý lẽ của đối phương thay vì chỉ nghĩ đến việc giành chiến thắng. Tranh cãi là để tìm ra giải pháp chứ không phải để khẳng định cái tôi!
Người ấy khiến bạn trở thành phiên bản tuyệt nhất của chính mình
Họ muốn bạn thành công, thực sự ủng hộ cho những hoài bão của bạn và hạnh phúc của bạn cũng chính là niềm vui của người ấy. Khi bạn ở bên cạnh người ấy, bạn cảm thấy mình trở nên hoàn thiện. Họ thẳng thắn nói ra những điều ảnh hưởng xấu đến bạn và liên tục tác động để bạn phải thay đổi. Họ hiểu rõ thế mạnh của bạn và giúp bạn có thể toả sáng rực rỡ nhất.

Khi bạn ở bên cạnh người ấy, bạn cảm thấy mình trở nên hoàn thiện (Ảnh minh họa)
Không đánh giá bạn
Bạn có thể tự do làm những điều bạn cảm thấy thoải mái mà không phải lo nghĩ gì về việc mất hình tượng trong mắt ai kia. Người ấy cũng sẽ không cáu gắt hay khó chịu nếu bạn thẳng thắn nói ra quan điểm có chút trái chiều.
Bạn thậm chí thỉnh thoảng cũng có thể tỏ ra ngốc ngếch một chút nhưng nửa kia cũng không hề tỏ ra ngại ngùng hay than thở về những khuyết điểm của bạn với đám chiến hữu. Họ chấp nhận phần không hoàn hảo trong bạn bởi lẽ, họ hiểu rằng yêu bạn nghĩa là 'yêu' cả những khiếm khuyết mà chỉ bạn mới có.
 Không ai muốn thay đổi ai
Hãy nhớ rằng tình yêu không phải trò chơi biến đối phương thành hình tượng hoàn hảo trong giấc mơ tuyệt đẹp nào đó! Một mối quan hệ thực sự trưởng thành chính là khi cả hai nhận ra việc thay đổi nửa kia là điều không thể. Nếu bạn không hài lòng và thậm chí là khó chịu với người ấy, hãy dừng lại. Đừng cố thay đổi người mà bạn đã chọn để yêu.
Dĩ hòa vi quý
Trong mối quan hệ của bạn, từ việc giao tiếp cho đến tình dục hay thậm chí là những lần cãi vã, bạn luôn có thể tìm thấy trong đó sự thoả hiệp. Tại sao vậy? Khi hai bạn phải đối đầu với một vấn đề khó nhằn, cả hai đều có những ý kiến của riêng mình song trong một mối quan hệ chín chắn thì thoả hiệp chính là chìa khoá giải quyết vấn đề tốt nhất.
Không cảm thấy mắc nợ đối phương
Không điều gì tệ hơn cảm giác mắc nợ một ai đó, nhất là người mình yêu. Trong một mối quan hệ nghiêm túc, không ranh giới cho việc ai nợ ai cái gì. Hai bạn làm cho nhau những điều tuyệt vời nhất mà không bao giờ phải lên 'danh sách' về những thứ mà đối phương phải 'đáp lễ' lại cho mình. Cả hai đều muốn đối phương thực sự hạnh phúc, muốn cuộc sống của người mình yêu thương trở nên tuyệt vời hơn.
Có một kế hoạch nghiêm túc cho tương lai
Không phải kế hoạch của riêng bạn mà là một kế hoạch chung của cả hai dành cho tương lai. Công việc ra sao, những chuyến du lịch, việc ra mắt gia đình... Tất cả đều được lên kế hoạch với một thái độ nghiêm túc nhất. Việc ấy mang lại cho bạn cảm giác an toàn và thoải mái. Đặc biệt là khi cả hai cùng nỗ lực hiện thực hoá kế hoạch đó, để có thể cùng bên nhau, cùng vẽ nên một bức tranh hạnh phúc.
Thoải mái ra ngoài với bạn bè
Cuộc sống không chỉ lúc nào cũng chỉ có tình yêu. Bạn còn phải làm việc, phải giao lưu với những mối quan hệ xã hội khác. Vậy nên việc có thể ra ngoài gặp gỡ bạn bè là rất quan trọng. Một mối quan hệ trưởng thành dựa trên việc hai người có thế giới riêng của nhau, có những mối quan hệ riêng và cả hai đều tôn trọng nó.
Sự tôn trọng
Đây là một yếu tố tương đối quan trọng với một mối quan hệ trưởng thành. Dù bạn có không cùng lập trường với đối phương, tin tưởng và để họ đi theo con đường mà họ chọn lựa chính là một cách thể hiện sự tôn trọng.
Bên cạnh đó, hai người cho nhau khoảng không riêng để được là chính mình, không gò bó hay phán xét điều gì. Họ không phàn nàn nếu bạn shopping hàng tiếng đồng hồ hay tỏ thái độ kỳ thị với những chàng ca sĩ điển trai mà bạn thích... Điều đó biến nửa kia trở thành một người tuyệt vời của riêng bạn.

Chuyện cô gái Việt 'đốn gục' triệu phú Tây bằng việc giành phần trả tiền bữa ăn



Đã từng một lần trải qua cuộc hôn nhân đổ vỡ, Phương Mai - cô gái Việt có ngoại hình giản dị vẫn khiến hàng ngàn chị em ngưỡng mộ vì chinh phục thành công chàng triệu phú Tây.

Một cô gái Việt Nam sở hữu ngoại hình giản dị và nụ cười tươi tắn, một chàng triệu phú người Anh có không ít phụ nữ vây quanh - hai số phận tưởng chừng như không có gì liên quan tới nhau nhưng bất ngờ lại gặp nhau, đến bên nhau trong một ngã rẽ cuộc đời.
Phạm Thị Phương Mai (31 tuổi) sinh ra và lớn lên tại thành phố biển Vũng Tàu, hiện đang sống và làm việc ở New Zealand. Trước đây cô từng tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế và công tác ở Tập đoàn dầu khí, sau đó mới chuyển sang kinh doanh. Bước ngoặt nghề nghiệp này cũng chính là cơ duyên đưa Mai đến với mối tình tuyệt đẹp cùng người bạn đời ngoại quốc hiện giờ.


Mai sở hữu vẻ ngoại hình giản dị.
Lần đầu tiên Mai gặp ông xã là vào đầu năm 2012 trong một sự kiện kinh doanh ở nước ngoài. Khi ấy, anh là 1 trong những người thuyết trình tại sự kiện, một triệu phú sinh năm 1977, có 2 quốc tịch Anh và New Zealand, đương nhiên cũng có sức hấp dẫn đặc biệt với phái nữ hay nói cách khác là không thiếu những cô gái vây quanh chàng. Và cách mà hai người làm quen cũng rất đỗi tình cờ và thú vị.
'Tôi gặp chàng trong một sự kiện kinh doanh ở nước ngoài. Chàng là triệu phú người Anh, khá thành công trong lĩnh vực công nghệ thông tin và là một trong những người thuyết trình tại sự kiện. Trong một buổi giải lao, một anh bạn vẫy tôi lại, chỉ vào chàng và nói 'He says you're the most good looking girl here' (anh ấy nói rằng em là cô gái dễ thương nhất ở đây). Tôi bật cười, hỏi lại 'Really?' (thật vậy à?), nói cám ơn và bắt đầu trò chuyện với chàng', Mai viết về câu chuyện tình của mình.
Sau khi sự kiện kết thúc, hai người giữ liên lạc và có cảm tình với nhau nhiều hơn theo thời gian. Mai khá ngạc nhiên khi biết ấn tượng đầu tiên của anh về mình đó là vì cô khác biệt với nhiều phụ nữ khác cùng có mặt tại sự kiện: không trang điểm, không đeo trang sức, kín đáo và không vồn vã với nhiều người.
Ngược lại, vì ấn tượng với công nghệ của công ty anh nên Mai quyết định đến gặp và đề nghị hợp tác. Cuộc hẹn đầu tiên diễn ra trong một quán café, khi đó chàng triệu phú hỏi Mai rất nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm làm việc. Kết thúc buổi nói chuyện, anh chàng đã gần như hoàn toàn bị chinh phục trước sự mạnh mẽ và quyết liệt trong kinh doanh của cô gái Á đông có vẻ ngoài nhỏ bé này.
Đặc biệt là trước những thành quả cô đã gây dựng được: Dám từ bỏ một công việc nhiều người mơ ước, tự mở được 2 cửa hàng trong khi vẫn làm việc full-time tại một tập đoàn lớn, không tự tin về tiếng Anh mà lại dám chi một số tiền không nhỏ tham gia sự kiện này và hơn hết, cô gái Việt Nam bé nhỏ còn khiến chàng triệu phú 'mắt tròn mắt dẹt' trước quyết định mua luôn công nghệ của công ty anh để sử dụng trong 1 năm với số tiền không hề nhỏ.
Chuyến hành trình chinh phục dãy Himalaya của 2 người.
Cuối buổi hẹn, Mai còn nhất định đòi tranh phần thanh toán bữa ăn mặc dù anh đã nói rằng mình là người hẹn nên muốn trả tiền. Chính sự mạnh mẽ và chủ động này của cô đã tạo một ấn tượng khó phai với chàng triệu phú.
Đến mức ngay tối hôm đó anh đã gửi một email khá dài gửi Mai, không ngần ngại giãi bày những cảm xúc riêng của bản thân về cô sau hai lần gặp: 'Thật tình anh chưa từng gặp ai như em. Em thông minh, hài hước, xinh đẹp, nói chuyện thẳng thắn và dám nói dám làm. Em chắc chắn rất đặc biệt và anh không thể ngừng nghĩ về em'. Đọc từng chữ trong email, cô gái Việt cũng bị rung động vì sự chân thành của anh.
Quan trọng hơn, sau cuộc gặp gỡ hôm đó, anh đã đồng ý hợp tác với Mai. Hai người bắt đầu mối quan hệ giữa hai đối tác nhưng kỳ thực trong lòng đã dành một tình cảm nhất định cho nhau rồi. Chỉ có điều, thời điểm lúc bấy giờ, cả hai đều đã có gia đình riêng, những rung động đành phải chôn giấu nơi sâu thẳm đáy lòng.
Chuyện tình yêu của Mai và anh chàng triệu phú giàu có thật giống như một định mệnh bởi tháng 8/2012, anh và vợ ly hôn, sau đó 2 tháng thì Mai cũng quyết định trở thành người độc thân sau khi chuyện tình cảm của cô trải qua một biến cố lớn. Không còn bị trói buộc bởi hôn nhân, hai người đã có thể tự tin bộc lộ tình cảm riêng của mình nhưng vì khoảng cách địa lý nên dù rất muốn nhưng chẳng thể nói trước được điều gì.
Cho đến Valentine năm 2013, anh tặng Mai một chuyến du lịch đến nơi anh sống, bất ngờ hơn, anh còn tự tay nấu một bữa tối Valentine lãng mạn cho cô. Cũng từ buổi tối hôm đó, tình cảm giữa hai người đã có một bước chuyển lớn, sau đó ít lâu thì chính thức về chung một nhà. Cho tới nay, Mai đã có hơn 3 năm trải nghiệm trong tình yêu với một anh chàng triệu phú - điều mà cô vẫn nghĩ rằng nó giống như một câu chuyện cổ tích hơn so với việc chính bản thân là người trong cuộc
Hai người đã cùng nhau đặt chân tới rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng.
Yêu một người đàn ông ngoại quốc giàu có, với nhiều cô gái có thể là áp lực nhưng Mai lại khá tự tin bởi cũng giống như khi độc thân, cô vẫn có công việc riêng và độc lập tài chính. Cuộc sống chung cũng không hoàn toàn được trải hoa hồng, khó khăn nhiều mà trắc trở cũng không thiếu bởi hai người đều có cá tính mạnh, rất hay tranh cãi và lý luận.
Thậm chí trong 1 năm đầu, Mai từng có ý định về Việt Nam khi nhận ra giữa hai người có quá nhiều khác biệt. May mắn là, anh luôn giữ được sự bình tĩnh và chín chắn để giải quyết mọi mâu thuẫn, đưa tổ ấm trở về với bình yên.
'Anh ấy đã chỉ ra cho mình 1 điều là khi gặp mâu thuẫn nào đó, thay vì cùng nhau tìm giải pháp, đấu tranh để vượt qua thì mình lại chọn cách bỏ cuộc. Trước đây, mình luôn tự biện hộ cho mình, và thậm chí còn tự hào vì mình chưa bao giờ bi lụy trong tình yêu. Nhưng sau khi anh nói như vậy, mình thấy anh nói đúng và nhận ra rằng nếu mình không thay đổi, có lẽ đến hết đời mình cũng sẽ chẳng bao giờ có được mối quan hệ thành công. Và thế là mình bắt đầu quá trình 'học yêu' và dự định sẽ viết thành cuốn sách có tên: Sự Thật Trần Trụi Về Tình Yêu', Mai chia sẻ.
Khá đúng như những gì mọi người hay tưởng tượng về cuộc sống của một chàng triệu phú, người bạn đời của Mai cũng từng nhận được không ít lời đề nghị khiếm nhã cũng như đối diện với nhiều cám dỗ. Hơn ai hết, từ khi quyết định gắn bó bên anh, Mai thấu hiểu và đồng cảm hơn về điều này. Mặt khác, sau khi học các bí quyết để có được mối quan hệ hạnh phúc, và cách giữ lửa yêu bằng các phương pháp khoa học, Mai không còn sợ nữa. Thậm chí có lần anh đã nói 'Chỉ có em là người bỏ cuộc trong mối quan hệ này, chứ anh không bỏ cuộc'.
Cuộc sống của Mai trong hiện tại là mơ ước của không ít cô gái.
3 năm chung sống, Mai coi việc gặp người bạn đời hiện tại là bước ngoặt lớn của đời mình. Trong mắt cô, ngoài việc giàu có, anh còn là người đàn ông có suy nghĩ lớn, có trái tim lớn. Cả hai đều nhận ra mình đã trở thành người tốt hơn khi đến với nhau. Mai cho rằng bất cứ mối quan hệ nào để tồn tại lâu dài đều cần cốt lõi là tình yêu, sau đó là sự trân trọng, biết ơn dành cho nhau.
Ngoài ra, đó là hiểu và chấp nhận rằng mọi thứ không phải lúc nào cũng theo ý mình, sẽ có thăng và trầm, và cảm xúc sẽ không phải lúc nào cũng mãnh liệt như thuở ban đầu, nhưng cả hai cam kết sẽ cùng nhau đối mặt, vượt qua và khiến cho tình yêu sâu đậm hơn.
Hiện tại, Mai vẫn hỗ trợ ông xã thực hiện các dự án của anh và thực hiện một số dự án của riêng mình ở Việt Nam. Một trong những việc cô đang dồn hết tâm huyết đó là nỗ lực để cho ra mắt cuốn sách 'Sự Thật Trần Trụi Về Tình Yêu' với những trải nghiệm thú vị của riêng mình, dự kiến sẽ ra mắt trong tương lai gần.
Hình ảnh đời thường về tổ ấm của Mai và người chồng triệu phú.

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

Viết cho mình

Có lúc đạp xe giữa trời Tây mà ký ức cứ lạc về đâu xa lắm ở bên kia đại dương. Nhớ có hôm trời mưa, tía hớt hải gọi lo chạy lấy đồ vô kìa bây, không mưa ướt hết bây giờ. Nhớ có hôm mệt quá, về nằm ôm bụng mẹ vỗ vỗ, mệt mỏi tan ra mất hút hồi nào không hay...

Ở trời tây rất mệt, rất stress, rất tự ti. Nhưng lúc nào cũng tự bảo với lòng rằng: "Ráng thêm chút nữa thôi, chút xíu nữa thôi, rồi tương lai sẽ khác, sẽ tốt hơn bây giờ nhiều". Cũng mong rằng, thêm rất nhiều cái chút xíu nữa, mà qua cơn đại hạn.

Hãy tự biết là mình đã rất may mắn khi có được cơ hội này, thì hãy làm sao cho đúng, cho xứng đáng.


Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2016

Chênh vênh...lạc lõng

Không giúp được nó thì để nó đi đi..........
Sống ở thì hiện tại đi Mon à...Nhìn vào thực tại là mày đang sống ở nước Úc và khi mày có chuyện thì mày cần gọi những ai ở nước Úc, chứ không phải ở Việt Nam, hiểu không?

Đừng ngoái đầu lại nữa...

Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2016

Du học: Được và mất (Hoàng Ngọc Bích)

Chuyện du học được gì, mất gì đã từng được nhiều bạn đề cập, trong những hoàn cảnh, cuộc sống, thời điểm khác nhau. Từ lúc bắt đầu blog này, mình đã mong muốn chia sẻ câu chuyện du học của riêng mình, góp một mảnh ghép vào trong bức tranh 25,000 sinh viên Việt Nam rời quê hương.
Mình muốn mọi người hiểu rằng quyết định du học là lớn lao, là một chuyến đi dài đầy đủ những cung bậc cảm xúc khi tâm hồn còn rất trẻ dễ lay động. Và hoàn cảnh, trải nghiệm của mỗi người sẽ khác nhau, đừng so sánh hay nghe người khác khoe khoang mà hoang mang, vì có ai thích tự nhận là mình cũng sợ hãi, cũng cô đơn, đôi lúc cũng thiếu thốn đâu? Trong kinh nghiệm của mình, cuộc sống du học được mất không phải được hết mất hết, mà là một sự cân bằng, lựa chọn, và đánh đổi.
Được sống là người tự do. Sự tự do đáng sợ như giông bão.
Tự do ở đây có nhiều mặt. Tự do khỏi gia đình. Tự do khỏi nền văn hoá đã nuôi dạy mình 15 năm đầu đời. Tự do được có suy nghĩ và ý kiến, được sống, được yêu. Tự do được hiểu biết và thực hiện quyền con người nhất định trên một đất nước phát triển mà không sợ hậu quả, dù không phải là công dân của nước họ.
Nhưng cái tự do đó có nhiều đáng sợ lắm bạn ạ. Nhiều lúc nó giống như trời sau cơn mưa, mát mẻ, ta tha hồ vẫy vùng trong cơn gió. Có thể ăn uống đi chơi mà không bị soi mói sao con gái mà thế này thế nọ. Có thể đi đến khuya mà không mang tiếng con nhà hư đốn, không phải giả vờ hiền dịu, hay nịnh nọt những bạn bè họ hàng mình không thích. Tự do khám phá, học hỏi, kết bạn.
Nhiều lúc khác nó như bão táp giữa đêm tối, mù mịt, cô đơn, sợ hãi. Tự do khỏi gia đình là những lúc không có bố mẹ bên cạnh để đi xin phép thầy cô khi mình phạm lỗi, lỡ thi; là lúc bệnh nằm trùm chăn rên hừ hừ ước gì có ly chanh nóng mẹ pha. Là những chiều tối khi dự hoạt động ở trường ai cũng có gia đình đón trừ mình. Là những lúc mất phương hướng muốn chạy về hỏi bố mẹ nhưng chỉ bước về căn phòng trống một mình, gọi cho bố mẹ thì không thể nào diễn tả cuộc sống ở đây để tìm lời khuyên. Tự do mang đến sự cô đơn.
Được làm quen với những con người từ khắp nơi trên thế giới. Đánh đổi bằng thời gian bên chính gia đình mình.
Những năm tháng học đại học, đi làm là lúc mình được gặp nhiều người rất giỏi, có những trải nghiệm rất lý thú từ khắp nơi trên thế giới. Mỗi lúc đi ăn cùng, một bàn 10 người thì 10 quốc tịch và nói 15 ngôn ngữ khác nhau. Nhờ đó mình học được những nền văn hoá khác, con người và đất nước khác, biết tôn trọng sự khác biệt trong suy nghĩ và tín ngưỡng của họ. Điều lớn nhất bạn có thể học được từ những tình bạn này là hãy giữ một tâm hồn rộng mở (open-mind) để đón nhận những sự khác biệt đó một cách không phán xét.
Đổi lại cho những mối quan hệ mới này là gì? Là một năm chỉ được gặp gia đình một lần, với một số bạn thì còn lâu hơn nhiều. Mỗi lần về nhà nhìn bố mẹ già thêm, tự hỏi thời gian đi đâu? Những mùa Giáng Sinh hay lúc sum họp gia đình, lẩn quẩn không biết nên về nhà bạn không. Vì ở kí túc xá một mình cũng tủi, mà về nhà bạn phải nhìn gia đình người khác quây quần mà ước đó là gia đình mình.
Từ bỏ bình yên đổi lấy nhiều lênh đênh và những bất ngờ
“Nếu giờ này vẫn còn ở nhà, cuộc sống của mình sẽ ra sao?” Nhiều lúc mình hay nghĩ. Cuộc sống của mình có lẽ sẽ bớt chông chênh hơn, ra trường, đi làm, vẫn ở với bố mẹ, có lẽ bây giờ chuẩn bị lấy chồng. Không phải lênh đênh nay đây mai đó, không biết có trúng xổ số không, không có visa thì đi về, tạm biệt bạn bè, chia tay người yêu. Be careful what you wish for. Nếu bạn ước một cuộc sống thú vị, sống động thì hãy sẵn sàng đón nhận nhiều bất ngờ dù tốt hay xấu, muốn hay không, vì bạn sẽ nhận ra rằng có rất nhiều thứ không nằm trong kiểm soát của mình và học cách chấp nhận hay từ bỏ.
Sống là không hối tiếc
Vì cuộc đời là một hành trình, không phải là đích đến. Mình biết các bạn có mục đích riêng để hướng đến và lao động rất vất vả để đạt được. Nhưng đừng quên tận hưởng những khoảnh khắc hạnh phúc nhỏ mỗi ngày, đón nhận trải nghiệm mới với một tình thần rộng mở, dù có phải điều mình muốn hay không. Vì những trải nghiệm đó, tốt hay xấu, cũng sẽ trở thành một phần trong cuộc đời bạnhình thành tính cách con người của bạn hôm nay. Nếu được sống lại lần nữa, mình cũng sẽ lựa chọn con đường như vậy. Vì mình thấy được nhiều hơn mất, và mình yêu con người mà mình đã trở thành.
Nói vậy nhưng nhiều khi nghĩ khi mình có con, mình sẽ không cho con rời xa gia đình sớm như vậy. Mình đã tự trưởng thành mà không có sự kèm cặp của bố mẹ từ năm 15 tuổi, trở thành một thanh niên đàng hoàng, là công dân tốt của xã hội. Nhìn lại, chặng đường đó nó chông gai vànhiều chua chát, hoang mang lắm. Nhưng trong thời điểm và hoàn cảnh đó, đây là lựa chọn tốt nhất mà mình và ba mẹ có thể chọn. Nếu lúc đó không đi thì bây giờ mình sẽ không có được những cơ hội hôm nay, không có bằng cấp để có thể đi nước nào cũng làm việc được, nhất là trong tình cảnh quê nhà bây giờ.
Chỉ hi vọng mấy mươi năm sau, mình không phải lựa chọn xa con để hi vọng mang đến cho nó một tương lai tươi sáng. Mà tương lai đó có thể được thành hiện thực trên chính quê hươngcho bất cứ ai, dù giàu hay nghèo, đến từ nông thôn hay thành thị, gia đình bình thường hay danh giá chức quyền. Ai muốn đạt được thành công cũng phải đánh đổi, và đối với những sinh viên Việt Nam xa nhà như chúng ta sự đánh đổi đó là khá lớn.
“Nếu bạn mãi làm những việc mà bạn luôn luôn làm, thì bạn sẽ chỉ đạt được những thành quả mà bạn luôn luôn đạt được.”
~Henry Ford
Chúc mừng bạn đã quyết định làm một việc rất khác để được những thành quả khác! Và cầu chúc cho bạn sức khoẻ, bình an, và nhiều dũng cảm để bắt đầu hay bước tiếp cuộc hành trình.
-Hoàng Ngọc Bích

Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2016

Random talk

yesterday mom and dad had a fight. The root cause is stress over finance and dad's health.

both were really stressful when I called them via viber. But then Dad felt better after talking with me. Mom said that every time he talked with me or saw my photos when I was a little kid, he always smiled and stress faded away. I am his main courage and strength
then Mom told me not to tell this argument to grandmom because she would be really upset to know Dad and mom had a fight
đại loại là bà ngoại sẽ rất buồn nếu bik ba mẹ cãi nhau, vì hồi đó lúc gả mẹ t đi, ngoại có nói câu: "Nếu sau này ba t đối xử vs mẹ t ko tốt, bà ngoại sẽ chết ko nhắm mắt"
mẹ bảo: Hồi đó ngoại lựa chồng cho mẹ đó
----> key sentence là đây
rồi nghe xong t tự bứt rứt, tự bực mình

it's not abt the ability to settle the argument
becauz they complaining and nagging abt each other every day
but the main prob is
hiểu ko...kiểu trẻ con là tờ giấy trắng, ko fai cha mẹ muốn tô màu nào mình thích là tô, và trẻ con cũng ko fai là đại sứ ước mơ, thực hiện nốt phần ước mơ dang dở của ba mẹ, và trẻ con cũng k fai model để cha mẹ áp dụng cách mà họ được giáo dục vào trẻ con
vì mẹ t luôn nói là những j happen vs t exactly giống vs những j happened vs mẹ t hồi đó
mẹ t proud that t là version của mẹ
nhưng sometimes it's not okay...
mẹ đã dạy t theo cách mẹ từng được giáo dục hồi nhỏ, ấp t kĩ quá, nên h t thiếu kĩ năng, t vulnerable hơn ngta, và kinh nghiệm sống cũng ít hơn. T sợ t ko đủ kinh nghiệm sống thì sau này tới chính chuyện nhìn người chọn chồng, t cũng fai để mẹ t involve vào như chính cách mẹ t involve vào các quyết định quan trọng trong cuộc đời t vậy.
ko thể phủ nhận, mẹ t đã chăm lo tốt nhất có thể, và khiến t thành ng như hôm nay. Nhưng đôi khi t cũng blame on mẹ, for khiến t thành vulnerable, inexperienced thế này. Và bạn nghĩ sao, khi một ngày bạn 18t, mẹ bạn bảo rằng,giờ mới thấy cách giáo dục của mẹ bạn đối vs bạn đó giờ là sai.
well, that's more than a crisis for me, to start from scratch again at the age of 22, to find who I really am, not through mom's depiction.

The choice is yours !

Trong 300 người mình đã gặp khai vấn qua từ 2012 đến giờ, tuổi đời nhỏ nhất 18, lớn nhất là 52, những anh chị bạn nào nằm trong nhóm đi đâu đi một đường thì khó khăn thường trực là làm sao để làm tốt hơn, chứ không phải bây giờ đi đường nào

Ngày xưa mình từng nằm trong nhóm đi đâu loanh quanh đi vòng trở lại đó. Thấy được đau thương lớn nhất không phải là khi mình sai, mà đau thương lớn nhất nằm ở chỗ mình SỢ sai. Nỗi sợ là một cảm xúc hoàn toàn bình thường khi nào mình còn là sinh vật sống.

 1 là cắn răng vượt qua nỗi sợ.
2 là để nỗi sợ hù không cho mình đi đến điều mình muốn.

Nếu không biết chọn gì thôi thì cứ chọn đi, sai thì sửa, đúng thì vui. Không sai sẽ không có kinh nghiệm. Muốn có kinh nghiệm thì phải sai. Chọn gì cũng được, miễn là chọn đi.

Chắc cũng vì vậy mà chú Sơn họ Trịnh thốt lên: Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi?

Nhân dịp YM qua đời, nhắc chuyện thuốc xanh thuốc đỏ của Neo trong The Matrix.
The choice is yours

Source: Note của chị Đoàn Huỳnh Vân Anh

Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2016

Từ Ninh Thuận đến Princeton: Làm thế nào để sống sót qua 4 năm học cùng con nhà giàu Mỹ

Source: http://kenh14.vn/tu-ninh-thuan-den-princeton-lam-the-nao-de-song-sot-qua-4-nam-hoc-cung-con-nha-giau-my-20160804003314695.chn 
Neil mở cửa, đẩy chiếc vali vào phòng. Vừa bước vào, Neil bắt gặp tôi đang ngồi trong phòng, quần lửng và áo thun. Khuôn mặt Neil lộ rõ vẻ ngạc nhiên. Cậu ấy sững lại nhìn tôi. 
Tôi cũng chằm chằm nhìn vào đứa bạn cùng phòng mới gặp lần đầu. Cậu ấy diện một bộ vest rất đẹp và chỉnh tề, như một công tử nhà giàu thứ thiệt. Chắc vì ngạc nhiên với cách ăn mặc quá đối lập nhau, tôi và Neil phải mất ít lâu mới bước đến chào nhau được. 
Cuộc gặp gỡ với cậu bạn cùng phòng vào ngày đầu tiên nhập học của tôi đã xảy ra như thế. Nhưng, cuộc gặp mặt đầy ngượng nghịu ấy chỉ là khởi đầu của 4 năm học ở ĐH Princeton. Gặp Neil hôm ấy, tôi mới sực nhớ ra mình đang đi học ở một trường top với rất nhiều con nhà giàu học giỏi.
Gặp Neil, tôi nhận ra ngay mình không thể nào theo kịp các bạn về khoản tiêu xài hay thời trang. Để tồn tại và hòa nhập ở ngôi trường này, tôi phải gây ấn tượng bằng các thế mạnh của mình: học tốt, sống tử tế, và làm việc hết mình.
Lúc mới vào trường, cô hiệu trưởng nhắc nhở cả khóa năm nhất rằng mỗi người chúng tôi đều tốt nghiệp phổ thông với hạng cao nhất. Ai cũng có huy chương quốc gia hay quốc tế, và ai cũng làm chủ tịch hội này, hội kia. Do đó, tôi đã chuẩn bị tâm lý rằng cuộc sống ở một trường Ivy như Princeton sẽ không dễ dàng.
Nhưng tôi đã không ngờ nó sẽ khốc liệt ngay từ những ngày đầu tiên.
Tuần đầu tiên ở Princeton, là một đứa thích hát, tôi thử giọng cho khoảng 10 nhóm a cappella của trường. Cuối tuần ấy, tôi nhận được thư từ chối từ cả 10 nhóm. “Bạn là một thí sinh tốt, nhưng chúng tôi rất tiếc không thể nhận bạn lần này, vì có rất nhiều bạn khác tốt hơn” – mỗi lá thư từ chối đều bắt đầu như thế. Chắc vì phải từ chối nhiều người quá mà người ta không ai thèm viết thư từ chối một cách sáng tạo hơn. Mười lá thư như một.

Từ Ninh Thuận đến Princeton: Làm thế nào để sống sót qua 4 năm học cùng con nhà giàu Mỹ? - Ảnh 2.
A cappella chỉ là khởi đầu. Những năm tiếp theo, tôi nhận được thư từ chối từ các công ty tôi xin thực tập, xin phỏng vấn, xin làm trợ lý nghiên cứu cho giáo sư, xin đi hoạt động ngoại khóa,… Không chỉ riêng tôi, học sinh nào ở Princeton cũng nhận nhiều thư từ chối như thế. Anh chàng “hàng xóm” của tôi trong ký túc xá (KTX) – một người Mỹ gốc Việt vừa giỏi piano, vừa giỏi khoa học – có hẳn một bức tường đầy thư từ chối mà cậu ấy dán lên để nhắc nhở bản thân phải cố gắng hơn nữa.
Đúng thế, cuộc sống ở Princeton khắc nghiệt ngay từ những ngày đầu tiên. Nhưng cũng như anh bạn kia, tôi rất biết ơn Princeton đã dạy tôi cách chấp nhận và vượt qua thất bại. Bị từ chối lần đầu, lần hai, lần ba rất đau lòng; nhưng từ lần thứ 10 trở đi, chúng tôi chỉ cười và tập trung vào những chuyện tiếp theo trong tương lai.
Từ Ninh Thuận đến Princeton: Làm thế nào để sống sót qua 4 năm học cùng con nhà giàu Mỹ? - Ảnh 3.
Người ta bảo học ở một trường top như Princeton hay Harvard cũng như một tảng băng trôi: người ngoài nhìn vào chỉ thấy danh tiếng trên bề nổi, chứ không thấy được những áp lực phải thành công ở mặt chìm.
Nhưng tôi lại thấy ngay cả nhận định đó vẫn không đầy đủ. Theo tôi, học ở Princeton cũng giống như lớn lên trong một gia đình: tất nhiên luôn có những ngày khó khăn, nhưng bên cạnh đó cũng có những ngày hạnh phúc. Quan trọng hơn hết, ở Princeton chúng tôi được chăm sóc rất kĩ.
Chẳng hạn như, bác bếp trưởng ở Forbes – KTX của tôi (Forbes vốn từng là một khách sạn, sau được Princeton mua làm KTX cho học sinh!) – biết tôi nhớ nhà nên rất hay hỏi những món ăn Việt Nam mà tôi yêu thích để ông có thể nấu cho tôi và cả khu cùng ăn.
Khi tôi muốn thu âm đàn guitar cổ điển của mình, thầy chủ nhiệm đời sống học sinh đã cất công đi tìm các dụng cụ cần thiết về KTX cho tôi. Rồi còn vô số chuyến đi xem nhạc kịch Broadway và opera ở New York trị giá vài trăm đô, mà trường bán vé lại với giá 25 đô lấy lệ để cả học sinh giàu lẫn nghèo đều có thể tham gia,…
Những sự chăm sóc tận tình như thế này, tôi chưa thấy nơi đâu bằng được ở Princeton.
Người ta hay hỏi tôi, “học ở trường giàu thì có lợi ích gì?” Tất nhiên tôi tin rằng nếu bản thân không cố gắng thì ở đâu cũng không thành công. Tuy nhiên, nếu biết tận dụng cơ hội, học ở một trường mạnh về tài chính rất có lợi.
Một ví dụ điển hình là những mùa hè làm việc, thực tập ở nhiều nước mà trường đã tài trợ cho tôi. Mùa hè năm nhất, tôi đã được tạo cơ hội học kinh tế - chính trị Nhật trong vòng 6 tuần ở ĐH Tokyo, rồi thực tập ở Viện nghiên cứu phát triển Thái Lan tại Bangkok. Năm 2, trường tài trợ cho chuyến thực tập ở Đại hội đồng Tổ chức Nông lương Thế giới tại Rome (Ý). Năm 3, tôi lại được trường cho phép đi nghiên cứu luận văn ở Ngân hàng Trung ương Nam Phi.
Sống và làm việc ở 3 châu lục vào 3 mùa hè là điều mà nếu không có sự hỗ trợ tài chính của trường, tôi đã không bao giờ dám mơ tới.
Thế nhưng, để có những mùa hè vui vẻ, hữu ích, và rạng rỡ tới đâu, thì công sức chuẩn bị của chúng tôi cũng đã phải cực khổ đến đó.
Đến bây giờ, mỗi lần nhớ lại tôi vẫn rất ghét “hiện tượng tháng 3”. Đây là cái tên do tôi tự đặt, dùng để chỉ cái tháng mà hầu hết mọi học sinh trong trường đã chuẩn bị xong kế hoạch mùa hè. Đây là thời gian mà những bạn may mắn được nhận vào thực tập hay nghiên cứu ở một chỗ tốt sẽ đi vòng quanh, hỏi những người còn lại: “Hè này mình sẽ làm cho Goldman Sachs. Còn bạn làm gì?” Nếu bạn cũng có một kế hoạch hè cool tương tự thì không sao. Nhưng nếu đến tháng 3 mà bạn chưa biết kế hoạch mùa hè của mình, thì tháng này là một cơn ác mộng.

Từ Ninh Thuận đến Princeton: Làm thế nào để sống sót qua 4 năm học cùng con nhà giàu Mỹ? - Ảnh 5.
Cũng như ở các trường đại học khác, cuộc sống ở Princeton không chỉ bị giới hạn ở lớp học, câu lạc bộ, và các hoạt động chính thống. Thật ra, một phần không nhỏ các kỉ niệm tốt đẹp của tôi ở Princeton diễn ra đường Prospect – con đường của sự ăn chơi và tiệc tùng.
Dọc theo đường này là 10 tòa biệt thự, mỗi căn biệt thự là trụ sở của một tổ chức mà chúng tôi gọi là “Hội ăn” (Eating Club – một cái tên khá quái dị ngay cả ở Mỹ!). Mỗi hội ăn độc lập khỏi trường, tự quản lý tài chính, nhà đất, thuê bảo vệ, tổ chức tiệc tùng… tất cả bởi học sinh. Ngoài chức năng là nơi ăn uống 3 bữa mỗi ngày, mỗi hội ăn còn có thư viện cũng như khu giải trí riêng cho thành viên. Khi về đêm, mỗi hội ăn còn là  nơi tiệc tùng với quầy bar, sàn nhảy, và là nơi để sinh viên khuây khỏa.
5 trong số 10 hội ăn là “kín” – nghĩa là phải phỏng vấn và chịu nhiều thử thách mới được chọn làm thành viên. 5 hội còn lại là “mở” – nghĩa là ai đăng ký cũng có thể trở thành thành viên. Tôi không có cảm tình với các hội “kín” cho lắm, vì quá trình chọn thành viên luôn đầy phân biệt đối xử và nhiều thử thách ngớ ngẩn. Tuy nhiên, tôi rất thích dành thời gian cùng bạn bè ở các hội “mở.” Tôi thường xuyên lui tới Colonial – một hội ăn mà rất đông các bạn trong nhóm a cappella của tôi là thành viên.
Tháng 5 năm 2015, tôi vô tình gặp lại Neil và bố mẹ cậu ấy ngay trước lễ tốt nghiệp của hai đứa. Tôi chúc mừng Neil vì tìm được việc ở một công ty tài chính nổi tiếng. Hôm ấy đã gần mùa hè, nên tôi vẫn quần lửng áo thun, trong khi gia đình Neil vẫn chỉnh tề như mọi khi. Điều này khiến tôi nhớ lại lần đầu gặp Neil – chúng tôi cũng đã đối lập nhau như thế.
Tuy nhiên, khác với 4 năm trước, lần này, khi bố mẹ Neil chúc mừng tôi về học bổng tiến sĩ ở Harvard mà tôi nhận được, tôi chợt nhận ra mình đã tự tin hơn. Không chỉ bằng các thành tích học tập, mà còn bằng sự hiểu biết văn hóa, khả năng hòa nhập và làm quen với môi trường, tôi đã không còn cảm thấy lạc lõng ở Princeton như trước đây nữa.
Câu chuyện một đứa nhà quê lạc vào trường top là như thế đó. Tôi may mắn đã được nhìn đủ cả cái hay, cái đẹp, lẫn điều xấu, áp lực, và bất công. Sau 4 năm, tôi đã nhìn thấy được những bề nổi cũng như bề chìm và những khía cạnh bị ẩn giấu của Princeton. Princeton khốc liệt thật, nhưng cũng đầy hạnh phúc và sự quan tâm.
Học ở môi trường có quá nhiều bạn xuất sắc và con nhà giàu là một trải nghiệm không dành cho các bạn yếu tim, không đủ can đảm và nghị lực, vì nhiều lần bạn sẽ tự thấy mình tệ hại và kém cỏi. Nhưng, bí quyết là, cứ tự tin bước tới, rồi sự trưởng thành sẽ chờ ở cuối con đường.
Từ Ninh Thuận đến Princeton: Làm thế nào để sống sót qua 4 năm học cùng con nhà giàu Mỹ? - Ảnh 7.

Bài: Châu Thanh Vũ       Minh hoạ: Đạt Lê       Thiết kế: Tomaso Lee
Theo Trí Thức Trẻ