My photos

My photos

Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Applied for EVG core member

Applying for EVG, I choose to step out of my comfort zone and accept challenge....
Gonna be hard but do not give up..........

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Những lúc muốn làm thơ

Ngày gió đông se lạnh
Ta chạnh lòng bước qua
Đời chẳng như ta tưởng
Hạnh phúc chòng chành trôi.....

Đã bao lần sợ hãi
Rồi lại thầm ước ao
Thực tế tỉnh dậy nói
Hãy thôi mơ màu hồng....

Ngày buồn lặng qua
Đôi câu sót lại
Tơ vương giăng đầy
Chòng chành chòng chành
Thuyền cứ trôi..
Và bến nơi nao?

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Thứ bảy, ngày 28 tháng 12 năm 2013 - Bình yên :)

Những ngày gần cuối tháng 12...
Tôi cho phép mình ngủ nướng trong cái lạnh 19 độ của mùa đông Sài Gòn. Chỉ được phép lười biếng hôm nay trước khi lên plan cho ôn tập thi cuối kì...

Buổi sáng - bình lặng diễn ra trong căn phòng có gió lùa, có ánh nắng. Bình yên nhưng không tĩnh lặng. Vẫn cảm thấy bên trong mình một nỗi băn khoăn, một khát khao cháy bỏng được TRẢI NGHIỆM, được dấn thân với những thử thách. Nửa còn lại vẫn đang lo nghĩ về những sự ko may có thể ập đến bất cứ lúc nào, suy nghĩ về căn bệnh sỏi thận của bà ngoại, về bệnh động kinh của người bạn tối qua, và về tương lai của cả ba và mẹ tôi khi tuổi về già. Nhiều suy nghĩ và trăn trở quá nên cứ im lặng trong mớ suy nghĩ hỗn độn ấy...

Xuống ăn cơm trưa - tôi cứ trầm ngâm giữa những suy nghĩ đó. Im lặng và quan sát mọi người xung quanh mình - mẹ tất tả bếp núc, nụ cười vẫn hạnh phúc vì được báo hiếu cho bà ngoại, ba thì vẫn cái nón kết màu đen lưng áo ướt mồ hôi đi lên đi xuống lầu lo thay bồn nước, chị Mai vẫn đon đả khen mẹ đảm đang, mong được bằng 1 góc của mẹ, Linh nhí nhảnh đi học về, vẻ dễ thương và đôi má ửng hồng khi kể về chuyện anh chàng bên sư đoàn 5 (sư 5) nào đó đang theo đuổi tán tỉnh.

Tôi im lặng và ngắm nhìn họ, những con người xung quanh tôi - mỗi người mang một tâm tư khác nhau, nhưng khi tề tựu về dưới mái nhà này, lại thấy không khí ấm cúng lạ thường.
Cũng lâu lắm rồi, tôi không ở nhà trọn vẹn cả thứ 7 và CN. Cũng lâu lắm rồi, tôi mới xuống bếp phụ làm những thứ cỏn con, ngắm cuộc sống bình dị trôi qua....Cũng lâu lắm rồi, tôi mới cảm nhận lại hơi ấm không khí gia đình mùa đông về.

Chút bình yên cho cơn bão lòng thời gian vừa qua - Chút bình yên dịu ngọt đủ để tiếp thêm sức mạnh cho chặng đường dài phía trước. Sẽ có gian nan, sẽ có nước mắt, sẽ có đau thương, nhưng chỉ mong khi ngoái đầu lại vẫn có bóng dáng người thân bên cạnh, vỗ về an ủi động viên bước tiếp.

PS: Đã thẩm định từ nhiều nguồn và biết rằng dù là core member EVG nhưng vẫn được đi project thường xuyên. Lúc sáng đọc message của chị Dung mà niềm vui sướng như vỡ òa, thấy hạnh phúc khó tả, thấy khát khao được đi và học của mình như được bung ra, thấy nhiệt huyết của một ngày tháng 5 được làm member của Green Clinic project lại trỗi dậy. Con tim đã bung ra những lửa nhiệt huyết đầu tiên, tất cả bây giờ chỉ còn phụ thuộc vào mình - sắp xếp thời gian và đối nhân xử thế như thế nào để chặng đường 2014 sắp tới nhiều ý nghĩa nhất.

Tối nay sẽ điền đơn EVG - apply cho HR - hi vọng mình được nhận

Lịch cho T7 và CN tuần này là phải học xong 5 bài OB và xong bài BF tuần này. Qua tuần sau bắt đầu chạy bài ôn tập cuoi kì. Tôi ơi ráng lên và sẽ được :)

Trời ngoài kia nắng nhẹ và chút gió đông lạnh khẽ lùa vào, chợt thấy chút hi vọng :)
Bình yên :)

Bọ cạp

Chuyện phải suy nghĩ hôm nay là chuyện về KINH NGHIỆM
Chuyện có thể mỉm cười mỗi khi nhớ lại hôm nay là về bọ cạp (bc)

Dù đã huyên thuyên với cô bạn thân về bc nhưng tôi biết giữa tôi và bc vẫn chưa khẳng đinh rõ ràng được. Có một điều rõ ràng có thể nói là tôi thích chọc bc vì bc là người hài hước - chỉ thế thôi. Còn có cảm nắng hay thích hay ko thì thời gian sẽ là câu trả lời.

Tự dưng nhớ lại cái mặt bc lúc chiều cứ đơ ra lúc bị tôi bắt bẻ tội ko giữ lời hứa cứ thấy vừa tội nghiệp vừa buồn cười sao đó. Bc hôm trước còn hống hách trêu chọc tôi, bảo tôi là dân trên núi mới xuống, ở trển chắc làm thổ phỉ bla bla khiến tôi tức điên lên rồi hôm nay lại cắm cúi đi xin lỗi tôi vì đã ko giữ lời hứa.

BC có lúc làm tôi điên lên rồi sau đó lại là người làm tôi nguội đi
BC có lúc chảnh chọe đến mức đáng ghét, chỉ muốn đấm cho cái tật nói bậy và ăn nói vô duyên, nhưng có lúc lại làm tôi phì cười vì cái tính trẻ con và khả năng hài hước đáng nể

BC - với tôi là gì ư? Cũng chẳng rõ, chỉ đơn giản là cảm thấy thoải mái và vui mỗi khi nghĩ về (dù đôi lúc cũng có xen bực dọc)

BC - chắc như lời tarot đã nói - 1 người chỉ dừng ở mức thích thích nhau nhưng chưa phải là tình yêu.
Dù là thứ tình cảm gì đi thì cảm ơn BC đã mang đến cho tôi nụ cười những lúc căng thẳng :)

Câu chuyện của người thiếu kinh nghiệm

Hôm nay giữa chừng nghe tin bạn Toàn trong team finance bị động kinh, ngã vật ra đất, máu me đầy mặt, tét miệng mà shock. Nào giờ nghe động kinh chứ chưa tận mắt thấy và cũng ko bik nguyên do là gì. Hôm nay nghe xong sợ quá, chạy sang phòng chị Mai vs Linh hỏi - cập nhật kiến thức y tế một chút chứ sao thấy mình mù mờ cái khoản này quá....

Chị Mai mới lý giải là động kinh là do thần kinh bị yếu, dưới áp lực cao thì sẽ thành co giật như vậy. Lúc đó là phải cho nó ngậm cái gì trong miệng để đừng cắn lưỡi, rồi giữ chặt tay chân cho đừng co giật mạnh rồi kêu cấp cứu. Mình làm sơ cứu chỉ làm được đến thế.

Chị còn dạy thêm kĩ năng sơ cứu khi bị rắn cắn là phải dùng dây buộc ngay ở trên vết cắn để tránh chất độc chảy ngược về tim. Sau đó đặt cánh tay hướng xuống, nói chung là ko cho hướng về tim.

Nói chuyện xong, quanh vô phòng chat với cái người đó, lại đang lúc cái người đó tâm trạng, sợ phát khóc vì ko ngờ đó là ông Toàn, thế là mình hỏi thêm vài câu thì bị nạt...Câu chuyện luôn diễn ra như vậy, theo một chiều hướng kẻ có nhiều kinh nghiệm hơn sẽ khinh và coi kẻ thiếu kinh nghiệm chẳng ra gì.  
Câu chuyện ở một khía cạnh khác, còn làm mình suy nghĩ về việc sau này đi làm, ko lẽ sếp sai gì làm đó, mình có đủ tỉnh táo để phân biệt đúng sai, để tự lên tiếng bảo vệ mình trước những thứ đáng lẽ ra mình ko nên làm? 

Đêm - và lại suy nghĩ. Câu chuyện và những nỗi băn khoăn của một đứa thiếu kinh nghiệm cứ kéo dài kéo dài.
Đôi lúc tự hỏi - liệu ba mẹ có chấp nhận cái ý định điên rồ của mình - nhưng sẽ hữu ích cho cuộc sống sau này - ra trường sẽ dành ra 1 năm đi làm qua các kiểu labour work để va chạm với đời nhiều hơn, để chí ít tích lũy cho mình chút kinh nghiệm sống. Cái kiểu chim lồng cá chậu đang càng ngày biến mình thành một con khờ......

Đi ôn thi tiếp.....

PS: vẫn đang đợi mail từ EVG, đó sẽ là lời giải đáp cho nỗi băn khoăn có nên apply cho core team EVG năm 2014 hay ko - 1 quyết định mà mình biết mình sẽ phải đánh đổi rất nhiều..........

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Sẽ không sao

Dạo này Sài gòn trở lạnh - 23 độ. Lái xe lúc sáng, trưa hay tối đều nghe cảm giác gió thốc vào mặt lạnh buốt, người cứ rúm lại, gồng lên giữ chặt tay lái

Tôi tự hỏi - sao đất Sài gòn này - tôi đã ở hơn 1 năm sao giờ này tôi mới thực sự thấy lạnh? Tôi tự hỏi - sao sống trên đất Tây ninh - miền núi nhiệt độ mùa đông còn thấp hơn - sao chưa bao giờ tôi thực sự cảm nhận được cái lạnh của đông đang về?

Loăn quăn trong mớ câu hỏi đó, rồi chợt à lên - thì ra mười mấy năm nay đã quen ngồi sau tay lái của người khác, của ba của mẹ của bạn bè. Chưa bao giờ thực sự cầm lái trong một ngày đông rét mướt hay một ngày mưa tầm tã, đến việc mặc áo mưa đôi khi còn lóng ngóng...Thế nên mãi đến bây giờ tôi mới thực sự cảm nhận được cái lạnh của mùa đông, của gió quất vào người tái tê, của trời âm u xám xịt một màu buồn tẻ

Đông về - tôi năm nay đã không còn vu vơ nhìn dòng người mặc áo ấm tay đan vào nhau dạo bước trên các con phố, cũng không còn rạo rực nhìn ánh lửa hồng của bắp nướng cháy bên vỉa hè. Có lẽ càng lớn con người ta dần chai với cái đẹp của những gì đang diễn ra quanh mình.....
Đông năm nay - tôi tái tê nhiều hơn - cho những suy nghĩ lo âu của mùa assignment và final đang cận kề. Cho cả những dự cảm không lành từ một lời phán của bà thầy bói........tôi vẫn cầu nguyện, chỉ mong ngoại tôi ko sao đợt này.......được ăn cái Tết với con cháu nữa........Sao tôi cứ lo sợ như thế? Trời đông dễ làm con người ta yếu mềm ?

Tự dặn lòng phải kiên cường lên......Mọi thứ sẽ ổn.....Tết này lại được về Long Hoa, ghé nhà ngoại, thấy dáng ngoại ngồi ghế đá cười hiền từ, hay lúc ra về có dáng ngoại đứng bên cổng dõi theo. Ngoại sẽ ko sao......Chắc tại con hay lo thôi......

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Làm người tốt khó nhưng ko có nghĩa là ko thể.......

Câu chuyện thức tỉnh

16/12/2013 10:30 (GMT + 7)
TT - Giờ nghỉ trưa, một người đàn ông trong bộ quần áo nhàu nát đến tòa soạn báo Tuổi Trẻ và nhất định ngồi chờ cho đến giờ tiếp bạn đọc. Vào gặp chúng tôi, anh kéo tay áo lên chỉ những hình xăm vằn vện trên làn da sạm đen, tự giới thiệu: “Tôi... Tôi là tù mãn án. Tôi đến để kể một câu chuyện...”.

Tờ giấy ra trại do trại giam Châu Bình cấp được bọc nilông cẩn thận là giấy tờ tùy thân duy nhất, Ngô Văn Kỳ lục ra thêm một tờ giấy mời màu xanh, cẩn thận đặt trước mặt chúng tôi: giấy mời đến dự buổi lễ tổng kết hoạt động năm 2013 của Hội Chữ thập đỏ P.10, Q.Tân Bình (TP.HCM), ghi tên: Anh Văn Kỳ. Tôi chưa hiểu được câu chuyện. Bỗng nhiên Kỳ đưa tay vò lên mớ tóc lún phún trên đầu, gương mặt chai sạn thoáng một nét rung động, đôi mắt bỗng loáng nước: “Đây là tờ giấy mời đầu tiên tôi nhận được trong đời. Đây là lần đầu tiên tôi được đối xử một cách công bằng, trân trọng. Đây là người đầu tiên mở vòng tay ra với tôi...”. Ngón tay Kỳ chỉ xuống cuối tờ giấy, nơi có chữ ký: Nguyễn Thị Thanh, chủ tịch Hội Chữ thập đỏ P.10, Q.Tân Bình.
Ai cho tôi lương thiện?
Kỳ kể một mạch: “Tôi quê ở Long Xuyên, An Giang, theo cha mẹ lang thang lên TP.HCM từ ngày nhỏ xíu, sống vạ vật ở vỉa hè. Ủy ban P.10, Q.3 cho một căn nhà tình thương, mẹ buôn bán lặt vặt, trông hai đứa em nhỏ. Tôi dẫn cha mù đi bán vé số, vừa bán vừa xin, không ngày nào được đến trường. Một lần gần tết, cha tôi bị “thu gom” vào “nhà nuôi” (tức trung tâm bảo trợ xã hội - PV), tôi chạy thoát về nhà. Từ đó, tôi đi theo những đàn anh đường phố học “nghề” trộm cắp, cướp giật. 11 tuổi tôi đã “cứng nghề”, chỉ cần 10 giây là tôi đã tháo được một cốp xe máy, 30 giây một bình xăng con, kính xe hơi thì chỉ cần phẩy tay... Tôi bắt đầu kiếm được nhiều tiền, mang về nhà nói với má rằng “con lượm được”.
Giá như...
Một giọt nước mắt rớt xuống hai bàn tay đã từng cướp giật như chớp, đâm chém chẳng chùn. Kỳ ngẩng lên: “Giá như tôi được gặp chị ấy sớm hơn, giá như có được năm, mười người mở lòng với tôi như vậy... thì chắc tôi đã thức tỉnh, đời tôi không đến nỗi suốt 27 năm không được làm người tốt lấy một ngày”. Nói rồi, Kỳ cáo từ để còn kịp kiếm một cuốc xe cuối ngày.
12 tuổi tôi bị bắt lần đầu vào trường giáo dưỡng (Trung tâm Giáo dục, dạy nghề thiếu niên Gò Vấp, TP.HCM - PV), được dạy nhiều thứ nhưng không học được gì. Gần ba năm, tôi trở thành đại ca, đập phá trường học, đánh bạn, đâm bạn. Gia đình lãnh về, tôi bỏ nhà lên Bảo Lộc lập băng nhóm, trộm cắp xung quanh các khách sạn. Lại bị bắt, vào trại, hơn một năm bị sốt rét lại được cho về... Năm tôi 18 tuổi, ra trại lần thứ ba, nghĩ từ giờ không được bảo lãnh nữa, sẽ làm lại cuộc đời. Nhưng chưa kịp làm gì thì cha tôi mất, ba tháng sau mẹ cũng mất. Đi xin việc không ai nhận, tôi không biết làm sao, lại tiếp tục đi cướp giật, nuôi hai đứa em.
Năm nay tôi 38 tuổi, sống giang hồ, tù tội như thế đã 27 năm, hai đứa em tôi cũng đã chết do hút chích ma túy. Tôi lại có thêm hai đứa con gái, mẹ chúng nó cũng là dân cờ bạc. Tôi ra trại, quyết lần này sẽ sống đàng hoàng, làm nghề chạy xe ôm để kiếm tiền nuôi con. Vậy nhưng... khó quá”.
Kỳ ngừng lời. Đúng là làm một người lương thiện thật không dễ. Chừng như sợ tôi không hiểu những khó khăn mình gặp phải, Kỳ một lần nữa kéo cao hai ống tay áo, giải thích: “Ở trong trại đã lỡ xăm trổ vầy rồi, đâu nghĩ tới một ngày ai thấy mình cũng ngại, cũng e sợ. Từ ngày ra trại Châu Bình đến nay, trong sáu tháng tôi ròng rã đi xin việc gần hai chục lần. Cũng chỉ là khuân vác, đẩy hàng, giữ xe, dọn dẹp quầy chợ... Thế nhưng lần nào cũng vậy, làm được vài buổi là thấy nhiều ánh mắt khác, rồi chủ đến gặp nói khéo: Anh thông cảm, chỗ làm này của thằng em xin về quê có việc, nay nó lên lại... Nghe vậy là hiểu rồi. Chạy xe ôm thì chỗ nào cũng đã có người đậu sẵn, năn nỉ lắm thì mới chở được một vài khách mà họ chê trả rẻ, không đi. Khách nghe nói mình là tù mới về thì cũng lại sợ nữa...”.
Nghe như tiếng thét “Ai cho tao lương thiện?” của Chí Phèo từ những bóng tối xa xăm xưa cũ vọng về. Tôi nhìn những vết xăm trên tay Kỳ, nhìn ánh mắt nửa tuyệt vọng, nửa bất cần, nửa khẩn khoản của Kỳ, và nhắc mình rằng anh ấy đã chờ đợi suốt một buổi trưa trước cổng tòa soạn báo, để tin vào khát khao làm người lương thiện ấy. Kỳ lại giở tờ giấy mời, chỉ tên chị Thanh, lặp lại: “Cả đời, hôm nay mới có một người tin tôi, lắng nghe tôi...”.
Giọt nước mắt 27 năm
Đã hai ngày không chạy được cuốc xe nào, sáng hôm ấy Kỳ ngồi trên chiếc xe máy cũ nát không giấy tờ được một người quen cho khi ra trại mà gặm nhấm sự tuyệt vọng. Lấy đâu tiền mua sữa, gửi cơm gạo của hai đứa con gái cho bà chủ nhà trọ, lấy đâu tiền ăn, tiền thuê chỗ ngủ tối nay? Anh em chiến hữu còn đầy thành phố, sẵn sàng giúp đỡ, cho mượn, nhưng nhận tiền của họ tức là quay lại con đường cũ... Nghĩ đến quẫn trí. Rồi Kỳ nhớ trong những chương trình thời sự trên tivi mà phần lớn được xem trong trại giam, có những cán bộ của hội chữ thập đỏ thường xuyên mang quà đi thăm tặng người nghèo. Thử một lần xem sao. Nghĩ vậy, Kỳ liền lên xe chạy quanh một vòng, đăm đăm nhìn vào các biển hiệu, tìm dấu chữ thập đỏ. Không thấy. Kỳ tấp vào lề đường hỏi thăm, một người dân chỉ vào trụ sở UBND P.10, Q.Tân Bình. Nhìn thấy những tấm bảng đỏ, giật mình thon thót trong tâm thức, nhưng rồi Kỳ vẫn tự động viên mình để bước vào.
Khu vực của Hội Chữ thập đỏ phường chỉ là một chiếc bàn làm việc trong một góc phòng tận lầu 2. Kỳ đã đội chiếc mũ bảo hiểm lên đến tận nơi và gặp chị Nguyễn Thị Thanh. “Tôi kể câu chuyện của mình, lòng không hi vọng gì. Thế nhưng chị ấy gọi cho tôi ly cà phê đá, lắng nghe và trò chuyện với tôi như người nhà. Chị cho mấy ký gạo, mấy hộp sữa. Rồi chị viết giấy mời đến dự hội nghị tổng kết để biết về hoạt động của Hội Chữ thập đỏ...”.
“Thà giúp lầm chứ không bỏ sót...”
Chúng tôi tìm đến chiếc bàn nhỏ của chị Nguyễn Thị Thanh ở trụ sở P.10, Q.Tân Bình. Hết sức ngạc nhiên khi biết người khách kỳ lạ của mình hôm ấy đã tìm đến tòa soạn báo Tuổi Trẻ, chị cởi mở: “Hôm ấy thật sự tôi không còn tiền trong túi, nếu có cũng cho anh ấy rồi. Không phải nhẹ dạ cả tin mà cho, nhưng tôi nghĩ thà giúp lầm còn hơn bỏ sót. Làm công tác chữ thập đỏ phường này 14 năm, đã gặp biết bao nhiêu người khổ, cảnh khổ, giúp được gì cho người ta, tôi luôn sẵn sàng giúp, bằng vật chất, bằng việc làm, bằng lời nói. Tôi tâm niệm: Nếu người ta nói dối, lừa mình thì họ mang tội. Nếu mình vì nghi ngờ mà không giúp người thì mình mang tội... Các chi hội chữ thập đỏ của chúng tôi nuôi heo đất để tương trợ lẫn nhau. Biết đâu một món tiền nhỏ có thể giúp một gia đình vượt qua cơn ngặt nghèo. Biết đâu một lời nói có thể chuyển hóa một con người...”.
Nói một hơi những quan niệm sống của mình như đã cất sẵn trong lòng từ lâu lắm, chị Thanh vẫn chưa hết ngạc nhiên: “Anh ấy xúc động đến mức tìm đến nhà báo? Vậy chắc anh ấy đã hạ quyết tâm kiếm sống lương thiện rồi. Được vậy mừng quá. Hôm ấy, tôi nói với Kỳ: quyết tâm “gác kiếm” đi, đứng lên, lao động bằng sức của mình mà lo cho con mình thành người. Nếu quyết được vậy thì giúp được gì tôi sẽ cố giúp, dù anh không phải người thuộc địa phương của tôi...”.
PHẠM VŨ
Học làm người tốt
Để được chứng kiến thêm nữa câu chuyện mang nhiều chất “phim” này, chúng tôi đã đến dự buổi tổng kết của Hội Chữ thập đỏ P.10, Q.Tân Bình. Từ sớm, hội trường tấp nập người ra vào. Chị Thanh, trong vai trò chủ trì, tất bật với các công tác tổ chức. Và ở băng ghế cuối cùng, Ngô Văn Kỳ ngồi lẻ loi, đăm đăm nhìn lên sân khấu, lặng lẽ giữa tiếng loa ồn ào.
Hơi ngạc nhiên khi thấy tôi đến bên cạnh, Kỳ yên lặng một lúc rồi tiếp tục câu chuyện của mình: “Đây là lần đầu tôi dự một cuộc họp thế này, dự bằng giấy mời chính thức. Tôi rất tự hào, dù rằng tấm giấy mời ấy đến với tôi một cách tình cờ. Những lần khác, tôi dự họp với hàng ngàn tù nhân trong hội trường trại giam...”.
Lễ tổng kết ở một ủy ban phường không có tiết mục gì hấp dẫn nhưng người đàn ông đã từng ngang dọc giang hồ ngồi bên cạnh tôi háo hức, say mê theo dõi, nghe nuốt lấy từng lời. Tròn mắt khi nghe giải thích về tác dụng của những con heo đất mà mỗi chi hội đang nâng niu mang về, chuẩn bị cho một mùa tích góp, chia sẻ mới; ngẩn ngơ khi nghe giải thích về hoạt động, ý nghĩa của các quán cơm 2.000 đồng, quán cơm chay từ thiện mà mình cũng thường xuyên đến “ăn ké”, Kỳ lại thì thầm, lặp lại: “Nếu được người tốt mở lòng giúp đỡ thì người xấu cũng sẽ bớt đi. Hôm nay nghe mọi người nói, tôi mới hiểu mình cũng đã được hưởng sự giúp đỡ của nhiều người. Từ nay có người đã tin tưởng tôi, tôi sẽ cố gắng sống cho có ý nghĩa, không làm cho người ấy phải thất vọng”.
Hỏi trước giờ đã làm gì tốt, giúp đỡ cho người khác chưa, Kỳ sốt sắng: “Có. Trước đây tôi thường “cản địa” cho đàn em. Có một lần giật dây chuyền của bà kia, bà đuổi theo kịp, khóc xin, tôi đã trả lại...”. Thấy chị Thanh lắc đầu, Kỳ gãi đầu: “Đấy là chuyện xưa rồi. Còn bây giờ, chạy xe ôm tôi không dám ra giá, ai cho bao nhiêu thì cho. Thỉnh thoảng gặp người không có tiền, tôi vẫn chở về giúp... Chưa có việc làm nên tôi chỉ biết làm vậy thôi”.
Kết thúc buổi lễ, chị Thanh gọi Kỳ ngồi lại, mời thêm ly cà phê đá. Cả hai cùng nói đến chuyện tìm cho Kỳ một chỗ làm ở những nơi chị Thanh quen biết. Câu chuyện chưa kết thúc, nhưng khi chào chị Thanh ra về, Kỳ đã mỉm cười thật hiền lành. Trước mặt là một con đường mới...

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Thời đó qua lâu lắm rồi....Thôi ko viết nhiều nữa, dùng hashtag kiểu như trên fb đi....
crush-scorpio-scary-taurus-capricon-true person?-calm down-refrain from expressing-no joke/kidding-give up crush

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Đọc để thấm hơn....

Rửa bát ở xứ người kiếm tiền học tiến sĩ


(TNO) Không ít bạn trẻ ngày nay sẵn sàng từ bỏ những vị trí tốt, công việc ổn định với mức lương cao ở trong nước và chấp nhận làm nhân viên lao động phổ thông ở xứ người để kiếm tiền học lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ.

 
La Hoài Tuấn với những hình ảnh ở trường và làm công nhân dọn vệ sinh - Ảnh: Nhân vật cung cấp
Làm nhân viên vệ sinh, phụ bếp
Trước khi sang Úc học lấy bằng thạc sĩ kinh doanh tài chính, Bùi Trọng Giang từng làm Trưởng phòng Thẩm định ngân hàng SCB và Giám đốc Công ty đầu tư và quản lý tài sản của ngân hàng. Với mức lương mỗi tháng 35 triệu đồng, cộng với các thu nhập làm thêm khác, Giang có một cuộc sống hết sức thoải mái.


Thay đổi nhân sinh quan
Các nhân vật chính trong bài viết này đều cho rằng, bài học lớn nhất mà họ có được chính là sự trải nghiệm. Chính sự trải nghiệm nơi đất khách đã giúp họ rèn thêm ý chí, lòng kiên nhẫn và thay đổi cách nhìn cuộc sống theo hướng tích cực hơn.
La Hoài Tuấn nhìn nhận: “Đi học để có được tương lai tươi sáng hơn chỉ là một phần, điều hài lòng nhất là có được những trải nghiệm tuyệt vời từ những công việc tưởng như tầm thường nhất trong xã hội và nhận thấy làm công việc nào cũng vinh quang, thấy thấm thía giá trị của lao động. Tầm nhìn hay nói rộng hơn là nhân sinh quan của mình đã được mở rộng rất nhiều”.

Thế nhưng, anh lại quyết định bỏ hết để quay lại giảng đường tiếp tục học sau đại học. Dù có học bổng, nhưng để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống nơi đất khách, Giang sẵn sàng làm những công việc như phụ bếp, rửa bát, nhân viên phục vụ và công nhân xưởng bánh. Giang cho biết: “Khi làm phụ bếp, mình bắt đầu từ 9 giờ sáng đến khi quán đóng cửa là 22 giờ, nhưng để bước ra khỏi quán thì thường là 23 giờ 30. Đây là công việc khá vất vả vì ngoài việc chạy đi chạy lại, cuối ngày còn phải cọ rửa các loại nồi, xoong, chảo và đổ rác. Còn công việc trong xưởng bánh thì lại vất vả kiểu khác, phải có mặt ở xưởng từ 5 giờ sáng. Mùa hè thì còn đỡ, mùa đông phải dậy sớm từ 4 giờ 30 để còn kịp chuyến xe buýt”.
Với La Hoài Tuấn, một nhân viên marketing kiêm giảng viên thỉnh giảng đại học, khi bước chân sang Úc, trong ví chỉ còn khoảng 400 đô la Úc, số tiền kiếm được khi đi dạy lúc ở Việt Nam, nên gần như phải bắt đầu từ con số không.
Tuấn đặt mục tiêu phải kiếm được 30.000 đô la Úc trong vòng 2 năm để đủ tiền đóng học phí cho chương trình thạc sĩ giáo dục tại Trường University of South Australia.
Công việc đầu tiên Tuấn làm là xin phát catalogue cho 2 công ty chuyên phân phối tài liệu quảng cáo lớn của Nam Úc. Mỗi tuần Tuấn phải chạy đi phát cho 1.100 nhà. Ngoài ra, Tuấn còn nhận phát 260 tờ báo. Ngày nào cũng phải thức muộn và dậy từ 4, 5 giờ sáng mới đạt kế hoạch.
 
La Hoài Tuấn đạp xe đi đưa catalogue - Ảnh: Nhân vật cung cấp
Công việc thứ 2 của Tuấn là phụ bếp ở một nhà hàng từ 18 giờ tối tới khuya. Phải thuộc tên 15, 16 loại rau củ và 20 món chiên để biết sắp xếp đúng chỗ.
“Cuối ngày mình phải dọn dẹp, lau rửa mọi thứ, lau sàn bếp, đổ rác. Động tác phải nhanh, gọn, chính xác. Công việc cứ ào ào, làm không ngẩng được mặt”, Tuấn kể.
Rồi Tuấn còn đi làm nhân viên vệ sinh cho các cao ốc gồm các công việc thu gom rác, hút bụi, lau tường, lau kính… với thù lao 23 đô la Úc/giờ.
Không bỏ cuộc
Nguyễn Quang Đại (quê Hòa Bình) sau khi tốt nghiệp Trường đại học Bách khoa Hà Nội năm 2006, được tuyển dụng vào làm tại Cục điều tiết điện lực (Bộ Công thương). Công việc chính cùng với việc làm thêm đã cho Đại mức thu nhập khá cao.
Tuy nhiên, sau 2 năm làm việc, Đại cũng quyết định nghỉ việc để du học tự túc chương trình thạc sĩ về chuyên ngành điều khiển tự động. Và Đại cũng trải qua các công việc lao động chân tay như dọn văn phòng, rửa bát và đưa pizza.

Bùi Trọng Giang (trái) và Nguyễn Quang Đại - Ảnh: Nhật vật cung cấp
“Thời gian đầu sang đây rất khó khăn, mặc dù đủ điểm tiếng Anh nhưng để giao tiếp và làm việc với người bản xứ là một chuyện hoàn toàn khác. Cũng có nhiều lúc thấy nản chí, muốn buông tay nhưng lòng lại tự nhủ phải cố gắng tiếp tục chiến đấu vì một tương lai tốt hơn”, Đại chia sẻ.
Bằng những nỗ lực đó, Đại đã nhận được kết quả xứng đáng. Kỳ đầu tiên của khóa học thạc sĩ tại Trường ĐH New South Wales (Úc), cả bốn môn học Đại đều đạt điểm xuất sắc.
Kết thúc học kỳ 1, Đạt được giáo sư Rahman, Trưởng Bộ môn Hệ thống điện của trường, mời ở lại để cùng thầy viết giáo trình môn học Điện tử công suất. Đến hết kỳ 2, Đạt đã xin được học bổng làm tiến sĩ tại Trường ĐH New South Wales.
Trong thời gian làm tiến sĩ, Đại lại tiếp tục làm công việc rửa bát tại nhà hàng của một chủ người Việt, đưa pizza cho hãng pizza HUT với mức lương 10 đô la Úc/giờ. Cùng với đó, Đại được nhận làm trợ giảng 2 môn trong mỗi học kỳ tại trường.
Nói về những giây phút nản chí tưởng chừng không thể tiếp tục, La Hoài Tuấn tâm sự: “Đúng là trước khi đi dù nghĩ sẽ phải chịu cực để kiếm đủ tiền học nhưng cũng không ngờ phải cực như vậy. Những lúc chuẩn bị "đầu hàng" thì mình lại đấu tranh dữ dội và rồi quyết định mình vẫn sẽ tiếp tục. Nếu dừng lại, cơ hội sẽ mãi không bao giờ đến. Nếu đi tiếp, dẫu có lúc bế tắc nhưng rồi sẽ tìm ra con đường khác để tới đích”.
Mỹ Quyên

Suy nghĩ về tình bạn

Đời muôn thứ vồ vập đến, vồ vập đi - rung chuyển nhiều thứ - và cả những mối quan hệ tưởng đã hiểu nhau rất nhiều. Tình bạn - chắc cũng đi qua 4 giai đoạn như tình yêu: HỢP, THÂN, HIỂU, CẦN

Cuộc sống mỗi con người từ khi sinh ra đã xoay ở 1 hệ riêng biệt. Tính cách cũng từ đó mà khác nhau. Con mắt nhìn đời cũng khác nhau. Nhưng nếu đã chấp nhận làm bạn thì cũng chấp nhận sự khác nhau đó...

Thông cảm và thấu hiểu - Điều tưởng dễ mà khó. Đi đến cuối con đường vẫn chưa chắc hiểu hết được điều này...

Tôi có thể nóng tính, bạn có thể kiệm lời, người khác có thể huênh hoang, nhưng nhân cách họ đủ tốt để bạn coi họ là BẠN thì những khác biệt đó xin hãy cứ coi như là sự khác biet giữa mắt 2 mí và 1 mí, giữa mũi cao và mũi tẹt v.v Chỉ zay thôi

Đời thì dài mà tìm được ai là BẠN chắc chẳng dễ - nhất là BẠN TÂM GIAO
Gửi những đôi bạn đang nắm tay nhau thật chặt, những đôi bạn đang nghĩ suy về sự khác biệt của nhau, và cho cả chính tôi nữa !

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Con người ta trở nên thân thiết hay là xa nhau đều là do chọn lựa cả...Dù bận đến mấy vẫn có thể tìm thời gian thủ thỉ nhau nghe và dù rảnh đến mấy cũng sẽ tìm được bạn mình cho bằng được để kể nso nghe.
:) Nói đơn giản thế thôi - nhưng mình đã hiểu giới hạn nào cho mối quan hệ bạn bè này ! :)

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

"Tự mình phải sống thật kiên cường, không ai có thể kiên cường thay mình cả. Dựa dẫm vào người khác quá mức sẽ khiến người quan tâm đến bạn cảm thấy nặng nề." (Nhat trên FB)

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

HR và album chị Hari Won

http://mp3.zing.vn/album/Hoa-Tuyet-Single-Hari-Won/ZWZB0DIZ.html?st=1

Đêm khuya ngồi làm HR mà muốn hoa cả mắt. Ông thầy cà tưng, dạy trên trời dưới đất gì đâu ko, giờ làm report mình phải ngồi lục hết đống sách trên thư viện ra research. Thôi kệ, ráng vậy. Muốn được ăn quả ngọt thì phải bỏ công sức ra cày cuốc. Bật album của chị Hari Won lên nghe giọng hát tiếng việt ngọng ngịu của chị mà nghe bình yên lạ :)
Chỉ có đêm và ta - Thế thôi :)

Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

Tiền.....Học cách tính tiền / thối tiền

Haizz hôm nay lại học được 1 bài học về vụ tiền nong. Gio mới thấy ra đời mình ngờ nghệch nhiều thứ ghê....T ơi là t - sao mà non nớt quá..........

Hôm nay đi ăn với Thủy, bà Tiên, Phương và Chi. Số tiền tổng cộng là 340

Thủy là người đứng ra trả hết, sau đó mỗi đứa góp tiền lại trả Thủy. Vị chi mỗi đứa là 68,000. Thủy kêu mình gom tiền - mặt mình lúc đó đơ ra - haiz chắc là chuẩn bị cho vụ làm treasurer của RBX sem sau đây mà......

Gom tiền, 2 3 người đưa cùng 1 lúc, mình bị rối, thối tiền lộn tùng phèng lên hết......haiz

Cuối cùng đếm lại là 310,000 lúc đó mình tưởng mình đưa thiếu tiền - thế là móc thêm 30,000 ra đưa tiếp. Quên mất là nếu gom tiền cả 4 đứa (trừ Thủy ra) thì chỉ phải gom 272,000 thôi.

Thế là 1 mình mình đã bỏ ra hết 100,000....Về nhà mới thấy mình ngờ nghệch mấy khoản tiền bạc này kinh khủng

Về nhà than với bà Linh - được bả chỉ cho cách tính tiền theo phép cộng thì ít lộn hơn:

Thông thường vd món đồ đó giá 27,000. Người ta đưa 100,000 thì mình phải thối lại 73,000.

Hồi đó mẹ dạy mình cách tính là lấy 100 - 20 trước, rồi trừ tiếp 7. Nhưng thực sự đó giờ mình tính cách này rất lộng cộng, và cứ trật tới trật lui miết....

bà Linh mới chỉ mình đừng trừ như thế, mà tính theo cách cộng, tức là 27 còn thiếu 3 nữa là lên 30, sau đó lấy 100 - 30 sẽ ít lộn hơn. Tức là mình đưa người ta tờ 3,000 trước, rồi sau đó thối tiếp 70,000

Trời owiiiii năm 1 đại học rồi mới ngồi học cách tính tiền. Haiz giờ mới thấy cái tương lai treasurer và leader of finance department mà mình sẽ đảm nhận thật mù mờ haizzzzzzzzzzz

Thôi mỗi ngày cố học 1 ít cho bớt ngờ nghệch....để sau này ra đời đừng bị người ta lừa......
Hệ quả của việc ngày xưa mẹ ko cho xài tiền sớm là đây.........

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

"Tiền bạc, danh vọng, quyền lực sẽ tan như bong bóng xà phòng. Cái còn lại của một kiếp người là lòng từ bi và mình đã dâng hiến được gì có ích" (Đạo diễn - diễn viên Việt Trinh)
- Chứ không phải là kiếm tiền và trở lại thành một người đàn bà quyền lực kiểu khác? - Không! Tiền bạc, danh vọng, quyền lực, tất cả đều sẽ tan biến như bong bóng xà phòng. Cái còn lại của một kiếp người chính là lòng từ bi và mình đã dâng hiến cho mọi người được gì có ích.

Bài viết: http://news.zing.vn/Viet-Trinh-Hot-girl-Kha-Ngan-khong-he-non-not-post372386.html#home_cate.tinchinh

Nguồn Zing News
Không! Tiền bạc, danh vọng, quyền lực, tất cả đều sẽ tan biến như bong bóng xà phòng. Cái còn lại của một kiếp người chính là lòng từ bi và mình đã dâng hiến cho mọi người được gì có ích.

Bài viết: http://news.zing.vn/Viet-Trinh-Hot-girl-Kha-Ngan-khong-he-non-not-post372386.html#home_cate.tinchinh

Nguồn Zing News