My photos

My photos

Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2019

Duyên phận là khi gặp đúng người, vậy đó là cảm giác như thế nào?

Nếu được hỏi tại sao bạn chưa yêu ai, tại sao bạn chưa kết hôn? Chắc hẳn không ít người sẽ trả lời 'bởi vì tôi chưa gặp được đúng người'. Chúng ta thường nhắc đến cụm từ 'gặp đúng người', vậy rốt cuộc đúng người là như thế nào?
1. Bạn cảm thấy thoải mái khi ở bên người ấy
Mỗi khi ở bên đối phương, bạn luôn ngụy trang bản thân, tìm cách lấy lòng đối phương, từng phút từng giây bạn không dám thả lỏng bản thân. Bạn sợ chỉ cần mất cảnh giác thì đối phương sẽ không thích bạn. Điều này nghĩa là người đó không phù hợp với bạn.
Người phù hợp là bạn không cần phải 'diễn' khi đứng trước mặt người ấy, không cần gò ép bản thân để lấy lòng người ấy. Khi ở họ, mỗi phút mỗi giây bạn đều có thể phơi bày mọi khía cạnh, cả những tật xấu của bản thân.
Bạn không cần che đậy con người thật của mình, chỉ việc sống theo cách mà bạn mong muốn. Cho dù bạn ngây ngốc ngồi cạnh đối phương nhưng bạn vẫn có thể cảm nhận niềm vui đang lan tỏa tận sâu trong lòng.
Đó là người mà khi bạn thích họ, bạn cũng sẽ không cảm thấy tự ti, mà ngược lại cảm thấy tự tin và thêm yêu bản thân.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
2. Bạn cảm thấy an toàn khi nghĩ về người ấy
Nếu một người khiến bạn lo lắng về chuyện được mất, hoài nghi về tình cảm đối phương dành cho mình, cảm thấy lúc nào người ấy cũng có thể nói lời chia tay, điều này nghĩa là người ấy không dành cho bạn.
Khi bạn gặp đúng người, bạn sẽ cảm nhận sự rung động và yên bình tận sâu trong tim. Gặp được người ấy, bạn sẽ tin tưởng cảm xúc người ấy dành cho bạn cũng giống như cảm xúc bạn dành cho họ. Cả hai sẽ trân trọng cảm xúc của nhau, đôi bên thật lòng đối xử tốt và yêu thương nhau. Không có dối trá, không có ngụy biện hay những suy nghĩ khác biệt.
Bạn cũng sẽ không bao giờ hoài nghi về tình cảm người ấy dành cho bạn. Kể cả khi họ không thể hồi âm tin nhắn của bạn ngay lập tức, bạn vẫn biết người ấy không cố ý, người ấy đang bận và nhất định sẽ liên lạc ngay khi có thể.
3. Bạn thích hiện tại và mong đợi tương lai của cả hai
Nếu ở bên một người khiến bạn cảm thấy đau khổ, không thích tình cảnh hiện tại của chính mình, không dám mong ước về tương lai của cả hai, điều này nghĩa là bạn chưa gặp đúng người.
Khi bạn gặp đúng người, khoảng thời gian ở bên người ấy đối với bạn là vô cùng đặc biệt. Bạn sẽ cảm thấy may mắn vì gặp được họ, bạn thích người ấy hơn bất kì điều gì. Khi nghĩ về tương lai của cả hai, bạn cảm thấy phấn khích và mong đợi.
Chỉ cần người ấy ở bên cạnh, bạn sẽ không sợ hãi, bạn trở nên tự tin và kỳ vọng vào điều tốt đẹp ở tương lai.
Sau khi gặp được người ấy, cuộc sống của bạn như được điểm tô thêm nhiều màu sắc. Người ấy khiến bạn hiểu được, cho dù bạn bình thường nhưng vẫn đáng được trân trọng.

http://tiin.vn/chuyen-muc/yeu/duyen-phan-la-khi-vua-van-gap-dung-nguoi-vay-gap-dung-nguoi-la-cam-giac-the-nao.html

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2019

Bản chất của tình yêu sau hôn nhân - Sự thật mà bấy lâu ai cũng mơ hồ, thất bại là do chưa học hỏi và rèn luyện nghiêm túc

Đối mặt với cuộc hôn nhân trên bờ vực tan vỡ, người hiểu được bản chất, sẽ bình tĩnh đối mặt, cố gắng tháo gỡ và kết quả có là gì cũng thanh thản chấp nhận. Nhưng người sống trong sự ảo tưởng họ sẽ chỉ bó gọn suy nghĩ ở thế giới của riêng họ. Bởi họ chẳng bao giờ hiểu được một điều: Sự cám dỗ được tạo ra từ nhu cầu của con người, không có hoàn cảnh nào xô đẩy, không có thế lực nào ép buộc.
Tôi có quen một cô bạn, hôn nhân của cô ấy rất viên mãn cho đến một ngày cô ấy phát hiện ra chồng ngoại tình. Cô ấy tỏ ra rất bản lĩnh và khẳng định với tôi một chân lý có vẻ thực tế: 'Trứng chỉ chấp nhận một tinh trùng vào cơ thể và từ chối hàng nghìn tinh trùng còn lại. Cũng giống như phụ nữ, một khi có được người đàn ông yêu thương, cô ấy sẽ từ chối tất cả những người đàn ông khác'.
Bản chất của tình yêu sau hôn nhân - Sự thật mà bấy lâu ai cũng mơ hồ, thất bại là do chưa học hỏi và rèn luyện nghiêm túc 0
Nhưng không lâu sau đó thì bản thân cô ấy cũng ngoại tình, giống như kiểu 'ông ăn chả thì bà phải ăn nem' mới là bình đẳng vậy! Không chọn ly hôn, cũng không giải quyết triệt để sự phản bội âm ỉ của chồng, cô ấy lại giải thích với tôi bằng lý lẽ: 'Đàn ông ngoại tình chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu tình dục còn đàn bà yếu lòng sa ngã là để bù đắp những thiếu hụt cảm xúc do đàn ông gây ra'.
Vậy đó, suy cho cùng vẫn là con người chủ động nhưng họ lại luôn luôn không tự nhận lỗi về mình. Có lẽ bởi họ chẳng hiểu gì về bản chất của tình yêu, luôn nghĩ mình yêu đến quên mình, đến mức có thể chết đi được nhưng sự thật đâu phải vậy.
Hôn nhân tan vỡ bởi người trong cuộc không hiểu bản chất của tình yêu
Từ xưa đến nay, con người luôn tin tình yêu là thứ thuộc về bản năng và tự nhiên nhất. Một khi chúng ta gặp đúng người, chúng ta sẽ tự biết cách yêu, dễ dàng kiểm soát cảm xúc bằng trực giác của mình.
Rất ít thứ mang lại cho con người cảm giác hạnh phúc tốt hơn tình yêu, vì vậy mọi người đều có bản năng yêu. Tồn tại song song với nó, vẫn có nhiều điều mang lại nỗi đau và sự thất vọng lớn hơn cả tình yêu ban đầu mà các cặp đôi dành cho nhau. Người ta cưới bởi vì yêu nhưng không thể chỉ dùng tình yêu ấy để nuôi dưỡng hôn nhân. Tình yêu sau hôn nhân là một kỹ năng để học hỏi, không chỉ là cảm xúc được cảm nhận.
Bản chất của tình yêu sau hôn nhân - Sự thật mà bấy lâu ai cũng mơ hồ, thất bại là do chưa học hỏi và rèn luyện nghiêm túc 1
2019 - năm vàng của làng ly hôn khi các cặp đôi được nhiều người ngưỡng mộ lần lượt đường ai nấy đi. Từ Song Jong Ki - Song Hye Kyo xứ Hàn, Phạm Băng Băng - Lý Thần xứ Trung cho đến Ngọc Lan - Thanh Bình xứ Việt và rất nhiều cặp đôi khác đều chọn kết thúc xa vời cổ tích mà chúng ta mong đợi. Nhưng những tươi đẹp, hòa hợp ăn ý mà chúng ta xem chỉ là những vai diễn của họ trên phim, những câu chuyện mà họ kể trước khi 2 chữ 'hôn nhân' chưa xảy ra. Vậy cái kết của ngày hôm nay vẫn là một tình yêu đích thực?
Yêu chưa bao giờ đơn giản, đừng nghĩ yêu chỉ dừng ở mức độ cảm xúc rung động và ước nguyện về 'ngôi nhà và những đứa trẻ'. Thật dễ dàng để nhanh chóng mất niềm tin vào tình yêu vì nó không đáp ứng được những kỳ vọng của đôi bên, khuếch đại những câu hỏi về đối phương. Chúng ta cần biết rằng nhiều khó khăn của tình yêu, hôn nhân không phải do sự ngu ngốc, gian dối hay lựa chọn sai lầm của bản thân mà bởi vì tình yêu là một năng lực đòi hỏi phải học tập và rèn luyện nghiêm túc.
Vậy nên người ta mới có khái niệm vợ/ chồng là người bạn đời của nhau chứ không còn là tình nhân như thuở yêu đương nữa. Yêu đến mấy thì chung sống lâu dài cũng sẽ có những lúc nhàm chán, thậm chí ghét tới mức không muốn nhìn mặt. Vì vậy muốn đồng hành đường dài hãy coi nhau là bạn, bạn tri kỉ, bạn tâm giao để đôi bên thoải mái nhất, không còn cảm giác như gánh nặng của nhau.
Chủ nghĩa lãng mạn chỉ mang lại đau khổ
Đã có bao nhiêu cô nàng cưới xong mới gào thét: Người đàn ông từng tặng hoa, tặng quà cho tôi Valentine năm ấy năm nay đã bắt tôi ở nhà ôm con một mình còn anh ta đi đá bóng? Đã có bao nhiêu chàng trai kết hôn rồi mới tiu nghỉu: Vẻ nhí nhánh, dễ thương của cô ấy ngày nào đâu rồi, giờ chỉ còn là một mẹ bỉm sữa luộm thuộm và cả ngày càu nhàu? Phải chăng hôn nhân đã giết chết sự lãng mạn mất rồi!
Nên nhớ, kết hôn cũng giống như mua bảo hiểm trọn đời. Người ta chỉ quan tâm đến quyền lợi thụ hưởng và lợi ích lâu dài chứ chẳng ai nhìn vào mấy giá trị viển vông. Vậy nên, sự lãng mạn ngày yêu nhau không còn phù hợp với hôn nhân nữa rồi. Có chăng cũng nên dừng ở một mức độ khác, thực tế và gần gũi hơn.
Không ai theo đuổi ảo mộng và nồng nàn đến hết đời, người ta chỉ cần hôn nhân bền vững, no đủ và yên bình. Tình yêu lúc đó là chấm dứt mọi sự cô đơn, chấp nhận mọi khiếm khuyết, vì nhau mà thay đổi tích cực.
Có thể vì một cô vợ người đầy mùi mắm muối mà bạn tìm đến sự ngọt ngào, thơm tho hơn. Có thể vì một anh chồng khô khan, thiếu tinh tế mà bạn ngả vào vai người đàn ông lãng mạn, ga lăng hơn. Nhưng chẳng có mấy cái kết nào tử tế cho sự phản bội ấy. Càng lún sâu bạn sẽ càng nhận ra tình yêu đích thực mà bạn nghĩ đã chết yểu từ ngày kí vào tờ hôn thú rồi, còn loại tình cảm này chỉ là trò chơi giải khuây trong lúc buồn chán mà thôi.
Tôi nhớ một cuốn sách nào đó có câu: 'Chủ nghĩa lãng mạn là một 'phong trào' văn hóa và tinh thần có thể tác động tàn phá đến khả năng của người bình thường để có một cuộc sống hài hòa và tình cảm. Cũng vì thế mà sự cứu rỗi của tình yêu nằm trong một loạt những hiểu lầm về chủ nghĩa lãng mạn ấy'.
Bản chất của tình yêu sau hôn nhân - Sự thật mà bấy lâu ai cũng mơ hồ, thất bại là do chưa học hỏi và rèn luyện nghiêm túc 2
Nghe có vẻ khó hiểu nhưng nếu không yêu một cách đúng đắn, cuối cùng tất cả chỉ là một trò lừa bịp và ảo giác. Chủ nghĩa lãng mạn thuần khiết không liên quan gì đến cuộc sống hôn nhân ổn định lâu dài của con người ngoại trừ sự phấn khích về tình cảm mà nó mang lại trong giai đoạn đầu của tình yêu.
Một cuộc hôn nhân bền vững đòi hỏi đôi bên phải từ bỏ kỳ vọng vào nhau và luôn sẵn sàng đối mặt với bi kịch
Vậy sau khi từ bỏ quan điểm lãng mạn trong hôn nhân, chúng ta nên sử dụng loại tâm lý nào để đối mặt với mối quan hệ kém hoàn hảo nhưng chân thực của mình?
Nghiên cứu cho thấy chúng ta dễ đau khổ khi bước vào hôn nhân chủ yếu là vì những kỳ vọng của chúng ta trong tình yêu cao hơn những thứ khác, nghĩa là chúng ta có quá nhiều ảo mộng về đối phương một cách vô thức. Có thể vì sự cô đơn đã lâu, có thể vì chúng ta luôn ghim trong đầu những tiêu chuẩn về người bạn đời, hi vọng về sự xuất hiện của họ và bỏ qua một điều, bên kia cũng là người hoàn toàn bình thường như bạn.
Do đó, để thoát khỏi sự độc hại của chủ nghĩa lãng mạn, trước tiên chúng ta phải hạ thấp cái tôi, những kỳ vọng cao về hôn nhân và đối xử với trái tim mình một cách chân thực nhất. Có lẽ chúng ta sẽ có được nhiều hạnh phúc hơn và có một mối quan hệ ổn định, hài hòa hơn.
Bản chất của tình yêu sau hôn nhân - Sự thật mà bấy lâu ai cũng mơ hồ, thất bại là do chưa học hỏi và rèn luyện nghiêm túc 3
Trong mỗi đám cưới, người ta thường tránh những câu không hay và gọi đó là 'nói gở', là 'điềm'. Thế nhưng, trong sâu thẳm tiềm thức, hãy sẵn sàng một tinh thần đối mặt với bi kịch xảy ra bất cứ lúc nào.
Trong mỗi cuộc hôn nhân, bất kể đối phương là ai, khiến bạn yêu nhiều đến thế nào cũng phải có những lúc làm chúng ta chán nản, tức giận, buồn bã, thất vọng. Ngược lại, đối với họ, chúng ta cũng vậy. Cảm giác trống rỗng và không trọn vẹn trong tâm trí sẽ không bao giờ kết thúc. Đây là sự thật không thể xóa nhòa và thay đổi được khắc sâu trong 'kịch bản' cuộc sống.
Do đó, lựa chọn người cam kết chỉ là để xác định loại đau khổ nào bạn sẵn sàng chịu đựng nhất, thay vì tìm một cơ hội để thoát khỏi nỗi đau một cách kỳ diệu.

Sau 7 năm gặp lại, nàng lớp trưởng quyết xóa bỏ 'thù hằn', từ ghét hóa yêu vì 'đối thủ' quá đẹp trai

Học chung cấp 3, suốt ngày chành chọe, cãi nhau 'như chó với mèo'. Thế rồi sau 7 năm gặp lại liền yêu và cưới luôn… Đó là câu chuyện tình ghét quá hóa yêu đang gây xôn xao mạng xã hội của cặp đôi Tiền Vi (SN 1994) - Lâm Dừa (SN 1993), sống tại Long An.
Vợ chồng Tiền Vi - Lâm Dừa ở thời điểm hiện tại
Vợ chồng Tiền Vi - Lâm Dừa ở thời điểm hiện tại
Và đây là cặp đôi của 7 năm về trước
Và đây là cặp đôi của 7 năm về trước
Khi nàng lớp trưởng và chàng học sinh cá biệt coi nhau như 'kẻ thù'
Học chung lớp 11, Tiền Vi lúc ấy là một cô lớp trưởng gương mẫu, ngoan hiền còn Lâm Dừa là cậu học sinh cá biệt. Bởi vậy, họ như 'kẻ thù không đội trời chung'. Hạn chế tiếp xúc là cách duy nhất để Vi và Dừa không gây gổ, xích mích.
Thế nhưng 'oan gia ngõ hẹp', chỗ Dừa thuê trọ khi đi học lại ngay gần nhà Vi. Vậy là cặp đôi dù không muốn nhưng vẫn phải gặp nhau mỗi ngày, từ trên lớp cho đến khi về nhà. Mỗi sáng đi học là một sáng cả hai 'lườm đối phương muốn cháy mắt' và 'khẩu nghiệp' không ngừng.
Đôi trẻ cứ 'khắc khẩu' như vậy cho đến năm học lớp 12, Lâm Dừa chuyển lớp, chuyển trọ. Không còn gặp mặt, cặp đôi mới 'đình chiến'.
Xóa bỏ 'thù hằn' sau 7 năm gặp lại vì 'đối thủ' quá đẹp trai
Gặp lại 'kẻ thù' sau 7 năm xa cách tại một đám cưới, Tiền Vi ngỡ ngàng khi thấy cậu bạn cá biệt ngày nào nay đã trở nên trắng trẻo, to cao và đẹp trai. Khoảnh khắc đó, mọi xích mích năm xưa trong Vi tan biến. Cô bỗng từ ghét hóa thích…
Gặp lại nhau sau 7 năm tại một đám cưới, Vi rung động với Dừa ngay từ cái nhìn đầu tiên
Gặp lại nhau sau 7 năm tại một đám cưới, Vi rung động với Dừa ngay từ cái nhìn đầu tiên
Chàng trai SN 1993 cũng phải lòng 'nhỏ lớp trưởng lắm điều' ngày nào
Chàng trai SN 1993 cũng phải lòng 'nhỏ lớp trưởng lắm điều' ngày nào
Sau 7 năm gặp lại, nàng lớp trưởng quyết xóa bỏ 'thù hằn', từ ghét hóa yêu vì 'đối thủ' quá đẹp trai 4
Về phía chàng trai SN 1993, anh cũng bất ngờ khi gặp lại 'nhỏ lớp trưởng lắm điều' năm xưa. Chỉ có điều, 'nhỏ lớp trưởng' bây giờ xinh quá nên khi về nhà, Dừa lập tức kết bạn facebook để hàn gắn tình cảm.
Cặp đôi cứ trò chuyện qua lại hàng ngày. Tiền Vi cũng chủ động 'bật đèn xanh' bằng cách gọi Lâm Dừa là 'anh' thay vì xưng 'mày tao' như hồi còn đi học. Thấy nàng có vẻ 'ưng cái bụng' nên chàng cũng mạnh dạn tiến tới. Cặp đôi yêu nhau trong năm 2017 và cưới nhau vào năm 2018.
'Mình đi mời đám cưới mà mấy đứa bạn học thời cấp 3 còn không tin, ai cũng nghĩ mình đùa. Chú rể phải qua tận nơi mời cùng mọi người mới tin đó là sự thật', cô gái SN 1994 vui vẻ kể lại.
Chồng 'nuôi mát tay' khiến vợ tăng 8kg sau đám cưới
Thích đi du lịch và ăn uống là đặc điểm chung của vợ chồng Lâm Dừa. Khi hai người có tâm hồn ăn uống  ở với nhau thì tần suất 'ướt mồm' của họ sẽ tăng lên rất nhiều. Vi và Dừa cũng vậy. Cả hai thường xuyên cùng nhau nấu nướng và tìm hiểu, thưởng thức những món ăn lạ. Cũng chính vì thế nên sau khi lấy chồng, cô gái 9X đã tăng 8kg so với thời con gái.
Chuyện Vi và Dừa cưới nhau làm nhiều người khó tin
Chuyện Vi và Dừa cưới nhau làm nhiều người khó tin
Sau 7 năm gặp lại, nàng lớp trưởng quyết xóa bỏ 'thù hằn', từ ghét hóa yêu vì 'đối thủ' quá đẹp trai 6
Sau 7 năm gặp lại, nàng lớp trưởng quyết xóa bỏ 'thù hằn', từ ghét hóa yêu vì 'đối thủ' quá đẹp trai 7
Cái kết đẹp cho 'đôi bạn khẩu chiến'...
Cái kết đẹp cho 'đôi bạn khẩu chiến'...
Sau 7 năm gặp lại, nàng lớp trưởng quyết xóa bỏ 'thù hằn', từ ghét hóa yêu vì 'đối thủ' quá đẹp trai 9
Tiền Vi chia sẻ: 'Anh cực thích món mình nấu dù dở hay ngon nên mình rất hay nấu nướng. Mỗi tội nấu cho chồng ăn nhưng vợ lại ăn nhiều hơn nên bị tăng cân. Thêm nữa là ngày trước lúc quen nhau thì hai đứa cũng ít hẹn hò. Cưới nhau về mới hẹn hò nhiều hơn. Mình hay cùng chồng đi ăn tối bên ngoài nên cân lại chồng thêm cân'.
Làm bạn bè thì 'khắc khẩu' nhưng làm uyên ương thì Vi và Dừa lại cư xử với nhau rất đỗi ngọt ngào. Mỗi lần cô nàng SN 1994 giận dỗi là anh chàng SN 1993 lại nhường nhịn, xin lỗi. Dừa bảo, anh nhường là để bù đắp lại những câu mang tính tổn thương khi xưa mà anh dành cho Vi.
Dừa cũng tự nhận anh là một người khó tính. Nhưng với riêng bà xã, chàng trai 9X lại dễ tính trong mọi chuyện. 'Tin tưởng và tôn trọng' là bí quyết giữ gìn tình yêu của đôi trẻ. Dự định của cặp đôi trong tương lai là cùng nhau phấn đấu trong sự nghiệp và vun vén, xây dựng tổ ấm nhỏ thật hạnh phúc.

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2019

Mặt trái của xã hội tuyệt đối quy củ tại Nhật Bản: Văn hóa làm việc khốc liệt, một lần thất bại là cả đời giam mình trong bóng tối

Định kiến khắc nghiệt này khiến cho không ít người trở nên mặc cảm, sợ hãi thế giới bên ngoài, nhốt mình trong phòng riêng, tránh né giao tiếp xã hội. Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi (Health, Labor and Welfare Ministry) Nhật Bản gọi họ là các hikikomori. Ước tính có tổng cộng 10 triệu hikikomori trên toàn bộ đất nước mặt trời mọc.
Hikikomori: Hệ quả đáng tiếc của quan niệm sống coi trọng sự cống hiến
Phải đến cuối những năm 1990, ở Nhật Bản mới xuất hiện cụm từ hikikomori. Nó là thuật ngữ được đặt bởi bác sĩ tâm thần Tamaki Saito (1961), dùng để chỉ những người trẻ tuổi tự nhốt mình trong phòng riêng từ 6 tháng trở lên.
Mặt trái của xã hội tuyệt đối quy củ tại Nhật Bản: Văn hóa làm việc khốc liệt, một lần thất bại là cả đời giam mình trong bóng tối - Ảnh 1.
Mặt trái của xã hội tuyệt đối quy củ tại Nhật Bản: Văn hóa làm việc khốc liệt, một lần thất bại là cả đời giam mình trong bóng tối - Ảnh 1.
Mặt trái của xã hội tuyệt đối quy củ tại Nhật Bản: Văn hóa làm việc khốc liệt, một lần thất bại là cả đời giam mình trong bóng tối - Ảnh 1.
Hikikomori xuất hiện ở mọi giới tính, độ tuổi
Cuối thập niên 1990 cũng là khoảng thời gian nền kinh tế của Nhật Bản rơi vào tình trạng trì trệ trầm trọng. Lực lượng lao động quá đông đảo, trong khi nhu cầu việc làm thì tụt dốc không phanh. Nó dẫn đến hệ quả sàng lọc công nhân viên tàn nhẫn nhất kể từ sau kết thúc Thế chiến II (1939-1945).
Quan điểm sống của dân tộc Nhật Bản coi trọng sự đóng góp cho gia đình và xã hội. Họ đề cao những con người biết nhẫn nhịn chịu đựng, hy sinh vì lợi ích của cộng đồng, đất nước. Những năm sau Thế chiến II, tất cả lao động Nhật Bản đều sẵn lòng tăng ca, làm việc cật lực. Chính nhờ sự cố gắng không ngừng của họ, nền kinh tế Nhật Bản mới nhanh chóng vực dậy. Chỉ sau 5 năm, đất nước từ bị tàn phá tới mức ngang với "trở về thời kỳ đồ đá" đã bước chân vào cuộc đua "sánh vai với các cường quốc năm châu".
Thế rồi đột ngột, thời kỳ bong bóng kinh tế (1986-1991) tan vỡ, kéo theo hàng loạt lao động mất việc làm.
Không còn công ăn việc làm, nhiều người lao động cũng chẳng còn cách nào thể hiện sự cống hiến. Trong mắt người đời, họ trở thành những kẻ "thừa thãi", "vô giá trị". Xấu hổ và chán nản, không ít lao động thất nghiệp tự nhốt mình trong phòng riêng, oán thán cuộc đời.
Mặt trái của xã hội tuyệt đối quy củ tại Nhật Bản: Văn hóa làm việc khốc liệt, một lần thất bại là cả đời giam mình trong bóng tối - Ảnh 3.
Mặt trái của xã hội tuyệt đối quy củ tại Nhật Bản: Văn hóa làm việc khốc liệt, một lần thất bại là cả đời giam mình trong bóng tối - Ảnh 4.
Đa phần đều là lao động thất nghiệp
Tháng 1/2000, một hikikomori ở Niigata bị phát hiện đã bắt cóc một bé gái 9 tuổi, giữ làm con tin trong phòng mình suốt 9 năm. Tháng 5 cùng năm, một hikikomori 17 tuổi xuất hiện ở Saga, cầm dao cướp xe buýt. Anh ta đâm chết một hành khách và khiến 2 người khác bị thương. Kể từ lúc này, hikikomori còn bị người Nhật Bản đánh đồng với tội phạm bạo lực.
Những số phận đáng thương, không dám ra khỏi phòng vì mặc cảm
Nhắc tới hikikomori, đa phần mọi người thường hình dung: Đó là những thanh niên lười nhác, tính cách bất thường, "chết" vì ham chơi điện tử… Kỳ thực, phạm vi của hikikomori rộng hơn rất nhiều. Họ cũng không nhất thiết là người lười nhác, mê game, bạo lực, có vấn đề về mặt nhân cách…
Trái lại, rất nhiều hikikomori là những công dân bình thường, nhưng thất nghiệp. Tuổi của họ dao động từ 15-64. Sau hơn 20 năm tìm hiểu về các hikikomori, nhà báo Masaki Ikegami đưa ra kết luận: Hikikomori là những người gặp khó khăn trong đời sống công việc, bị nhiều tổn thương trong mối quan hệ với đồng nghiệp tại chỗ làm.
Mặt trái của xã hội tuyệt đối quy củ tại Nhật Bản: Văn hóa làm việc khốc liệt, một lần thất bại là cả đời giam mình trong bóng tối - Ảnh 5.
"Hikikomori là những người gặp khó khăn trong đời sống công việc, bị nhiều tổn thương trong mối quan hệ với cộng đồng" - nhà báo Masaki Ikegami
Với độ tuổi thiếu niên, đa phần các hikikomori là những học sinh bị bắt nạt tại trường học, hoặc từng phải tạm nghỉ trong một thời gian dài (vì tai nạn, bệnh tật…). Sau khi quay trở lại lớp, các em này không bắt kịp trình độ học vấn, khó kết bạn, thành ra tự ti, buồn chán, không muốn đi học nữa.
Ngoài ra, trong thế giới hikikomori còn một nhóm là người tàn tật, mắc các chứng bệnh rối loạn phát triển. Vì sợ bị bên ngoài biết sẽ nhạo báng, cả bản thân họ lẫn người nhà đều cố ý che giấu. Kenji Yamase (50 tuổi) là một trong số ấy. Ông hiện đang sống cùng mẹ già tuổi 80 ở Tokyo.
Dù nỗ lực không ngừng, vẫn bị thế giới công việc loại trừ
Bốn năm trước, Yamase mới được chẩn đoán mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD, thường xuất hiện từ thời niên thiếu). Chứng bệnh này khiến ông hay bị co giật, lơ đãng, khó bề tự chăm sóc bản thân.
"Mẹ tôi nói rằng bà sẽ chăm lo cho tôi, nhưng mẹ đã già lắm rồi," – Yamase bộc bạch. "Tôi cảm thấy có lỗi với mẹ nhiều quá. Tôi đã ở cái tuổi lẽ ra phải biết tự lo cho bản thân từ lâu rồi".
Yamase đã có biểu hiện ADHD từ khi còn nhỏ. Cả những năm trung cấp lẫn lên đại học, anh đều phải vất vả che giấu rất nhiều. Vì thời gian biểu của khoa luật quá kín, Yamase buộc phải nghỉ học vì sợ bị lộ. Anh tìm được việc làm, nhưng cũng vì ADHD mà không hoàn thành trách nhiệm được tử tế, cuối cùng phải xin nghỉ việc.
Mặt trái của xã hội tuyệt đối quy củ tại Nhật Bản: Văn hóa làm việc khốc liệt, một lần thất bại là cả đời giam mình trong bóng tối - Ảnh 6.
Kenji Yamase, một hikikomori tuổi 50
Trong suốt 30 năm, Yamase cứ lúc thì đi làm, lúc lại phải đóng cửa, ở im trong nhà. Ông giết thời gian bằng đọc sách và ngủ, nhưng luôn cảm thấy buồn chán. "Tôi cảm thấy lo lắng cho tương lai," – Yamase thừa nhận. "Nhưng nghĩ đến việc đi làm trở lại, tôi lại càng chán ghét. Tôi không muốn cứ tiếp tục, để rồi lại phải chịu đựng những trải nghiệm đau đớn khác."
Dẫu vậy, cứ có cơ hội là Yamase lại lập tức thử sức. "Tại sao ấy ư?" – Yamase tiếp tục. "Đó là vì tôi cho rằng mình sẽ không thất bại nữa. Nhưng rồi bất chấp việc tôi có cố gắng đến đâu, kết quả vẫn chỉ có một. Ở nhà tuy rất chán, song dẫu sao vẫn tốt hơn là ra bên ngoài và đi làm."
Nỗi tự ti là người thừa, kẻ thất bại luôn thường trực
Hikikomori cũng không ngoại trừ những người có thực lực, ví dụ như trường hợp của Naohiro Kimura (35 tuổi). Thuở trung học, Kimura là con ngoan trò giỏi. Anh muốn thi vào đại học luật, nhưng bị cha từ chối chu cấp.
Mặt trái của xã hội tuyệt đối quy củ tại Nhật Bản: Văn hóa làm việc khốc liệt, một lần thất bại là cả đời giam mình trong bóng tối - Ảnh 7.
Naohiro Kimura, hikikomori 37 tuổi
Dù không được cha ủng hộ, Kimura vẫn cố gắng tự ôn tập ở nhà. Anh chăm chỉ học 10 tiếng/ngày, thi đậu và tốt nghiệp đại học luật mơ ước. Khổ nỗi, Kimura lại không kiếm được việc làm.
"Nếu bạn đã tốt nghiệp một trường đại học ở Nhật Bản mà lại không kiếm được việc làm, mọi người sẽ nhìn với ánh mắt như thể muốn hỏi: Cậu đang sống cái kiểu gì vậy?" - Kimura bày tỏ.
"Tôi cảm thấy xấu hổ và không muốn gặp bất cứ ai. Tôi ghét luôn việc nhìn thấy người khác đi làm. Bởi tôi sẽ so sánh bản thân với họ, và càng đau khổ hơn nữa."
Mặt trái của xã hội tuyệt đối quy củ tại Nhật Bản: Văn hóa làm việc khốc liệt, một lần thất bại là cả đời giam mình trong bóng tối - Ảnh 8.
Cảm giác là "kẻ thất bại" khiến các hikikomori sợ hãi tiếp xúc với bên ngoài
Bản thân Kimura không cho rằng mình là một hikikomori. Lý do là vì anh vẫn thỉnh thoảng dắt chó ra ngoài đi dạo. Nhưng, Kimura sống dựa vào cha mẹ đã 10 năm nay. Suốt ngày, anh ngây người cắm mặt vào màn hình chừng... 10 tiếng. Và Kimura cũng chỉ dám ra ngoài khi đêm đã khuya, lúc trên đường không còn một bóng người.
Tham khảo Japan Times

Cô gái Hà Lan chia sẻ loạt bài học rút ra trong quá trình tự lấy lại vóc dáng săn chắc, thon gọn

Julia Malacoff là một cô nàng người Hà Lan có vóc dáng khá cân đối, tuy nhiên lại không được săn chắc, khỏe khoắn như những cô nàng trong phòng gym. Để trở nên quyến rũ, thu hút hơn, Julia quyết định xây dựng một kế hoạch cải thiện vóc dáng bằng cách thay đổi thói quen ăn uống và tập luyện hàng ngày.
Cô gái Hà Lan chia sẻ loạt bài học rút ra trong quá trình tự lấy lại vóc dáng săn chắc, thon gọn - Ảnh 1.
Cô gái Hà Lan chia sẻ loạt bài học rút ra trong quá trình tự lấy lại vóc dáng săn chắc, thon gọn - Ảnh 1.
Julia Malacoff.
Khoảng thời gian đầu, mọi thứ chưa diễn ra suôn sẻ theo ý của Julia, thậm chí cô còn mắc nhiều sai lầm trong quá trình thay đổi nên phải mất tới 20 tháng sau mới có thể sở hữu thân hình săn chắc, khỏe khoắn đúng như mình mong muốn.
Cô gái người Hà Lan hé lộ bí quyết giúp mình sở hữu được vóc dáng săn chắc không chút mỡ thừa - Ảnh 2.
Cô gái người Hà Lan hé lộ bí quyết giúp mình sở hữu được vóc dáng săn chắc không chút mỡ thừa - Ảnh 3.
Julia sau khi lấy lại được thân hình săn chắc, thon gọn.
Dưới đây là một số bài học mà Julia đã rút ra trong hành trình cải thiện vóc dáng mà các cô gái không nên bỏ qua.

Không cần thiết phải từ bỏ những món mình yêu thích

Julia hướng tới một chế độ ăn uống lành mạnh hơn trước, nhưng cô không hoàn toàn từ bỏ những món mình yêu thích. "Từ bỏ những món mình yêu thích chỉ càng khiến chúng ta cảm thấy chán nản hơn và có thể bạn sẽ thèm chúng đến phát điên. Kinh nghiệm của tôi đã chỉ ra điều này" - Julia chia sẻ.
Theo đó, lời khuyên mà Julia nhắn nhủ là bạn vẫn có thể thưởng thức những món mình yêu thích nhưng chỉ nên ăn mỗi thứ một chút với lượng "siêu ít" mà thôi.
Cô gái người Hà Lan hé lộ bí quyết giúp mình sở hữu được vóc dáng săn chắc không chút mỡ thừa - Ảnh 4.

Tìm điểm yêu thích khi tập luyện, ăn theo chế độ không liên quan tới mục đích giảm cân

Hãy nghĩ đơn giản thôi, có thể bạn sẽ cảm thấy bớt áp lực và tràn đầy hứng thú với một chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh mà không cần nghĩ quá nhiều đến cân nặng. Như Julia cho biết, cô đã tìm thấy niềm vui trong việc nấu nướng những món ăn healthy.
Cô gái người Hà Lan hé lộ bí quyết giúp mình sở hữu được vóc dáng săn chắc không chút mỡ thừa - Ảnh 5.
Lời khuyên cho bạn là hãy thử nghĩ đến những mục tiêu khác ngoài giảm cân, điển hình như việc tập luyện và ăn uống khoa học sẽ giúp làn da trở nên đẹp hơn hay sức khỏe cũng được cải thiện đáng kể. Nhờ đó, bạn sẽ thấy việc tập luyện và ăn theo một chế độ ăn mới dần trở thành lối sống tích cực để duy trì nó. Điều này giúp bạn tìm được phong cách sống mới giúp duy trì body luôn thon gọn như ý muốn.
Cô gái người Hà Lan hé lộ bí quyết giúp mình sở hữu được vóc dáng săn chắc không chút mỡ thừa - Ảnh 6.

Tập luyện không ngừng nghỉ chưa chắc đã là điều tốt nhất

Khoảng thời gian đầu, Julia cho biết cô đã đến phòng gym tới 5 - 6 buổi/tuần. Cô tưởng rằng sự chăm chỉ này sẽ giúp đốt cháy nhiều calo hơn nhưng thực tế thì nó lại càng làm kích thích cảm giác thèm ăn sau khi tập luyện. Vô tình, chính điều này sẽ đẩy các cô gái vào tình cảnh đói lả người và chỉ muốn ăn thỏa thích mọi thứ để khỏa lấp khoảng trống trong bụng. Và thế là kết quả giảm cân sẽ tan vào hư không.
Với Julia, sau khi rút ra kinh nghiệm cho mình, cô đã chuyển lịch tập xuống 3 - 4 buổi/tuần. Điều này giúp cô cảm thấy hứng thú hơn với việc đến phòng gym thay vì cảm thấy đó là trách nhiệm mà mình cần phải thực hiện. Đặc biệt, chính việc tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý cũng giúp Julia kiềm hãm được những cơn thèm ăn bất chợt trong ngày.
Cô gái người Hà Lan hé lộ bí quyết giúp mình sở hữu được vóc dáng săn chắc không chút mỡ thừa - Ảnh 7.

Sẽ không thể giảm cân thành công nếu coi nhẹ chế độ ăn

Julia đã nghiên cứu rất kỹ và rút ra rằng, chỉ tập thể dục không sẽ chẳng thế giúp bạn sở hữu được thân hình mơ ước. Nếu bạn nghĩ rằng mình có thể ăn uống thả phanh sau khi tập luyện chăm chỉ đến 5 buổi/tuần thì đó là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.
Để giảm cân hiệu quả, bạn cần có sự tính toán lượng calo kỹ lưỡng. Đồng nghĩa là bạn nên ăn ít hơn lượng calo mà bản thân có thể tự đốt cháy nhờ quá trình tập luyện. Việc làm này giúp bạn xây dựng được chế độ ăn uống hợp lý và sớm có được vóc dáng 0% mỡ thừa.
Cô gái người Hà Lan hé lộ bí quyết giúp mình sở hữu được vóc dáng săn chắc không chút mỡ thừa - Ảnh 8.
Source (Nguồn): Shape, @jmalacoff